Nên học neu hay ftu?Nên học Kế toán ở FTU hay NEU

nên học neu hay ftu,Nên học neu hay ftu, Nên học Kế toán ở FTU hay NEU NGOẠI THƯƠNG HAY KINH TẾ QUỐC DÂN 👣

Nên học neu hay ftu?Nên học Kế toán ở FTU hay NEU
Nên học neu hay ftu?Nên học Kế toán ở FTU hay NEU

Nên học neu hay ftu

Chào mấy đứa! Mấy ngày hôm nay chắc chắn là những ngày cảm xúc với mấy đứa lắm khi cuối cùng sau nhiều đêm mất ăn mất ngủ thì kết quả cũng đã có rồi. Nhiều đứa buồn, nhiều đứa vui nhưng chắc chắn là đứa nào cũng đang hoang mang chọn ngành chọn trường là cái chắc. Đây, cái post này sinh ra là để đánh bay vết bẩn hoang mang trong lòng mấy đứa, cho mấy đứa thêm chút review về 2 trường không phải để nói trường này hơn trường kia, anh chỉ muốn chia sẻ 1 chút hiểu biết thật của mình về 2 trường top tại HN mà sau 1 năm học anh đã thấy. Hi vọng sẽ giúp mấy đứa rõ ràng hơn để lựa chọn cho phù hợp với tính cách, sở trường và cả ước mơ của mấy đứa nhé!.

1. Trường Đại học Kinh tế quốc dân (NEU).

Anh đã biết đến NEU từ khi còn là học sinh cấp ba. Ban đầu chỉ là những lời tư vấn chọn ngành chọn nghề của các bác, các cô người quen như là: học được khối A thì cứ Bách Khoa công nghệ thông tin ấy , giỏi thì thi hẳn vào Y, còn nếu thích học Kinh tế, vào Kinh tế quốc dân là số một. ( Nói vậy thôi chứ nghe tên ngầu ngầu và khác lạ là lý do chủ yếu ).
Anh cũng có tìm hiểu về NEU và từng định chọn NEU thành một trường đại học của mình vì đơn giản là mẹ bảo thầy bói nói mày học NEU. Ok fine nhưng lý do lãng xẹt nhất làm anh không thi NEU là đi thăm trường vào thăm đúng khu giảng đường cũ và thấy NEU thân quen hơn mình tưởng tượng. Nhìn như thể phiên bản thứ 2 của trường cấp 3 với lối phối màu tường vàng tôn đỏ đặc trưng của nền văn hóa cộng sản, có điều cách nhà 60 km vậy (Chúng mày có biết ruột anh cắt thành mấy khúc khi đi thăm lại tòa nhà thế kỷ của không hả !!!).

Biết rằng NEU đào tạo rất chuyên sâu về học thuật cho sinh viên, cho nên những công việc chú trọng về học thuật hay nhiều chức vụ lãnh đạo cấp cao của nhà nước cũng là cựu sinh viên của NEU. Điều này rất đơn giản và dễ hiểu là do NEU là trường kinh tế: thành lập sớm nhất, được ưu tiên nhất, nhiều giáo sư tiến sĩ nhất, v.v… So với các trường kinh tế khác thì mức độ học thuật và khái quát ở các môn học của NEU là khá cao. Nên sách giáo trình của NEU mới được sv nhiều trường tham khảo. Đọc sách của Neu viết nhiều đứa thấy hay vì nó đi từ cái nhỏ đến cái lớn hơn nhưng nhiều đứa hay học vội và kiểu đến ngày thi mới học thì 1 vài cuốn sách của NEU k dễ nhai đâu nhé! Và vì không học sách của NEU nên đến đây là anh cụt rồi.

2. Trường Đại học Ngoại thương (FTU)

FTU xưa là một khoa của trường Đại học Kinh tế quốc dân hiện nay tách riêng ra nhưng cho đến nay nhìn chung mặt bằng điểm đầu vào của FTU luôn ở trong top 3 các trường kinh tế, thậm chí có thể nói là cao nhất. NEU thiên về đào tạo học thuật còn FTU thiên về phát triển kỹ năng hơn, nên vẫn dễ dàng lý giải tại sao FTU nhiều MC, hoa hậu, v.v… còn NEU nhiều người thành công trong lĩnh vực học thuật. Mỗi trường mỗi đặc thù nhất định. Nên mấy đứa phải nghiên cứu THẬT KỸ LƯỠNG về ĐỊNH HƯỚNG TƯƠNG LAI CỦA MÌNH: có định học cao hơn không, có định làm não tiếp tục to lên sau dậy thì không hay muốn tập chung chiến thực chiến, lăn lê bò toài, thử sức làm từ nhân viên tới sếp trong một môi trường siêu cạnh tranh? Hỏi kỹ mình nhé.

