Chọn mua PSU như nào tốt ?

Chọn mua PSU như nào tốt ? PSU ( nguồn máy tính ), thành phần quan trọng nhất trong một hệ thống máy tính nhưng lại ít được quan tâm khi mua máy tính, nhất là máy phục vụ công việc cần bền bỉ và tải nặng như render 3d, xử lý hậu kỳ, chơi game nặng…. Rất nhiều người khi sắm máy tính, chỉ quan tâm tới CPU, RAM, VGA thật mạnh và tiền mua PSU tiết kiệm. Tới khi máy lỗi do PSU linh kiện kém gây ra, đem đi bảo hành sản phẩm mới thấm thía. Chưa kể, PSU nó không chết, mà nó là nguyên nhân trực tiếp giết các linh kiện trong hệ thống.

Chọn mua PSU như nào tốt ?
Chọn mua PSU như nào tốt ?

I. MUA PSU KHÔNG NÊN NHÌN VÀO CÔNG SUẤT DÁN TRÊN NHÃN

Trong linh kiện của phần cứng máy tính, để hiểu rõ về các linh kiện như Main/CPU/RAM… thì người dùng chịu khó bỏ một chút thời gian ra tìm hiểu, sẽ biết những điều rất cơ bản như Main đi với CPU nào thì hợp lý, cần bao nhiêu RAM để chạy cho nhu cầu.

Tuy nhiên, có một thứ linh kiện còn lại mà 95% người dùng rất mơ hồ, không biết nên chọn linh kiện này như thế nào trong hằng hà sa số các thương hiệu trên thị trường. Đó chính là PSU – bộ nguồn máy tính.Quay trở lại vấn đề, như rất nhiều người khi đi mua máy tính, họ không chắc chắn rằng mua một bộ nguồn bao nhiêu là đủ, cũng như thông số trên một bộ nguồn như thế nào, chuẩn Plus Bronze khác với Gold hay Platinum ra sao. Đặc biệt là điều phân vân đó càng nhân lên khi hệ thống họ sử dụng thêm card đồ họa, vốn là thứ ăn điện nhất trong một hệ thống máy tính.Mặc dù trên website của các nhà sản xuất, đều có khuyến cáo VGA nào đi với PSU công suất bao nhiêu. Nhưng khuyến cáo này rất chung chung và chưa phản ánh đúng thực tế, vì gần như toàn bộ các linh kiện máy tính ở hiện tại chủ yếu tận dụng đường 12V của PSU.

Một ví dụ các bạn sẽ thấy :

Công suất yêu cầu PSU tối thiểu là 600W của AMD R9 290 đối với nguồn công suất thực. Nhưng thực tế sẽ nảy sinh ra 2 trường hợp :

· PSU có chất lượng linh kiện tốt, mức công suất tuy nhỏ hơn khuyến cáo nhưng vẫn DƯ SỨC tải cấu hình có R9 290, kể cả ép xung. Ví dụ như Cooler Master G550M, Seasonic S12II 520….

· PSU dán mác 600W, mặc dù là công suất thực nhưng chất lượng linh kiện không cao, đường 12V cho công suất thấp. Dẫn tới chạy lâu dài ảnh hưởng tới chất lượng và độ ổn định của các linh kiện khác như VGA, HDD, Main…

Có nhiều hãng ghi công suất danh định trên nhãn PSU luôn vượt quá mức mà PSU đó làm việc, đây là một cách làm theo mình là ko fairplay hoặc là một chiêu PR quá tay. Vậy làm sao để chọn một PSU phù hơp với bản thân cả về nhu cầu lẫn túi tiền trong hằng hà sa số PSU có mặt trên thị trường?

II. PHÂN LOẠI CÁC LOẠI PSU TRÊN THỊ TRƯỜNG, CÁCH NHẬN BIẾT MỘT PSU KÉM CHẤT LƯỢNG.

1. Hiện tại, PSU được phân loại thành bảng xếp hạng với 5 thứ hạng, tương xứng với chất lượng và thiết kế của PSU :

Tier 1 ( xuất sắc ) : Là loại PSU có chất lượng tốt nhất, cung cấp điện năng một cách đầy đủ nhất, rất rất tuyệt vời và thích hợp cho việc ép xung cao, hệ thống siêu cao cấp, và thậm chí dùng để khoe ra ngoài cho thiên hạ biết. Dòng PSU Tier 1 có thể tóm tắt ở một câu : Tốt nhất của tốt nhất.

Tier 2a ( tốt ): Là loại PSU mang lại công suất với chất lượng tốt và độ tin cậy tuyệt vời. Khuyến khích cho người dùng sử dụng trong các hệ thống mới, sử dụng được 24/7/365 mà ngân sách ở mức phù hợp. Có thể nói đây là loại PSU hoàn hảo dành cho những hệ thống tiêu tốn năng lượng nhưng chi phí bỏ ra ở mức tốt.

