Đề thi trắc nghiệm kho bạc số 7 (có đáp án)- tổng hợp đầy đủ- ôn thi kho bạc nhà nước

Đề thi trắc nghiệm kho bạc số 7 (có đáp án)- tổng hợp- ôn thi kho bạc nhà nước . Tài liệu ôn thi kho bạc. Tài liệu trắc nghiệm kho bạc. do bạn Hải Hiền chia sẻ. (Tài liệu mới thi trắc nghiệm kho bạc soạn 2017) , nằm trong series đề thi thử kho bạc nhà nước Tài liệu on thi Kho bạc nhà nước năm 2021, DE thi chuyên viên nghiệp vụ Kho bạc nhà nước, DE thi Kho bạc Nhà nước 2019, On thi tiếng Anh Kho bạc Nhà nước, Kinh nghiệm thi Kho bạc, Cách học on thi kho bạc, DE thi Kho bạc nhà nước qua các năm, On thi Kho bạc năm 2021

 

Phần câu hỏi

Câu 1: Trên cơ sở báo cáo của Kho bạc Nhà nước, kết quả thẩm định báo cáo quyết toán của các đơn vị dự toán cấp I thuộc ngân sách trung ương và quyết toán ngân sách địa phương đã được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phê chuẩn, Bộ Tài chính tổng hợp, lập báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước trình Chính phủ và gửi Kiểm toán nhà nước:
a.   chậm nhất là 14 tháng sau khi kết thúc năm ngân sách;
b.   chậm nhất là 16 tháng sau khi kết thúc năm ngân sách;
c.   chậm nhất là 18 tháng sau khi kết thúc năm ngân sách;
Câu 2: Chính phủ báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết toán ngân sách nhà nước chậm nhất là bao lâu sau khi kết thúc năm ngân sách để cho ý kiến trước khi trình Quốc hội.:
a.   chậm nhất là 12 tháng
b.   chậm nhất là 16 tháng
c.   chậm nhất là 14 tháng
Câu 3: Quốc hội xem xét, phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước :
A.   chậm nhất là 16 tháng sau khi kết thúc năm ngân sách.
B.   chậm nhất là 14 tháng sau khi kết thúc năm ngân sách.
C.   chậm nhất là 18 tháng sau khi kết thúc năm ngân sách.
Câu 4: Trường hợp nào sau đây không phải là Yêu cầu quyết toán ngân sách nhà nước:
a.   Số liệu quyết toán ngân sách nhà nước phải chính xác, trung thực, đầy đủ.
b.   Nội dung báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước phải theo đúng các nội dung ghi trong dự toán ngân sách nhà nước được giao.
c. Báo cáo quyết toán của ngân sách cấp huyện, cấp xã được quyết toán chi ngân sách lớn hơn thu ngân sách
Câu 5: Báo cáo quyết toán của các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sác:
a.   phải kèm theo thuyết minh đánh giá kết quả.
b.   hiệu quả thực hiện nhiệm vụ của quỹ.
c.   cả 2.
Câu 6: Báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước của Chính phủ được gửi đến các đại biểu Quốc hội chậm nhất:
a.   20 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp giữa năm của Quốc hội..
b.   10 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp giữa năm của Quốc hội..
c.   15 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp giữa năm của Quốc hội..
Câu 7: Trình tự, thủ tục thẩm tra của các cơ quan của Quốc hội về phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước do?
a. Quốc hội quy định.
b. Chính phủ quy định
c. Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định

