Bảo hiểm y tế tự nguyện là gì? Mua ở đâu với người lao động tự do?

Bảo hiểm y tế tự nguyện là gì?✅ Mua ở đâu với người lao động tự do?✅Bảo hiểm y tế (BHYT) là hình thức bảo hiểm do Nhà nước thực hiện không vì mục đích lợi nhuận để mọi người dân đều được chăm sóc sức khỏe khi đau ốm, bệnh tật từ Quỹ bảo hiểm y tế.

Bảo hiểm y tế  tự nguyện là gì? Mua ở đâu với người lao động tự do?
Bảo hiểm y tế tự nguyện là gì? Mua ở đâu với người lao động tự do?

Bảo hiểm y tế tự nguyện là gì?

Theo quy định tại khoản 1, điều 1 Luật BHYT sửa đổi, bổ sung 2014, BHYT là hình thức bảo hiểm bắt buộc được áp dụng với các đối tượng theo Luật định để chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện.

Để tham gia BHYT Hộ gia đình cần toàn bộ số người có tên trong sổ hộ khẩu của gia đình tại thời điểm đăng ký tham gia BHYT phải cùng tham gia, bao gồm cả những người nhập khẩu nhờ theo Luật hộ tịch, hộ khẩu nhưng không tính những người sau đây vào tổng số thành viên trong hộ:

– Người mặc dù có tên trong hộ khẩu nhưng đã có giấy tạm vắng do UBND xã phường cung cấp.

– Người đã chết (phải đã giảm khẩu).

– Người đã tách khẩu. 

Những người được tính là đã tham gia BHYT: Người đã được cấp thẻ BHYT thuộc các đối tượng khác nhau. Số người còn lại chưa có thẻ BHYT là đối tượng phải tham gia theo hộ gia đình.

Như vậy, có thể hiểu BHYT hộ gia đình là hình thức BHYT bắt buộc với tất cả các thành viên có tên trong sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú trừ những người đã tham gia BHYT theo đối tượng khác để chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện.

Tại Điểm e, khoản 1, điều 7 Nghị định 146 năm 2018 của Chính phủ quy định mức đóng BHYT hộ gia đình như sau: Người thứ nhất đóng bằng 4,5% mức lương cơ sở; Người thứ 2, 3, 4 đóng lần lượt bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất; Từ người thứ 5 trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất.

Các loại bảo hiểm y tế

Theo phương thức quản lý của nhà nước, có 2 loại hình BHYT:

  • BHYT bắt buộc.
  • BHYT tự nguyện theo hộ gia đình.

Những người chưa tham gia BHYT theo diện bắt buộc thì đều cần mua BHYT tự nguyện tại UBND phường xã nơi cư trú.
Theo quy định mới, từ ngày 01/01/2016 trở đi, nếu bạn muốn tham gia BHYT tự nguyện thì bắt buộc phải tham gia theo hộ gia đình. Khi bạn có nhu cầu  mua BHYT có nghĩa là bạn có nhu cầu khám chữa bệnh. Người thân trong gia đình phải có trách nhiệm hỗ trợ một phần chi phí khám chữa bệnh cho người thân của mình.

Mua bảo hiểm y tế ở phường bao nhiêu tiền?

Từ 1/7/2018, mức lương cơ sở điều chỉnh tăng từ 1,3 triệu đồng/tháng lên 1,39 triệu đồng/tháng theo Nghị định 72/2018/NĐ-CP, do đó, mức phí đóng BHYT cũng tăng.
Khoản 3 Điều 13 Luật Bảo hiểm y tế quy định mức đóng BHYT hàng tháng của người thứ nhất bằng 4,5% lương cơ sở ; người thứ hai, thứ ba, thứ tư đóng lần lượt bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất; từ người thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất.

Mức đóng BHYT tự nguyện theo hộ gia đình

Cụ thể, bạn có thể xem mức phí đóng BHYT trong bảng sau:

Số người tham gia theo hộ gia đình Mức phí đóng/tháng Mức phí đóng/năm
Người thứ 1 62.550 750.600
Người thứ 2 43.785 525.420
Người thứ 3 37.530 450.360
Người thứ 4 31.275 375.300
Người thứ 5 trở đi 25.020 300.240

Bảng 1: Mức phí đóng BHYT tự nguyện hộ gia đình ( Đơn vị: VNĐ)
Vậy mua bảo hiểm y tế tự nguyện ở phường như thế nào? Thủ tục mua BHYT ở phường hết sức đơn giản, bạn chỉ cần đến UBND xã/phường/thị trấn nơi cư trú và làm theo hướng dẫn của cán bộ xã/phường/thị trấn.

Hướng dẫn cách mua bảo hiểm y tế ở phường

Bước 1: Chuẩn bị các giấy tờ cần thiết

  • Bạn cần mang theo các giấy tờ sau khi đi mua BHYT tại phường xã:
  • Sổ hộ khẩu (bản chính).
  • Bản photo thẻ BHYT của những người trong hộ khẩu thuộc diện tham gia BHYT bắt buộc.

