Mà không có sổ tạm trú, đồng nghĩa bạn rất khó xin được mã số công dân ( khó chứ ko phải ko xin được nhé, vẫn xin được nhưng mất nhiều tiền hơn). Không có mã số công dân, thì đương nhiên ko làm được hộ khẩu và căn cước.
Nội dung chính:
Chia sẻ cách tự làm sổ tạm trú tại chung cư và cụm dân cư
Để xin được sổ tạm trú, mọi người làm theo các bước sau, đảm bảo 90% thành công, 10% còn lại phụ thuộc vào may mắn.
– Trước tiên, bạn gọi điện cho công an phụ trách toà. Mỗi toà có 1 người phụ trách khác nhau, nên bạn phải xin đúng số. Tiện trong topic này, ai biết sdt của công an phụ trách toà nào thì cho mọi người biết luôn. Mình có sdt của a Hùng phụ trách toà C Vinaconex, mình sẽ viết ở dưới.
– Khi gọi điện, bạn trình bày rõ ràng là muốn làm sổ tạm trú, hẹn gặp anh để xin. Công an sẽ hẹn bạn vào buổi tối ở trụ sở CA phường. Họ ko hẹn ban ngày đâu, chỉ hẹn buổi tối thôi.
– Đúng ngày hẹn bạn đến, mang sẵn các giấy tờ sau:
+ Sổ hộ khẩu cũ (2 vợ chồng chưa nhập khẩu chung, thì phải mang của cả 2)
+ Giấy đăng kí kết hôn ( nếu chưa nhập khẩu chung)
+ Giấy khai sinh của con
+ Chứng minh thư ( thẻ căn cước) của cả 2 vợ chồng
+ Hồ sơ nhà( có sổ hồng thì mang sổ; ko có sổ thì mang hợp đồng mua bán và giấy tờ bàn giao nhà)
+ 2 ảnh 3×4 của cả 2 vợ chồng.
Toàn bộ giấy tờ là phô tô thôi nhé.
– Khi bạn mang giấy tờ đến, CA sẽ đưa cho bạn tờ khai nhân khẩu để điền vào. Điền đầy đủ chính xác thông tin, vì thông tin đó sẽ được viết vào sổ tạm trú.
– Khi viết xong, họ sẽ viết 1 tờ là xác minh nhân khẩu gửi cho CA xã phường nơi bạn thường trú, đại ý thế này:
” Công an phường Đại Kim Kính gửi CA …đề nghị xác minh ông bà…trên địa bàn…”
Và dặn rằng: mang tờ giấy về đóng dấu ở CA địa phương, sau đó mang lên nộp cho anh ý.
– Khi nhận được tờ giấy, bạn hứa với anh ý thế này.
” E sẽ mang về xin, nhưng do điều kiện xe cộ khó khăn, gửi giấy về xin cũng mất vài ngày, mà e lại đang cần tạm trú gấp. A tạo điều kiện giúp đỡ, e xin cảm ơn anh. Giấy tờ e sẽ bổ sung sau. Tiện thể, nhờ anh cấp cho mã số công dân.”
Sau đó, đưa phong bì cảm ơn.
– A ý sẽ hẹn bạn ngày mai đến lấy sổ tạm trú. Hoặc sẽ gọi điện bảo bạn đến lấy.
Việc bổ sung giấy tờ ko cần cũng được.
Thế là xong mọi người ạ.
Quy trình thủ tục đăng ký tạm trú cho người ở trọ
Vì sao cần làm thủ tục đăng ký tạm trú cho người ở trọ?
Hoạt động đăng ký tạm trú là việc công dân đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền tại địa phương mới để làm thủ tục xin cấp sổ tạm trú khi có ý định cư trú tối thiểu 30 ngày và tối đa 2 năm.
Theo điều 30 Luật Cư trú sửa đổi, bổ sung năm 2013, đăng ký tạm trú là quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi công dân. Việc thực hiện đăng ký tạm trú của nhân dân không chỉ hỗ trợ chính quyền địa phương có cơ sở quản lý và đảm bảo an ninh xã hội, mà còn là cơ sở để người dân bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình.
