Cách chọn một mainboard tốt -Mainboard hãng nào tốt nhất?

Cách chọn một mainboard tốt -Mainboard hãng nào tốt nhất? Nên mua main socket nào, Mainboard hãng nào tốt nhất, các dòng mainboard h b z, Mainboard tốt giá rẻ, Sự tương thích giữa Mainboard và CPU, Cách chọn CPU phù hợp với main, Làm sao để biết main hỗ trợ CPU nào, Cách xem main hỗ trợ CPU nào- bo mạch chủ tốt .mainboard hãng nào tốt nhất ? ✅chọn mainboard chơi game,✅các loại mainboard thông dụng hiện nay. Các đời mainboard gigabyte, asus, msi sự tương thích giữa mainboard và cpu, cách xem socket của mainboard, ✅mainboard có quan trọng không

Cách chọn một mainboard tốt - Danh sách những mainboard tốt nhất hiện nay
Cách chọn một mainboard tốt – Danh sách những mainboard tốt nhất hiện nay

Mình vừa tham khảo và bổ sung để cập nhập mới. Ngày nay với sự xuất hiện của ổ cứng SSD thì vai trò của mainboard giảm rất nhiều trong việc nâng cao hiệu suất máy tính.✅ Vậy làm thế nào để chọn được một mainboard tốt nhất?

Bo mạch chủ- mainboard là gì?

Theo wikipedia: Thuật ngữ Bo mạch chủ thường dùng nhiều nhất trong ngành công nghiệp máy tính nói chung như một từ dành riêng, mặc dù có rất nhiều thiết bị khác cũng có thể có bản mạch chính được gọi là “bo mạch chủ”. Bài viết này nói đến Bo mạch chủ trong các máy tính nói chung mà chú trọng nhiều hơn là của máy tính cá nhân.

Bo mạch chủ của máy tính trong tiếng Anh là motherboard hay mainboard và thường được nhiều người gọi tắt là: mobo, main.

Vai trò của mainboard

Trong hệ thống máy tính cá nhân, bo mạch chủ chứa bộ vi xử lý, chipset, các khe cắm PCI, khe cắm AGP, khe cắm bộ nhớ và các mạch điều khiển bàn phím, chuột, các ổ đĩa và máy in. Nó cũng có thể được tích hợp sẵn các mạch điều khiển gắn liền cho modem, âm thanh, đồ họa và mạng. Bo mạch chủ của các máy tính xách tay thường được tích hợp sẵn toàn bộ các mạch điều khiển thiết bị ngoại vi.

Bo mạch chủ là bộ phận rất quan trọng trong PC. Nếu bạn có một bo mạch chủ chất lượng tồi thì máy tính của bạn sẽ thường xuyên gặp trục trặc và thật “mệt mỏi” để tìm ra nguyên nhân và cách khắc phục lỗi. Do đó vì vậy tôi cố gắng đưa ra những hiểu biết cơ bản nhất để bạn có cơ sở chọn lựa được một bo mạch chủ chất lượng tốt phù hợp với túi tiền mà đem lại hiệu quả cao, đáp ứng được yêu cầu nâng cấp sau này.

Giải thích các thành phần chính trong mainboard

Chipset

Chipset là một nhóm các mạch tích hợp (các “chip”) được thiết kế để làm việc cùng nhau và đi cùng nhau như một sản phẩm đơn. Trong máy tính, từ chipset thường dùng để nói đến các chip đặc biệt trên bo mạch chủ hoặc trên các card mở rộng.

Tại sao khi lựa chọn bo mạch chủ lại phải chú ý tới chipset đầu tiên? Bởi vì chipset trong bo mạch chủ giữ chức năng rất quan trọng. Chipset đưa dữ liệu từ đĩa cứng qua bộ nhớ rồi tới CPU, và đảm bảo các thiết bị ngoại vi và các card mở rộng đều có thể thể “nói chuyện” được với CPU và các thiết bị khác. Các nhà sản xuất bo mạch chủ còn đưa thêm các tính năng khác vào chipset như điều khiển RAID, cổng FireWire vào mỗi sê-ri bo mạch khác.
Ví dụ:
– Chip Z77 , Z87 : hỗ trợ OC , raid, sata 3, nhiều khe PCIE hơn và tùy từng sản phẩm thì được trang bị thêm các tính năng khác liên quan đến Multimedia ….
– H77 , H87 : cũng như Z series có hỗ trợ RAID nhưng ko hỗ trợ OC và các linh kiện ko cao cấp = .
– B75 , B85 : cũng như H Series nhưng lại cắt giảm bớt các linh kiện cao cấp ….. và ko hỗ trợ Raid
– H61 , H81 : dòng này là dòng phổ thông cũng ko có nhiều tính năng để nói .