Cái nữa cần quan tâm là môi trường học tập và sinh hoạt phù hợp với cá tính. Đầu tiên việc em rời xa cuộc sống sáng mẹ gọi, trưa mẹ nấu cơm và tối mẹ giục đi ngủ đã là một vả một cú tự lập đầu tiên rồi. Ở FTU thì cái đầu tiên vả em là tiêu chí: Kẻ nhất thì được tất. Môi trường rất cạnh tranh Luật chơi rất rõ ràng. Thắng làm vua thua thì làm hết. Anh hồi lớ ngớ vào trường cũng bị cái cách vận hành này vả cho nhiều phát, cứ xuề xòa nên chẳng được lại điều gì trong suốt cả học kỳ I. Sau bị đời, bị công ty, bị câu lạc bộ vả cho nhiều cái nữa thì cũng làm cho ra hồn được mấy cái. Anh từng thấy có anh chị những người may mắn, nghị lực thì thay đổi được, còn có những người kém sức sống hơn thì gục ngã, từ bỏ vì chọn môi trường không phù hợp với tính cách. Nhẹ nhàng thì vừa thi cùng với các em, nặng thì bỏ bê học hành, trầm cảm sa ngã, v.v. Nên hãy cân nhắc thật kỹ trước một môi trường cuộc sống ổn định nhưng đòi hỏi chăm chỉ cày cuốc với một môi trường cạnh tranh đầy rủi ro nhưng tỉ lệ thuận với lợi nhuận.

Trường Đại học Ngoại thương (FTU)
Trường Đại học Ngoại thương (FTU)

Tùy năng lực đưa ra lựa chọn phù hợp. Nếu em giỏi thì ở đâu cũng giỏi thôi. Còn nếu em dốt với lười thì muôn đời em chỉ có tìm lý do, tìm lý do và tìm lý do nhé.

Quan hệ của NEU và FTU cũng khá giống với Harvard và Stanford bên Mỹ vậy. Cùng là các trường top đầu về kinh tế, ở Havard ( mấy đứa có thể tìm hiểu qua review của sinh viên trường trên mạng) thực chiến là suốt ngày, sinh viên chỉ được học kiến thức và các nguyên tắc nền còn đâu là giải case thực sự. Giáo sư đứng lớp chỉ giúp định hướng cách giải quyết. Sáng bên đó thường bắt đầu muộn 10-12h, trưa học kiến thức nền, chiều giải case với nhóm, tối ăn tối với lãnh đạo của chính những công ty xuất hiện trong case đấy. Stanford là trung tâm nghiên cứu kinh tế chuyên sâu, tư vấn các chính sách vĩ mô cho chính phủ, chuyển giao và tư vấn công nghệ quản lý và quản trị. NEU thiên về học thuật còn FTU thiên về thực chiến và phát triển kỹ năng hơn vì vậy FTU có danh “Harvard chùa Láng” là thế và dân NEU nên tự gọi mình: ” Stanford phố Vọng” :).

Một số người bạn của anh đã từng đến thử “học ké” một vài buổi ở FTU, và họ nhận xét rằng chương trình học ở FTU không nặng về lí thuyết như hầu hết các trường kinh tế khác mà tập trung vào trải nghiệm cũng như sự tư duy về kinh tế hay kinh doanh ở sinh viên. Điều đó giải thích vì sao có các thầy cô luôn rất thích tạo cho sinh viên cơ hội thuyết trình, làm việc nhóm, làm case study, lập kế hoạch kinh doanh. Như anh đang học khoa KDQT theo mô hình Nhật Bản, có một môn học là VBIZ tổng 10 buổi, thì 9 buổi rưỡi là phải thuyết trình và làm thử một dự án, còn nửa buổi là thuyết trình đề án tới các sếp từ HONDA, AEON, HANEL, v.v. Giống hệt thi Shark tank trên VTV3 luôn đấy. Mấy đứa vẫn nói đùa với nhau là làm mà thấy ngon ngon thì bỏ học đi khởi nghiệp :v. Một đặc sản nữa ở FTU là môn “Phát triển kĩ năng”, sinh viên được học về các kĩ năng như sắp xếp thời gian, quản lí công việc, kĩ năng giao tiếp, sự chia sẻ và thấu hiểu người khác, bài thi là một video tự quay, nội dung ý nghĩa tự chọn, miễn sao các bạn có thể truyền tải được một thông điệp đến người xem. Với các môn học khác, các thầy cô cũng tạo rất nhiều cơ hội làm việc nhóm và thuyết trình.