Sổ tạm trú cho người ở trọ
Mẫu đăng ký tạm trú cho người ở trọ thường bao gồm các thông tin về thông tin chi tiết về người nộp đơn, địa chỉ thường trú, địa chỉ tạm trú mới, lý do xin tạm trú,… Ngoài ra, công dân có thể nộp hồ sơ đăng ký tạm trú qua các cổng cung cấp dịch vụ công trực tuyến như: Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an, Cổng dịch vụ công quản lý cư trú,…
Mẫu đăng ký tạm trú cho người ở trọ
Quy trình làm thủ tục đăng ký tạm trú cho người ở trọ
Để quá trình làm thủ tục đăng ký tạm trú cho người ở trọ thuận lợi và nhanh chóng, người dân cần thực hiện theo quy trình sau đây:
Chuẩn bị hồ sơ, thủ tục đăng ký tạm trú cho người ở trọ
Theo Luật cư trú năm 2006 sửa đổi bổ sung 2013 và các Nghị định, Thông tư hướng dẫn, một bộ hồ sơ cơ bản để thực hiện đăng ký tạm trú bao gồm:
- Bản Chứng minh thư nhân dân/Căn cước công dân photo công chứng (nếu không có thì phải có giấy tờ xác nhận của công an xã, phường nơi đăng ký thường trú)
- Giấy tờ chứng minh người dân có chỗ ở hợp pháp trên địa bàn của địa phương
- Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu, bản khai nhân khẩu theo mẫu hiện hành
Trong trường hợp người thuê trọ ở chung nhà với chủ sở hữu, người nộp hồ sơ tạm trú cần được chủ trọ đồng ý cho đăng ký tạm trú tạm vắng tại địa chỉ của họ và có chữ ký xác nhận vào phiếu khai nhân khẩu.
Nộp hồ sơ, thủ tục đăng ký tạm trú cho người ở trọ
Người làm thủ tục đăng ký tạm trú nộp hồ sơ tại Công an xã, phường, cơ quan có thẩm quyền tương đương để được Trưởng Công an xã, phường xem xét và cấp Sổ tạm trú trong vòng 3 ngày làm việc (không tính thứ bảy và chủ nhật) kể từ lúc xác nhận hồ sơ.
Đồng thời, sau 24 tháng kể từ ngày được xác nhận đăng ký tạm trú, người dân cần quay lại Công an xã, phường để yêu cầu gia hạn tạm trú nếu vẫn tiếp tục sinh sống trên địa bàn đó. Người thuê nhà nên gia hạn đăng ký trước khi hết thời hạn tạm trú khoảng 1 tháng để đảm bảo các quyền lợi của mình.
Thủ tục đăng ký tạm trú cho người ở trọ
Nộp lệ phí làm thủ tục đăng ký tạm trú cho người ở trọ
Các loại lệ phí làm thủ tục đăng ký tạm trú cho người ở trọ và xin cấp sổ tạm trú là khoản thu theo nghĩa vụ đối với các công dân. Theo quy định:
- Đăng ký tạm trú chưa bao gồm sổ tạm trú: không quá 15.000 đồng/lần
- Xin cấp mới, cấp lại sổ tạm trú: không quá 20.000 đồng/lần
- Đính chính lại các thay đổi trong sổ tạm trú theo yêu cầu của công dân: không quá 8.000 đồng/lần
- Cấp giấy đăng ký tạm trú có thời hạn lần đầu: miễn phí
Lưu ý khi làm thủ tục đăng ký tạm trú cho người ở trọ
Thời gian thực hiện thủ tục đăng ký tạm trú cho người ở trọ
Theo Luật Cư trú (đã sửa đổi, bổ sung năm 2013), trong vòng 30 ngày, người đang sinh sống và làm việc tại một địa điểm nhưng không thuộc trường hợp được đăng ký thường trú tại địa phương đó phải đăng ký tạm trú tại Công an xã, phường, cơ quan có thẩm quyền. Trường hợp người thuê trọ đã đăng ký tạm trú nhưng lại chuyển đi thì sẽ bị xóa tên trong sổ tạm trú của địa phương đó.