Tóm lại : chỉ các dòng Main Z Series thì hỗ trợ OC , còn H và B Series chỉ chạy mặc định ko ép xung được

Không những thế, chipset không chỉ giới hạn kiểu, tốc độ của CPU mà bo mạch có thể “tải” được, loại bộ nhớ mà bạn có thể lắp đặt mà còn thêm vào các chức năng khác như tích hợp đồ họa, âm thanh, cổng USB 2.0. Các bo mạch chủ được thiết kế cho cùng loại chipset thì nói chung đều có các tính năng, hiệu năng tương tự nhau. Chính vì vậy, Chipset là yếu tố quan trọng khi bạn mua bo mạch chủ.

Socket cpu

Có 2 chuẩn chính của Socket cpu là Intel và Amd.
Riêng về intel có socket cpu dành cho máy trạm (sever) có thể mode đẻ chạy cpu thường tích hợp card đồ họa. Ví dụ con 771 có thể mode để chạy  cpu 755 như thường. và Socket cpu


Trên thị trường hiện nay ta chỉ cần quan tâm đến Socket cpu của 2 hãng chính đó là intel và Amd. Bởi vì hầu hết Cpu được sản xuất bới 2 công ty này.

Intel:
Với intel thì từ trước tới giờ ta sẽ có các đời socket: 370, 473, 478, 775, 1366, 1156, 1155, 2011, 1150 ,1151. Tuy nhiên thì bọn dòng mới bị kêu khá nhiều do gần đời mà không tương thích.

Socket Cpu của Amd
Socket Cpu của Amd

Socket Cpu của Amd
Các dạng Socket Cpu của Amd chỉ sài chân cắm. Vì vậy ta rất dễ dàng để phân biệt. Với các thế hệ Socket Cpu từ 462, 754, 939, 940, 941, FM1, FM2 , Socket AM4 dành cho CPU AMD ryzen mới nhất hiện nay

CPU máy tính

Tiện nói luôn về CPU để các bạn chọn main cho hợp lý. Nguyên tắc chọn mainboard tốt hiện nay gồm các dòng đơn giản và các dòng pro gaming. Có dòng chuyên cho đồ họa.  Có dòng chuyên cho OC. Đầu tiên bạn cần hiểu sức mạnh của cPU để chọn main cho hợp lý, vì dụ core i5 thì không nên lắp với h81:

1. Core là CPU độc lập, bây giờ người ta có thể nhồi mấy cái CPU vào 1 chỗ tạo thành cái CPU có 2,4,6,8 CPU trong nhân.

2. Thread là luồng tín hiệu.

Khi cần làm gì đó thì phần mềm gửi xung tín hiệu cho CPU xử lý, thời sơ khai thì CPU chỉ xử lý 1 việc vào 1 thời điểm, đến khi xuất hiện những cái củ chuối như Program Counter…thì thằng CPU biết tạm dừng việc này để làm việc khác. Vì vậy các ông viết phần mềm mới nghĩ ra cách chia lẻ việc cần xử lý ra làm nhiều tập lệnh khác nhau để ông CPU dể đường làm ăn hơn. Kiểu nhưng trước đưa lệnh NẤU CƠM thì ông CPU lụi cụi làm xong mới làm việc khác nhưng giờ chia thành VO GẠO, ĐỔ NƯỚC, CẮM ĐIỆN… tiện cái gì làm cái đó và mỗi việc cũng ít thời gian hơn nên đang làm cũng có thể NGHE ĐIỆN THOẠI được.

