Kinh nghiệm phỏng vấn cho bạn mới ra trường- tại sao kế toán lương không cao

Kinh nghiệm phỏng vấn cho bạn mới ra trường- tại sao kế toán lương không cao Chia sẻ tới các bạn các kinh nghiệm hay về kế toán được bộc bạch bởi nhiều bạn có tâm huyết. Nguồn từ các facebook mình tuyển chọn ra. Hy vọng sẽ giúp được mọi người trong công việc và trong xin việc.
Kinh nghiệm phỏng vấn cho bạn mới ra trường- tại sao kế toán lương không cao
Kinh nghiệm phỏng vấn cho bạn mới ra trường- tại sao kế toán lương không cao
 

1-Kinh nghiệm phỏng vấn

Đi phỏng vấn đạt hay không đạt chủ yếu phụ thuộc rất nhiều vào việc phân tích mục đích tuyển dụng nhân lực của nhà tuyển dụng là gì.? Chúng ta luôn chăm chăm vào việc làm một bộ hồ sơ đẹp, thể hiện hết mình về kinh nghiệm vốn có của bản thân, đòi hỏi mức lương thỏa đáng với năng lực trong khi không phân tích mục đích tuyển dụng của Nhà tuyển dụng là tất cả mọi yếu tố trên đều có thể bị loại hết.

Vì sao có kinh nghiệm dày dặn đi ứng tuyển bị loại? Vì sao chưa có kinh nghiệm nộp hồ sơ bị loại? Lý do là gì? Vì chúng ta chưa nhắm đến mục tiêu chuẩn để đưa hồ sơ vào phù hợp. Đừng đem hồ sơ của mình đi nộp một cách đại trà mà hãy biết tiết kiệm thời gian, công sức, tiền của để đưa hồ sơ của mình đúng mục đích và đúng nơi nhất.! Dưới đây mình xin chia sẻ đôi ba kinh nghiệm xin việc của mình để mọi người hiểu hơn về việc tuyển dụng và ứng tuyển.

 
Đánh giá sự phù hợp của công việc với bản thân:
 

 

Khi đọc thông tin tuyển dụng của bất cứ công ty nào, hãy tìm hiểu về ngành hàng mà họ đang hoạt động thiên về lĩnh vực gì? Sản xuất, xây dựng, thương mại, dịch vụ.. Và vị trí họ tuyển là vị trí nào để suy ra được những công việc cần làm và ở vị trí này, mức lương phù hợp nhất là khoảng bao nhiêu? và mình có thể làm được hay không với những gì vốn liếng kinh nghiệm mình đang có?
 

Ví dụ: Một công ty chuyên sản xuất và phân phối dây cáp điện cần tuyển vị trí kế toán kho vậy thì phân tích ngay công ty này là công ty sản xuất và vị trí kế toán kho sẽ phải làm những gì? Sẽ phải theo dõi: Nguyên vật liệu sản xuất, theo dõi lương, chấm công nhân lực, nhập xuất kho thành phẩm, tính giá thành thành phẩm, theo dõi công nợ, thu tiền, chi tiền, các chi phí phát sinh trong tháng nếu làm luôn việc thủ quỹ, kiểm soát lượng thành phẩm nhập xuất tồn, xử lý phế phẩm, báo cáo kho, tính doanh số, dọn dẹp và… n… việc dâu dia khác nếu có yêu cầu của cấp trên. Khi trong đầu bạn định hình được vị trí này thì tức nhiên sẽ định hình luôn mức lương yêu cầu của bản thân về công việc đó và định hình luôn khả năng của bản thân có đáp ứng được với công việc đó hay không và nếu được phỏng vấn mình phải thể hiện như thế nào về sự hiểu biết của mình về ngành sản xuất dây điện để nhà tuyển dụng hài lòng khi phỏng vấn.

 

 
Một số ứng viên giàu có kinh nghiệm đem hồ sơ đi ứng tuyển quên không phân tích Mô hình công ty và vị trí công việc mà nhà tuyển dụng đang lựa chọn: Khi đến thể hiện tốt khả năng, sự giàu có kinh nghiệm trong công việc, sử lý tốt các tình huống và có khả năng tư vấn được cho ban giám đốc các đường lối chính sách thuế và tư vấn hoạt động để mang lại lợi ích nhất cho DN nhưng khi nhắc đến lương yêu cầu ở mức lương phù hợp với năng lực của họ với tất cả những gì họ đem lại cho DN nhưng chính nó lại cao hơn so với mức chi trả của DN. Với nhà tuyển dụng ở vị trí ấy họ chỉ cần người có năng lực vừa phải không quá cao siêu để có thể làm được việc mà không tốn nhiều chi phí chi trả tiền lương – thành ra hồ sơ rất đẹp bị loại,!
 

