Hướng dẫn chi tiết setup 1 quán cafe

Hướng dẫn chi tiết setup 1 quán cafe. SETUP QUÁN CAFE (Nguồn: Fb Nguyễn Tuấn Hùng) Chi phí setup quán cafe là bao nhiêu? Setup thế nào?

Đây là câu hỏi chung đối với những người mới bắt đầu kinh doanh dịch vụ quán cafe, chưa biết phải bắt đầu từ đâu. Hiểu vấn đề đó, Hùng xin chia sẻ với các bạn một số chi phí cần thiết khi setup quán cafe như sau. Hi vọng sẽ mang lại cho bạn những thông tin hữu ích, sẽ có 2 loại chi phí mà chủ F&B nên biết và từ đó có kế hoạch chi tiêu rõ ràng, đó là: chi phí cố định và chi phí duy trì. Nhìn chung thì đầu tư setup một quán cafe sẽ khá là tốn kém, quan trọng ở khâu thiết kế kiến trúc và nội thất.

+ Chi phí cố định: Tiền cọc mặt bằng, thiết kế và thi công nội ngoại thất, chi phí các vật dụng, chi phí nhân công, máy móc pha chế…

+ Chi phí duy trì: chi phí mặt bằng, điện, nước, internet, điện thoại, thức uống, lương thực, thực phẩm, chi phí marketingnhân viên…

A/ Chi phí setup quán cafe là bao nhiêu?

1. Chi phí mặt bằng:

Chi phí mở quán cà phê ban đầu lúc sẽ là chi phí mặt bằng. Tùy thuộc vào bạn đang mua hay thuê địa điểm kinh doanh thì số tiền chi trả cho hạng mục này sẽ khác nhau. Tuy nhiên, dù là mua hay thuê địa điểm kinh doanh bạn vẫn vần phải chi tiền cải tạo, tu sửa quán theo ý tưởng, phong cách mà quán hướng tới phục vụ cho đối tượng khác hàng nào. Nếu địa điểm chưa có hệ thống điện nước cần lắp đặt hệ thống điện nước. Cụ thể chi phí gồm các khoản như sau:

– Tiền Thuê mặt bằng 1 năm.

– Tiền Sơn, sửa và trang trí lại MB.

– Lắp đặt điện nước (nếu cần).

2. Chi phí cho trang thiết bị

Đây cũng là hạng mục tốn nhiều chi phí mở quán cà phê nhất. Bạn cần đầu tư một số tiền khá lớn cho việc mua sắm các trang thiết bị như quầy pha chế, bàn ghế, máy móc pha cà phê, máy xay cafe, bình hoặc máy đánh kem … Các vật dụng phục vụ khác như cốc, chén, ly,…. Trong đó, chú trọng nhất vẫn là các thiết bị máy cần được tỉ mỷ, chất lượng đảm bảo được chất lượng đồ uống cho khách hàng.

– Tủ lạnh.

– Tủ mát.

– Máy Pha cà phê.

– Máy Xay cafe.

– Máy Xay sinh tố.

– Máy Ép Trái Cây.

– Máy Pos thanh toán.

– Bàn ghế quán

– Bình nước nóng.

– Cốc, ly, thìa,…

– Hệ thống đèn chiếu sáng.

– Vật dụng vệ sinh quán.

3. Chi phí cho nguyên vật liệu:

Để bắt đầu kinh doanh, bạn cần chi tiền cho mua sắm nguyên vật liệu ban đầu. Thông thường, chi phí này không nên vượt quá 25-40% doanh thu. Để kinh doanh quán cà phê thì không thể nào thiếu được các loại cà phê, đường, sữa, siro,…bên cạnh đó là các loại nước, trái cây và một số đồ ăn vặt.

4. Các loại chi phí cần thiết khác:

Ngoài những khoản chính trong nhóm chi phí setup quán cà phê thì vẫn còn nhiều khoản phí cần thiết khác. Cụ thể như sau:

4.1 Chi phí dành cho nhân viên: Nếu thuê nhân viên thì bạn cần phải bỏ ra một số tiền để thuê nhân viên cho những tháng đầu chưa có lợi nhuận.

Mức lương cho mỗi người/tháng dao động từ 4.000.000 – 5.000.000/ca tùy vào loại hình công việc.

4.2 Chi phí dành cho nội thất quán cafe
Các vật tư decor quán như tranh, cây cảnh, tivi, loa,…

——————–

B/ Chi phí duy trì quán: Khá quan trọng vì trong tháng đầu tiên cần quảng cáo thu hút khách hàng.

Để duy trì trong vòng 3 tháng ổn định dù không có doanh thu vẫn trụ chi phí nổi thì cần có quỹ riêng dự phòng lưu động 50.000.000 – 80.000.000 VNĐ nếu quán nhỏ và vài tỷ nếu quán lớn như cafe sân vườn như du miên garden.

1. Các chi phí cần thanh toán như điện, nước, wifi, quà tặng,…

2. Chi phí phát sinh: Có rất nhiều khoản phát sinh không thể lường trước được như việc in lại thực đơn, đồng phục cho nhân viên,xử lý rác thải, cháy nổ, thiết bị hỏng,….