Tier 2b ( hợp lý ): Linh kiện thiết kế tương tự đối với dòng Tier 2a, nhưng điện năng đầu ra kém hơn một chút mặc dù vẫn tốt. Với PSU này thì thích hợp với các hệ thống không có nhu cầu chạy 24/7/365.

Tier 3 ( chấp nhận được ): Là bộ nguồn đáp ứng đầy đủ mọi yêu cầu về chất lượng điện năng đầu ra theo chuẩn ATX, nhưng so với hai dòng trên thì những bộ nguồn ở Tier 3 này kém hơn về chất lượng điện năng ở đầu ra. Các PSU này đáp ứng cho các nhu cầu không quá cao về đồ họa hoặc gaming hay ép xung, và không có lý do gì để thay thế nếu nó vẫn đáp ứng được hết cho nhu cầu sử dụng với độ ổn định tốt.

Tier 4 ( tệ ) : Linh kiện chế tạo có thể có một số vấn đề, chẳng hạn như mất ổn định điện năng ở nhiệt độ cao, hoặc là không đáp ứng được tiêu chuẩn kĩ thuật về điện năng của chuẩn ATX. Không được khuyến khích mua ngoại trừ trong những tình huống mà kinh tế không cho phép, hoặc chỉ sử dụng trong thời gian không quá dài.

Tier 5 ( đồ bỏ đi ) : Là những bộ nguồn được khuyên KHÔNG NÊN DÙNG. Nếu bạn đang sở hữu những bộ nguồn này thì nên xem xét thay thế ngay lập tức hoặc càng sớm càng tốt. Vì những bộ nguồn này có thể làm hỏng các linh kiện trong hệ thống máy tính của bạn.

Dưới đây là bảng đánh giá và xếp hạng tổng quan về mức độ Tier của các PSU trên thị trường, lưu ý với các bạn rằng giá trị của bảng Tier trên nó chỉ mang tính chất tham khảo do bảng Tier đó sắp xếp dựa theo tiêu chí Price/ Performance/ Quality. Ngoài ra, bảng trên có một số lựa chọn mình thấy chưa đúng cho lắm, mặc dù giá trị chính xác của nó khoảng 90%.

2. Một bộ nguồn kém chất lượng là một bộ nguồn như thế nào ?

Chỉ sản xuất theo tiêu chuẩn ATX v1.x vốn đã cũ và lạc hậu thay vì ATX v2.x.

Nhãn ghi lừa tình về công suất ( Overrated ) trong khi hiệu năng chỉ cung cấp mức công suất khoảng 50 – 60% so với trên nhãn.
Sử dụng chuẩn dây mỏng dẫn tới tăng tải trên dây, nóng và gây ra nhiều sự cố không đáng có. Hiện tại các PSU công suất thực sử dụng chuẩn 18AWG, tuy nhiên nhiều PSU rẻ tiền vẫn sử dụng chuẩn 20AWG.

Đường 12V thấp, hoặc nhiều rail nhưng mỗi rail cung cấp dòng thấp.

Các cổng kết nối ít

Linh kiện nghèo nàn, lạc hậu. Ví dụ loại bỏ tụ, cuộn cảm hoặc sử dụng tụ kém chất lượng

Hệ thống làm mát đi kèm kém chất lượng.

Không công bố đầy đủ hoặc không có các chức năng bảo vệ ( quá áp, quá dòng, quá nhiệt… )

Không có A.PFC hoặc ít nhất cũng phải là P.PFC

Không có các chứng nhận ( UL CUL, CB , CCC…)

Không có các thông tin để tra khảo hoặc không có nội dung để hỗ trợ trực tuyến / nhà sản xuất : datasheet, review…

Những con nguồn noname giá rẻ nhưng công suất ghi “cực cao” thế này góp phần làm hại PC của bạn đáng kể

3. Tụ ảnh hưởng như thế nào tới hoạt động của hệ thống ?

Tụ là một thành phần quan trọng trong hệ thống, thường chức năng của tụ là tích tụ năng lượng điện trong một thời gian nhất định, hoặc được sử dụng với chức năng lọc chống nhiễu cho các thành phần khác ( làm giảm độ gợn sóng của nguồn trong các bộ nguồn xoay chiều hay mạch lọc ) . Như ở trên, PSU được phân ra thành 5 loại PSU với 5 thứ hạng khác nhau. Thì tụ ở PSU cũng được phân thành 4 loại thứ hạng khác nhau. Trong đó loại tụ của Nhật bản vốn được sử dụng nhiều do độ ổn định và chất lượng cao nhất.

