Kỹ thuật chơi bonsai mini,
Hướng dẫn làm bonsai,
Cách tạo cây bonsai mini,
Kỹ thuật chăm sóc cây cảnh trong chậu,
Hướng dẫn trồng cây cảnh mini,
Bonsai mini cơ bản,
Cách chăm bonsai
Qua quá trình nghiên cứu tài liệu VN và quốc tế cùng việc trải nghiệm và thử nghiệm các loại chất trồng bonsai khác nhau,mình rút ra một số điều xin chia sẻ cùng ae như sau:
Nội dung chính:
I. Sai lầm thường gặp:
khi đọc các tài liệu, xem video, đọc kinh nghiệm được chia sẻ (ví dụ: chất trồng gì, tỷ lệ pha ra sao…) ae thường áp dụng ngay cho cây của mình mà k hiểu căn nguyên, bản chất và điều kiện áp dụng nên thường thất bại! Cây k khỏe, k phát triển tốt hoặc… lăn ra chết…
II. Vậy hiểu sao cho đúng?! Xin trình bày như sau:
1. Vai trò của chất trồng:
– giữ cây đứng vững
– cung cấp nước
– cung cấp chất dinh dưỡng
– nuôi dưỡng và phát triển bộ rễ…
2. Những loại chất trồng cơ bản:
Điểm này ae cần hiểu rõ, chỉ có 2 loại chất trồng cơ bản là VÔ CƠ và HỮU CƠ!!!
– Chất trồng vô cơ bao gồm nhiều loại như: akadama, sỏi, cát, đá pumice, lava rock, sỉ than… loại này thường k có tác dụng giữ dinh dưỡng và phân bón, tương đối trơ!
– Chất trồng hữu cơ cũng bao gồm nhiều loại như: đất mùn, vỏ cây, lá mục, sơ mùn dừa, trấu tươi và hun, rễ bèo… loại này thường giữ ẩm và dinh dưỡng, phân bón tốt!
Như vậy là ae có thể dùng chất trồng Vô cơ, Hữu cơ hoặc Kết hợp cả 2 để trồng bonsai nhé!
3. Cây bonsai cần loại chất trồng nào?!
– Ae lưu ý, đặc thù Bonsai (cây trồng trong chậu cạn) là thường sinh trưởng trong một chiếc chậu tương đối hạn chế về chất trồng (mấy ae thích cây cảnh khủng long phải dùng cần cẩu để nâng thì đi chỗ khác chơi dùm). Vì vậy, cây cần đứng vững trong chậu, cần có đủ nước nhưng k được úng nước, cần đủ dinh dưỡng để phát triển khỏe mạnh tươi tốt (mình cũng k đồng ý quan điểm của 1 số ae là k bón phân để cây cằn cỗi, như vậy mới hãm đc cây k to ra và nhanh già cây… đây là 1 sai lầm, cực kỳ sai lầm!!! Có dịp mình sẽ tranh luận về việc này sau) và đủ thông thoáng để bộ rễ phát triển khỏe mạnh…
Như vậy, ae cần tạo ra 1 loại chất trồng hội tụ đủ các yếu tố kể trên: giữ cây đứng vững + giữ nước và dinh dưỡng + thông thoáng =>=> ae cần lựa chọn hoặc phối trộn chất trồng phù hợp!
Nhưng… đó là phần nổi của tảng băng chìm mà ae nhìn thấy ngay. Diễn đàn nào cũng chia sẻ cả. Và ae áp dụng sẽ… hỏng cả! ????
