Bài viết cùng chuyên mục:
- Các lỗi máy in thường gặp, Sửa lỗi Error Printing trên máy in,
- Cách sửa lỗi SC541, SC542 máy photocopy Ricoh
- Double check the printer name and make sure that the printer is connected to the network -Operation could not be completed (error 0x00000709
- Sửa lỗi blinitializelibrary failed 0xc00000bb
- Sửa lỗi ERR_NETWORK_CHANGED chrome android, ios, computer
Với số lượng mainboard đến từ 2 nền tảng Intel và AMD hiện có trên thị trường, MEGA có những bài viết dành riêng cho từng nền tảng và dòng sản phẩm khác nhau cũng như những lựa chọn mainboard tốt nhất bên dưới.
Xây dựng một cấu hình PC mới là cả một quá trình mới về sự lựa chọn và đánh đổi. Lựa chọn giữa AMD và Intel thường là lựa chọn đầu tiên bạn phải thực hiện, nhưng nó chắc chắn không phải là phần khó nhất. Thay vào đó, vinh dự đó sẽ thuộc về bo mạch chủ, việc lựa chọn một trong số hàng chục thương hiệu chỉ là bước khởi đầu.
Thông thường, mỗi nhà sản xuất sẽ sở hữu ít nhất nửa tá kiểu bo mạch khác nhau dựa trên một loại chipset duy nhất.Trong số hàng trăm mainboard tương thích với bộ vi xử lý mà bạn lựa chọn, bạn sẽ chọn bo mạch nào? Dưới đây là 1 số gợi ý cho bạn.
Nội dung chính:
Asrock X570 Taichi hoặc Gigabyte X570 Aorus Ultra
Có nhiều sản phẩm cho sự lựa chọn của bạn hơn khi bạn có mức ngân sách 7 triệu để chi cho một chiếc mainboard. Tất cả những sản phẩm trong phân khúc này đều rất tốt, khi đây là một mức giá khá cao để sở hữu một mainboard. MSI X570 Tomahawk có hiệu suất VRM tốt hơn cùng một mức giá thấp hơn, bạn chỉ cần quan tâm đến những tính năng mà nó mang đến vì đây là phân khúc phổ thông.
Phiên bản tốt nhất ở phân khúc 7 triệu đồng là Asrock X570 Taichi. Bo mạch đã có được những chỉ số khá tốt trong bài kiểm tra nhiệt VRM của tôi và với giá 6.990.000 có vô số tính năng bao gồm Wi-Fi 6, ba khe cắm M.2 với thiết kế tản nhiệt phủ đầy đủ bên trên, tám cổng SATA, âm thanh chất lượng cao, Intel Gigabit LAN, 3 cổng USB, BIOS Flashback và nhiều hơn nữa. Nó cũng là một phiên bản tuyệt vời với một số hiệu ứng ánh sáng led đẹp mắt, nếu bạn là một người dùng thích màu sắc.
Cùng xếp ở vị trí thứ 2 ở phân khúc giá tiền này là Gigabyte X570 Aorus Ultra hoặc Asus ROG Strix X570-F Gaming .
Bạn có thể xem xét các thế hệ trước đó để tiết kiệm được chi phí. Nếu bạn không cần PCIe 4.0, bạn có thể xem xét lựa chọn mua mainboard X470 Taichi. Một phiên bản tốt hơn vì mức giá rẻ hơn.
MSI MAG Z490 Tomahawk hoặc Gigabyte Z490 Vision G
Với ngân sách nhiều hơn một chút, bạn có thể sở hữu những sản phẩm thực sự đẹp với giá khoảng 5 triệu đồng. Ngay từ những ngày đầu tiên ra mắt dòng sản phẩm mainboard z490 chipset lga 1200 thế hệ mới, một sản phẩm nổi trong danh sách này mà tôi đã gới thiệu trước đây của mình là MSI MAG Z490 Tomahawk, đây là một mainboard có chất lượng tuyệt vời với giá 5.650.000. Trong thử nghiệm của tôi, Z490 Tomahawk có nhiệt độ đạt đỉnh chỉ 74 độ khi chạy cùng với Core i9-10900K tốc độ 5,1 GHz sử dụng 1,35v, vì vậy bạn không cần phải chi một số tiền lớn sở hữu một bo mạch đắt tiền để tận dụng tối đa sức mạnh của bộ xử lý 10 lõi mới của Intel, mặc dù thực tế là nó sẽ ngốn của bạn kha khá điện khi ép xung.
MSI đã mang đến một nâng cấp với hàng tá năng lượng cho vcore VRM trên Tomahawk, sử dụng hàng chục tụ năng lượng 55A cho mức năng lượng tổng hợp 660A. MSI cũng có cho mình những bộ tản nhiệt lớn, nặng với trọng lượng tổng hợp 393 gram. Để so sánh, MSI Z490-A Pro đi kèm với bộ tản nhiệt nặng 237 gram. Bạn cũng nhận được một số tính năng thú vị như 2.5 Gbit LAN, USB 3.2 Gen 2×2 hỗ trợ 20 Gbps và một vài cổng USB bổ sung khi so sánh với các bo mạch rẻ hơn.