Hôm nay anh tay phải của anh làm hơi nhiều việc nên mấy đứa chịu khó đợi anh ra phần 2 anh review thật kỹ về hoạt động ở FTU nhé.

Lời kết, dù đỗ vào trường đại học nào, điều quan trọng để mang đến thành công cho mỗi người là quá trình tự học ở đại học và sự chủ động của mỗi các nhân trong các công việc và hoạt động xã hội. Chúc mấy đứa sẽ lựa chọn trường đại học một cách sáng suốt nhất để có thể khám phá những tiềm năng của bản thân mình. Rất hy vọng được gặp mấy đứa ở đỉnh cao.

Tác giả bài viết: Vương Quốc Thắng

Ý kiến 2 Nên học neu hay ftu

Bạn nào làm việc với mình một thời gian sẽ biết mình rất thích sinh viên Ngoại thương, vừa thông minh, năng động, có hoài bão, mặt mũi lại sáng sủa, đặc biệt thần thái toả ra rất khác biệt.

Lần nào tuyển thực tập sinh hay người làm dự án mình cũng nói với các em là ưu tiên cho anh sinh viên Ngoại thương :)).
Nhưng sáng nay ngủ dậy, chợt giật mình nhận ra rằng tất cả những học trò ưng ý nhất của mình hiện tại thì không có ai là sinh viên Ngoại thương cả. Mặc dù dân Ngoại thương đi học lớp nhân sự khá nhiều.

Sinh viên Kinh tế quốc dân thì mặt bằng chung không bằng sinh viên Ngoại thương, cả về sự năng động, ngoại hình, hoài bão… Cái này thì gần như ai cũng nhận thấy.


Nhưng không hiểu sao, trong một số cuộc thi (như ứng viên tài năng chẳng hạn) thì sinh viên Kinh tế quốc dân rất hay đứng giải nhất, cựu sinh viên kinh tế quốc dân thì toàn quan chức chính phủ to rồi doanh nghiệp cỡ bự. Trong khi cựu sinh viên Ngoại thương thì đa số là đi làm thuê cho tập đoàn lớn hoặc khởi nghiệp công ty vừa và nhỏ. Anh bạn mình nói rằng: Anh có mấy đứa bạn Ngoại thương, chúng nó cũng mở doanh nghiệp, làm ăn tốt, nhưng sau khi kiếm được vài triệu đô thì bán công ty, để một mớ tiền trong tài khoản rồi đi du lịch.

Tiếp xúc lâu với sinh viên Ngoại thương, mình hiểu định vị của các bạn ấy luôn cao hơn sinh viên các trường khác một bậc. Một phần lớn là do được kế thừa từ các cựu học viên, họ nhắm đến các môi trường chuyên nghiệp, các tập đoàn đa quốc gia hay đi du học từ rất sớm. Có thể họ cũng không biết tại sao mình hướng đến đó hay hoạch định cho mình một con đường nghề nghiệp dài hạn mà thường là đi theo con đường của những người đi trước để lại. Đương nhiên, rất nhiều người thành công trên con đường đó, lương họ vài ngàn đô, vị trí cao và một hình thức hào nhoáng càng là động lực thúc đẩy thế hệ trước đi theo.
Chính vì hướng đến những môi trường chuyên nghiệp ngay từ đầu mà mình nhận thấy sinh viên Ngoại thương có 2 nhược điểm lớn: 1 là thiếu CĂN BẢN, gốc rễ kiến thức thiếu chắc chắn. Khi nền móng kiến thức không chắc mà lao vào xây nhà cao tầng ngay thì họ sẽ rất nhanh chạm đến giới hạn của bản thân. Mà vì họ xây nhà cũng rất tốt nên đến khi nhà cao quá rồi nên họ không thể quay lại xây móng được nữa (cái tôi đã quá lớn, ngại bắt đầu từ những điều nhỏ).