Thread cpu
Thread cpu

Nhưng dù sao thì lệnh vẫn phải chờ. nhồi nhiều CPU vào thì đắt tiền mà ông CPU vẫn chưa dùng hết sức nên bố INTEL mới phát triển vụ Siêu Phân Luồng. Có nghĩa là nó giả lập cái CPU thành 2 cái CPU luận lý có cùng cấu trúc và tài nguyên như CPU vật lý, cái CPU Vật lý trở thành Sếp để điều phối 2 thằng này, thằng nào làm nhiều thì share cho nó nhiều tài nguyên. Vậy cho nên có nhiều ông thắc mắc là full load mà ở task manager của em nó có 50%, 100:2 = 50 chứ còn sao nữa. Từ đó 1 ông CPU có 2 luồng làm việc và có những loại quái thai là 1 core 2 threat, 2 core 4 threat, 4 core 8 threat

Một nhân cpu có 3 hoạt động là nhận dữ liệu, xử lý dữ liệu, xuất dữ liệu. 1luồng tín hiệu vào sẽ phải chạy hết 3 hoạt động đó thì mới quay lại từ đầu. vậy khi mà cpu đang ở giai đoạn xử lý dữ liệu thì khối nhận dữ liệu sẽ phải chờ, cũng như thế khi cpu đang ở khối xuất dữ liệu thì 2 khối kia sẽ chờ, rất lãng phí. do đó người ta cho 2 luồng dữ liệu vào đồng thời, vậy thì khi luồng 1 đang ở khối 2 thì luồng 2 đang ở khối 1, dữ liệu đc xếp chồng và xử lý liên tục. đó gọi là công nghệ siêu phân luồng

RAM (Ramdom Access Memory) 

Đa số các bo mạch chủ hiện nay đều hỗ trợ DDR RAM (Double Data Rate RAM), RDRAM (Rambus RAM) không được dùng phổ biến vì có giá cao. Ngoài ra, trên thị trường còn xuất hiện DDR 2 cho tốc độ cao gần như RDRAM nhưng lại có giá rẻ như DDR. DDR RAM có các tốc độ 200/266/333/400 còn DDR 2 hỗ trợ tốc độ 400/533/667. Ngoài ra, DDR còn hỗ trợ kênh đôi, cho phép truy xuất bộ nhớ nhanh hơn, hiệu quả cao hơn.

Ngày nay thì toàn bộ là DDRam 4 và DDRam3. Toàn bộ hỗ trợ kênh đôi. Main bây giờ rất thông minh và cấu tạo hoàn hảo. Các hãng giờ tương đối ngang nhau. Xem các hãng  mainboard ở đây

Card đồ họa tích hợp trên mainboard

Lĩnh vực đồ họa luôn được các nhà sản xuất quan tâm. Các bo mạch chủ mới đều hỗ trợ card đồ họa qua khe PCI Express x16, hoặc đồ họa tích hợp. Các chip đồ họa tích hợp không đem lại hiệu quả đồ họa cao, chỉ thích hợp cho người dùng gia đình và văn phòng. Tuy nhiên, một số chip đồ họa tích hợp có chất lượng rất tốt của Nvidia, ATI hay Intel 915G/945G.

Tuy nhiên từ những năm 2011 khi cho ra đời dòng core i trở lên, intel tích hợp card đồ họa ở trong cpu nên khái niệm card đồ họa tích hợp trên mainboard đã mất hoàn toàn.

Với CPU của AMD

Với những dòng cũ của AMD thì ít người quan tâm. Từ khi Ryzen ra đời và được nhiều hãng tối ưu cho Gaming thì có nhiều người quan tâm. Hầu hết các main của MSI, ASUS đều là những dòng đầu bảng trong việc hỗ trợ AMD
 