– Điều quan trọng tiếp theo của việc trộn đất là: ae phải xem đặc thù loài cây mình trồng xem là giống ưa nước hay ưa hạn; khỏe hay yếu… đồng thời, ae cần xem vùng khí hậu mình sống thế nào (nắng gió nhiều thì đất nhanh khô; mưa nhiều thì đất sũng nước…) từ đó phối trộn và lựa chọn chất trồng phù hợp! Túm lại: nếu nắng gió nhiều thì chất trồng nên chứa nhiều chất trồng hữu cơ giữ nước tốt 1 chút như mùn sơ dừa, trấu hun…; nếu mưa nhiều thì chất trồng nên thông thoáng và chứa nhiều vô cơ hơn để tránh úng như akadama, nham thạch…
4. Kinh nghiệm cá nhân mình:
Theo mình mỗi nghệ nhân, nhà vườn đều có công thức đất của riêng họ và mình cho rằng đều… tốt cả vì áp dụng đúng điều kiện của họ. Mình ở Hà Nội, mình đã áp dụng rất nhiều cách thành công, xin chia sẻ các cách dưới đây:
– lấy đất mặt ruộng phơi khô, đập nhỏ, sàng lấy hạt từ 3-5mm trộn phân chuồng ủ hoai mục (bò, lợn, người, gà, dê, “bèo tấm”…) rồi trồng cây. Ok với hầu như mọi loại cây và phát triển rất tốt! – Hiềm một nỗi ở thành phố kiếm và làm đất kiểu này k tiện lắm! 🙁
– lấy sỉ than tổ ong đập nhỏ rửa sạch, sàng lấy hạt cũng cỡ 3-5mm rồi trộn với chất trồng hữu cơ (mùn dừa, đất mùn, dớn trồng lan… theo tỷ lệ phù hợp như đã trình bày ở trên). Cách này cũng rất tốt và kinh tế. Những hạt sỉ to hơn 5mm có thể dùng lót đáy chậu cho thoát nước tốt, hạt nhỏ hơn 3mm dùng để dâm cành hoặc hạt giống rất ok => k bỏ đi thứ j! – mà cũng mất công lắm!
– lấy sỏi (sàng cát vàng đổ bê tông) hạt to cỡ 3-5mm trộn với chất trồng hữu cơ (chủ yếu đất màu) để trồng. Cũng rất tốt và tiện! – mà hay gặp hiện tượng sau 1 thời gian sỏi trồi lên mặt chậu, đất màu bị lèn xuống đáy chậu. Điều này cũng k tốt lắm!
– mình mua đất trồng hoa lan (15k/ bao cỡ 5kg), loại đất màu như đất đỏ, đất sét, hạt to đùng, cứng ngắc. Sau đó về đập nhỏ rồi sàng lấy hạt cỡ 3-5mm và cứ thế trồng bonsai luôn, khá ok nhé ae. Cơ mà cách này cũng khá mất thời gian, nhưng đây là cách mình dùng thường xuyên và thích nhất cho đến khi… CÓ GIẢI PHÁP MỚI! ????
– Dùng akadama: sau khi mua đc akadama dễ dàng hơn mình đã chuyển qua dùng 100% akadama cho cây của mình. Với khí hậu miền Bắc thì mình k cần trộn thêm gì hết, chỉ dùng akadama để trồng cây, vì độ tiện lợi của nó, chỉ cần lưu ý là tưới thật kỹ để hạt đất no nước như vậy sẽ giữ ẩm được lâu và cung cấp đủ nước cho cây mà lại k bị úng. Với những cây siêu mini bà chậu mỏng, để trên ban công nắng gió thì mình đắp thêm 1 lớp dớn trồng lan mỏng để nước chậm bị bay hơi hơn, vậy là ok! – tuy nhiên akadama đắt (300k/bao/14 lít ~ 9kg) nên nếu mà cây tầm trung thôi là đã tốn xiền lắm ????.
Đất akadama k giữ phân và cũng k có các dinh dưỡng cơ bản là NPK nên mình bón thêm phân bên ngoài cho cây (đặt phân trên mặt chậu hoặc phun tưới chứ k trộn phân vào đất)…
Vậy là ok cả ae ạ!
Trên đây là chia sẻ về chất trồng bonsai, ae theo đó lựa chọn và áp dụng cho mình căn cứ vào: đặc điểm loài cây; vùng khí hậu; điều kiện kinh tế và tính phổ biến sẵn có của chất trồng nhé. Chúc ae thành công! <3 p=””>
BÀI TIẾP THEO: 1-“Sử dụng akadama, pumice, lava rock… (chất trồng cô cơ nhật ngoại) thế nào cho đúng và hiệu quả!?” Và 2-“Cách bón phân cho bonsai mini và siêu mini”</3></3>