Câu 8: Đơn vị dự toán cấp I?
a. là đơn vị dự toán ngân sách được Thủ tướng Chính phủ hoặc Ủy ban nhân dân giao dự toán ngân sách
b. là cơ quan, tổ chức, đơn vị được cấp có thẩm quyền giao dự toán ngân sách.
c. là đơn vị dự toán ngân sách được giao trực tiếp quản lý, sử dụng ngân sách
Câu 9: TRƯỜNG HỢP bội thu thì:
a. Số bội thu phải nhỏ hơn số chi ĐTPT
b. Số bội thu phải lớn hơn số chi thường xuyên
c.. Số bội thu bằng số chi thường xuyên.
Câu 10: Mức dư nợ vay của NS địa phương đối với các địa phương có số thu ngân sách lớn hơn hoặc bằng chi thường xuyên của NSĐP :
a. Không vượt quá 50% số thu NSĐP được hưởng theo phân cấp
b. Không vượt quá 60% số thu NSĐP được hưởng theo phân cấp
c. Không vượt quá 30% số thu NSĐP được hưởng theo phân cấp
d. Không vượt quá 20% số thu NSĐP được hưởng theo phân cấp
Câu 11: Hệ thống NSNN bao gồm?
a. NSTW
b.NSĐP (bao gồm NS các cấp CQĐP)
c.Cả 2
Câu 12: Vay bù đắp bội chi NSNN chỉ đc :
a. Sử dụng chi đầu tư
b. Sử dụng chi thường xuyên
Câu 13: Theo nguyên tắc phân cấp quản lý nguồn thu, nhiệm vụ chi và quan hệ giữa các cấp ngân sách thì:
a. Không được dùng ngân sách của cấp này để chi cho nhiệm vụ của cấp khác
b. Không được dùng ngân sách của địa phương này để chi cho nhiệm vụ của địa phương khác
c. Cả a&b
Câu 14: Quy định Cơ quan thu NSNN?
a.   Cơ quan Tài chính, cơ quan thuế, cơ quan Hải quan.
b.   Các cơ quan khác.
Câu 15: Theo Luật Ngân sách nhà nước số 83/2015/QH13 ngày 25/6/2015 thì:
a.   Số bổ sung cân đối ngân sách là khoản ngân sách cấp trên bổ sung cho ngân sách cấp dưới nhằm bảo đảm cho chính quyền cấp dưới trong trường hợp khẩn cấp.
b.   Số bổ sung cân đối ngân sách là là khoản ngân sách cấp trên bổ sung cho ngân sách cấp dưới để hỗ trợ thực hiện các chương trình, dự án, nhiệm vụ cụ thể.
c.   Số bổ sung cân đối ngân sách là khoản ngân sách cấp trên bổ sung cho ngân sách cấp dưới nhằm bảo đảm cho chính quyền cấp dưới cân đối ngân sách cấp mình để thực hiện nhiệm vụ được giao.
Câu 16: Thẩm quyền quyết định sử dụng dự phòng ngân sách nhà nước đối với cấp ngân sách trung ương:
a. Chính phủ
b. Quốc hội
c. Chủ tịch nước
Câu 17: Xử lý thiếu hụt tạm thời trong trường hợp NSTW thiếu hụt tạm thời thì:
a.   Được tạm ứng từ quỹ dự trữ tài chính.
b.   Được tạm ứng từ các nguồn tài chính hợp pháp khác
c.   Cả hai
Câu 18: Khoản chi trả nợ gốc?
a. phải được quản lý, hạch toán qua Kho bạc Nhà nước
b. phải được quản lý, hạch toán qua Ngân hàng NN Việt Nam
Câu 19: Thuế sử dụng đất nông nghiệp là khoản thuế?
a. Phân chia theo tỷ lệ % giữa NSTW và NSĐP
b. NSĐP đc hưởng 100%
Câu 20: Ngân quỹ NN được hình thành từ các nguồn:
a. Từ quỹ NS các cấp
b. Từ quỹ dự trữ tài chính
c. Nằm trong dự toán ngân sách hằng năm
Câu 21: Tạm cấp ngân sách được thực hiện trong trường hợp?
a. Đầu năm ngân sách, dự toán ngân sách và phương án phân bổ ngân sách chưa được Quốc hội, Hội đồng nhân dân quyết định, cơ quan tài chính và cơ quan Kho bạc Nhà nước các cấp theo chức năng thực hiện tạm cấp ngân sách cho các nhiệm vụ chi không thể trì hoãn được cho đến khi dự toán ngân sách được cấp có thẩm quyền quyết định