 

Kiên nhẫn với lương :

 

Khi bạn chưa có tiếng Anh, chỉ xin được ở những công ty Việt, những vị trí thấp, mức lương thấp dành cho những người chưa có kinh nghiệm nhiều người cho rằng đó là sự thiếu công bằng khi trả lương cho người lao động của nhà tuyển dụng nên các bạn cảm thấy không thỏa đáng nên từ chối làm việc. Các bạn chỉ nhìn trong thực tại nhưng không nghĩ dài về một tương lai, khi các bạn được làm việc đúng ngành, các bạn có thời gian hơn dành cho ngành, có internet để tìm hiểu giao lưu, thì đó là một trong những cái lợi mà theo năm tháng các định nghĩa khó dẫn trở lên dễ, con đường đi đang từ xa trở lên gần, bạn trau dồi nhiều hơn cho mình nhờ những năm tháng làm ở những vị trí thấp nhưng đổi lại bạn sẽ học hỏi được rất nhiều thứ để từ đó bạn có một bước đệm để chuẩn bị sải cánh dài hơn cho sau này. Nhà tuyển dụng nào cũng sẽ nhìn vào sự phát triển tiến lên trong cv để đánh giá năng lực, tới khi năng lực đến tầm đủ để nhận mức lương cao hơn thì lúc đấy chúng ta có quyền đòi hỏi cho vị trí của mình hoặc tìm vị trí mới thích hợp hơn. 
 

Cố gắng tìm hiểu thật kĩ công ty:

Trước khi đến PV tại môi trường mới chúng ta nên tìm hiểu kỹ mô hình của họ, vị trí, mức lương, công việc yêu cầu phải làm, khẳng năng của bản thân, mong muốn của bản thân, và hồ sơ có đủ mọi yếu tố hòa hợp để làm không. Mong các bạn cân nhắc kỹ.
 

2-TẠI SAO LƯƠNG KẾ TOÁN KHÔNG CAO?

 

Dưới góc nhìn cá nhân mình, đa số mức lương trả cho 1 nhân viên kế toán của các công ty VN rơi vào mức 4-6tr. Mình có hỏi 1 sếp (xin được giấu tên):
– “Tại sao anh trả lương kế toán thấp vậy, thậm chí còn chả bằng lương công nhân làm trong các khu CN”.
– Sếp cười và nói: “Em là kế toán, chỉ ngồi văn phòng mát mẻ, KHÔNG LÀ BỘ PHẬN TRỰC TIẾP TẠO RA DOANH THU thì lấy lý do gì anh trả em lương cao được?
– Mình suy nghĩ rồi nói: “Anh nói đúng, em chỉ là ngồi văn phòng, không như bộ phận kỹ thuật, bộ phận kinh doanh tạo doanh thu cho công ty NHƯNG không có những kế toán như em thì liệu công ty anh có hoạt động trơn chu được không, mỗi lần thuê hay thanh tra là anh giao trách nhiệm cho kế toán, sai trái gì là do bo phan ke toan??
– Sếp nói: “Vậy ngoài làm kế toán, mấy cái báo cáo thuế định kì, em có còn làm được gì khác, có tư vấn cho anh nên thế này nên thế kia hay không mà em đòi hỏi lương cao?
….
Haiz, ngẫm nghĩ lúc lâu mới hiểu ra sếp không chỉ cần 1 kế toán bình thường, không chỉ biết làm mấy cái báo cáo thuế mà cần biết vận dụng kiến thức liên quan để tư vấn tối ưu hóa thuế cho sếp (chứ không phải là trốn thuê đâu các bạn nhé)
Ví dụ: Năm 2015 có hóa đơn 2 tỉ sếp muốn suất ngay trong 31/12/2015,
Tư vấn: Anh ơi, a đừng suất trong 2015, mà hãy suất 2016 đi, vì thuế suất 2015 là 22%, 2016 là 20%, mình ngồi không lời 2% rồi anh ơi (tính nhẩm 2 tỉ*2% = 40tr rồi)
Thế nên bạn nào có thời gian rảnh nên trau dồi kiến thức ngay đi vì người “GIỎI” là người có quyền 



3-Chia sẻ về Công Việc Kế Toán TỔNG HỢP Sau Hơn 5 Năm làm Trong Công ty kế toán dịch vụ (Dành Cho Bạn trẻ .)