Trong thời hạn 7 ngày (trừ ngày lễ và thứ 7, chủ nhật) kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, chính xác và hợp lệ, cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm thẩm định, cập nhật thông tin về nơi tạm trú mới của khách thuê và thông báo cho người đăng ký về việc đã cập nhật thông tin.
Những loại đăng ký tạm trú hiện hành
- KT1: địa chỉ đăng ký thường trú trong Sổ hộ khẩu của công dân
- KT2: trường hợp tạm trú dài hạn (thường trên 6 tháng) cùng thuộc một tỉnh (thành phố) với địa chỉ thường trú (KT1) của công dân đó.
- KT3: trường hợp tạm trú dài hạn (thường trên 6 tháng) khác tỉnh (thành phố) đối với địa chỉ thường trú (KT1) của công dân đó.
- KT4: chỉ trường hợp tạm trú ngắn hạn (thường là mục đích du lịch, thăm viếng,…) khác tỉnh (thành phố) đối với địa chỉ thường trú (KT1) của công dân đó.
Hình thức xử phạt khi không đăng ký tạm trú
Cán bộ, công an xã, phường có trách nhiệm kiểm tra cư trú định kỳ, đồng thời có quyền xử phạt hành chính nếu thấy vi phạm. Trong đó, mức xử lý thường được quy định như sau:
- Cá nhân/chủ trọ không thực hiện đăng ký cư trú hoặc điều chỉnh trong sổ Tạm trú bị phạt từ 100.000 – 300.000 đồng.
- Cá nhân/chủ trọ cố tình làm sai lệch nội dung sổ tạm trú hoặc giấy tờ liên quan đến cư trú bị phạt từ 1.000.000 – 2.000.000 đồng.
- Cá nhân/chủ trọ cố tình khai man hoặc giả mạo giấy tờ cư trú, sổ cư trú có thể bị phạt đến 4.000.000 đồng
Muốn làm thủ tục đăng ký thường trú về nhà mới mua được ở Hà Nội thì cần những thủ tục gì và nộp hồ sơ tại đâu?
09/08/2021 11:38 | Số lượt xem: 5436 |
Xem toàn bộ Tài liệu tuyên truyền hỏi – đáp pháp luật về cư trú TẠI ĐÂY
Câu 13. Việc đăng ký tạm trú, khai báo tạm vắng theo Luật Cư trú mới có gì đáng lưu ý không?
Trả lời:
Quy định về đăng ký tạm trú, tạm vắng được quy định tại Điều 27 và Điều 28 Luật Cư trú năm 2020.
1. Về đăng ký tạm trú: Luật Cư trú năm 2020 đã đơn giản hóa thủ tục hành chính từ giúp người dân dễ dàng và thuận tiện khi đăng ký tạm trú. Cụ thể:
Khi công dân công dân đến sinh sống ngoài phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi đăng ký thường trú để lao động, học tập hoặc vì mục đích khác từ 30 ngày trở lên (dưới 30 ngày không phải đăng ký tạm trú) thì phải thực hiện đăng ký tạm trú.
Hồ sơ đăng ký gồm: (1) Tờ khai thay đổi thông tin cư trú (đối với người đăng ký tạm trú là người chưa thành niên thì trong tờ khai phải ghi rõ ý kiến đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ, trừ trường hợp đã có kiến đồng ý bằng văn bản); (2) Giấy tờ tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp.
Khi tiến hành đăng ký tạm trú, cơ quan đăng ký cư trú sẽ không cấp sổ tạm trú mà cập nhật thông tin về nơi tạm trú mới, thời hạn tạm trú của người đăng ký vào Cơ sở dữ liệu về cư trú và thông báo cho người đăng ký về việc đã cập nhật thông tin đăng ký tạm trú.
