Với người mới bắt đầu lập trình web thì HTML là một trong những ngôn ngữ cơ bản đầu tiên mà bạn cần phải nắm vững. Vậy HTML là gì? Đánh giá ưu nhược điểm của HTML và hơn thế nữa.
Nội dung chính:
Tìm hiểu sơ lược về HTML là gì?
- Đây là viết tắt của cụm từ Hypertext Markup Language (Ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản).
- Đây là một ngôn ngữ đánh dấu được thiết kế để phân chia nội dung, tạo những trang web trên mạng lưới Internet: “www” (World Wide Web). Đây cũng là một ngôn ngữ được đánh giá là dễ học, dễ hiểu, thông thường là bước đệm đầu tiên dành cho người mới tìm hiểu, học lập trình website.
- Điểm cần chú ý mà người mới thường hay nhầm lẫn, đó là HTML không phải là một ngôn ngữ lập trình thuần túy, đồng nghĩa với việc đó là nó không thể tạo ra các chức năng “động” trên trang web được.
- Ngôn ngữ HTML cơ bản chỉ giống như phần mềm Microsoft Word, dùng cho bố cục và định dạng trang web.
Lịch sử hình thành và phát triển của HTML
- Ngôn ngữ HTML được tạo ra bởi nhà vật lý học Tim Berners-Lee, trung tâm nghiên cứu CERN, Thụy Sĩ. Vào những ngày bắt đầu, Tim Berners-Lee đã đề xuất ý tưởng tạo nên một hệ thống siêu văn bản (hypertext) trên nền tảng Internet.
- Ông đã xuất bản phiên bản đầu tiên trong năm 1991 bao gồm 18 phần tử (tags) bao gồm thiết kế ban đầu tương đối đơn giản.
- Kể từ đó, mỗi phiên bản mới đều được cập nhật thêm các phần tử và các thành phần mới, trải qua hơn 30 năm phát triển, đã có rất nhiều phiên bản HTML khác nhau được ra mắt. Tuy nhiên, phiên bản được sử dụng nhiều nhất kể từ thời điểm bùng nổ của internet vào những năm 2000 là phiên bản 4.0 (được ra mắt năm 1999), còn ở thời điểm hiện tại phiên bản nâng cấp 5.0 đang được sử dụng, giảng dạy và phổ biến rộng rãi nhất.
Có thể tóm tắt các mốc hình thành và phát triển của ngôn ngữ như sau:
- 1991- Tim Berners-Lee tạo nên phiên bản 1.0
- 1993- HTML 1.0 được chính thức ra mắt nhưng không có nhiều lập trình viên website tại thời điểm này.
- 1995- HTML 2.0 được ra mắt. Đây là một phiên bản nâng cấp của phiên bản 1.0 với nhiều điểm nổi bật mới, được xem là tiêu chuẩn để thiết kế và tạo trang web cho đến tận năm 1997.
- 1997- HTML 3.0 được tạo ra. Tại thời điểm này, Dave Raggett đã giới thiệu một bản thảo mới, cải tiến các tính năng mới của ngôn ngữ này và cung cấp các đặc điểm mạnh mẽ hơn cho quản trị viên web trong việc thiết kế trang web. Nhưng không may, các tính năng được cho là mạnh mẽ trên đã làm chậm việc cải tiến trên trình duyệt.
- 1999- HTML 4.0 được ra mắt, sử dụng rộng rãi và đã rất thành công.
- 2014- thời điểm HTML 5.0 được công bố trên toàn thế giới, được giới thiệu như là bản nâng cấp của phiên bản HTML 4.01 (năm 2012). Cho đến hiện tại phiên bản 5.0 vẫn đang được sử dụng rộng rãi và phổ biến trên toàn thế giới như một tiêu chuẩn của lập trình website.
HTML hoạt động như thế nào?
- Trong lập trình website, HTML đóng vai trò như khung xương của một trang web, tạo nên cấu trúc cơ bản nhất của một website để các thành phần khác kết nối, lắp ráp để tạo nên một website hiệu quả và hoạt động trơn tru nhất.
