Hướng dẫn thủ tục rút bảo hiểm xã hội cho 1 lần- rút tiền bảo hiểm xã hội như thế nào

Hướng dẫn thủ tục rút bảo hiểm xã hội cho 1 lần với các hướng dẫn: rút tiền bảo hiểm xã hội ở đâu,,cách tính tiền bảo hiểm xã hội 2019, cách tính bảo hiểm xã hội 2019, rút tiền bảo hiểm xã hội được bao nhiêu, rút tiền bảo hiểm xã hội như thế nào

Với bạn làm việc trong công ty một thời gian, nhưng bạn muốn chuyển đổi công việc phù hợp với khả năng của mình. Như vậy bạn phải làm gì khi muốn rút tiền bảo bảo hiểm xã hội cho một lần.

Làm việc 6 tháng có được rút tiền Bảo Hiểm Xã Hội Không?

Như chúng tôi được biết thì với những điều quy định Tại luật bảo hiểm quy định đối với trường hợp người lao động được hưởng bảo hiểm xã hội một lần với các trường hợp sau:

a) Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại khoản 1 Điều 50 của luật này mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH;
b) Suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH;
c) Sau một năm nghỉ việc nếu không tiếp tục đóng BHXH và có yêu cầu nhận BHXH một lần mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH;
d) Ra nước ngoài để định cư.

Nhưng sau 12 tháng nếu nếu người lao động không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội và yêu cầu nhận lại bhxh một lần ( chưa đủ 20 năm) thì sẽ nhận được lại sổ và hưởng trợ cấp 1 lần.

Khoản 1 Điều 30 Nghị định 152/2006/NĐ-CP hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc thì Bảo hiểm xã hội một lần đối với người không đủ điều kiện được hưởng lương hưu được quy định như sau

Để được hưởng chế độ BHXH một lần, bạn phải thực hiện thủ tục sau:

1. Bạn phải trực tiếp nộp hồ sơ cho tổ chức BHXH nơi bạn đóng BHXH, hồ sơ bao gồm: sổ BHXH, quyết định nghỉ việc, đơn đề nghị hưởng BHXH một lần.

2. Tổ chức BHXH sẽ giải quyết chế độ BHXH một lần cho bạn trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ của bạn.
Theo quy định tại Điều 56 Luật BHXH, mức hưởng BHXH một lần được tính theo số năm đã đóng BHXH, cứ mỗi năm tính bằng 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tiền công tháng đóng BHXH. Theo khoản 3 Điều 30 nghị định số: 152/2006/NĐ-CP, ngày 22-12-2006 của Chính phủ, nếu thời gian đóng BHXH có tháng lẻ dưới 3 tháng thì không tính; từ đủ 3 tháng đến đủ 6 tháng tính là nửa năm; từ trên 6 tháng đến 12 tháng tính tròn là một năm.

Theo thông tin bạn nêu, bạn chỉ mới đóng BHXH được 6 tháng, chúng tôi nghĩ số tiền bạn nhận được từ chế độ BHXH sẽ không nhiều, bạn nên bảo lưu sổ BHXH để tiếp tục đóng BHXH khi bạn nhận việc ở công ty mới để tránh mất thời gian và phiền hà do thủ tục.

Như thế thì trong doanh nghiệp thực tế thì lương cơ bản là lương để đóng bảo hiểm, không tính các khoản phụ cấp, trợ cấp khác.

Lương cơ bản không được thấp hơn lương tối thiểu vùng, mà mức lương tối thiểu vùng hiện nay là:

a. Mức 3.100.00 đồng / tháng áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn vùng I

b. Mức 2.750.000 đồng/ tháng áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng II.

c. Mức 2.400.00 đồng / tháng áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn vùng III

d. Mức 2.150.00 đồng / tháng áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn vùng IV

Ví dụ mức lương cơ bản đối với người đã học nghề theo năm 2015 thì

3.100.000 + 7% x 3.100.000 = 3.317.000 đồng

Các tháng lẻ đóng BHXH (Khi tính lương hưu hàng tháng, trợ cấp một lần khi nghỉ hưu hoặc BHXH một lần :

– Dưới 3 tháng: không tính.

– Từ đủ 3 tháng đến dưới 7 tháng: tính nửa năm.

– Từ đủ 7 tháng đến dưới 1 năm: tính 1 năm.

Sau một năm nghỉ việc nếu không tiếp tục đóng BHXH, có yêu cầu nhận BHXH 1 lần mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH và người đang tham gia BHXH tự nguyện (kể cả bảo lưu thời gian đóng BHXH): Đơn đề nghị hưởng BHXH một lần (mẫu số 14-HSB).”

