Mainboard máy tính là gì? Ý nghĩa các thông số kĩ thuật trên bo mạch chủ

Mainboard máy tính là gì? Ý nghĩa các thông số kĩ thuật trên bo mạch chủ? Các loại mainboard thông dụng hiện nay. Có rất nhiều nhà sản xuất Mainboard với các nhãn hiệu, mã số, công nghệ, chủng loại,… khác nhau. Các dòng main trước kia có 2 chipset Nam và Bắc thì hiện nay nhiều dòng đã bỏ đi chipset Bắc mà CPU sẽ đảm nhận. Do các thay đổi đó đủ để làm đau đầu khi lựa chọn Mainboard. Sau đây là các thông số cần biết trước khi lựa chọn Mainboard:

Mainboard máy tính là gì? Ý nghĩa các thông số kĩ thuật trên bo mạch chủ

Khi nhắc đến main máy tính thì hầu như trong mỗi chúng ta, nếu đã từng sử dụng qua những chiếc máy tính thì cũng đã có vài lần nghe qua rồi. Và chắc hẳn cũng sẽ có một số thắc mắc liên quan đến thuật ngữ này.

Hình ảnh main máy tính

Để giúp bạn hiểu rõ chi tiết hơn trong quá trình tìm hiểu của mình thì chúng tôi sẽ chia sẻ chi tiết nhất đến bạn câu trả lời bên dưới đây để bạn tham khảo qua. Mọi thông tin đều đã được tổng hợp và chọn lọc thông tin chính xác nên bạn có thể yên tâm nhé.

Định nghĩa main máy tính là gì?

Main máy tính hay còn gọi là Mainboard hoặc bo mạch chủ, đây là một trong những bảng mạch đóng vai trò nền tảng trong một chiếc máy tính. Vị trí của main thường được đặt tại trung tâm của thùng máy.

Định nghĩa main máy tính là gì?
Chức năng chính của main khi sử dụng đó là phân phối điện cho CPU, RAM và những thành phần khác liên quan đến phần cứng của chiếc máy tính. Đồng thời cũng sẽ tạo ra một dòng liên kết chính để liên kết những phần này lại với nhau.

hình ảnh minh họa về bo mạch chủ

Cấu tạo của main máy tính ra sao?

Những cấu tạo của main máy tính hoặc bo mạch chủ sẽ có những phần chính được triển khai như sau:

– Chipset ( Chipset Bắc và Chipset Nam ): Nhiệm vụ chính của chipset đó là chuyển dữ liệu từ ổ đĩa cứng đi qua bộ nhớ rồi đến với CPU. Đồng thời vẫn đảm bảo được các thiết bị ngoại vi và card mở rộng có thể giao tiếp với những CPU và các thiết bị khác được trang bị. 

+ Đồng thời Chipset còn được sở hữu các tính năng quan trọng như: Điều khiển RAID, cổng FireWire vào mỗi phần seri bo mạch khác nhau. Ngoài ra, Chipset còn được dùng để giới hạn kiểu và tốc độ của CPU mà main server có thể tải được.

+ Việc tích hợp các tính năng khác nhau như: đồ họa, âm thanh, cổng USB cũng góp phần giúp tăng sự đa dạng và hữu ích của chipset khi sử dụng. Chính vì vậy mà đây là một trong những phần chính không thể thiếu đối với bất kỳ ai khi mua main server.

– BIOS: Đây là một trong những thiết bị vào, ra rất quan trọng mà mỗi main server sở hữu, bởi vì chúng được thiết lập để chứa các thông số làm việc của hệ thống. Linh kiện này có thể được hàn dán trực tiếp vào main server hoặc lựa chọn cho mình một đế cắm để có thể tháo rời khi cần thiết.

Cấu tạo của main máy tính ra sao?

– Socket: Đây được ví như là số chân cắm của CPU, tùy vào từng socket của CPU mà sẽ phù hợp với từng mainboard hỗ trợ. 

– CPU: Là chuẩn khe cắm cho các bộ vi xử lý của các hãng khác nhau mà bạn cần phải quan tâm và lựa chọn sao cho phù hợp. Bởi ADM và Intel đều có sự khác nhau khi hình thành. Main có thể giúp hỗ trợ đến tối đa các tốc độ xử lý cần thiết.