 

Vì nền móng không vững chắc nên khó có thể xây dựng doanh nghiệp lớn được. Cộng thêm việc thiếu lý tưởng và ham muốn thành công từ sớm (vì đều là những người có tố chất rất cao), nên khi đạt được mức độ nhất định về tiền thì họ dừng lại. Nhược điểm lớn thứ 2 là THIẾU TẬP TRUNG. Có quá nhiều cơ hội tốt trước mắt họ. Mình có cảm giác cơ hội trải nghiệm ở Ngoại thương hơn các trường khác đến 5 lần. Bất cứ sinh viên Ngoại thương nào dù mới chỉ trải qua hết năm nhất thì CV đã đầy trải nghiệm. Họ thích những trải nghiệm ngắn để tìm hiểu bản thân rõ hơn, chứ chưa xác định cho mình con đường nào là dài hạn. Chính vì thế, thường hay bị MẤT ĐỊNH HƯỚNG. Đọc confession FTU sẽ thấy rất rất nhiều thực trạng này.

Liên tưởng lại đưa mình đến trận đấu giữa Âu Dương Khắc và Quách Tĩnh trong Anh hùng xạ điêu. Một bên là chàng trai thông minh, đào hoa, con nhà nòi, võ công rất lợi hại, một bên vừa ngố, vừa đần nhưng được cái chăm chỉ, cần cù và quyết tâm. Lần đầu gặp, Quách Tĩnh thua xa Âu Dương Khắc, 2 đẳng cấp khác hoàn toàn nhau. Nhưng sau 2-3 năm, Quách Tĩnh, nhờ nắm chắc căn bản, có sự chỉ dạy của sư phụ giỏi và tính cách chăm chỉ đã đánh bại được Âu Dương Khắc trong sự ngỡ ngàng không thể đỡ nổi của chàng ta.
Kết quả sau này còn thú vị hơn nữa, Âu Dương Khắc tàn phế, bị Dương Khang hại chết còn Quách Tĩnh trở thành Ngũ Tuyệt, một trong 5 người võ công đệ nhất thiên hạ.
Thế mới biết, cái căn bản, cái nền móng, sự chăm chỉ, không ngại làm từ những việc nhỏ nhất mới khiến con người có thể trở nên thành công thực sự và bền vững.

Nên học Kế toán ở FTU hay NEU

Như đã hứa với các em Tân sinh viên, Khoa đã mời chị Cao Thị Quỳnh Trang, sinh viên chuyên ngành Kế toán K51 để phỏng vấn. Nhưng vì lý do khách quan, các em tạm đọc những lời tâm sự của chị Trang nhé! Chị Trang vừa tốt nghiệp và hiện đang đi làm tại Công ty Kiểm toán Grant Thornton! Chị cũng từng là thành viên của Câu lạc bộ Kế toán Kiểm toán viên tương lai (CFAA) của FTU đấy.