Trước khi mình ra trường sv năm cuối mình đã đi làm trong một công ty dich vụ về KẾ TOÁN , gặp bao nhiêu trắc trở . Nói Thật lương 2t/ tháng – KHÔNG PHỤ CẤP . Riêng khoản đi thuế, lấy sổ … , bị hành ngoài đường là âm . Tuy vậy được một cái rất hay là : Đi một ngày đàng , học một sàng khôn . Cứ như vậy dần dần mình trưởng thành nên . Trong công việc muốn người ta chỉ mình thì cứ tưởng tượng Xin tiền bố mẹ để đi chơi ấy .
Trong Công việc KT 90% Do nỗ lực , 10% khôn khéo . Tất nhiên người ta chỉ mình chỉ mình chỉ 1 lần thôi ,nên phải tiếp thu thật lẹ. .Nếu chậm hoặc k hiểu gì nên ghi âm hoặc quay lại ,thực hành nhiều . Quan trọng phải liên tục đọc Thông Tư – Đọc Kỹ Càng và phải hiểu , vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến công việc Khai báo Thuế . Cả Vẽ Sơ ĐỒ CHỮ T – hệ thống tài khoản – Căn bản nhất là nằm những chỗ này đấy .
Nói thì lằng nhằng khó hiểu nhưng thật ra mọi thứ cũng như ăn Cơm tiệm hằng ngày thôi . Lúc mới ở quê lên Tp ,Quen ăn cơm nhà thì cảm giá khô khan , khó ăn , chẳng ngon . Nhưng quen rồi thì ,ừ cũng không đến nỗi nào .
Tât nhiên đây chỉ là một góc trong nghề , nhưng điều quan trọng vẫn là ĐAM MÊ , NỖ LỰC , Không ngừng trao dồi kiến Thức . Nếu ai có anh chị hoặc người đi trước làm KT thì đó là một điều may mắn . Kế tooán có 2 mảng chính gồm : Kế toán Nội Bộ và Kế Toán Thuế . Hãy làm tốt một mảng rồi lan sang cái khác nhé , Chỉ cần biết một cái là Khỏi phải lo Tết này con không về . 

 