– Hệ thống bus: Đây là một trong những hệ thống chỉ tần số hoạt động tối đa của các đường giao tiếp dữ liệu của CPU mà Mainboard có thể hỗ trợ. 

– Khe cắm ISA: Đây là một trong những khe cắm được dùng để gắn thêm các bo mạch mở rộng như: Bo mạch âm thanh hoặc hình ảnh.

– Khe cắm PCI: Khe nắm này được trang bị nhằm mục đích để lắp thêm các thiết bị có thể giao tiếp với máy tính như card âm thanh và phần modem….

– Khe cắm PCI Express: Đây là dạng khe cắm chuẩn hỗ trợ lượng băng thông cao hơn gấp 30 lần so với chuẩn PCI đề ra, và thực sự có khả năng thay thế hoàn toàn các khe cắm PCI lẫn AGP.

Ngoài ra, Mainboard còn chứa rất nhiều các bộ phận khác hữu ích, có thể hỗ trợ đến mức tối đa cho máy tính để đảm bảo sự hoạt động một cách hiệu quả.

Các loại Main máy tính hiện có trên thị trường

Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ như hiện nay thì đang có rất nhiều nhà sản xuất cho ra đời các mainboard khác nhau, nhằm mục đích hỗ trợ tối đa cho người dùng. Tuy nhiên, trong số đó cũng sẽ các loại bo mạch chủ thường được ưa chuộng và sử dụng như: AT, ATX, Baby AT, BTX, DTX, Full AT, Full ATX, microATX, NLX…..

Nếu tính về độ phổ biến rộng rãi nhất thì chúng ta có thể kể đến cái tên Mainboard ATX. Loại main này đang được sử dụng trong rất nhiều các máy tính hiện có trên thế giới. Bởi nó mang đến sự vận hành tốt và đảm bảo độ bền bỉ trong quá trình triển khai.

Các loại Main máy tính hiện có trên thị trường

Chipset – các dòng chipset hiện nay

Chipset chủ đạo dùng để vận hành các ứng dụng phổ biến, hỗ trợ âm thanh và video UHD, chỉnh sửa hình ảnh cũng như có khả năng chạy các trò chơi hiện đại ngày nay mà không bị giật hay gián đoạn. Chipset máy tính để bàn Intel® mang đến cho bạn âm thanh và video kỹ thuật số vượt trội cùng với sức mạnh tối ưu để xây dựng nội dung, ứng dụng nâng cao và chơi game cao cấp. Xem các dòng chipset ở đây: https://en.wikipedia.org/wiki/List_of_Intel_chipsets
 
 
 

Là bộ phận quyết định đến công nghệ và các chức năng của Mainboard, nó xử lý giao tiếp giữa các bộ phận có trên Mainboard và các thiết bị được gắn thêm vào với nhau. Tùy theo công nghệ và các chức năng kèm theo mà Mainboard có các loại Chipset với các mã số khác nhau. Chipset trên main có 2 loại Chipset Bắc (South Bridge ) và Chipset Nam (North Bridge )

North Bridge thì có nhiệm vụ phụ trách các bộ phận có tốc độ cao và quan trọng như CPU – GPU – RAM, còn South Bridge sẽ phụ trách các bộ phận  còn lại như ổ đĩa –  mạng – âm thanh – USB và một số thứ khác nữa (North Bridge cũng sẽ kết nối với South Bridge).

CPU

Thông số này cho biết Mainboard hỗ trợ loại CPU nào (Intel, AMD,…), có chuẩn chân cắm là gì (LGA775 cho CPU Intel P4, AM2 cho CPU AMD Athlon,…), hỗ trợ CPU có tốc độ xử lý tối đa là bao nhiêu, tốc độ truyền dữ liệu (Bus), hỗ trợ các loại CPU có công nghệ nào (Core Duo, Core 2 Duo, Core 2 Quad,…)… các chỉ số được ghi là tính tương thích và mức tối đa cho phép.

