Kinh nghiệm học đạt bằng GIỎI ở Học Viện Tài Chính

Kinh nghiệm học đạt bằng GIỎI ở Học Viện Tài Chính. Xếp loại học lực Học viện Tài chính,
Cách tính điểm Học viện Tài chính 2021,
Điều kiện để được bằng giỏi đại học,
Số tín chỉ Học viện Tài chính,
Điều kiện được học bổng Học viện Tài chính,
Xét tốt nghiệp Học viện Tài chính,
Bằng tốt nghiệp Học viện Tài chính,
Chuẩn đầu ra Học viện Tài chính”Chủ đề này hay đấy. Thấy bên trên nhiều bài viết lung tung quá. Thôi thì tranh thủ mấy ngày thất nghiệp rảnh rỗi, tớ xin bàn về vấn đề bằng Giỏi.
Kinh nghiệm học đạt bằng GIỎI ở Học Viện Tài Chính
Kinh nghiệm học đạt bằng GIỎI ở Học Viện Tài Chính
 

Kinh nghiệm học đạt bằng GIỎI ở Học Viện Tài Chính

Để đạt được bằng Giỏi sau 4 năm học tại HVTC là không khó. Thậm chí là DỄ nếu bạn giữ vững tinh thần học tập như hồi còn học cấp 3, như lúc ôn thi ĐH để trở thành SV HVTC. Nhưng số sinh viên làm được điều này không nhiều. Đại học có nhiều thứ khác lôi cuốn bên cạnh việc học. Tớ sẽ không viết về làm thế nào để học tốt vì câu trả lời nó rất rõ rang ở trên rồi: Học học và học. Tớ sẽ viết làm thế nào để vừa “chơi” vừa học tốt?Thế nào nhỉ? Vấn đề nó vẫn nằm ở chính bản thân của bạn thôi. Đọc xong bài viết này và làm theo thì tớ đảm bảo bạn sẽ được bằng Giỏi, vấn đề là có làm theo hay không thôi ^^!

1. ĐH là một môi trường yêu cầu tính tự giác cao. Khác với hồi cấp 3: ở trường có thầy cô, về nhà có ba mẹ. Ở ĐH về nhà thì chỉ có mình, ở trường thì thầy cô chẳng quan tâm tới mình làm gì, thích đi học thì đi, ko thích thì nằm ở nhà nhờ đứa khác điểm danh hộ. Vậy, vấn đề đầu tiên là “đi học đầy đủ, tập trung nghe giảng”

Có đi học, có nghe giảng tập trung thì mới hiểu được vấn đề trong sách viết và thầy cô truyền đạt. Thường thường trong quá trình học, phần nào trọng tâm phần nào hay thi, những sai sót thường gặp trong làm bài thi,… thầy cô khi dạy đến đều có nhắc cả. Nếu không đi học, hoặc lúc đi học nằm ngủ hay nói chuyện mà không nghe thì đến lúc ôn thi vẫn tiếp tục mắc phải cái sai ấy. Còn nếu thầy cô dạy chán? Điều này là khó tránh khỏ, lúc đấy tranh thủ lôi giáo trình ra mà đọc ^^!

Nửa ngày đi học nửa ngày chơi, làm việc khác. Một tuần lại được nghỉ 2 ngày, sướng thế còn gì? Có bạn thì dùng free time này tham gia hoạt động này nọ, bạn thì game, bạn thì đi làm thêm để cải thiện cuộc sống. Muôn hình muôn vẻ. Nói chung làm gì thì làm nhưng mà nhớ đi học là phải đi. Khi đã hiểu vấn đề thì ôn thi sẽ hiệu quả.

Tớ thì tớ thích kiểu “chơi” mà lại là “học”. Nhưng học ở đây là học những cái khác. Trong quãng thời gian là sinh viên, tớ đã tham gia nhiều mô hình CLB, tham gia nhiều hoạt động của Đoàn TN – Hội SV và học hỏi được nhiều thứ. Giờ ngẫm lại thấy “đáng lắm chứ!”. I love guitar club so much! ^^!

2. Ở ĐH, mỗi một môn học có một yêu cầu khác nhau và có “mẹo” để đạt điểm cao. Cái “mẹo” ấy như thế nào? Học àh? Học suốt thì time đâu mà chơi chứ ^^!

2.1 Vẫn áp dụng cái nguyên tắc nửa ngày học nửa ngày chơi đấy nhưng mà đến khi kiểm tra thì chịu khó mà lôi sách vở ra ôn lại. Thường thì khi thầy cô bảo ktra thì cứ lôi sách ra chép vì thầy cô cho chép. Nhưng mà chép giống nhau thì lấy đâu ra điểm cao hơn người khác được. Có khi lại chép nhầm vì ko hiểu vấn đề mà câu hỏi đề cập ^^! Từ năm 2006 áp dụng quy chế mới thì bài kiểm tra này cũng được tính vào điểm kết thúc học phần. Thế nên bằng Giỏi nó liên quan đến cái này đấy ^^!.

2.2 Ôn thi. Một kỳ ôn thi tập trung và hiệu quả thì sẽ đảm bảo một kết quả tốt. Trong năm thì có “nửa ngày chơi rồi” đến lúc ôn thi thì phải “cày”. Cày thế nào?

2.2.1 Đối với các môn có bài tập. Mấy ngày ôn thi mà đòi cày? Muộn rồi ^^! Bài tập thì có rất nhiều dạng, lúc ôn thi lại còn cả lý thuyết nữa. Muốn cày nhanh và hiệu quả thì trước đấy cũng phải “cuốc” đất sơ sơ cho nó dễ cày đã. Đối với các môn có bài tập thì đảm bảo trong năm phải làm bài tập để còn biết dạng, biết cách làm.

