Không dùng tác phẩm trong SGK làm đề kiểm tra văn định kỳ

Không dùng tác phẩm trong SGK làm đề kiểm tra văn định kỳ? Ngày 30/7/2024, Bộ GD&ĐT đã có Công văn 3935/BGDĐT-GDTrH hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2024-2025.

Không dùng tác phẩm trong SGK làm đề kiểm tra văn định kỳ

(1) 06 nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2024-2025

Cụ thể, tại Công văn 3935/BGDĐT-GDTrH, Bộ GD&ĐT đề nghị các Sở GD&ĐT thực hiện 06 nhiệm vụ như sau:
  • Thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 (CT GDPT 2018) đối với tất cả các khối lớp, trong đó tập trung chuẩn bị tốt các điều kiện triển khai CT GDPT 2018 đối với lớp 9 và 12 bảo đảm hoàn thành chương trình năm học và nâng cao chất lượng giáo dục trung học. Chuẩn bị tổ chức đánh giá tổng kết việc triển khai thực hiện CT GDPT 2018 giai đoạn 2020-2025.
  • Thực hiện hiệu quả các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, kiểm tra đánh giá nhằm phát triển phẩm chất, năng lực học sinh; đa dạng hóa hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục tích hợp phát triển các kỹ năng cho học sinh; thúc đẩy và nâng cao chất lượng giáo dục STEM, giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh sau THCS và THPT.
  • Chú trọng thực hiện công tác phát triển mạng lưới trường, lớp; tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị dạy học bảo đảm yêu cầu triển khai CT GDPT 2018; nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục THCS.
  • Tập trung phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục bảo đảm chất lượng thực hiện CT GDPT 2018; chú trọng tập huấn, bồi dưỡng thường xuyên nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ giáo viên.
  • Thực hiện hiệu quả việc quản lý giáo dục, quản trị trường học; bảo đảm dân chủ, kỷ cương, nề nếp, chất lượng và hiệu quả trong các cơ sở giáo dục trung học; tổ chức tốt các phong trào thi đua. Tăng cường công tác tư vấn, hướng dẫn, giám sát, thanh tra, kiểm tra theo thẩm quyền.
  • Triển khai thực hiện hiệu quả, thiết thực chuyển đổi số trong dạy học và quản lý giáo dục; tập trung thực hiện chuyển đổi số trong quản lý kết quả học tập và rèn luyện của học sinh.
Theo đó, đối với năm 2024 – 2025, Bộ GD&ĐT đề nghị các Sở GD&ĐT thực hiện 06 nhiệm vụ chủ yếu như đã nêu trên.
 
Giải đáp Không dùng tác phẩm trong SGK làm đề kiểm tra văn định kỳ

(2) Không dùng tác phẩm trong SGK làm đề kiểm tra văn định kỳ

Cụ thể, tại Công văn 3935/BGDĐT-GDTrH có nêu rõ, năm học 2024 – 2025 sẽ thực hiện đánh giá học sinh THCS và THPT theo đúng quy định, không vượt quá yêu cầu cần đạt của chương trình. Trong đó, cần lưu ý một số nội dung như sau:
  • Xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá phù hợp với kế hoạch dạy học; tăng cường thực hiện việc kiểm tra, đánh giá định kỳ thông qua bài thực hành, dự án học tập.
  • Đối với môn Ngữ văn, tránh sử dụng các văn bản, đoạn trích đã được học trong SGK để làm ngữ liệu kiểm tra đánh giá năng lực đọc hiểu và viết trong các đề kiểm tra định kỳ nhằm khắc phục tình trạng học sinh chỉ học thuộc bài hoặc sao chép nội dung tài liệu có sẵn.
Bên cạnh đó, Bộ GD&ĐT cũng yêu cầu phải tăng cường xây dựng ngân hàng câu hỏi, ma trận đề kiểm tra theo yêu cầu cần đạt của chương trình môn học. Đồng thời, chuẩn bị cho học sinh lớp 9 làm quen với định hướng đề thi tuyển sinh vào lớp 10, học sinh lớp 12 làm quen với định hướng đề thi tốt nghiệp THPT.

(3) Đa dạng các hình thức tổ chức dạy học

  • Cụ thể, Bộ GD&ĐT phải lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp với nội dung bài học để tổ chức các hoạt động học tập của học sinh bảo đảm chất lượng, dành nhiều thời gian cho học sinh khai thác sử dụng SGK, thực hành, thí nghiệm để tiếp nhận và vận dụng kiến thức thông qua thực hiện nhiệm vụ được giao và hoàn thành sản phẩm học tập cụ thể theo yêu cầu của giáo viên.
  • Ngoài ra, cũng cần đa dạng các hình thức tổ chức dạy học (trong và ngoài lớp học, trong và ngoài khuôn viên nhà trường). Tại đây, Bộ GD&ĐT cũng khuyến khích các hình thức dạy học nhằm thúc đẩy hứng thú học tập của học sinh.
  • Tăng cường sinh hoạt chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học, tổ chức các hội thảo, tọa đàm trao đổi về tổ chức thực hiện chương trình, đổi mới phương pháp, hình thức dạy học và kiểm tra, đánh giá theo yêu cầu.

Thêm nữa, cần tăng cường phối hợp, huy động, trao đổi giáo viên giữa các trường trong khu vực để sử dụng hiệu quả đội ngũ giáo viên hiện có.

(4) Tiếp tục thực hiện lộ trình nâng chuẩn trình độ giáo viên
  • Cụ thể, Bộ GD&ĐT yêu cầu các Sở thực hiện tốt việc tuyển dụng giáo viên bảo đảm số lượng và chất lượng, cân đối về cơ cấu.
  • Đặc biệt là giáo viên tại các môn như: Tin học, Ngoại ngữ, Mĩ thuật, Âm nhạc, Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa lý phải đáp ứng yêu cầu triển khai CT GDPT 2018.
  • Bên cạnh đó, tiếp tục thực hiện lộ trình nâng chuẩn trình độ đào tạo giáo viên trung học cơ sở theo quy định của Chính phủ.
  • Đồng thời, thường xuyên rà soát, bổ sung đội ngũ giáo viên cốt cán các môn học, hoạt động giáo dục; phát huy hiệu quả đội ngũ giáo viên cốt cán, cán bộ quản lý cốt cán để triển khai bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông đại trà.
  • Kèm theo đó là tập huấn sử dụng SGK với nội dung bồi dưỡng thường xuyên và nội dung sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn trong trường và cụm trường. Nâng cao hiệu quả tập huấn cho cán bộ quản lý, giáo viên làm công tác giáo dục hướng nghiệp, tư vấn cho học sinh trung học.

Có thể bạn quan tâm:

(function($) { $(document).ready(function() { $('header .ux-search-submit').click(function() { console.log('Moew'); $('header form.search_google').submit(); }); }); })(jQuery);