+ Các CPU của Intel hiện nay trên thị trường còn bán cả cũ và mới sử dụng các loại socket sau: LGA 2011, LGA 1155, LGA 1366, LGA 1356, LGA 1150, LGA 1151. Trong số này thì socke LGA 1155 có vòng đời ngắn nhất và đã bị thay thế và ngừng phát triển để nhường đường cho socket LGA 1151.

GPU- card đồ họa tích hợp – vga onboard

Một số Mainboard có tích hợp sẵn thiết bị đồ họa (VGA), các thông số cần chú ý là: loại Chip xử lý đồ họa, sử dụng bộ nhớ riêng hay chung (Share) với RAM của hệ thống… Khi sử dụng loại Mainboard này thì không cần phải gắn thêm VGA card, tuy nhiên vẫn có thể lựa chọn sử dụng VGA onboard hay VGA card.

Sử dụng card đồ họa rời thì chắc bạn đã nghe qua công nghệ card đồ họa đôi hoặc ba hay thậm chí bốn rồi. Nhưng không phải mainboard nào cũng có thể gắn được nhiều card đồ họa, số cổng PCI còn dư là để bạn gắn những thứ linh tinh như card wifi – card âm thanh. Để sử dụng nhiều card đồ họa thì bạn phải chọn những mainboard có hỗ trợ SLI (Nvidia) hoặc CrossFire (AMD).

RAM

Các loại bộ nhớ (RAM) sử dụng được trên Mainboard bao gồm chuẩn, công nghệ, tốc độ Bus, dung lượng cho phép, số khe cắm…Trước kia từ 2010 trở về trước Một số Mainboard có hỗ trợ công nghệ Dual channel, hỗ trợ sử dụng RAM đôi cho công nghệ siêu phân luồng, giúp tăng tốc độ truyền dữ liệu. Các mainboard hiện nay đều sẽ có ít nhất 2 DIMM Slot vì Dual Channel là tiêu chuẩn tối thiểu hiện nay. Ngoài ra số lượng khe cắm RAM cũng rất quan trọng, khe cắm này gọi là DIMM Slot.

Hiện tại chúng ta chỉ cần tập trung vào loại bộ nhớ DRAM DDR4 được dùng trên hầu hết các nền tảng bo mạch chủ cho người dùng cuối hiện tại của Intel lẫn AMD. Với Intel thì các bo mạch chủ dùng socket 1151 đã bắt đầu sử dụng DDR4, từ thế hệ Intel 100 series như các dòng Z170, H170, H110 và đến Intel 300 series như Z370/Z390, H370, B360 … thì chỉ còn dùng DDR4 còn AMD thì bắt đầu từ Ryzen và nền tảng bo mạch chủ dùng socket AM4 với chipset 300 series trở đi thì cũng đã chuyển sang DDR4.

AGP, PCI Express (PCI-Ex)

Loại khe cắm dùng cho thiết bị đồ họa (VGA), AGP là chuẩn cũ còn PCI Ex là chuẩn mới. Các thông số như 8x, 16x… là tốc độ giao tiếp dữ liệu giữa Mainboard và VGA, số càng lớn tốc độ càng cao. Lưu ý là có một số Mainboard nếu có VGA onboard thì có thể không có khe AGP hoặc PCI-Ex để gắn thêm VGA card. (Ví dụ bọn H61)

PCI Express (PCIe) là một cổng giao tiếp nhanh hơn nhiều và được thiết kế để thay thế cổng giao tiếp PCI, PCI-X và AGP cho các card mở rộng và card đồ họa, khe cắm của PCIe hoàn toàn như PCI hay PCI Extended (PCI-X).

Chuẩn PCI Express (PCIe) ra đời để đáp ứng yêu cầu tốc độ truyền dữ liệu ngày một tăng trong khi đó cách đây không lâu, PCI còn là chuẩn tốt nhất để máy tính giao tiếp với các card mở rộng như sound, modem,… qua các khe cắm trên mainboard.