Hầu hết các nhà sản xuất PSU đều được đặt tại Trung Quốc ( chi phí nhân công rẻ ), nên việc sử dụng tụ điện của Nhật sẽ có giá thành đắt đỏ vì các nhà sản xuất PSU này buộc phải nhập khẩu từ Nhật Bản, phát sinh thêm thời gian và chi phí vận chuyển. Tất nhiên là vẫn sẽ có nhà sản xuất tụ điện của Nhật đặt tại Trung Quốc, nhưng vấn đề này không nhiều.

Loại Tier 1 bao gồm các thương hiệu sau ( theo tomshardware ) :

  • Rubycon
  • United Chemi-Con (hoặc Nippon Chemi-Con)
  • Nichicon

  • Sanyo / Suncon
  • Panasonic
  • Hitachi
  • FPCAP hoặc Functional Polymer ( được mua lại bởi Nichicon)
  • ELNA
  • Cornell Dubilier (USA)
  • Illinois (Hiện nay thuộc sở hữu Cornell Dubilier i)
  • Kemet Corporation (USA)
  • Vishay (USA)
  • EPCOS (TDK , Đức)
  • Wurth Elektronik (Đức)

Loại tụ Tier 2 bao gồm các thương hiệu bên dưới. Và lưu ý là danh sách này chủ yếu tụ của các thương hiệu Đài Loan ( cũng đặt nhà máy ở Trung Quốc ). Các tụ điện được sản xuất bởi các thương hiệu nà thường được sử dụng trong PSU cấp trung và đôi khi ngay cả trong các đơn vị cao cấp, và nó có sự cân bằng giữa hiệu năng tốt và giá cả phải chăng.

  • Taicon (thuộc Nichicon)
  • Teapo

  • SamXon
  • OST
  • Toshin Kogyo

Loại tụ Tier 3 là loại chấp nhận được, chi phí rẻ để giảm giá thành sản xuất, thường thấy ở các PSU công suất thực cho phân khúc phổ thông :

  • Jamicon
  • CapXon

Loại tụ Tier 4 là loại tụ được sử dụng chỉ nhằm mục đích giảm giá thành sản phẩm, vì độ tin cậy của loại này giảm dần theo thời gian và rất nhanh lão hóa.

  • G-Luxon
  • Su’scon
  • Elite
  • Lelon
  • Ltec
  • Jun Fu
  • Fuhjyyu
  • Evercon

Kết luận

Với một PSU tốt thì phần thứ cấp cũng khá quan trọng. Ở tầng lọc cho phần thứ cấp luôn được thiết kế tốt với nhiều tụ điện, cuộn dây, điện trở, trong đó tụ lọc được sử dụng của hãng tên tuổi. Có một đặc điểm cần lưu ý ở loại tụ Tier 1 so với loại Tier 2 đó chính là tuổi thọ của Tier 2 nó dao động trong khoảng 1k tới 3k giờ, so với một số loại tụ Nhật nằm ở tier 1 thì mức hoạt động này là thấp hơn ( các tụ Tier 1 thường có mức dao động từ 2k tới 10k giờ ). Tuy nhiên, như nói ở trên chi phí sử dụng các tụ Nhật hoặc Tier 1 sẽ đẩy giá thành sản phẩm lên mức cao, nên thường được sử dụng ở các PSU đắt tiền có thiết kế tốt.

Tuy nhiên, về mặt kĩ thuật, việc sử dụng tụ tier 1 không có nghĩa là PSU đó là hàng xịn hay cao cấp, vì vấn đề nội tại vẫn là platform cấu thành nên con PSU đó. Chưa kể, nhiệt độ hoạt động của sản phẩm sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tuổi thọ linh kiện của chính nó. Đó là lý do mà nhiều thử nghiệm đã minh chứng, cùng một con PSU có platform ko ngon lành cành đào, linh kiện ở mức cơ bản, thay tụ tier thấp lên tier cao thì riple lại càng bị ảnh hưởng và chất lượng tất nhiên vẫn chẳng thể là một PSU tốt.

Top nguồn máy tính tốt,
Nguồn Xigmatek có tốt không,
Nguồn máy tính tốt nhất 2021,
Nguồn máy tính tốt nhất 2020,
Nguồn máy tính 700W tốt,
Nguồn máy tính như thế nào là tốt,
Nguồn Gigabyte có tốt không,
Nguồn máy tính 500W

Có thể bạn quan tâm:

(function($) { $(document).ready(function() { $('header .ux-search-submit').click(function() { console.log('Moew'); $('header form.search_google').submit(); }); }); })(jQuery);