Trích đoạn hay trong cuốn: Quẳng gánh lo đi và vui sống

Quẳng Gánh Lo Đi Và Vui Sống PDF, Bài học rút ra từ cuốn sách Quẳng gánh lo đi và vui sống, Quẳng gánh lo đi và vui sống nguyên Văn Phước PDF, Tóm tắt sách Quẳng gánh lo đi và vui sống, Quẳng gánh lo đi và vui sống Review, Quẳng gánh lo đi mà vui sống đọc hiểu, Quẳng Gánh Lo Đi Và Vui Sống MP3 Download, Quẳng gánh lo đi và vui sống tiếng Anh

1. Đắc nhất nhật quá nhất nhật

Bạn có biết khi người ta thiết kế một chiếc tàu ngầm, điều gì là quan trọng nhất không? Đó chính là hệ thống an toàn vách ngăn chống tràn. Gặp trường hợp nguy hiểm, thuyền trưởng sẽ nhấn nút, tức thì ngăn thiệt kín những bộ phận chính trong tàu, không cho phần này thông với phần khác, gặp tai nạn nước tràn vào cũng không đắm tàu.

“Tôi khuyên mọi người tập cách điều khiển trí não mình như một chiếc tàu ngầm. Sống ngày nào riêng biệt ngày ấy, đó là cách chắc chắn nhất để được yên ổn trong cuộc viễn hành.” William Osler, trưởng ban y khoa của đại học Oxford nói, “Nhấn một nút, chiếc cửa sắt sập lại, ngăn hiện tại với quá khứ. Quá khứ đã chết, đừng cho nó sống lại nữa. Nhấn nút khác, và đóng kín tương lai lại, cái tương lai nó chưa sinh. Như vậy ta yên ổn – trong ngày hôm nay!”

Đóng ngày hôm qua lại! Nó đã chết rồi, đừng day dứt bởi bóng ma dĩ vãng dai dẳng. Vì thứ đã qua mà đau khổ, có đáng không?

Đóng ngày mai lại! Nếu để gánh nặng ngày mai đè thêm vào gánh nặng của hôm qua và hôm nay, thì kẻ mạnh nhất cũng phải ngã quỵ. Phung phí năng lực, lo lắng về tương lai chưa đến làm ta lảo đảo, có đáng không?

Ngày vinh quang của ta là ngày hôm nay! Những công việc ở ngay trước mặt ta phải phải được coi là quan trọng nhất, và đừng bận tâm về những thứ mờ mờ từ xa nữa. Chỉ lo hết hôm nay thôi cũng đủ khổ rồi.

Và tôi xin chú thích: Câu đó khuyên các bạn đừng “lo” tới ngày mai chứ không phải là đừng “nghĩ”. Bạn cứ nghĩ tới ngày mai đi, suy nghĩ, dự tính, sửa soạn đi nhưng đừng LO LẮNG gì hết. Bạn đừng “day dứt” về quá khứ chứ không phải đừng “nhớ”. Bạn cứ nhớ và rút kinh nghiệm, nhưng đừng PHIỀN NÃO vì nó.

Chia cuộc sống của bạn ra từng ngăn, mỗi ngày là một chiếc ngăn kéo khác nhau. Khi bạn KÉO một ngăn ra để lấy thứ gì đó, bạn phải ĐÓNG ngăn đó lại thì mới mở được chiếc tiếp theo, phải không? Nếu ngăn nào cũng mở hay chỉ đóng hờ hờ, thì nó sẽ thật lộn xộn và làm ta bị áp lực bởi tất cả mọi thứ. Thế nên, mỗi lần chỉ mở MỘT ngăn thôi. Mỗi lần chỉ làm MỘT việc thôi. Và mọi thứ tự nhiên sẽ rõ ràng hơn rất nhiều

Hãy tự hỏi bản thân những câu sau đây:

– Tôi có hay quên hiện tại để lo về tương lai hoặc mơ mộng về một “cuộc sống tươi đẹp” xa xăm không?

– Tôi có thường nghĩ tới quá khứ mà làm cho hiện tại trở nên chua xót không?

– Tôi có suy nghĩ “sống trọn Ngày Hôm Nay” để tận hưởng 24h đó không?

– Khi tôi chỉ tập trung vào Ngày Hôm Nay thì có lợi cho đời tôi không?

– Và bao giờ tôi sẽ bắt đầu sống như vậy? Tuần sau? Ngày mai?…hay Ngày Hôm Nay?

2. Vậy những khó khăn trong Hôm Nay thì đối mặt làm sao đây?

 

Willis H. Carrier đưa ra một định thức để giảm lo lắng trong những tình thế gây sức ép lớn lên tâm lý – một thuật đơn giản, ai cũng dùng được và có thể dùng ngay bây giờ.

Có 3 giai đoạn:

– Giai đoạn 1: Can đảm phân tích tình thế một cách thẳng thắn và tự hỏi nếu thất bại thì kết quả tai hại nhất sẽ ra sao?

– Giai đoạn 2: Sau khi đã nghĩ tới những kết quả tai hại nhất có thể xảy ra được đó, nhất quyết đành lòng nhận nó.

– Giai đoạn 3: Bình tĩnh dùng hết thì giờ và nghị lực để kiếm cách giảm bớt cái hại của những kết quả đã cam lòng chịu nhận.

Có một điều là: bạn không bao giờ nghĩ ra cách cải thiện tình hình nếu cứ sợ chuyện gì sẽ xảy ra. Áp lực sinh ra từ lo lắng, lo lắng làm bạn mất khả năng tập trung tư tưởng, đầu óc luôn chuyển từ ý này qua ý khác và khiến bạn mất năng lực quyết định.

Trái lại, khi bạn can đảm nhìn thẳng vào những kết quả tệ hại nhất và đành lòng chịu nhận nó, thì lập tức bạn bỏ ngay được hết những nỗi lo tưởng tượng. Khi đã chịu nhận sự rủi ro nhất thì ta có còn gì để mất nữa đâu? Giờ bạn có thể đặt mình vào một tình trạng khách quan, tập trung hết tư tưởng vào vấn đề đang cần giải quyết.

Bạn biết mấy câu chuyện cảm động về người bị chẩn đoán ung thư quyết định không nằm viện mà du lịch thế giới trong những tháng tưởng như cuối cùng, và khỏi bệnh một cách kì diệu chứ? Chính là định thức này đây. Họ chấp nhận cái tai hại nhất có thể xảy ra, tức cái chết, rồi họ ráng cải thiện nó bằng cách tận hưởng những ngày còn lại. Sự bình yên trong tâm hồn đã sinh ra một nguồn sinh lực mới, mạnh mẽ đến mức cứu họ thoát chết.

Hy vọng những chia sẻ này sẽ giúp bạn cảm thấy đỡ áp lực, lo lắng hơn trong cuộc sống. Hãy nhớ rằng. dù ta giàu có đến đâu đi nữa thì mỗi ngày cũng chỉ ăn có ba bữa và đêm chỉ ngủ một giường; Thành công mà phải trả một cái giá quá đắt như sức khoẻ tâm lý của bạn, thì đó chưa phải là thành công.

Trích sách: Quẳng gánh lo đi và vui sống

 

Download mp3:

https://www.nhaccuatui.com/playlist/quang-ganh-lo-di-va-vui-song-dang-cap-nhat.7Ak7uftSx1W3.html

Có thể bạn quan tâm:

(function($) { $(document).ready(function() { $('header .ux-search-submit').click(function() { console.log('Moew'); $('header form.search_google').submit(); }); }); })(jQuery);