- Bất kể mục đích sử dụng website của bạn là gì, xây dựng trên nền tảng nào hoặc sử dụng ngôn ngữ lập trình nào thì tất cả đều cần phải có sự hỗ trợ của HTML để dữ liệu có thể được xử lý và hiển thị trên các trình duyệt web (browser).
- Do đó, HTML là một thành phần không thể thiếu nếu muốn xây dựng một website có cấu trúc tốt và hoạt động có hệ thống, tuy không được xem là một ngôn ngữ lập trình chính thống, nhưng cũng trở thành loại ngôn ngữ cơ bản nhất mà các lập trình viên hay nhà phát triển website cần nắm rõ.
Mối liên hệ giữa Javascript, CSS và HTML
Như đã nói từ đầu, HTML đóng vai trò là bộ khung định hình một trang web, tuy nhiên điều này vẫn chưa đủ để có thể tạo nên một website hoàn chỉnh. Do đó, để website của bạn có thể thu hút, có nhiều chức năng, giao diện bắt mắt cần phải có sự hỗ trợ của CSS và Javascript.
Có thể xem đây là bộ 3 công cụ “thần thánh” của các lập trình viên website, dùng để tạo nên một website hoàn chỉnh, đa phần các phần mềm soạn thảo html đều hỗ trợ cả CSS và JavaScript.
Với khả năng tương thích cao, HTML kết hợp với CSS và Javascript sẽ giúp tăng trải nghiệm người dùng và thiết lập thêm nhiều tính năng cấp cao khác cho website, với từng vai trò cụ thể như sau:
- HTML: Chịu trách nhiệm xây dựng cấu trúc cơ bản cho website và định dạng các siêu văn bản (các phần tử, thẻ Heading, văn bản…)
- CSS: Có vai trò về thiết kế giao diện website, biến các định dạng HTML thành một website có hình ảnh, màu sắc thu hút và hấp dẫn hơn cho người xem.
- Javascript: Với chức năng tạo ra các hoạt động tương tác cao với hành vi của người dùng như các hiệu ứng đặc biệt khi Click, khi di chuột, nhập-truy xuất dữ liệu…
Những ưu nhược điểm
Ưu điểm
- Ngôn ngữ được sử dụng rộng rãi, nguồn tài nguyên phong phú và cộng đồng sử dụng cực lớn.
- Được hỗ trợ bởi mọi loại trình duyệt hiện có (Chrome, Firefox, Opera,…)
- Dễ dàng học tập, tìm hiểu và sử dụng.
- Markup đồng nhất và ngắn gọn.
- Mã nguồn mở, và hoàn toàn miễn phí để sử dụng
- HTML hiện là chuẩn mực của Internet do tổ chức World Wide Web Consortium (W3C) duy trì.
- Dễ dàng tích hợp các ngôn ngữ backend như PHP hoặc Node.js
Nhược điểm
- HTML được dùng chủ yếu cho các website tĩnh vì vậy nếu bạn cần trang web của mình “động” thì không hữu ích, cần phải có sự hỗ trợ của CSS và Javascript.
- Cần phải viết rất nhiều câu lệnh để tạo một trang web đơn giản, khó khăn trong việc kiểm soát.
- Các tính năng bảo mật chưa thực sự tốt.
- Không có tính tập trung khi mỗi trang web cần phải được lập trình riêng biệt nhau.
HTML có phải ngôn ngữ lập trình không?
Chúng tôi muốn khẳng định rằng HTML không phải là một ngôn ngữ lập trình.
Tuy nó cấu tạo nên những thành phần của trang Website, nhưng lại không tạo được các chức năng “động” cho Website.
Thao tác làm việc với HTML rất đơn giản. Để thực hiện đánh dấu trang Web, bạn chỉ cần sử dụng cấu trúc Code (Attributes và Tags).
Vai trò của HTML trong lập trình Web
Đây là một loại ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản. Như tôi đã đề cập ở trên, nó giúp cấu thành các cấu trúc cơ bản của một Website, làm cho trang Web trở thành một hệ thống hoàn chỉnh. Cụ thể, ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản này giúp bố cục, chia khung sườn các thành phần trang Web.