3. Chi phí máy xay cafe, vật liệu, trang thiết bị

————————-
Chi phí mở 1 quán cà phê không phải là nhỏ, chính vì thế chúng ta cần đầu tư đúng cách. Bên cạnh đó, để sở hữu những thiết bị pha cà phê chất lượng và tăng lợi nhuận cửa hàng coffee của riêng mình, bạn nên chọn phong cách được khách hàng ưa chuộng nhất thời điểm hiện tại. (cái này cực kỳ khó, HÊN XUI MAY RỦI khi làm F&B là đây).

C/ Quy trình setup quán cafe:

– Tìm và khảo sát vị trí đặt quán cafe theo concept dự định sẽ triển khai.

– Book thuê địa điểm, nghiên cứu ý tưởng decor và thuê decor quán cafe phù hợp với công năng sử dụng.

– Lên menu quán.

– Đầu tư phần mềm quản lý.

– Tuyển nhân viên phù hợp với quy mô quán

– Đào Tạo NV.

– Khai Trương Quán.

—————–
CHI TIẾT NHƯ SAU:

1. Xác định tập khách hàng là bước hết sức quan trọng trong quá trình Setup quán cafe.

Khi đã có địa điểm, bạn bắt đầu phải đặt ra cho mình câu hỏi: mình sẽ bán hàng cho ai? Và khi đã trả lời được câu hỏi này là bạn đã xác định được xu hướng thiết kế từ nội thất cho đến menu hay bộ nhận diện Thương hiệu cho quán của mình.

2. Xây dựng Menu quán cafe:
Lộ trình lên menu chuẩn hóa như bên dưới

– Lên menu đồ uống trong quán cafe.

– Lên list trang thiết bị – dụng cụ quầy bar.

– Lên bảng công thức pha chế chuẩn các món.

– Lên danh sách giá bán dự kiến.

– Tính Cost (giá vốn) chi tiết các món uống.

– Tính % lợi nhuận theo giá bán.

– Lên DS nhà cung ứng nguyên vật liệu.

3. Đào tạo chất lượng dịch vụ quán cafe:
Một số việc cơ bản cần làm ngay

– Đào tạo cách chào đón khách và tiễn khách.

– Quy trình order
(đưa Menu, mời đồ chính, mời đồ ăn vặt,..).

– Trả đồ uống.

– Chăm sóc khách hàng.

– Thanh toán.

– Dọn đồ.

4. Quản lý và Vận hành:
Một số việc cơ bản làm ngay

– Setup quán cà phê, phân chia công việc, nhiệm vụ từng bộ phận.

– Tuyển 1 quản lý vận hành trong tuần khai trương quán. Thời gian hỗ trợ quán: tối thiểu 8h/ngày ở quán. Trong trường hợp có vấn đề phát sinh hay có lượng khách tăng đột biến mà hệ thống nhân sự hiện tại của quán không thể đáp ứng được khối lượng công việc, quản lý có thể trao đổi trực tiếp với chủ đề xuất ns sau khi định biên ns cần thêm bao nhiêu người? Cho ca nào!

– Huấn luyện nhân viên xử lý tình huống trong các trường hợp thực tế (FAQs).

– Setup hệ thống quản lý, chuẩn hóa từng vị trí

5. Marketing cho quán cafe:
Một số việc cơ bản cần làm không thể chần chừ.

Thời đại Công nghệ và Truyền thông lên ngôi, quán của bạn sẽ không còn cơ hội để chờ đợi “hữu xạ tự nhiên hương” nữa. Mà thay vào đó, bạn phải tìm cho mình những phương pháp và công cụ Marketing phù hợp.

– Đầu tư thiết kế bộ nhận diện thương hiệu (Logo, Menu, Cardvisit, đồng phục nhân viên, biển tên,…)

– Đầu Tư card, thẻ vip, tích lũy số lần uống, Standee tại quán.

– Chụp ảnh đồ uống đặc trưng thật đẹp.
Quay clip càng tốt nếu ngân sách tốt.

– Xây dựng và phát triển Fanpage, chạy event khai trương cùng nhiều chương trình khủng. Đừng tiếc tiền cho việc này.

– Phủ review lên các site review ẩm thực
(Như foody, lozi, điaiemanuong,…)

– Booking Review lên các kênh youtube ẩm thực như kênh của bạn Khoa Pub chẳng hạn.

—————
Chúc các bạn trẻ dự định làm F&B sẽ có cái nhìn rõ nét hơn. Lời khuyên mình dành cho là nếu quản trị còn kém, marketing còn chưa biết gì thì đừng ôm mộng làm F&B, sẽ phá sản nhanh thôi.

– Doanh Nhân. Nguyễn Tuấn Hùng –

Tags:

Có thể bạn quan tâm:

(function($) { $(document).ready(function() { $('header .ux-search-submit').click(function() { console.log('Moew'); $('header form.search_google').submit(); }); }); })(jQuery);