Thời hạn việc gia hạn tạm trú theo Luật Cư trú năm 2020 rút ngắn từ 30 ngày trước ngày hết hạn tạm trú xuống còn 15 ngày, đồng thời bổ sung thêm 05 trường hợp bị xóa tạm trú theo quy định tại khoản 1 Điều 29 Luật Cư trú 2020.
2. Về khai báo tạm vắng Luật Cư trú năm 2020 bổ sung nội dung giải thích thuật ngữ về “Tạm vắng” mà Luật Cư trú năm 2006 không có. Theo đó, tạm vắng được hiểu là việc công dân vắng mặt tại nơi cư trú trong một khoảng thời gian nhất định. Các trường hợp tạm vắng cụ thể cần phải khai báo được quy định rõ tại Điều 31 Luật Cư trú năm 2020.
Bên cạnh việc kế thừa quy định của Luật Cư trú năm 2006, Luật Cư trú năm 2020 bổ sung một số đối tượng phải khai báo tạm vắng để thống nhất với các văn bản pháp luật chuyên ngành như Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017); Luật Xử lý vi phạm hành chính (người được tha tù trước thời hạn có điều kiện đang trong thời gian thử thách; người bị quản lý trong thời gian làm thủ tục xem xét, quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng…).
Luật Cư trú năm 2020 cũng bổ sung trường hợp khai báo tạm vắng đối với người đi khỏi phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi thường trú từ 12 tháng liên tục trở lên (đối với người không thuộc trường hợp quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 31 Luật Cư trú), trừ trường hợp đã đăng ký tạm trú tại nơi ở mới hoặc đã xuất cảnh ra nước ngoài để quản lý cư trú được chặt chẽ hơn.
Toàn bộ thông tin về khai báo tạm vắng của công dân cũng được cập nhật vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú.
Cụ thể Điều 31 Luật Cư trú quy định:
“1. Công dân có trách nhiệm khai báo tạm vắng trong các trường hợp sau đây:
a) Đi khỏi phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi đang cư trú từ 01 ngày trở lên đối với bị can, bị cáo đang tại ngoại; người bị kết án phạt tù nhưng chưa có quyết định thi hành án hoặc đã có quyết định thi hành án nhưng đang tại ngoại hoặc được hoãn chấp hành án, tạm đình chỉ chấp hành án; người bị kết án phạt tù được hưởng án treo đang trong thời gian thử thách; người đang chấp hành án phạt quản chế, cải tạo không giam giữ; người được tha tù trước thời hạn có điều kiện đang trong thời gian thử thách;
b) Đi khỏi phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi đang cư trú từ 01 ngày trở lên đối với người đang chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; người phải chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng nhưng đang được hoãn chấp hành hoặc tạm đình chỉ chấp hành; người bị quản lý trong thời gian làm thủ tục xem xét, quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng;
c) Đi khỏi phạm vi đơn vị hành chính cấp huyện nơi đang cư trú từ 03 tháng liên tục trở lên đối với người trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự hoặc người đang phải thực hiện các nghĩa vụ khác đối với Nhà nước theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
d) Đi khỏi phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi thường trú từ 12 tháng liên tục trở lên đối với người không thuộc trường hợp quy định tại các điểm a, b và c khoản này, trừ trường hợp đã đăng ký tạm trú tại nơi ở mới hoặc đã xuất cảnh ra nước ngoài.
2. Trước khi đi khỏi nơi cư trú, người quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này phải đến khai báo tạm vắng tại cơ quan đăng ký cư trú nơi người đó cư trú; khi đến khai báo tạm vắng phải nộp đề nghị khai báo tạm vắng và văn bản đồng ý của cơ quan có thẩm quyền giám sát, quản lý, giáo dục người đó.
Cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra nội dung khai báo. Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị khai báo tạm vắng, cơ quan đăng ký cư trú cấp phiếu khai báo tạm vắng cho công dân; trường hợp phức tạp thì thời gian giải quyết có thể kéo dài hơn nhưng không quá 02 ngày làm việc.