Đồng thời, nó còn hỗ trợ khai báo các File kỹ thuật số như nhạc, Video, hình ảnh,…
Nếu muốn Website có cấu trúc tốt, sử dụng nhiều loại yếu tố trong văn bản, bạn sẽ cần đến HTML.
Theo quan điểm của tôi, lập trình viên có thể lựa chọn ngôn ngữ lập trình riêng cho Website tùy vào mục đích sử dụng. Nhưng thực chất chứa những yếu tố cần thiết cho mọi thể loại Website.
Trang Web của bạn sẽ cần đến ngôn ngữ để hiển thị nội dung cho người truy cập, dù trang của bạn xây dựng trên bất kỳ nền tảng nào, giao tiếp với bất kỳ ngôn ngữ lập trình nào để xử lý dữ liệu.
Theo tôi được biết, trước khi bắt tay vào thiết kế, làm việc trên một trang Web thì nhà phát triển Web, lập trình viên đều phải học như một loại ngôn ngữ cơ bản.
Các đặc điểm nổi bật
HTML có nhiều thẻ định dạng, do đó bạn có thể trình bày trang Web dễ dàng, hiệu quả với ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản này. Với tôi, đây được xem là một ngôn ngữ đánh dấu dễ dàng và đơn giản để sử dụng. Chúng ta có thể sử dụng nó để thiết kế trang Web cùng với văn bản một cách linh hoạt.
Một đặc điểm theo tôi khá thú vị là HTML có thể liên kết đến các trang Web khác. Nhờ ngôn ngữ đánh dấu này, bạn có thể thêm các Video, hình ảnh, âm thanh vào để các Website hấp dẫn, đẹp mắt và dễ tương tác hơn.
Đặc biệt, HTML có thể hiển thị trên bất kỳ nền tảng nào khác như Linux, Windows, và Max vì nó là một nền tảng độc lập.
Hiểu các thuật ngữ HTML phổ biến
Tôi sẽ giải thích một số thuật ngữ HTML thường gặp để bạn sử dụng nó dễ dàng và thuận tiện hơn.
- Elements: Là các chỉ định xác định nội dung, cấu trúc của các đối tượng trong một Website. Tên Element được bao quang, xác định bằng dấu ngoặc < >. Những yếu tố được sử dụng phổ biến là đoạn văn ( <p>), các cấp độ tiêu đề (từ <h1> đến <h6>), danh sách tiếp tục bao gồm <a>, <div>, <span>, <strong>, và <em>,…
- Tags: Một Element được bao quanh bởi các dấu ngoặc < > sẽ tạo ra các thẻ. Ví dụ thẻ mở là dấu hiệu cho bạn biết sự bắt đầu của một Element (ví dụ: <div>). Thẻ đóng sẽ đánh dấu vào cuối của một Element, có hình thức là dấu ngặc nhỏ + dấu chéo + dấu ngoặc lớn (ví dụ: </div>). Ở giữa thẻ mở và thẻ đóng là nội dung của Element.
- Attributes: Là thuộc tính sử dụng để cung cấp thông tin bổ sung về một Element. Các Attributes bao gồm tên và giá trị, được xác định sau tên của một thành phần và trong thẻ mở. Attributes có định dạng như sau: tên thuộc tính + dấu bằng + giá trị thuộc tính được trích dẫn. Ví dụ Element <a> gồm một Attribute href: <a href=”http://shayhowe.com/”>Shay Howe</a>. Một số thuộc tính mà tôi thường dùng là Attribute Class, ID, SRC, thuộc tính href,…
Bố cục HTML là gì?
Mỗi thẻ sẽ có những tác dụng nhất định, giúp xây dựng nên một cấu trúc hoàn chỉnh cho Website.