Bước 2: Hoàn thiện thủ tục theo hướng dẫn tại xã/phường/thị trấn nơi cư trú

Đối với hộ gia đình tham gia lần đầu, căn cứ sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú, chủ hộ hoặc người đại diện tiến hành kê khai và nộp các giấy tờ sau:

  • Danh sách tham gia BHYT theo hộ gia đình (mẫu DK01-HGD)
  • Tờ khai tham gia BHYT (mẫu TK01-TS, 01 bản/ 01 người)
  • Danh sách người tham gia BHYT (mẫu D03-TS (TN), 01 bản)
  • Bản photo thẻ BHYT của những người đã có thẻ nộp kèm theo Danh sách đăng ký tham gia BHYT để xác định việc giảm trừ mức đóng BHYT theo quy định tại Điểm g Khoản 1 Điều 2 Nghị định số 105/2014/NĐ-CP.

Sau khi hoàn tất việc kê khai đầy đủ các chỉ tiêu trong mẫu, chủ hộ  hoặc người đại diện ký cam đoan những nội dung kê là đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Cán bộ phường xã đối chiếu, kiểm tra tính xác thực của thông tin. Sau khi thông tin được đối chiếu, bạn sẽ phải nộp tiền đóng BHYT ngay tại UBND phường xã.

Bước 3: Nhận thẻ BHYT

Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan bảo hiểm y tế nhận được hồ sơ hợp lệ, bạn sẽ được nhận thẻ bảo hiểm y tế của mình.

Quyền lợi khi mua bảo hiểm y tế tại tuyến xã

Căn cứ theo quy định tại điểm điểm b khoản 1 Điều 22 Luật bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung năm 2014.
“Điều 22. Mức hưởng bảo hiểm y tế
1. Người tham gia bảo hiểm y tế khi đi khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại các điều 26, 27 và 28 của Luật này thì được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng với mức hưởng như sau:
b) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với trường hợp chi phí cho một lần khám bệnh, chữa bệnh thấp hơn mức do Chính phủ quy định và khám bệnh, chữa bệnh tại tuyến xã”
Bên cạnh đó; theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 4 Nghị định 105/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2014.
“Điều 4. Mức hưởng bảo hiểm y tế đối với các trường hợp quy định tại Khoản 1 và Khoản 7 Điều 22 sửa đổi, bổ sung của Luật Bảo hiểm y tế
1. Người tham gia bảo hiểm y tế khi đi khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại các Điều 26, 27 và Điều 28 của Luật Bảo hiểm y tế và Khoản 4, Khoản 5 Điều 22 sửa đổi, bổ sung của Luật Bảo hiểm y tế thì được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng với mức hưởng như sau:
c) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh tại tuyến xã”.
Như vậy, khi bạn khám chữa bệnh tuyến xã được BHYT chi trả 100%.
Với những hướng dẫn chi tiết về thủ tục tham gia BHYT và mức phí đóng bảo hiểm trên đây, bạn có thể dễ dàng mua BHYT cho bạn và người thân để được hỗ trợ chi phí khám chữa bệnh, giảm bớt gánh nặng tài chính cho những dự định khác trong tương lai.

Mua bảo hiểm y tế tự nguyện trực tuyến

Tại giao diện chính của website, bạn bấm vào menu Thông tin và dịch vụ – Dịch vụ công trực tuyến sẽ hiển thị giao diện như hình bên dưới.

Lam-the-BHYT-online-tai-nha

Thao tác tiếp theo, bạn gõ vào khung tìm kiếm từ khóa Bảo hiểm y tế và chọn Cấp lại, đổi, điều chỉnh thông tin trên sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế – Nộp trực tuyến.

Lam-the-BHYT-online-tai-nha

Lúc này, màn hình sẽ chuyển sang Cổng dịch vụ công trực tuyến của ngành bảo hiểm xã hội (BHXH).

Lam-the-BHYT-online-tai-nha

Tại đây, tiếp tục nhập Mã số Bảo hiểm xã hội và Mã kiểm tra, chọn Tra cứu, nhập thông tin còn thiếu để hoàn tất.

Lưu ý: Mã số bảo hiểm xã hội (BHXH) là 10 con số cuối cùng được in trên thẻ BHYT.

Lam-the-BHYT-online-tai-nha

Khi tra cứu thông tin thành công, bạn hãy bấm Áp dụng và làm theo các bước hướng dẫn trên màn hình. Khi cán bộ nhận đầy đủ hồ sơ, bạn sẽ nhận thông báo và kết quả xử lý qua điện thoại, bạn chỉ cần làm theo những gì người hướng dẫn nói trong điện thoại là có thể làm hoặc cấp lại thẻ bảo hiểm y tế mới. Nếu bạn muốn chọn nhận thẻ BHYT qua dịch vụ bưu chính, bạn cần điền đầy đủ chính xác địa chỉ nơi nhận để dịch vụ chuyển phát nhanh gửi thẻ BHYT mới đến tận nơi.

Có thể bạn quan tâm:

4 thoughts on “Bảo hiểm y tế tự nguyện là gì? Mua ở đâu với người lao động tự do?

  1. Pingback: king slots play

  2. Pingback: u31 เครดิตฟรี 188

  3. Pingback: http://www.brimat.com/cat/product/redir.php?url=https://gg4.store/

  4. Pingback: No Code Testing Tools

Leave a Reply

(function($) { $(document).ready(function() { $('header .ux-search-submit').click(function() { console.log('Moew'); $('header form.search_google').submit(); }); }); })(jQuery);