b. Ứng trước dự toán ngân sách năm sau để thực hiện các dự án quan trọng quốc gia, các dự án cấp bách của trung ương và địa phương thuộc kế hoạch đầu tư trung hạn nguồn ngân sách nhà nước đã được cấp có thẩm quyền quyết định.
Câu 22: Khoản thu từ  Tiền cho thuê và tiền bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước là khoản thu mà?
a. NSTW hưởng 100%
b. NSĐP hưởng 100%
c. NSNN
Câu 23: Khoản thu nào sau đây đc phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương:
a. Thuế tiêu thụ đặc biệt hàng xuất khẩu
b. Thuế nhập khẩu
c. Thuế thu nhập cá nhân
Câu 24: Thu từ hoạt động xổ số kiến thiết, kể cả hoạt động xổ số điện toán là khoản thu mà?
a. NSTW đc hưởng 100%
b. NSĐP đc hưởng 100%
c. Phân chia theo tỷ lệ phần tram giữa NSTW và NSĐP
Câu 25: Chi cho vay theo quy định của pháp luật là khoản chi của NS cấp nào?
a. NSTW
b. NSĐP
c. Phân chia theo tỷ lệ % giữa NSTW và NSĐP
Câu 26: Chi  Hỗ trợ hoạt động cho các tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp ở trung ương theo quy định của pháp luật là khoản chi thuộc?
a. NSTW
b. NSĐP
c. Thuộc nhiệm vụ chi của NS cấp nào thì cấp đó chi
Câu 27: Khoản chi nào sau đây thuộc nhiệm vụ chi của NSTW mà không thuộc nhiệm vụ chi của NSĐP?
a. Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính của mỗi cấp NS
b. Chi chuyển nguồn của ngân sách sang năm sau của mỗi cấp NS
c. Chi dự trữ quốc gia
Câu 28: Theo thông tư 161/2012/TT-BTC, các Hình thức chi trả các khoản chi từ ngân sách nhà nước là:
a. Chi trả theo hình thức rút dự toán từ Kho bạc Nhà nước
b. Chi trả theo hình thức lệnh chi tiền
c. Cả 2
Câu 29: Bội chi ngân sách địa phương chỉ được sử dụng để?
a. đầu tư các dự án thuộc kế hoạch đầu tư công trung hạn đã được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định
b. đầu tư tất cả các dự án tại địa phương
Câu 30: Khoản thu nào sau đây không thuộc nhóm phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương
a. Thuế GTGT thu từ hàng nhập khẩu
b. Thuế thu nhập cá nhân
c. Thuế tiêu thụ đặc biệt, không kể thuế tiêu thụ đặc biệt hàng nhập khẩu
d. Cả 3
Câu 31: Bội chi ngân sách địa phương được bù đắp bằng các nguồn vay?
a. vay trong nước từ phát hành trái phiếu chính quyền địa phương
b. vay lại từ nguồn Chính phủ vay về cho vay lại và các khoản vay trong nước khác theo quy định của pháp luật
c. Cả 2
Câu 32: Nguyên tắc ứng trước dự toán năm sau?
a. Mức ứng trước dự toán ngân sách năm sau tối đa không vượt quá 30% dự toán chi đầu tư xây dựng cơ bản năm thực hiện của các dự án, công trình xây dựng cơ bản thuộc kế hoạch đầu tư công trung hạn nguồn ngân sách nhà nước đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt
b. Mức ứng trước dự toán ngân sách năm sau tối đa không vượt quá 20% dự toán chi đầu tư xây dựng cơ bản năm thực hiện của các dự án, công trình xây dựng cơ bản thuộc kế hoạch đầu tư công trung hạn nguồn ngân sách nhà nước đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt
c. Mức ứng trước dự toán ngân sách năm sau tối đa không vượt quá 50% dự toán chi đầu tư xây dựng cơ bản năm thực hiện của các dự án, công trình xây dựng cơ bản thuộc kế hoạch đầu tư công trung hạn nguồn ngân sách nhà nước đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt
Câu 33: Nhiệm vụ của Bộ Tài chính:
a. Xác định nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ chi thường xuyên của NSNN