Để biết bố cục HTML của một trang web như thế nào, mời bạn xem ví dụ code bên dưới:
<!DOCTYPE html> <html> <head> <title>Page Title</title> </head> <body> <h1>The Main Heading</h1> <h2>A catchy subheading</h2> <p>First paragraph</p> </body> </html>
Trong đó:
- <!DOCTYPE html>: khai báo kiểu dữ liệu hiển thị
- <html> và </html>: cặp thẻ bắt buộc, element cấp cao nhất, có nhiệm vụ đóng gói tất cả nội dung của trang HTML
- <head> và </head>: khai báo các thông tin meta của trang web như: tiêu đề trang, charset
- <title> và </title>: cặp thẻ nằm bên trong thẻ <head>, dùng để khai báo tiêu đề của trang
- <body> và </body>: cặp thẻ dùng để đóng gói tất cả các nội dung sẽ hiển thị trên trang
- <h1></h1>, <h2></h2>: định dạng dữ liệu dạng heading. Thông thường có 6 cấp độ heading, trải dài từ <h1> tới <h6>. Trong đó, <h1> là cấp độ heading cao nhất và <h6> là cấp độ heading thấp nhất.
- <p> và </p>: cặp thẻ chứa các đoạn văn bản của trang web
Các tag thông dụng nhất của HTML là gì?
tag được sử dụng chủ yếu là block-level tags và inline tags.
Block-level tags
Đây là loại tag cấp cao, sẽ chiếm toàn bộ không gian của trang web và luôn bắt đầu dòng mới của trang. 3 block-level tags mà tất cả các trang HTML đầu cần có đó là:
<html></html>, <head></head> và <body></body>.
Ý nghĩa và chức năng của những tag này đã được đề cập ở trên nên trong phần này chúng tôi sẽ không nhắc lại nữa.
Inline tags
Loại tag này chỉ chiếm một phần nhỏ trong không gian Website và cũng không bắt đầu dòng mới của trang. Inline tags thường được dùng để định dạng, tạo bố cục cho nội dung bên trong của block-level tags.
HTML có nhiều dạng inline tags, ví dụ như: cặp tag <strong></strong> dùng để định dạng chữ in đậm, còn cặp tag <em></em> dùng để định dạng chữ in nghiêng.
Nếu muốn gắn hyperlinks vào trang, bạn có thể sử dụng cặp tag <a></a> với attributes href để xác định đường link cụ thể. Đoạn code lúc này có dạng:
<a href=“https://example.com/”>Click me!</a>
Sự khác biệt giữa HTML và HTML5
HTML5 (hay cũng được gọi chung là HTML) được phát hành vào năm 1999. Trong khi đó, phiên bản nâng cấp mới nhất của HTML là HTML5 được phát hành vào năm 2014. So với HTML, HTML5 đã được bổ sung thêm rất nhiều tính năng quan trọng. Cụ thể, một số tính năng mới của HTML5 có thể kể đến như:
- Khả năng hỗ trợ video và audio: Thay vì phải sử dụng Flash Player để phát video/audio thì với HTML5, lập trình viên có thể nhúng trực tiếp file video/audio vào trang web bằng cặp tag <audio></audio> hoặc <video></video>.
- Hỗ trợ scalable vector graphic (SVG) và MathML cho các công thức toán học hoặc phương trình hóa học.
- Có thêm nhiều cải thiện về mặt ngôn ngữ. Chứa nhiều semantic tag giúp người dùng hiểu được nội dung chính của Website là gì (ví dụ như: <article></article>, <section></section>, <aside></aside>, <header></header>, <footer></footer>).
- Hỗ trợ nhiều loại kiểu form hơn so với HTML như: email cho doanh nghiệp, ngày/giờ, số điện thoại, URL, tìm kiếm,…
Ngoài ra, một số tag lỗi thời đã được loại bỏ ở phiên bản HTML5, ví dụ như: isindex, noframes, acronym, applet, basefont, dir, font, frame, frameset, big, center, strike,…
Một khác biệt nữa không thể không nhắc đến giữa HTML và HTML5 đó là: HTML không cho phép JavaScript chạy trong trình duyệt web (JavaScript bắt buộc phải chạy trong interface thread của trình duyệt). Còn HTML 5 lại có thể hỗ trợ để JavaScript chạy nền (nhờ có JS web worker API).
HTML, CSS, và JavaScript liên quan với nhau như thế nào?
Tuy HTML được đánh giá là khá mạnh nhưng nó vẫn chưa đủ khả năng xây dựng một trang web chuyên nghiệp. Do đó, các lập trình viên thường chỉ sử dụng HTML để thêm các element dạng văn bản và xây dựng giao diện cấu trúc cho phần nội dung trên trang. Sau đó, họ dùng 2 ngôn ngữ frontend là CSS và Javascript để tạo nên một Website hoàn chỉnh.
