Từ bỏ các thói quen trẻ con nơi công sở

Từ bỏ các thói quen trẻ con nơi công sở. Chia sẻ với các bạn một bài viết hay, giúp các bạn sớm trưởng thành hơn nơi công sở. Đây là một trong chuỗi những loạt bài nên và không nên tại cơ quan. Rất hữu ích với các  bạn mới đi làm. Thêm kinh nghiệm trong cuộc sống. Đây có thể coi là một cách đơn giản để tăng kĩ năng mềm của các bạn khi đi làm. Hãy cũng tìm hiểu nhé. 
Processed with VSCO with a6 preset
Khác hẳn với gia đình, môi trường công sở hoàn toàn không phải là nơi bạn bộc lộ tính cách trẻ con của mình. Sếp, đồng nghiệp, đối tác hay khách hàng có thể đánh giá sự thiếu chuyên nghiệp, khả năng giải quyết vấn đề và cả năng lực làm việc của bạn. Lý do khiến bạn đang lỡ mất những cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp cũng có thể xuất phát từ những hành động trẻ con dưới đây.

Khóc trước mặt mọi người

 
Khóc vì sợ do phạm phải sai lầm nghiêm trọng, khóc vì bị sếp la mắng, khóc vì những bức xúc trong công việc,…Ngoài việc giải tỏa cảm xúc cá nhân, rơi nước mắt ở văn phòng không bao giờ là cách giải quyết vấn đề mà chỉ khiến mọi người cảm thấy khó xử và bối rối. Họ có thể đánh giá bạn quá mềm yếu và nhạy cảm. Chắc chắn không ai dám giao một trọng trách hay dự án lớn cho những người dễ-bị-tổn-thương như vậy.

Hờn dỗi hay giận vì tình cảm cá nhân

 
Bạn và đồng nghiệp X trong team rất thân với nhau. Điều này không có nghĩa người đó luôn phải ủng hộ những ý kiến của bạn trong cuộc họp. Trong công việc, bạn cần công tư phân minh, phân biệt rõ ràng giữa công việc và tình cảm cá nhân. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến uy tín và sự chuyên nghiệp của bạn trong mắt mọi người.
 

Méc tội hay mách lẻo với sếp

 
 
Chẳng ai thích những kẻ chuyên đi méc tội và mách lẻo. Không cần biết lỗi lầm thuộc về ai, mọi người xung quanh có thể đánh giá bạn là người xấu tính và không thể tin tưởng được. Ngoài ra, chẳng có vị sếp nào thích nghe nhân viên của mình mách lẻo về sai lầm của một nhân viên khác. Nếu có mâu thuẫn xảy ra giữa bạn với đồng nghiệp, hãy đảm bảo rằng cả hai đã cố gắng giải quyết riêng với nhau trước khi nhờ sự can thiệp của cấp trên.
 

Từ chối chia sẻ và giúp đỡ nhau

 
Bạn có biết vì sao khi nhỏ ba mẹ chúng ta luôn dạy phải chia sẻ đồ chơi với bạn bè không? Vì trẻ con luôn có xu hướng giữ lấy mọi thứ cho riêng mình. Tính trẻ con này chỉ khiến mọi người đánh giá bạn ích kỷ và thiếu tinh thần hợp tác. Hậu quả nghiêm trọng hơn nếu một tổ chức mà nhân viên trong đó ai cũng vì thành tích của riêng mình mà bỏ qua hỗ trợ và giúp đỡ lẫn nhau.
 

Tám hay nhiều chuyện sau lưng người khác

 
Cố gắng tránh xa hoặc hạn chế tham gia vào những hội bà tám trong văn phòng. Nếu họ có thể nói về anh A hay chị B thì bạn cũng có thể trở thành chủ đề bàn tán sau đó. Sếp sẽ đánh giá cao hơn nếu bạn và các đồng nghiệp dành thời gian để thảo luận về những ý tưởng hay giải pháp mới trong công việc thay vì tám người yêu của cô X hay chiếc áo mới của anh Y.

Lớn tiếng khi tranh luận
 
Sai lầm của một số người trong tranh luận là cố tình lớn tiếng để lấn át đối phương. Điều này chẳng hay ho nếu xảy ra giữa cuộc họp hay văn phòng vì nó khiến những người chứng kiến nhìn nhận bạn là người thiếu lý lẽ và không biết lắng nghe. Nếu bạn cần thêm lý lẽ, hãy tìm cách dừng và trì hoãn cuộc tranh luận.
Hiệu đinh by Ngô Hải Long – Nguồn hrinsider.vietnamworks.com

Có thể bạn quan tâm:

Leave a Reply

(function($) { $(document).ready(function() { $('header .ux-search-submit').click(function() { console.log('Moew'); $('header form.search_google').submit(); }); }); })(jQuery);