PCI-E đã áp dụng ý tưởng “đa làn” ngay từ khi nó được thai nghén. Hiện tại thì các bo mạch chủ mới nhất đang sử dụng PCI-E v3, và v4 với tốc độ nhanh hơn nhiều đang ngày một phổ biến hơn, trong khi v5 được dự định ra mắt vào năm 2019

PCI

Là khe cắm mở rộng, trên Mainboard thường có sẵn vài khe cắm này để gắn thêm các thiết bị khác khi cần như âm thanh (Sound), Thiết bị kết nối mạng (Modem), thiết bị xem truyền hình (TV Card)….
ATA, SATA

 

Loại đầu cắm dây cho ổ dĩa cứng và ổ dĩa quang (CD-ROM, DVD-ROM). ATA là chuẩn cũ có 40 chân (Pin), thường có 2 đầu cắm. SATA là chuẩn mới sử dụng dây cắm nhỏ gọn và tốc độ cao hơn, thường có 2 hoặc nhiều đầu cắm.

Các Mainboard đời mới thường có cả 2 loại đầu cắm này.
Ngoài ra một số Mainboard còn sử dụng thêm công nghệ RAID, tính năng này cho phép sử dụng nhiều ổ dĩa cứng trong việc mở rộng khả năng lưu trữ và an toàn dữ liệu.

Sound onboard

Thiết bị âm thanh (Sound) đã được tích hợp trên Mainboard với các thông số như: 2ch (2 kênh, sử dụng loa stereo), 6ch (6 kênh, sử dụng loa 5.1), 8ch (8 kênh, sử dụng loa 7.1)… một số Mainboard có thêm đầu cắm âm thanh nối ra phía trước để tiện sử dụng.

 

 Một số main cao cấp sẽ cho bạn chất lượng tuyệt vời hơn vì có tích hợp công nghệ âm thanh của những hãng khác vào mainboard, ví dụ như MSI B150 GAMING M3 có thể giả lập được 7.1 nhờ công nghệ và phần mềm Nahimic có sẵn.

Lan onboard

Thiết bị kết nối mạng đã được tích hợp trên Mainboard, thông số chỉ tốc độ thông thường là 100Mbps hoặc cao hơn là 1Gbps…

Port (Các cổng kết nối)

Mainboard cũ từ 2010 trở về trước thường có các cổng dùng để kết nối với các thiết bị bên ngoài. USB là cổng cắm thông dụng hỗ trợ cho các thiết bị bên ngoài như thiết bị lưu trữ, máy in, các thiết bị kỹ thuật số… chuẩn USB 1.0 (1.1) có tốc độ thấp hơn USB 2.0. Mainboard thường có ít nhất là 2 cổng USB, một số có tới 8 cổng USB và có đầu nối ra phía trước để thuận tiện sử dụng.

Ngoài ra còn có các cổng như: PS/2 (dùng cho bàn phím và chuột), Serial (dùng để kết nối với các thiết bị đời cũ), Parallel (kết nối với máy in), Fire-wire, IEEE 1394 (kết nối với các thiết bị kỹ thuật số)…

Với các mainboard từ 2010 trở lại có thêm usb 3.0, cổng m2:

SSD/HDD: thì cắm vào mainboard qua dây SATA dữ liệu
M.2: thì cắm vào slot M.2 (tùy loại mà mainboard có thể có hoặc không)

Form Factor (Kích thước)

Đây là thông số thường không được chú ý đến, Mainboard có nhiều chuẩn kích thước khác nhau nhưng thông dụng nhất là chuẩn ATX (kích thước lớn) có nhiều khe cắm, gắn vừa trong hầu hết các loại thùng máy (Case) thông dụng hiện có và Micro ATX (Kích thước nhỏ) có ít khe cắm hơn có thể gắn vào một số loại thùng máy có kích thước nhỏ (Mini).

Phụ kiện kèm theo

Mainboard đầy đủ sẽ bao gồm: Hộp đựng bên ngoài, Mainboard được bọc trong bao nhựa đặc biệt, dây cắm cho các ổ dĩa, sách hướng dẫn, dĩa CD Driver dùng để cài chương trình điều khiển các thiết bị trên Mainboard và có thể kèm theo một miếng Inox để che phía sau Mainboard.