(Bài hơi dài, các em chịu khó đọc những chia sẻ tâm huyết của chị Trang nhé)… 🙂
1. Học chuyên ngành Kế toán có gì hay?
Mình thấy Kế toán là một ngành học hay, đơn giản vì nó rất thực tế. Những gì mình được học ở trường đều đang được áp dụng thực tế mỗi ngày. Cho tới khi đi làm, mình lại được tiếp tục vận dụng những kiến thức đã học đó vào trong công việc. Câu chuyện mà chúng ta vẫn thường được nghe đâu đó rằng: Những gì bạn được nghe thầy cô trên giảng đường “khác xa” với thực tế đi làm là không có ở ngành học Kế toán, có chăng chỉ là “không giống hoàn toàn” thôi.
Ngoài ra, Kế toán còn là một ngành học đem đến rất nhiều cơ hội cho các bạn sinh viên sau khi ra trường. Với những gì mình đã được học, các bạn hoàn toàn có thể theo đuổi các mảng như Kế toán, Kiểm toán, Tư vấn thuế,…
2. Học chuyên ngành Kế toán của trường Ngoại thương có gì hay?
Điều mình cảm thấy ưng nhất khi theo học chuyên ngành Kế toán ở Ngoại thương đó là: Chương trình học không chỉ bao gồm các môn chuyên ngành, mà còn bao gồm nhiều môn liên quan đến các lĩnh vực như Quản trị, Xuất nhập khẩu, Marketing,… Chính chương trình học với các môn học rất đa dạng đã giúp hiểu biết của mình không phải lúc nào cũng chỉ bó hẹp trong một mảng kiến thức nhất định, mà còn được mở rộng ở nhiều lĩnh vực khác nhau, hiểu biết vì vậy cũng sẽ mang tính toàn diện hơn.
Không những vậy, các thầy cô trong chuyên ngành còn rất tuyệt vời nữa. Không chỉ giỏi, các thầy cô còn rất tâm huyết, nhiệt tình và gần gũi với sinh viên. Muốn biết thầy cô tâm huyết, nhiệt tình thế nào thì có lẽ phải thử học mới hiểu hết được. Thầy cô dành rất nhiều quan tâm đến sinh viên, và lũ sinh viên cũng vậy, đi đâu cũng khoe về thầy cô khoa mình, trường mình tuyệt với thế nào. Muốn biết thầy cô tuyệt vời thế nào, chắc các bạn phải thử mới hiểu hết được? ^^ À, ngoài ra, cơ hội việc làm cũng đến rất nhiều từ các thầy cô. Chỉ cần sinh viên trong tâm thế sẵn sàng, sẵn sàng về kỹ năng và kiến thức thì cơ hội sẽ luôn ở trong tầm tay. Đó cũng chính là một trong rất nhiều điều tuyệt với đến từ thầy cô chuyên ngành Kế toán, trường Ngoại thương đó.
Và, theo học Ngoại thương thì có lẽ ở khoa nào cũng vậy, tất nhiên Kế toán cũng không phải là một ngoại lệ, kiến thức được thầy cô truyền đạt một các rất “mở”: Giáo viên sẽ là người đưa ra vấn đề và sinh viên sẽ phải tự tìm hiểu để đưa ra cách giải quyết. Mình rất rất thích cách dạy và học này luôn.
Một điều nữa là: khoa QTKD nói chung, chuyên ngành Kế toán nói riêng đã tạo ra rất nhiều sân chơi bổ ích cho sinh viên trong ngành, trong đó không thể không kể đến các chương trình lớn như: “Kiểm toán viên tài năng” được Khoa QTKD bảo trợ chuyên môn, “Cuộc thi sinh viên nghiên cứu khoa học lĩnh vực Kế toán, Kiểm toán” do Khoa QTKD đồng tổ chức với Hiệp hội Kế toán công chứng Anh Quốc,… Đó, sinh viên chỉ cần tham gia thi thôi, việc tổ chức cứ để thầy cô lo. ^^
3. Cần chuẩn bị những gì trước khi ra trường để có cơ hội việc làm tốt?
Thứ nhất, các bạn sinh viên nên nắm thật vững những kiến thức học trong trường, đồng thời tự mình tìm hiểu thêm các thông tư, chuẩn mực Kế toán, Kiểm toán bên ngoài, và cần đặc biệt “nhạy bén” với những sửa đổi được ban hành bởi Bộ Tài chính. Ngoài ra, để tích lũy thêm kiến thức, các bạn có thể và nên học thêm các chứng chỉ quốc tế như ACCA, CPA Úc, ICAEW,… Đây là các chứng chỉ được công nhận rộng rãi trên thế giới nên việc theo học các chứng chỉ này sẽ giúp các bạn sinh viên gia tăng cơ hội việc làm sau khi ra trường. Không nhưng thế, Việt Nam chúng ta cũng đang hướng tới tiệm cận chuẩn mực quốc tế về kế toán, nên việc học các chứng chỉ quốc tế này là càng có ích hơn rất nhiều.