b. Xác định nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển của NSNN
c. Xây dựng nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ ngân sách
Câu 34: Trước ngày 15 tháng 5 thì :
a.   Chính phủ trình các tài liệu báo cáo về dự toán ngân sách nhà nước và phương án phân bổ ngân sách trung ương đến Ủy ban thường vụ Quốc hội để cho ý kiến;
b.   Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định về việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, dự toán ngân sách nhà nước năm sau
c. Quốc hội quyết định dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm sau
Câu 35: Trước ngày 20 tháng 09:
a.   Chính phủ trình các tài liệu báo cáo về dự toán ngân sách nhà nước và phương án phân bổ ngân sách trung ương đến Ủy ban thường vụ Quốc hội để cho ý kiến;
b.   Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định về việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, dự toán ngân sách nhà nước năm sau
c. Thủ tướng Chính phủ giao dự toán thu, chi ngân sách năm sau cho từng bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương và từng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
Câu 36: Thẩm quyền quyết định sử dụng dự phòng ngân sách trung ương đối với các khoản chi không quá 3tỷ đồng đối với mỗi nhiệm vụ phát sinh.
a.  Thủ tướng Chính phủ
b.  Chính phủ
c. Bộ trưởng Bộ tài chính
Câu 37: Cơ quan có thẩm quyền đánh giá hiệu quả sử dụng NSNN?
a. Quốc hội
b. Chính phủ
c. Bộ tài chính
Câu 38: Chi ngân sách nhà nước chỉ được thực hiện khi đã có trong dự toán ngân sách được giao, trừ trường hợp nào sau đây?
a. Đối với chi đầu tư xây dựng cơ bản phải đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật về đầu tư công và xây dựng;
b. Đối với chi thường xuyên phải bảo đảm đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định; trường hợp các cơ quan, đơn vị đã được cấp có thẩm quyền cho phép thực hiện theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí thì thực hiện theo quy chế chi tiêu nội bộ và phù hợp với dự toán được giao tự chủ;
c. Đối với chi dự trữ quốc gia phải bảo đảm các điều kiện theo quy định của pháp luật về dự trữ quốc gia;
d. Đối với những gói thầu thuộc các nhiệm vụ, chương trình, dự án cần phải đấu thầu để lựa chọn nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp phải tổ chức đấu thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu;
đ. Đối với những khoản chi cho công việc thực hiện theo phương thức Nhà nước đặt hàng, giao kế hoạch phải theo quy định về giá hoặc phí và lệ phí do cơ quan có thẩm quyền ban hành.
e. Cả a,b,c,d,đ
Câu 39: Cơ quan có chức năng Giám sát việc thực hiện NSNN?
a. Quốc hội
b. Chính phủ
c. Bộ tài chính
Câu 40: Quỹ dự trữ tài chính được hình thành từ?
a. Các nguồn tăng thu
b.  Kết dư NS
c.  Được bố trí trong dự toán chi hằng năm
d. Cả 3

Có thể bạn quan tâm:

2 thoughts on “Đề thi trắc nghiệm kho bạc số 7 (có đáp án)- tổng hợp đầy đủ- ôn thi kho bạc nhà nước

  1. Pingback: KIU-Library

  2. Pingback: sciences4u

Leave a Reply

(function($) { $(document).ready(function() { $('header .ux-search-submit').click(function() { console.log('Moew'); $('header form.search_google').submit(); }); }); })(jQuery);