Cũng như Luật Luật số: 58/2014/QH13
Điều 60. Bảo hiểm xã hội một lần

1. Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 2 của Luật này mà có yêu cầu thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 54 của Luật này mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội hoặc theo quy định tại khoản 3 Điều 54 của Luật này mà chưa đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện;

b) Ra nước ngoài để định cư;

c) Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sangợp người lao động quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 2 của Luật này khi phục viên, xuất ngũ, thôi việc mà không đủ điều kiện giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế;

d) Trường hợp người lao động quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 2 của Luật này khi phục viên, xuất ngũ, thôi việc mà không đủ điều kiện để hưởng lương hưu.

2. Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm được tính như sau:

a) 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014;

b) 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi;

c) Trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ một năm thì mức hưởng bảo hiểm xã hội bằng số tiền đã đóng, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.

3. Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều này không bao gồm số tiền Nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.

4. Thời điểm tính hưởng bảo hiểm xã hội một lần là thời điểm ghi trong quyết định của cơ quan bảo hiểm xã hội.

Rút tiền bảo hiểm xã hội như thế nào

Tên thủ tụcGiải quyết trợ cấp BHXH một lần
Lĩnh vực
Trình tự thực hiện
1. Bước 1: Người lao động nộp hồ sơ ghi tại mục thành phần, số lượng hồ sơ cho BHXH huyện nơi cư trú; đối với hồ sơ nộp bản chụp thì kèm theo bản chính để cơ quan BHXH đối chiếu.
2. Bước 2:
– BHXH huyện: Tiếp nhận đủ hồ sơ từ người lao động, thực hiện đối chiếu với bản chính đối với thành phần hồ sơ là bản chụp và trả lại bản chính cho người sử dụng lao động và:
+  Giải quyết và trả hồ sơ đã giải quyết cho người lao động;
+  Đối với các tỉnh chưa phân cấp cho BHXH huyện giải quyết thì chuyển hồ sơ đến BHXH tỉnh, thành phố; nhận hồ sơ đã giải quyết từ BHXH tỉnh, thành phố để trả cho người lao động.
 – BHXH tỉnh, thành phố (các tỉnh chưa phân cấp cho BHXH huyện giải quyết): Tiếp nhận hồ sơ từ BHXH huyện; giải quyết và trả hồ sơ đã giải quyết cho BHXH huyện
Cách thức thực hiệnNộp hồ sơ trực tiếp tại bộ phận một cửa BHXH huyện nơi cư trú
Thành phần số lượng hồ sơ
a) Thành phần hồ sơ bao gồm:
+ Sổ BHXH: (trừ trường hợp đang hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH ra nước ngoài định cư).
+ Đơn đề nghị theo mẫu số 14-HSB (bản chính).
* Trường hợp  người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và các bệnh mà có mức suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên và không có khả năng hồi phục,bổ sung: Trích sao hồ sơ bệnh án (tóm tắt hồ sơ bệnh án).
* Trường hợp ra nước ngoài để định cư, bổ sung một trong các giấy tờ sau:
Bản sao giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về việc thôi quốc tịch Việt Nam;
+ Bản dịch tiếng Việt được chứng thực hoặc công chứng của một trong các giấy tờ sau:
. Hộ chiếu do nước ngoài cấp;
. Thị thực của cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cấp có xác nhận việc cho phép nhập cảnh với lý do định cư ở nước ngoài;
. Giấy tờ xác nhận về việc đang làm thủ tục nhập quốc tịch nước ngoài; giấy tờ xác nhận hoặc thẻ thường trú, cư trú có thời hạn từ 05 năm trở lên của cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cấp.
* Lưu ýHồ sơ nộp thay phải có giấy ủy quyền (mẫu số 13-HSB)
 