3. Người quy định tại điểm c và điểm d khoản 1 Điều này có thể đến khai báo tạm vắng trực tiếp tại cơ quan đăng ký cư trú nơi người đó cư trú hoặc khai báo qua điện thoại, phương tiện điện tử hoặc phương tiện khác do Bộ trưởng Bộ Công an quy định. Trường hợp người quy định tại điểm d khoản 1 Điều này là người chưa thành niên thì người thực hiện khai báo là cha, mẹ hoặc người giám hộ.
4. Nội dung khai báo tạm vắng bao gồm họ và tên, số định danh cá nhân hoặc số Chứng minh nhân dân, số hộ chiếu của người khai báo tạm vắng; lý do tạm vắng; thời gian tạm vắng; địa chỉ nơi đến.
5. Cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm cập nhật thông tin khai báo tạm vắng của công dân vào Cơ sở dữ liệu về cư trú và thông báo cho người khai báo về việc đã cập nhật thông tin khai báo tạm vắng khi có yêu cầu”.
Câu 14. Tôi muốn làm thủ tục đăng ký thường trú về nhà mới mua được ở Hà Nội thì cần những thủ tục gì và nộp hồ sơ tại đâu?
Trả lời:
– Khoản 1 Điều 20 Luật Cư trú năm 2020 quy định:
“1. Công dân có chỗ ở hợp pháp thuộc quyền sở hữu của mình thì được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp đó”.
– Điều 23 Luật Cư trú năm 2020 quy định về những địa điểm không được đăng ký thường trú mới:
“1. Chỗ ở nằm trong địa điểm cấm, khu vực cấm xây dựng hoặc lấn, chiếm hành lang bảo vệ quốc phòng, an ninh, giao thông, thủy lợi, đê điều, năng lượng, mốc giới bảo vệ công trình hạ tầng kỹ thuật, di tích lịch sử – văn hóa đã được xếp hạng, khu vực đã được cảnh báo về nguy cơ lở đất, lũ quét, lũ ống và khu vực bảo vệ công trình khác theo quy định của pháp luật.
2. Chỗ ở mà toàn bộ diện tích nhà ở nằm trên đất lấn, chiếm trái phép hoặc chỗ ở xây dựng trên diện tích đất không đủ điều kiện xây dựng theo quy định của pháp luật.
3. Chỗ ở đã có quyết định thu hồi đất và quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; chỗ ở là nhà ở mà một phần hoặc toàn bộ diện tích nhà ở đang có tranh chấp, khiếu nại liên quan đến quyền sở hữu, quyền sử dụng nhưng chưa được giải quyết theo quy định của pháp luật.
4. Chỗ ở bị tịch thu theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; phương tiện được dùng làm nơi đăng ký thường trú đã bị xóa đăng ký phương tiện hoặc không có giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.
5. Chỗ ở là nhà ở đã có quyết định phá dỡ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền”.
Như vậy, trường hợp công dân mua nhà tại Hà Nội và không thuộc các trường hợp quy định tại Điều 23 Luật Cư trú năm 2020 nêu trên thì được đăng ký thường trú vào chỗ ở hợp pháp đó.
– Hồ sơ đăng ký thường trú đối với trường hợp nêu trên quy định tại khoản 1 Điều 21 Luật Cư trú, gồm:
(1) Tờ khai thay đổi thông tin cư trú;
(2) Giấy tờ, tài liệu chứng minh việc sở hữu chỗ ở hợp pháp.
Các loại giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp được quy định cụ thẻ tại Điều 5 Nghị định số 62/2021/NĐ-CP ngày 29/6/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều Luật Cư trú.
– Thủ tục đăng ký thường trú được quy định tại Điều 22 Luật Cư trú năm 2020, Điều 3 Thông tư số 55/2021/TT-BCA: Người đăng ký thường trú nộp hồ sơ đăng ký thường trú đến cơ quan đăng ký cư trú (Công an xã, phường, thị trấn) nơi mình cư trú bằng hình thức nộp trực tiếp hoặc thông qua Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an, Cổng dịch vụ công quản lý cư trú.