Âm thanh tích hợp

Bo mạch chủ tích hợp âm thanh có thể là lựa chọn tốt hơn. Các loại bo mạch chủ tích hợp chipset âm thanh sáu kênh(5.1) thường chỉ thích hợp cho trò chơi hoặc phát lại MP3. Tuy nhiên, một số bo mạch chủ cao cấp có thể hỗ trợ âm thanh 8 kênh (7.1), đồng thời còn hỗ trợ thêm âm thanh số (SPDIF) ngõ quang/đồng trục. Nếu bạn muốn có chất lượng âm thanh tuyệt hảo thì bạn có thể mua một card âm thanh chất lượng cao như Creative Sound Blaster Audigy 4 – 7.1 chẳng hạn. Lúc đó, bạn có thể tắt âm thanh tích hợp này bằng các jumper hoặc chỉ cần thiết lập trong BIOS. Tuy nhiên lưu ý một điều là nếu bạn chơi những hàng cao cấp như âm thanh 8 kênh thì nếu muốn có được hiệu quả như ý bạn phải sắm thêm cho mình một bộ loa 7.1 nữa, và giá của một bộ loa như thế cũng không rẻ chút nào, và nếu là card 8 kênh tích hợp thì nó sẽ đẩy giá mainboard của bạn lên một chút, tuy nhiên hầu hết các mainboard bây giờ đều hỗ trợ card âm thanh 6 kênh hoặc 8 kênh, vì vậy nếu bạn không có ý định mua một bộ loa 7.1 thì bạn không cần quan tâm lắm đến nó.

PCI Express 16X là tên của loại khe cắm card màn hình mà bo mạch chủ. Khe PCI Express là loại khe cắm mới nhất, hỗ trợ tốc độ giao tiếp dữ liệu nhanh nhất hiện nay giữa bo mạch chủ và Card màn hình. Con số 16X thể hiện một cách tương đối băng thông giao tiếp qua khe cắm, so với AGP 8X, 4X mà bạn có thể thấy trên một số bo mạch chủ cũ. Tuy băng thông giao tiếp trên lý thuyết là gấp X lần, thế nhưng tốc độ hoạt động thực tế không phải như vậy mà còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác như lượng RAM trên card, loại GPU (Vi xử lí trung tâm của card màn hình)

3PCI, 4SATA, 4USB 2.0: trên bo mạch chủ có 3 khe cắm PCI dành để lắp thêm các thiết bị giao tiếp với máy tính như card âm thanh, modem gắn trong v.v…. 4SATA là 4 khe cắm SATA, một loại chuẩn giao tiếp dành cho đĩa cứng. SATA thì nhanh hơn và ổn định hơn so với chuẩn IDE. Nếu bạn thấy bo mạch chủ có ghi dòng là ATA66, ATA100, ATA133 thì đó chính là dấu hiệu nhận biết bo mạch chủ có hổ trợ chuẩn đĩa cứng IDE. 4 cổng cắm USB 2.0 được hổ trợ trên bo mạch chủ. USB 2.0 thì nhanh hơn USB 1.1. USB 2.0 thì tương thích luôn với các thiết bị chỉ có USB 1.1. Hầu hết các bo mạch chủ bây giờ đều hỗ trợ USB 2.0 vì vậy các bảng báo giá thường không đưa thêm thông số USB vào.

Lưu trữ

Hầu hết các bo mạch chủ hiện nay lưu trữ Sata 2 và Sata 3. Tốc độ tối đa về lý thuyết của SATA2 là 300MB/s, nhưng hiện không ai đạt được đến cái ngưỡng đó, cao nhất đạt được sẽ là 285-290MB/s, bất kể cắm SSD hay cái  gì có tốc độ 1GB/S đi chăng nữa. Còn nếu 1 ổ khoảng 200MB/s cắm sata2 với sata3 về cơ bản là giống nhau, khác biệt thì do khả năng hoạt động của chipset.

Kết nối

Hầu hết các bo mạch chủ hiện nay đều hỗ trợ Ethernet, USB 2.0 và cổng FireWire(IEEE 1394). IEEE 1394a có tốc độ truy xuất dữ liệu là 400Mbps và IEEE 1394b có tốc độ truy xuất dữ liệu là 800Mbps. Các cổng giao tiếp cũ như PS/2, cổng song song cũng dần “biến mất”. Không những thế, một số giao tiếp mở rộng khác như mạng không dây, mạng Gigabit, Bluetooth, bộ đọc thẻ nhớ… cũng có thể được hỗ trợ. Với những giao tiếp mở rộng này bạn nên cân nhắc để chọn mainboard cho phù hợp, xong xin lưu ý chẳng hạn với Bluetooth hay bộ đọc thẻ nhớ nếu bạn mua một mainboard không hỗ trợ chúng thì vẫn có thể mua thêm các phụ kiện rời nếu có nhu cầu.