Thứ hai, các bạn sinh viên nên cải thiện và nâng cao cho mình các kỹ năng mềm cần có của một người trẻ trong xã hội hiện nay như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng quản lý thời gian,… bằng việc tham gia các CLB, các cuộc thi trong và ngoài trường,… Đây chính là việc các bạn đang hoàn thiện mình mỗi ngày, làm gia tăng giá trị cho chính bản thân để đầu tư cho tương lai.
Thứ ba, các bạn hãy đầu tư, và nhớ là đầu tư hiệu quả nhé, vào việc trau dồi và nâng cao khả năng ngoại ngữ của mình, đặc biệt là tiếng Anh. Điều này chắc mình không phải nói nhiều nữa rồi, tiếng Anh vẫn rất quan trọng, là điều kiện cần để mỗi bạn sinh viên có thể tự tìm kiếm cho mình một cơ hội việc làm tốt sau khi ra trường.
4. Đóng góp gì cho Khoa?
Trước hết, mình muốn nói là mình đã rất rất vui khi nghe tin “Kế toán” đã được tách ra thành một khoa riêng của trường Đai học Ngoại thương. Đây là điều mình vẫn luôn mong ngóng rất nhiều khi còn ngồi trên ghế Nhà trường. Vậy nên mình luôn hy vọng Khoa sẽ ngày càng phát triển hơn nữa, trở thành một Khoa lớn mạnh, đào tạo thêm những lớp sinh viên ưu tú, đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao cho xã hội.
Quay trở lại câu hỏi, về đôi điều mình muốn đóng góp ý kiến để mong Khoa ngày một phát triển.
Điều đầu tiên, mình mong muốn Khoa Kế toán – Kiểm toán sẽ có thêm những buổi định hướng, chia sẻ về học tập cũng như nghề nghiệp với sinh viên, những buổi định hướng, chia sẻ đến ngay từ các thầy cô trong Khoa, từ thế hệ các anh chị sinh viên đi trước, hay từ những người đã có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành,… Điều này sẽ giúp các bạn sinh viên hình dung rõ hơn về lĩnh vực mình đang theo đuổi, cũng như biết mình sẽ cần phải chuẩn bị thêm những gì để sẵn sàng đón nhận những thách thức và cơ hội từ xã hội.
Điều thứ hai, mình mong Khoa sẽ sớm xây dựng bộ môn Tiếng Anh chuyên ngành Kế toán. Vì trước đây, chuyên ngành Kế toán trực thuộc Khoa Quản trị Kinh doanh, nên môn Tiếng Anh chuyên ngành mình được học là tiếng Anh chuyên ngành Quản trị Kinh doanh. Tuy nhiên, đến nay, Kế toán – Kiểm toán đã tách ra thành một khoa riêng, mình mong bộ môn Tiếng Anh chuyên ngành mới sẽ sớm được xây dựng và hoàn thiện, để các bạn sinh viên được sớm tiếp cận với các kiến thức chuyên ngành bằng tiếng Anh, cũng như tiếp cận thêm với nhiều nguồn kiến thức nước ngoài có giá trị.
5. Tình bạn bè?
Mọi người thường nói bạn bè Đại học không chơi thân được khi còn học Trung học, nhưng lớp mình chính là một minh chứng sống phủ định lại điều đó. Lớp mình bạn bè chơi rất thân với nhau, không chỉ trong vui chơi mà còn trong học tập. Đến giờ, mình vẫn nhớ như in những ngày gần thi, group facebook của lớp lúc nào cũng liên tục báo về những thông báo, rằng: nghiệp vụ nọ, nghiệp vụ kia phải định khoản thế nào, báo cáo tài chính nên trình bày ra làm sao, hay một vài tips hay khi thi vấn đáp; mình nhớ cả những ngày cả lớp thức nguyên đêm chỉ để share ảnh lớp khi tham gia cuộc thi “FBA’s got talent”,…. Dù sau lần “miệt mài” share ảnh đó, lớp không dành được giải nhất ảnh, nhưng tình cảm của các bạn trong lớp dành cho nhau thì đã gắn bó hơn rất nhiều. Cứ như vậy, sau mỗi một hoạt động cả lớp cùng nhau tham gia, sau mỗi một môn học cả lớp cùng nhau đăng ký học, tình bạn của lớp mình lại ngày một lớn dần. Ra trường đến nơi rồi, nhưng lớp mình vẫn không thiếu những buổi tụ tập, gặp gỡ, chắc vì chưa quen thiếu nhau như vậy. Hôm nay mới đầu tuần thôi, mà cuối tuần nay mình đã full lịch hẹn với Anh 1 – QTKD – K51 rồi. ^^