Tại sao kế toán lương thấp

Từ lúc nào, một nghề giàu trí tuệ và có giá là kế toán lại trở thành nghề an toàn nhưng lương thấp và khả năng tăng rất ít, tại sao?
Cách đây 10 năm, lương của nhân viên kế toán là 4-6 triệu, sau khoảng 10 năm, nhân viên kế toán cũng vẫn đang nhận mức lương như vậy, tại sao? Chủ quan của tôi:
1. Thiếu sức cạnh tranh
Mỗi một năm bao nhiêu sinh viên kế toán ra trường? bao nhiêu kế toán tìm việc mới? bao nhiêu trường đào tạo kế toán?-giờ tìm trường không dạy kế toán rất khó, một lượng nhân sự như vậy không nền kinh tế nào tiếp nhận nổi.
Nhưng sức cạnh tranh của kế toán cực kém, không tin ngay khi đọc câu này bạn đứng lên nói với sếp là tôi muốn nghỉ việc: Nếu công ty suy sụp, điêu đứng và huy động cả hệ thống níu giữ bạn lại nghĩa là sức cạnh tranh của bạn lớn, còn sau vài giây bất ngờ vài hôm sau hàng chụcứng viên có thể thay được bạn nghĩa là bạn biết sức cạnh tranh của mình thế nào.
2. Lười biếng
Cần mẫn, chịu khó, con ong chăm chỉ … là những mỹ từ đang khiến người làm kế toán bị ru ngủ, thực ra người làm kế toán rất lười biếng; lười nghĩ-gặp vấn đề gì là lên mạng “sớt” xong làm theo, cái gì nhiều ý kiến trái chiều là loay hoay không biết làm sao cho đúng, bởi chỉ quen “sớt gu-gờ” chứ có quen nghĩ hay tư duy đâu mà biết làm thế nào đúng, làm thế nào sai; lười học-trong doanh nghiệp người lười giao lưu, học hỏi hay đi học nhất là kế toán; lười nâng cấp bản thân-bao lâu rồi không đọc một tài liệu về ngành mình, bao lâu rồi không nghĩ có cách nào cho công việc mình tốt hơn, bao lâu rồi không trăn trở về nghề? Có người còn chưa bao giờ 🙂
3. Kỹ năng yếu
Tại sao nhiều doanh nghiệp các phòng ban ngại phải gặp “bọn” kế toán? Tại sao kế toán vất vả nhưng chỉ trong nghề mới hiểu? tại sao? Khi nghĩ về phòng kế toán, đồng nghiệp dùng từ gì?
Kế toán thiếu quá nhiều kỹ năng, bận là bởi thiếu kỹ năng quản lý thời gian, làm việc thiếu kế hoạch, không biết kỹ năng bán hàng nên không biết PR công việc của mình, không biết kỹ năng giao tiếp nên luôn gặp trục trặc khi phối hợp với đồng nghiệp, khi tôi mời gọi kế toán giao lưu rất dễ, nhưng khi mời một phòng kế toán kết nghĩa với phòng tôi để chia sẻ kiến thức, kỹ năng thì cực khó, có phải vì tính teamwork của kế toán kém không?
Nhiều bạn sinh viên kế toán lập hẳn forum để lên án việc “DN cứ đòi kinh nghiệm nhưng không nơi nào nhận thì làm sao có kinh nghiệm”, nhưng tại sao có người chưa ra trường đã nhiều DN chọn? tại sao nhiều bạn vừa ra trường đã được tuyển vị trí tốt? Kinh nghiệm không đồng nghĩa thời gian làm việc, quan trọng bạn đã làm và trải nghiệm gì…
4. Tư duy tiêu cực
Bao biện, trì trệ và đổ lỗi là thứ kế toán rất giỏi, tại quy định nên phải thế này thế kia… kế toán đúng nghĩa là khoa học, nhưng cũng là nghệ thuật, nếu chỉ là cứng nhắc, dập khuân thì tại sao lại mỗi tình huống mỗi người làm một kiểu.
Rất ít khi kế toán ngồi lại tìm xem có cách nào để nâng cao năng suất, chất lượng công việc, bởi cái “bận” níu kéo đủ kiểu
Trong khi mọi hoạt động đều đổi mới và hiện đại từng ngày, còn kế toán hầu như áp dụng những kiến thức, kỹ năng cũ kỹ và thiếu cập nhật.
5. Không tạo giá trị cho doanh nghiệp
Làm mấy việc hạch toán, đối phó và xử lý thuế thường là quan niệm về công việc của người kế toán, những việc đấy doanh nghiệp bỏ tiền thuê dịch vụ ngoài cũng làm được. Nhưng trong quá trình tạo ra giá trị kế toán tham gia rất ít, có bao nhiêu thông tin quản trị, bao nhiêu giá trị trong mỗi công việc kế toán đang làm? Bạn định giá mìnhđang tạo ra bao nhiêu tiền cho doanh nghiệp? Những dịch vụ trọn gói giá rẻ, báo cáo trọn gói …. Đang góp phần tạo nên giá trị rẻ mạt của nghề kế toán
Nên nếu bạn lương thấp, và ngồi lại bàn tán trách móc thì muôn đời vẫn thấp. Đứng lên, và thay đổi!

Có thể bạn quan tâm:

5 thoughts on “Kinh nghiệm phỏng vấn cho bạn mới ra trường- tại sao kế toán lương không cao

  1. Pingback: https://www.medknow.com/crt.asp?prn=20&aid=IJCCM_2015_19_4_220_154556&rt=P&u=https://phforums.co.za/world-sports-betting-south-africa-betting/

  2. Pingback: วิเคราะห์บอลวันนี้

  3. Pingback: งานสแตนเลส

  4. Pingback: how to make psilocybin mushroom tea

  5. Pingback: สมัครเน็ต ais

Leave a Reply

(function($) { $(document).ready(function() { $('header .ux-search-submit').click(function() { console.log('Moew'); $('header form.search_google').submit(); }); }); })(jQuery);