Front Side Bus (FSB): 

Thông số này nói lên tốc độ trao đổi liên lạc điều khiển của chipset trên Mainboard với CPU, và nó là một trong hai nhân có chính tác động lên tốc độ của CPU, được tính bằng MHz. Thường thì bus tốc độ cao sẽ hỗ trợ luôn các vi xử lí chạy ở bus thấp hơn. Tuy nhiên bạn nên chọn mainboard có FSB phù hợp với Bus của CPU, nên bằng nhau là tốt nhất và đừng bao giờ chọn thấp hơn.

Bạn cứ hình dung nó là con đường, còn dữ liệu trao đổi giữa CPU và các thiết bị là xe cộ. Nếu con đường nhỏ thì lưu lượng xe đi qua con đường đó trong một thời gian nhất định sẽ ít hơn so với đường rộng. Nếu CPU có tốc độ xử lý lớn mà FSB, Ram BUS (băng thông của Ram) nhỏ thì chẳng khác gì đường bị thắt cổ chai.
Bên cạnh đó, Ram là nơi lưu dữ liệu xử lý tạm thời của CPU trước khi xuất ra thiết bị bên ngoài mà có dung lượng nhỏ thì cũng như trạm thu phí có ít cửa soát vé ấy (đường rộng, xe tốc độ lớn nhưng chỉ có 1, 2 cửa soát vé thì vẫn bị ùn tắc giao thông)
Chính vì vậy khi lắp máy, yêu cầu đầu tiên ngoài nhu cầu sử dụng và khả năng tài chính là tính tương thích giữa các thiết bị đó bạn.

Phần tiếp theo từ Hoàng Hà PC:

Lựa chọn Mainboard dựa theo Socket CPU

Socket CPU là nơi tiếp xúc trực tiếp giữa CPU và mainboard. Hay hiểu một cách đơn giản hơn thì socket chính là đế cắm của CPU trên mainboard. Do vậy, CPU và mainboard phải cùng loại socket thì mới đảm bảo có thể kết nối được.

Nên nếu bạn đã chọn được CPU cho máy tính của mình thì bạn nên dựa trên thông số socket của CPU để làm cơ sở chọn lựa chọn mainboard phù hợp (và ngược lại). Sự lựa chọn thích hợp sẽ cho bạn hiệu quả sử dụng cao nhất.

Ví dụ: Nếu bạn mua bộ vi xử lý Intel thế hệ thứ 8, bạn sẽ cần một mainboard sử dụng socket LGA 1151 được thiết kế dành riêng cho dòng chip này, những phiên bản mainboard cũ được thiết kế cho chip thế hệ thứ 7 cũng sử dụng socket tương tự nhưng sẽ không hoạt động được với các chip mới hơn.

Trong khi đó AMD lại sử dụng cùng một socket AM4 cho tất cả các dòng chip chính hiện tại của mình, từ Athlons cho đến Ryzen 7. Hãng cũng khẳng định sẽ tiếp tục gắn bó với socket AM4 cho đến năm 2020. Ngược lại, Intel có xu hướng thường xuyên chuyển đổi socket trong những năm gần đây do đó khả năng tương thích socket với thế hệ chip xử lý cũ thấp hơn.

Đối với dòng mainboard cao cấp, cả Intel (LGA 2066) và AMD (TR4) đều có những socket khác nhau để phù hợp với kích thước cũng như sức mạnh của bộ xử lý Core X và Threadripper.

Lựa chọn Mainboard dựa theo Chipset

Chipset là linh kiện có nhiệm vụ kết nối và truyền tải dữ liệu giữa linh kiện và các thiết bị ngoại vi với CPU. Và nó là cách gọi chung của chip Cầu Bắc và chip Cầu Nam.