Lựa chọn xếp thứ 2 của tôi là Gigabyte Z490 Vision G có thể đáng xem xét hơn Tomahawk vì hai lý do: mức giá 6.050.000, đây là phiển bản bo mạch Z490 duy nhất trong phạm vi giá này có ba khe cắm PCIe x16 có kích thước đầy đủ, mặc dù chỉ có khe cắm chính được kết nối đầy đủ băng thông x16 vì bộ xử lý LGA1200 không hỗ trợ đủ làn PCIe. Khe thứ cấp được nối dây cho băng thông x8 và khi được sử dụng sẽ cung cấp một nửa băng thông cho khe PCIe x16 chính. Sau đó, khe cắm thứ ba được nối dây cho băng thông x4.
Vision G cũng hỗ trợ thêm hai cổng USB 3.2 trên bảng kết nối I / O, mặc dù nó giảm kết nối mạng Gigabit trong khi vẫn giữ lại mạng LAN 2,5 Gbit. Về hiệu suất VRM, Vision G gần như ngang bằng với Tomahawk.
Một sản phẩm khác cũng đáng được chú ý là Gigabyte Z490 Aorus Elite . Tôi đã thử nghiệm bo mạch đó và nó rất tốt, nhưng ở cùng mức giá với Tomahawk, tôi nghĩ mình sẽ chọn bo mạch của MSI. Tương tự với Asus TUF Gaming Z490-Plus.
MSI B450 Tomahawk
Nếu có thể chi thêm khoảng 1 triệu đồng để sở hữu một bo mạch mới, tôi khuyên bạn nên bỏ qua việc sử dụng các bản cấp thấp. Đây có thể là mức giá tăng lên khá cao, nhưng bù lại bạn sẽ nhận được một mainboard chất lượng hơn, có thể hoạt động tốt với bất kỳ CPU Ryzen nào trên thị trường hiện tại.
Việc mở thêm nguồn ngân sách sẽ giúp bạn có nhiều lựa chọn hơn bao gồm Asrock B450 Gaming K4 , MSI B450 Gaming Plus và MSI B450 Tomahawk . Theo ý kiến của tôi sau khi đã thửu nghiệm thì những sản phẩm đến từ 2 thương hiệu Asus và Gigabyte không thực sự tốt so với những gì đối thủ của họ làm được trong phân khúc này.
MSI B450 Tomahawk là sản phẩm nổi bật trong danh sách này, mức giá tốt cùng những tính năng hấp dẫn trong tầm giá. Nó cũng là một bản với thiết kế trung tính đẹp mắt, theo tông màu đen và xám với một chút ánh sáng đến từ led RGB sẽ phù hợp với mọi trường hợp. Nếu bạn có đủ tiền đừng ngận ngại, hãy lựa chọn nó.
Tuy nhiên, nếu bạn đang nghĩ đến việc sẽ kéo dài ngân sách cho những bản có khả năng nâng cấp, thì Tomahawk là một sự lựa chọn hợp lý. Về cơ bản, bạn sẽ có được mọi thứ bạn thường cần trên bo mạch chủ máy tính để bàn này với việc bổ sung VRM cho chất lượng hoạt động ở nhiệt độ rất an toàn, ngay cả với việc ép xung bộ xử lý bộ xử lý Ryzen 7.
MSI đã không chú ý và nâng cấp các thành phần VRM và họ cũng chú ý đến khả năng tản nhiệt trên sản phẩm của mình, với các tấm tản nhiệt lớn trên cả Vcore và SoC VRM.
Gigabyte Z390 Aorus Pro
Ở dòng sản phẩm này nếu bạn có ngân sách khoảng 5 triệu để dành cho một chiếc bo mạch chủ, chắc chắn những lựa chọn tốt nhất lúc này là Gigabyte Z390 Aorus Elite hoặc Z390 Aorus Pro. Biến thể Pro có giá cao hơn khoảng 200.000 với giá 4.970.000. Cả hai bo mạch đều khá giống nhau về cả thiết kế và bo mạch, với bản Pro có thêm một vài tính năng bổ sung như hai tấm bảo vệ nhiệt trên cả hai khe M.2, giáp PCIe trên cả hai khe và USB type-C trên bảng I / O.
Nếu bạn có một cấu hình, và không quá cần sử dụng những tính năng phụ của bản pro, thì Elite là một phiển bản bẹn nên sử chọn lúc này. Tôi đã thử nghiệm cả hai bo mạch trong nhà và hiệu suất nhiệt VRM là rất tốt, đánh bại các mẫu trong phân khúc 7 triệu đồng của Asus.
