Câu hỏi thường gặp khi nói tới quạt của vỏ case PC , đó là hướng thổi. Quạt sẽ có hai mặt, mặt trước và mặt sau, mặt trước sẽ chỉ có dán nhãn logo ở trục quay của quạt (hoặc không dán gì cả), mặt sau sẽ thường có dán nhãn logo nhưng có thêm vài thông số kỹ thuật linh tinh khác. Ngoài ra điểm nhận biết cụ thể giữa mặt trước và mặt sau là mặt sau sẽ có những thanh nhựa nối từ khung của quạt vào trục quay. Quạt sẽ đưa không khí từ mặt trước ra mặt sau, luôn luôn là vậy và áp dụng với mọi loại quạt.
– Bộ phận sinh nhiệt chính là CPU và chipset vs card màn hình.
– Ít bụi nhất thì cứ 100% fan hút từ trong thổi ra ngoài là được.
– Phải có fan phía đăng trước- không có rất bí, nhiệt độ cực cao.
Làm sao để biết hướng gió quạt tản nhiệt?
Trong trường hợp bạn quên thì trên một số quạt sẽ có để 2 mũi tên, một mũi tên nằm ngang chỉ hướng không khí đi qua, một mũi tên đứng sẽ chỉ hướng cánh quạt quay.
Các phương án lắp quạt tản nhiệt cho case máy tính
1. Hai quạt thổi trực tiếp và đối diện vào bộ tản. Tháo quạt hút phía sau case đảo lại để thổi ngược vào bộ tản cùng 2 quạt kia.
Quạt sau -> Quạt tản 1 -> TẢN -quạt tản 2
2. Để quạt hút phía sau như nguyên (hút ra). Đảo 2 quạt của bộ tản cho 1 cái thổi và 1 cái hút theo hướng ra của phía sau main (Cùng hướng của quạt hút phía sau) Cách này thì thổi bụi ra ngoài phía sau
3. Đảo quạt hút phía sau thành thổi vào CPU và đảo 2 quạt trên bộ tản cho 1 cái thổi và 1 cái hút. (Theo hướng của quạt phía sau main). Cách này thì dự là bụi sẽ bị đưa về mặt trước và đít ở DVD chắc dày bụi.
Quạt sau -> Quạt tản 1 -> TẢN -> Quạt tản 2 ->
Nguyên tắc kháng bụi:
Nguyên tắc 1 là áp xuất không khí bên trong case phải cao hơn bên ngoài, do đó nên hút vào nhiều hơn thổi ra.
Nguyên tắc 2 là chỉ những đường có miếng lọc chống bụi thì mới được hút vào.
Do đó bạn phải kiểm tra lại:
1. Nếu case bạn không có miếng lọc chống bụi thì quên vụ này đi, vì có lắp thế nào cũng sẽ bụi đầy, không kháng được.
2. Nếu case bạn có miếng lọc chống bụi, thì những chổ đó lắp quạt hút vào.
3. Những chổ còn lại có thể lắp quạt được thì hãy cho thổi ra, và làm sao cho lượng không khí thổi ra ít hơn hút vào, nhưng không được ít hơn nhiều quá để tối ưu khả năng tản nhiệt.
4. Nếu muốn chính xác hơn thì xem thông số về lượng gió của các quạt chứ đừng chỉ đếm số lượng & xem kích thước.
5. Nếu muốn chính xác hơn nữa thì phả tính thêm cả việc tự điều chỉnh tốc độ của các quạt xịn (cắm 3 chân vào main).
Để mình tả thế này nhé:
Gió đối với nguồn là khép kín, vào nửa dưới mặt trước và ra dưới gầm. Gió nóng đầu ra dưới gầm thậm chí khi ra ngoài case bốc lên lại bị làm đầu vào cho chính cái nguồn đấy nhưng không sao lắm nếu phòng thoáng.
Gió vào thứ 2 phía trên mặt trước sẽ bị hút thẳng lên nóc mà chẳng làm mát được gì.
Case này là case mở hông phải main sẽ nằm ngược, chíp ở dưới, card sẽ ở trên (nếu có card rời) tức là nguồn nhiệt nóng nhất sẽ ở dưới vì thế nếu fan lưng mà hút ra thế kia thì sẽ không có lợi. Vì vậy mọi thứ nên ngược với main thường.
Theo ý mình thì cái front nên thổi ra cũng được nhưng không có cũng chẳng sao (khéo còn tốt hơn ấy) Vì gió hút vào sẽ bị hút ra ngay bằng quạt nóc. Và nếu thế thì quạt nóc chẳng hạn 2 con có công suất tổng là 100cbpm thì quạt trước nó sẽ cấp cho khoảng 30-50cbpm và như vậy quạt sau thoát hơi sẽ kém đi.
Lắp cái fan lưng là thổi vào để gió mát bên ngoài thẳng vào cái tản nhiệt của chíp luôn làm tăng hiệu quả tản nhiệt, đồng thời nó là nguồn mát chính cho cả case
Hai cái fan nóc hút ra là bất di bất dịch rồi. Có một điều lợi là nếu lắp card rời nó sẽ được hai cháu này hút nhiệt ra luôn và điều hại là nó cản gió nóng ở chíp lên. và nếu vậy thì càng khổ nếu lắp fan front hút vào vì vậy càng chắc thêm là nên hút ra ở font.
Nguồn: voz
Tản nhiệt cho máy tính để bàn loại nào tốt?
Thực ra thì nếu nói về vấn đề nhiệt độ thì đối với những ai chỉ xài CPU dòng Pentium, Core i3 thì tản stock lõi đồng vẫn đảm bảo nhiệt độ hoạt động tốt, chỉ duy nhất 1 điều chưa hài lòng là tản stock khi chạy fulload nó rít > 3000rpm/ph thì đúng là ồn thật. Còn khi nào bạn xài Core i5, i7, Xeon thì việc đầu tư vào tản nhiệt tốt là cần thiết vì sức mạnh của mấy dòng này là vượt trội hơn hẳn Pentium, Core i3 thành ra nó cũng tỏa nhiều nhiệt hơn. Theo mình tối thiểu bạn nên đầu tư vào những tản nhiệt khí với 4 ống đồng 6mm với giá > 500.000 VND vì khi bạn đã bỏ ra từ > 4tr cho đến hơn 10tr cho 1 con CPU thì đầu tư thêm 1 tản nhiệt khí giá > 500.000 VND cũng không phải là khó khăn gi. Bản thân mình cũng vừa xúc 1 con Zalman CNPS10X Optima cho con i5 đang xài và thực sự là khác biệt rất nhiều so với tản stock.
Một số loại tản nhiệt cho cpu
Tản nhiệt CPU Deepcool Ice Edge Mini FS v2
Tản nhiệt CPU Deepcool Gammax 300 Fury
Tản nhiệt ID Cooling SE-214C Circular
Tản nhiệt CPU DeepCool Gammax 400
Tản nhiệt CPU Thermalright True Spirit 120i
Tản nhiệt CPU Deepcool Ice Blade Pro V2