2.2.2 Đối với các môn lý thuyết học thuộc hay trắc nghiệm thì những ngày đi học nghe giảng kết hơp với vài ngày ôn thi là đạt điểm cao. Vậy ôn thế nào?

2.2.2.1 Trước khi thi thường có các buổi phụ đạo. Đây là buổi rất quan trọng và ảnh hưởng lớn đến kiến thức mà làm bài thi. Đối với buổi phụ đạo này thì mình có cái nguyên tắc: “Đúng khoa, chọn thầy, chọn bạn, chọn quán photo”
Đúng khoa: Một số môn nhất định có đề thi khác nhau giữa các khoa.
Chọn thầy: Có những thầy cô phụ đạo sẽ đưa ra nhiều vấn đề. Đây là nguyên nhân tại sao đi phụ đạo có lớp động nghịt như thế ^^!
Chọn bạn: Có nhiều bạn rất siêng, tổng hợp nhiều vấn đề từ các buổi phụ đạo. Mình ko đi hết được thì có vấn đề gì thắc mắc hỏi các bạn ấy, mượn cái đề cương của các bạn ấy mà photo lại rồi học.
Chọn quán photo: Tài liệu của các quán photo rất phong phú và đa dạng. Nên hỏi sự tư vấn của khóa trên về việc môn nào thì chọn quán nào. Mình thì cứ đi một vòng các quán, ôm về cả đống rồi nghiên cứu xem cái nào hay rồi học.

2.2.2.2 Ôn thi: đảm bảo nguyên tắc “Tập trung hoàn toàn, trợ giúp của bạn bè và thảo luận”
Tập trung hoàn toàn: Những ngày ôn thi thì chỉ có ăn + ngủ + học, hạn chế làm các việc khác. Và tốt nhất là tự học, nếu ở nhà ồn ào thì lên thư viện + giảng đường mà học. Ngày nào cũng tập trung như thế, điểm ko cao mới là lạ ^^!
Trợ giúp của bạn bè: Trong quá trình ôn thi thì ko tránh khỏi những thắc mắc. Lúc đấy phải hỏi bạn bè, hỏi mấy bạn ở trong phần “chọn bạn” ở trên đấy ^^!
Thảo luận: Thảo luận khi mà chẳng có cái gì trong đầu thì ko hiệu quả. Tớ thường dành 1 ngày trước khi thi để thảo luận với bạn bè về các vấn đề. Có môn thì tụ tập, môn thì thảo luận qua Yahoo. Lúc đấy mình vừa nhớ được vấn đề, vừa hiểu thêm vấn đề.

2.3: Thi:
 – Để thi tốt cần có một cái đầu tỉnh táo. Cày thế nào cũng được, trước hôm thi hãy ngủ đủ giấc. Nhiều sinh viên đi thi với tâm trạng mệt mỏi vì đêm hôm đó cày. Biểu hiện của nước đến chân mới nhảy, có mấy ngày ôn thi thì đi chơi, sát hôm thi mới học. Điểm cao sao được.
– Nhiều bạn mang tài liệu vào phòng thi. Có thể trót lọt, đạt điểm cao mà không cần học nhưng cũng rủi ro cao khi chép nhầm và có thể đánh đổi bằng cái án Kỷ luật. Tớ thấy chẳng đáng. Thầy cô coi thi cũng tùy người, có người khó tính, có người dễ. Nhưng tớ nhận ra là trao đổi bình thường thì hiếm hoi mới bị lập biên bản (bị nhắc nhiều), còn giở tài liệu thì hên xui. Thế nên phần nào chưa chắc và lại thi vào có thể hỏi bạn trong phòng thi được. Thậm chí một số thầy cô thấy sai còn mách nước cho nữa.

Đấy, cứ làm theo thế đảm bảo sẽ bằng Giỏi. Nhưng bằng Giỏi là một yếu tố, cần đặt thêm mục tiêu tiếng Anh, tin học và kỹ năm mềm. Cái gì cũng có giá của nó, hãy đánh đổi cái “nửa ngày chơi” để đổi lấy cái tiếng Anh, tin học với các kỹ năng. Tớ đảm bảo như vậy khi ra trường sẽ có nhiều chỗ làm tốt cho mà lựa chọn.”

 

Điều kiện để được bằng giỏi đại học

Tại khoản 5 Điều 10 Quy chế đào tạo đại học quy định, sinh viên được xếp loại học lực theo điểm trung bình học kỳ, điểm trung bình năm học hoặc điểm trung bình tích lũy như sau:

Theo thang điểm 4:

– Từ 3,6 đến 4,0: Xuất sắc;

– Từ 3,2 đến cận 3,6: Giỏi;

– Từ 2,5 đến cận 3,2: Khá;

– Từ 2,0 đến cận 2,5: Trung bình;

– Từ 1,0 đến cận 2,0: Yếu;

– Dưới 1,0: Kém.

Theo thang điểm 10:

– Từ 9,0 đến 10,0: Xuất sắc;

– Từ 8,0 đến cận 9,0: Giỏi;

– Từ 7,0 đến cận 8,0: Khá;

– Từ 5,0 đến cận 7,0: Trung bình;

– Từ 4,0 đến cận 5,0: Yếu;

– Dưới 4,0: Kém.

Trên đây là một số quy định về cách tính điểm và xếp loại học lực đại học

Có thể bạn quan tâm:

1 thoughts on “Kinh nghiệm học đạt bằng GIỎI ở Học Viện Tài Chính

  1. Pingback: storm chasers

Leave a Reply

(function($) { $(document).ready(function() { $('header .ux-search-submit').click(function() { console.log('Moew'); $('header form.search_google').submit(); }); }); })(jQuery);