Với khả năng tương thích cao, HTML khi kết hợp cùng CSS và Javascript sẽ có thể giúp tăng trải nghiệm cho người dùng và thiết lập được các chức năng cao cấp khác. Cụ thể:
- CSS đóng vai trò chính trong việc thiết kế, xây dựng background, màu sắc và các hiệu ứng cho trang
- Javascript có nhiệm vụ giúp tạo ra các chức năng động như: thư viện hình ảnh, slider, pop-up,…
Các phần mềm lập trình HTML là gì?
Để lập trình web hiệu quả và tiết kiệm thời gian, công sức, bạn có thể sử dụng các phần mềm lập trình HTML dưới đây:
- Sublime Text
- PHP designer
- Dreamweaver
- NotePad ++
Phần mềm lập trình HTML – Sublime Text
Sublime Text là phần mềm viết code được Jon Skinner phát triển và ra mắt năm 2008, được tạo ra dựa trên ngôn ngữ Python và C++. Không chỉ là một text editor hiệu quả, Sublime Text còn giúp lập trình viên tiết kiệm thời gian với nhiều plugin có sẵn.
Phiên bản mới nhất của Sublime Text là Sublime Text 3. Bạn có thể dùng bản miễn phí hoặc trả phí đều được vì nhìn chung cả hai không có quá nhiều tính năng khác biệt nhau.
Phần mềm lập trình HTML – PHP designer
PHP Designer là phần mềm lập trình do Michael Pham phát triển và ra mắt năm 1998. Hiện nay, phần mềm này đã có mặt hơn 200 quốc gia trên thế giới và là cánh tay phải đắc lực của rất nhiều lập trình viên. Ngoài việc hỗ trợ viết code, PHP Designer còn hỗ trợ thiết kế web PHP.
Giao diện của phần mềm này khá đơn giản, dễ sử dụng, phù hợp với các thiết kế web giới thiệu công ty. Đặc biệt, PHP có thể hỗ trợ đa ngôn ngữ (có khoảng trên 20 ngôn ngữ được sử dụng).
Phần mềm lập trình HTML – Dreamweaver
Đây là phần mềm được hầu hết các trường học đem vào để giảng dạy cho sinh viên trong bộ môn lập trình, có thiết kế chuyên nghiệp và có đầy đủ các tính năng cần thiết để lập trình viên viết code web/phần mềm hoặc ứng dụng.
Ngoài ra, phần mềm này cũng có khá nhiều tiện ích với thao tác sử dụng rất dễ dàng (chỉ cần kéo thả, di chuyển các phần tử), tương thích với rất nhiều loại ngôn ngữ lập trình hiện nay như: PHP, ASP.NET, JSP, ASP,…
Phần mềm lập trình HTML – NotePad ++
NotePAd ++ tạo ra môi trường lập trình nhỏ gọn, tiện lợi với nhiều tiện ích giúp tối ưu hóa quá trình xây dựng web/phần mềm, có rất nhiều ngôn ngữ lập trình mà NotePad ++ có thể hỗ trợ như: C++, Java, C#, XML, PHP, CSS, Pascal,…
Lưu ý, các phần mềm lập trình Website trên đây có thể được sử dụng kết hợp với nhau để tạo nên một trang web chuyên nghiệp và hoàn hảo hơn. Tuy nhiên, nếu muốn dùng một lúc nhiều phần mềm thì người lập trình phải có kiến thức sâu rộng và am hiểu tường tận về cách vận hành của chúng.
Ngoài việc thuê Cloud Server, mua tên miền, thiết kế Website là một phần cốt lõi cho kinh doanh.
Với những ai đang muốn trở thành lập trình viên, bài viết trên đã giới thiệu đến bạn những thông tin từ cơ bản đến chi tiết nhất. Hy vọng, với những chia sẻ của chúng tôi, bạn đã hiểu thêm về HTML và thu lượm được kha khá kiến thức về lập trình và ứng dụng hiệu quả trong công việc.
Chúc bạn phát triển Website thành công!