Ngoài ra, Z390 Extreme4 của Asrock là một bo mạch được xây dựng khá vững chắc, cũng như Z390 Tomahawk của MSI, nhưng nếu bạn dự định tận dụng hết sức mạnh của Core i9-9900K hoặc bạn dự kiến sẽ nâng cấp lên nó trong một hoặc hai năm nữa, tôi thực sự khuyên bạn nên chọn sử dụng Aorus Elite hoặc Pro cho cấu hình của mình.
Asus Prime X470-Pro
Nếu bạn đang có ý định hoặc đã sở hữu CPU Ryzen 5 2600X hay Ryzen 7 2700X cho cấu hình máy tính để bàn của mình và bạn muốn có một mainboard chất lượng có thể khai thác hết khả năng của những con chip này với một mức giá tốt nhất thì đây là phiên bản bạn nên mua lúc này.
Với ngân sách khoảng 4 triệu, tôi sẽ mua Asus TUF X470-Plus Gaming, sau đó là Asrock Fatal1ty X470 Gaming K4 đến Gigabyte X470 Aorus Gaming 5 và cuối cùng là Asus Prime X470-Pro. Giá cả sẽ có sự thay đổi, cao hơn một chút cho những phiên bản sau nhưng với mức giá cao hơn nghĩa là bạn sẽ sở hữu những tính năng chất lượng hơn.
Tôi không thích TUF X470-Plus Gaming đến từ thương hiệu Asus lắm, mặc dù nó có giá bán ra là rẻ nhất nhưng không phải là tốt nhất so với danh sách tôi đã chọn phía trên. Tuf X470-Plus có thiết kế với các VRM kém hớn, ít tính năng hơn cũng như chất lượng kém hơn.
Asrock Fatal1ty X470 Gaming K4 có thiết kế khá đẹp nhưng với ngân sách mở rộng một chút thì Gigabyte X470 Aorus Gaming 5 và Asus Prime X470-Pro là hai bo mạch tốt hơn nhiều.
Nếu lựa chọn tôi nghĩ mình sẽ sử dụng Prime X470-Pro, tôi thực sự thích thiết kế VRM 6 + 2 có 6 pha thực và một bộ doubler. Âm thanh Realtek S1220A có Crystal Sound 3 cùng jkeets nối mạng Intel Gigabit tốc độ nhanh. Mặc dù Asus Prime X470-Pro có thể là sản phẩm đắt nhất trong danh sách này nhưng nó lại là sản phẩm mà tôi sẽ mua.
ASRock Z370 Extreme 4
Cấu hình của bạn hướng đến sử dụng mainboard Z370 và nếu bạn sẵn sàng bỏ một số tiền đủ lớn để dành cho mainboard thì bạn sẽ không quá khó để có thể lựa chọn được một chiếc bo mạch tốt trong dòng sản phẩm này. Nhưng trong đó, lại một lần nữa tôi nghĩ mình sẽ không mua những sản phẩm đến từ thương hiệu Asus. Không phải vì nó không tốt mà nó có mức giá bán quá cao so ở mức gần 4 triệu đồng so với những gì nó mang lại.
Ba phiên bản còn lại rất đồng đều nên rất khó để tôi lựa chọn sử dụng sản phẩm nào. Mặc dù Gigabyte Z370 Aorus Ultra Gaming đã phải nhận về các đánh giá về nhiệt độ VRM khá cao và có các đánh giá trái chiều đến từ Newegg, vì vậy với các vấn đề có thể xảy ra, tôi nghĩ mình sẽ xem xét sử dụng MSI Z370 Gaming M5 hoặc Asrock Z370 Extreme4.
Đối với tôi Asrock Z370 Extreme4 sẽ là sản phẩm mà tôi sẽ chọn. Sản phẩm không chỉ có mức giá phải chăng nhất trong nhóm mà còn mang dến một bộ tính năng tuyệt vời và thiết kế VRM rất xịn sò. Đánh giá của người dùng dành cho sản phẩm này cũng rất tích cực và tốt. UEFI dễ điều hướng và ép xung cũng dễ ngay cả đối với người dùng mới làm quen.
Tuy nhiên, nếu bạn không thể mua Z370 Extreme4 hoặc không thích các sản phẩm đến từ Asrock, một lựa chọn thay thế tốt nhất lúc này là Z370 Gaming M5 của MSI, với thiết kế xây dựng bên ngoài tốt cũng là một bo mạch chủ trông tuyệt vời.
Mainboard hãng nào tốt nhất,
Mainboard tầm trung tốt nhất 2020,
Mainboard hãng nào tốt nhất 2021,
Mainboard giá rẻ tốt nhất 2021,
Mainboard tầm trung tốt nhất 2021,
Mainboard hãng nào tốt nhất 2020,
Mainboard tốt nhất 2020,
Mainboard mạnh nhất hiện nay