Bảo hành

Thời hạn bảo hành thông thường của Mainboard là 36 tháng (3 năm), được chấp nhận bảo hành trong tình trạng bị hư hỏng một vài chức năng hoặc toàn bộ và tem bảo hành dán trên Mainboard phải còn giá trị.
Các nơi bảo hành đều từ chối nếu Mainboard bị hư hỏng do lỗi của người sử dụng như là cháy, nổ chíp (IC), làm rơi,… một số nơi nhận bảo hành khi Mainboard bị xì (phù) các tụ điện.
Nếu Mainboard bị lỗi không thể sửa chữa thì sẽ được đồi mới, tuy nhiên trong một số trường hợp loại Mainboard đó không còn nữa thì người dùng phải cân nhắc đổi loại khác theo điều kiện của nơi bán (nhà phân phối) và phải trả lại các phụ kiện kèm theo Mainboard cũ.

LỰA CHỌN MAINBOARD

Tùy theo mức chi phí và nhu cầu sử dụng mà lựa chọn Mainboard thích hợp với các thông số cần chú ý bên trên, sau đây là một số gợi ý:

Lựa chọn theo chi phí

Nếu chi phí ít, Mainboard được chọn sẽ là loại rẻ tiền với các hạn chế về công nghệ, tốc độ,… và có tích hợp sẵn hầu hết các thiết bị cần thiết như: Đồ họa (VGA), âm thanh (Sound), kết nối mạng (LAN),…

Nếu chi phí không thành vấn đề thì hãy chọn các loại Mainboard đắt tiền, những loại này thường được tích hợp các thiết bị cao cấp với công nghệ mới nhất và hỗ trợ các CPU có tốc độ cao nhất ở thời điểm hiện tại.

Lựa chọn theo nhu cầu:

Nếu sử dụng trong công việc văn phòng và học thì Mainboard được chọn chỉ cần có chất lượng trung bình, nhà sản xuất nào, công nghệ nào,… cũng không quan trọng miễn là có thể hỗ trợ được chủng loại và tốc độ của CPU muốn sử dụng.

Nếu sử dụng trong các công việc chuyên nghiệp như thiêt kế, đồ họa,… hoặc chơi các trò chơi đòi hỏi cấu hình máy mạnh thì nên chọn các loại Mainboard có chất lượng cao, không cần tích hợp sẵn các thiết bị như VGA, Sound,… Các thiết bị này sẽ được gắn thêm vào để đáp ứng được nhu cầu xử lý của các chương trình phần mềm lớn. Các Mainboard loại này có mức độ ổn định cao, có khả năng tương thích với các thiết bi cao cấp khác…

Nâng cấp, thay mới Mainboard

Khi nâng cấp hoặc thay mới Mainboard cần phải chú ý đến thông số của các linh kiện cũ có sẵn như CPU, RAM, VGA Card,… để chọn Mainboard tương thích với chúng. Mainboard đời cũ sẽ không tương thích với các thiết bị đời mới và các thiết bị đời cũ không phải lúc nào cũng tương thích được với các Mainboard đời mới.
Trong một số trường hợp nếu không tìm được Mainboard tương thích với các thiết bị cũ thì buộc phải thay Mainboard mới và bỏ các thiết bị cũ không tương thích.

Thời điểm hiện nay , khi lựa chọn Mainboard , nói cho vuông :
1 – Mua Mainboard chip Intel thì chọn thấp nhất Skylake trở lên
2 – Mua Mainboard chip AMD thì chọn socket hỗ trợ Ryzen trở lại .

Tất cả những thông tin được kể trên sẽ phần nào đó giúp bạn giải đáp được trọn vẹn nhất về câu hỏi Main máy tính là gì? có cấu trúc ra sao? và các loại bo mạch chủ đang được ưa chuộng trên thị trường hiện nay. 

Từ đó bạn sẽ có thêm nguồn kiến thức hữu ích để khi có nhu cầu lựa chọn thì cũng có thể đưa ra cho mình quyết định phù hợp nhất khi tham khảo.

Có thể bạn quan tâm:

Leave a Reply

(function($) { $(document).ready(function() { $('header .ux-search-submit').click(function() { console.log('Moew'); $('header form.search_google').submit(); }); }); })(jQuery);