6. Tình thầy trò?
Mình từng nghe nói rằng: tình cảm thầy trò, sự thân thiết của thầy cô với học trò sẽ tỉ lệ nghịch với cấp học, mình không biết điều đó với mọi người ra sao, còn với mình thì nó không hề đúng. Thầy cô Ngoại thương nói chung, và thầy cô trong chuyên ngành Kế toán nói riêng thân thiết, gần gũi với sinh viên vô cùng. Có hôm nhóm mình đang ngồi ăn kem ở sảnh nhà A, thấy thầy cô đi qua, chúng mình cũng vẫy tay chào như những người bạn của mình vậy, rồi gọi thầy cô tới ăn kem cùng luôn, chứ không hề có kiểu khép nép, rụt rè gì cả. Một ví dụ nhỏ, nhưng là đủ để hiểu khoảng cách giữa thầy cô và sinh viên chúng mình ngắn như nào rồi đúng không? Thầy cô với sinh viên chúng mình cũng vậy. Có lần mình gửi mail cho cô giáo lúc 11h đêm, định tắt máy đi ngủ luôn, mà mail trả lời của cô đến ngay sau đó vài phút, cô còn hỏi số điện thoại của mình để trực tiếp gọi lại giải thích, hướng dẫn cho mình nữa. Cứ thế, bảo sao mình không yêu thầy cô Khoa mình sao cho được. *cười* À, lên facebook thì bạn nhớ đừng bình luận gì trên dòng trạng thái của thầy cô nhé, nếu không muốn mấy phút sau facebook có ngay thông báo: Thầy cô đã “thả tim” cho dòng bình luận của mình đó. *cười* Inbox thầy cô cũng vậy, thầy cô còn online là thầy cô còn trả lời, không có chuyện thầy cô chảnh “seen” mà không trả lời đâu nha. ^^
Nói chung, mình không biết kể sao cho hết nữa, các bạn hãy thử đến và cảm nhận đi xem nào. ^^
7. Chuyên ngành: Kế toán, Kiểm toán định hướng ACCA?
Ngày mình đọc được tin Khoa Kế toán – Kiểm toán năm nay có chuyên ngành mới “Kế toán – Kiểm toán định hướng nghề nghiệp ACCA”, mình chỉ muốn hét lên rằng: Sao mình ra trường rồi mới có chương trình này???
Hoàn thành chương trình Đại học cũng đồng thời là đã hoàn thành chín môn học đầu tiên của chương trình ACCA, quá “lời” rồi còn gì nữa. À, nói qua về ACCA, ACCA là chứng chỉ kế toán công chứng do Hiệp hội kế toán công chứng Anh cấp, được công nhận rộng rãi trên thế giới, vậy nên ACCA rất đáng để theo học, đặc biệt những bạn sinh viên muốn theo đuổi lĩnh vực Kế toán – Kiếm toán phải không nào? Nội dung chương trình học của ACCA được thiết kế rất hay, do đó việc các bạn sinh viên có hội được học ACCA ngay trong trường Đại học là rất có lợi. Trước đây muốn học ACCA, mình phải cân nhắc rất nhiều về thời gian đi học ở trường, và đi học thêm ở ngoài, rồi việc phân bổ thời gian cho việc ôn thi ACCA và ôn thi ở trường,… Trong khi bây giờ, chương trình học trong trường của các bạn sinh viên bao gồm luôn chương trình ACCA, mình chỉ muốn nói một điều thôi: Chương trình học này hay quá là hay mà.
Và vẫn là ý mình đã đưa ra từ trên, tại sao học chương trình này lại “quá lời”, vì nó giúp bạn rút ngắn thời gian hoàn thành chương trình ACCA nữa, ra trường các bạn chỉ cần “chiến đấu” với 5 môn P nữa thôi là đã trở thành “ACCA affiliate” rồi, thêm 3 năm kinh nghiệm nữa là mình đã trở thành “ACCA member”, đồng nghĩa với việc sau tên của bạn sẽ có 4 chữ cái nghe rất “thân thương” “ACCA” đó. ^^

Có thể bạn quan tâm:

(function($) { $(document).ready(function() { $('header .ux-search-submit').click(function() { console.log('Moew'); $('header form.search_google').submit(); }); }); })(jQuery);