b) Số lượng hồ sơ:  01 bộ.
Thời hạn giải quyếtTối đa 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
Đối tượng thực hiệnCá nhân
Cơ quan thực hiện
Kết quả thực hiện thủ tục hành chínhQuyết định về việc hưởng trợ cấp BHXH một lần
Lệ phíKhông
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai
Yêu cầu, điều kiện thực hiệna) Đối với trường hợp đủ tuổi hưởng lương hưu nhưng chưa đủ 20 năm đóng BHXH: – Không tiếp tục tham gia BHXH tự nguyện; – Có yêu cầu hưởng BHXH một lần; – Tuổi đời: Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi làm việc trong điều kiện bình thường; Nam đủ 55 tuổi, nữ đủ 50 tuổi và có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc có đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên. b) Đối với trường hợp bị suy giảm khả năng lao động: – Bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH; – Có yêu cầu hưởng BHXH một lần c) Đối với trường hợp bảo lưu thời gian đóng BHXH bắt buộc và người tham gia BHXH tự nguyện: – Chưa đủ 20 năm đóng BHXH; – Có yêu cầu hưởng BHXH một lần; – Đối với người tham gia BHXH bắt buộc thì có thêm điều kiện sau 12 tháng nghỉ việc nếu không tiếp tục đóng BHXH; d) Đối với người ra nước ngoài để định cư: – Không đủ điều kiện hưởng lương hưu; – Ra nước ngoài định cư, có yêu cầu hưởng BHXH một lần.
Cơ sở pháp lý
– Luật BHXH số 71/2006/QH11 ngày 29/6/2006;
– Nghị định số 152/2006/NĐ-CP ngày 22/12/2006 của Chính phủ;
– Nghị định số 68/2007/NĐ-CP ngày 19/4/2007 của Chính phủ;
– Nghị định số 190/2007/NĐ-CP ngày 28/12/2007 của Chính phủ;
– Nghị định số 122/2008/NĐ-CP ngày 04/12/2008 của Chính phủ;
– Thông tư số 03/2007/TT-BLĐTBXH ngày 30/01/2007 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;
– Thông tư số 19/2008/TT-BLĐTBXH ngày 23/9/2008 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;
– Thông tư số 41/2009/TT-BLĐTBXH ngày 30/12/2009 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn sửa đối, bổ sung thông tư số 03/2007/TT-BLĐTBXH;
– Thông tư số 23/2012/TT-BLĐTBXH ngày 18/10/2012 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;
– Thông tư số 148/2007/TTLT/BQP-BCA-BLĐTBXH ngày 14/9/2007 của Liên Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn Nghị định số 68/2007/NĐ-CP;
– Thông tư số 02/2009/ TTLT/BQP-BCA-BLĐTBXH ngày 12/01/2009 của Liên Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về việc sửa đổi, bổ sung Thông tư số 148/2007/TTLT/BQP-BCA-BLĐTBXH;
– Thông tư số 02/2008/TT-BLĐTBXH ngày 31/01/2008 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn Nghị định số 190/2007/NĐ-CP;
– Thông tư số 03/2009/TT-BLĐTBXH ngày 22/01/2009 hướng dẫn Nghị định số 122/2008/NĐ-CP;
– Thông tư số 101/2014/TTLT-BQP-BCA-BLĐTBXH ngày 04/8/2014 của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội
– Công văn số 665/LĐTBXH-BHXH ngày 9/3/2010 của Bộ Lao đông – Thương binh và Xã hội về việc thực hiện phụ cấp khu vực;
– Quyết định số 01/QĐ-BHXH ngày 03/01/2014 của BHXH Việt Nam;
 – Quyết định số 1018/QĐ-BHXH ngày 10/10/2014 của BHXH Việt Nam.
– Quyết định số 919/QĐ-BHXH ngày 26/8/2015 của BHXH Việt Nam
– Quyết định số 1259/QĐ-BHXH ngày 26/07/2016 của BHXH TP Hà Nội về việc ban hành Quy định thực hiện tiếp nhận hồ sơ, giải quyết và trả kết quả thủ tục hành chính về BHXH, BHYT, BHTN 

Tags:

Có thể bạn quan tâm:

Giới thiệu Blog

Cuộc sống - cho đi là còn mãi- chia sẻ và yêu thương!

Chào các bạn- Mình là Ngô Hải Long - Ceo công ty Giải pháp số LBK- Chuyên seo web, quảng cáo Google , Facebook, Zalo và lập trình web wordpress, App (ứng dụng) IOS, Android. Các blog lập ra với mục đích chia sẻ kiến thức cuộc sống, thủ thuật máy tính, việc làm, tài liệu miễn phí. Trong quá trình đội ngũ biên soạn không tránh khỏi thiếu sót hoặc trùng lặp nội dung với các quý blog khác, thành thật xin lỗi nếu có sự cố đó xảy ra - Vậy bạn Vui lòng liên hệ giúp tới ngolonglbk@gmail.com nếu có bất cứ ý kiến, thắc mắc , yêu cầu xóa bài nào! Trân trọng cám ơn các bạn!

Chào mừng các bạn đến với  ngolongnd.net - Blog thư giãn và chia sẻ kiến thức, tài liệu miễn phí! 

Liên hệ quảng cáo- mua back link tại đây

(function($) { $(document).ready(function() { $('header .ux-search-submit').click(function() { console.log('Moew'); $('header form.search_google').submit(); }); }); })(jQuery);