Chip cầu Bắc chịu trách nhiệm kết nối dữ liệu của các bộ phận có tốc độ cao như RAM, GPU và CPU. Còn chip cầu Nam lại đảm nhiệm vai trò kết nối các bộ phận có tốc độ thấp như USB, chuột, ổ cứng và bàn phím,…

Chipset đa phần là do các hãng CPU Intel và CPU AMD giao cho các hãng sản xuất mainboard. Do vậy, trong tên gọi của main sẽ bao gồm tên của chipset. Tùy theo loại chipset khác nhau sẽ được trang bị một số tính năng đặc biệt nhiều cổng kết nối USB, SATA, lane PCIe,.. Nên giá mainboard sẽ chịu ảnh hưởng từ chipset. Bạn cũng nên dựa vào yếu tố này để có được quyết định chọn mua tốt nhất.

Lựa chọn kích cỡ mainboard phù hợp (Form Factor)

Tiếp theo kích cỡ của mainboard sẽ là một thông số quan trọng mà bạn cần quan tâm khi mua main. Mỗi loại có kích cỡ khác nhau sẽ phù hợp với thiết bị nhất định.

Mainboard được thiết kế theo chuẩn kích cỡ được đã quy ước chung. Theo đó, các hãng sản xuất mainboard sẽ dựa theo đó để sản xuất mainboard theo những kích cỡ này để phù hợp với vỏ Case máy cũng như thuận tiện hơn trong việc lắp ráp máy tính.

Các mainboard có kích cỡ càng lớn thì sẽ được tích hợp nhiều thành phần bổ sung hơn như tích hợp WiFi, Led RGB hay số lượng lớn khe PCIe, khe RAM và các cổng kết nối ngoại vi,..

Các dòng mainboard hiện đang có mặt trên thị trường đều có ba kích thước.

– ATX là kích thước lớn nhất, cung cấp nhiều không gian nhất các cổng kết nối và khe cắm.

– Micro-ATX có kích thước ngắn hơn 2.4 inch, hỗ trợ ít khe cắm mở rộng hơn.

– Mini-ITX là kích thước nhỏ nhất, thông thường chỉ hỗ trợ một khe cắm card đồ họa và một số ít đầu nối với ổ cứng và bộ nhớ RAM.

form factor motherboard sizes
form factor motherboard sizes

Lựa chọn mainboard của hãng uy tín, chất lượng

Hiện nay có khá nhiều hãng sản xuất mainboard trên thế giới. Bạn nên tham khảo những thương hiệu mainboard của hãng nổi tiếng để được đảm bảo chất lượng cũng như nhận chính sách bảo hành hấp dẫn từ hãng. Ví dụ như hãng:

– Asus

– ASRock

– GIGABYTE

– MSI

Lựa chọn Mainboard dựa theo dựa theo ngân sách dự kiến

Các Mainboard hiện nay được bán với mức giá dao động khoảng từ 50$ đối với dòng phổ thông và 500$ đối với các sản phẩm cao cấp. Nó hỗ trợ chip HEDT như Core X hay Threadripper. Mỗi mức giá mainboard khác nhau sẽ tương ứng với các tính năng được trang bị thêm. Nên khi mua hàng, bạn cần cân nhắc lựa chọn mainboard có giá trị phù hợp với khả năng tài chính và nhu cầu sử dụng của bạn.

Mainboard hãng nào tốt nhất 2018- 2019

Đây là list mình tổng hợp trên voz về danh sách những mainboard tốt nhất 2018✅ Các bạn tham khảo nhé vì 2019 này vẫn tương tự thế:
ASUS ROG STRIX B360-G GAMING
GIGABYTE B360M Aorus Gaming 3
Asrock B360M Pro4
Asrock Z370M Pro4Asus ROG Strix B360-G Gaming Intel B360
Asrock Z370 Extreme 4 
ASUS X470-F ROG STRIX GAMING
MSI X470 GAMING M7 AC
MSI X470 GAMING PRO Carbon

Có thể bạn quan tâm:

(function($) { $(document).ready(function() { $('header .ux-search-submit').click(function() { console.log('Moew'); $('header form.search_google').submit(); }); }); })(jQuery);