Main là cách gọi tắt của từ Mainboard – MB, đây là một trong những bộ phận quan trọng nhất của máy tính. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng thì đây cũng là bộ phận hay xảy ra sự cố nhất, gây ra nhiều phiền toái cho người sử dụng. Main bị hỏng làm cho máy tính bị tê liệt, ảnh hưởng đến tiến độ làm việc.
Nội dung chính:
1. Tổng quan về main
Main là còn được gọi là Bo mạch chủ. Bộ phận này có thể không trực tiếp điều khiển các CPU hay VAG. Tuy nhiên chiếc bo mạch nhỏ xinh này lại giúp kết nối các bộ phận phần cứng lại với nhau và được ví như xương sống của con người.
Bo mạch chủ còn được gọi là mb, motherboard, backplane board, base board, main circuit board, planar board, system board hay mới đây nhất trong các thiết bị của Apple còn được gọi là logic board.
Chức năng của main
Như đã nói main có chức năng liên kết tất cả các linh kiện và thiết bị ngoại vi thành một bộ máy thống nhất. Nó giúp điều khiển tốc độ và đường đi của dữ liệu đồng thời phân phối điện áp cung cấp cho các linh kiện gắn trên mainboard.
Cấu tạo của main
Main gồm các bộ phận chính như: Đế cắm CPU, Chip cầu Bắc và cầu Nam, Các khe cắm mở rộng.
2. Dấu hiệu cho thấy main máy tính bị lỗi
Khi hoạt động trong một thời gian dài, main cũng sẽ gặp phải một số lỗi nhất định. Các bạn có thể nhận thấy với các dấu hiệu sau:
- Máy không lên hình dù đang mở, hai đèn numlock và capslock chớp nháy liên tục, hoặc có tiếng bíp.
- Máy hay bị treo giữa chừng, màn hình không hoạt động được
- Máy không nhận được những thiết bị ngoại vi (chuột, bàn phím, USB,..)
- Lap không sạc được pin
- Máy hoạt động chập chờn, đôi khi không lên nguồn
3. Nguyên nhân
Một số nguyên nhân phổ biến khiến main máy tính bị hỏng mà các bạn có thể tham khảo gồm:
Do Main đã cũ, linh kiện xuống cấp
Khi hoạt động trong một thời gian dài, bất cứ thiết bị, vật dụng gì cũng sẽ bị hao mòn, xuống cấp. Main cũng vậy, nó được sản xuất và làm việc tốt nhất vào một khoảng thời gian nhất định. Đây là thời gian mà các hãng đã quy định cho từng loại thiết bị điện tử để đảm bảo chúng đáp ứng được nhu cầu của người sử dụng.
Sau khi vượt quá thời hạn đó, main sẽ bắt đầu phát sinh những lỗi nhỏ và dần dần sẽ nghiêm trọng hơn.
Đoản mạch
Đây là hiện tượng phổ biến xảy ra ở nhiều máy tính. Khi mạch điện bị chập ở 1 điểm nào đó làm cho tổng trở mạch nhỏ đi, dòng điện trong mạch tăng cao đột ngột và điện áp giảm xuống khiến main bị hỏng.
Đổ nước lên máy tính
Nguyên nhân tiếp theo đó là do vô tình làm đổ nước hoặc các loại chất lỏng lên máy khiến main bị hư hỏng nghiêm trọng, nếu không kịp thời tắt nguồn, có thể sẽ gây cháy main hoàn toàn không khôi phục được.
Sét đánh
Nguyên nhân này rất hiếm xảy ra nhưng không phải là không có. Với lỗi này có thể xảy ra khi trời mưa giông, sấm chớp lớn mà máy tính vẫn hoạt động, sét đánh khiến chập cháy main. Trường hợp bị sét đánh có thể main sẽ bị hỏng hoàn toàn.
Nhiệt độ cao
Khi người dùng ít vệ sinh máy, không bảo dưỡng hoặc làm việc trong thời gian dài khiến nhiệt độ của máy quá cao, làm cho các chân chip bị hở, làm chết tụ, phù tụ, cháy mạch, cháy các khe cắm mở rộng…
Đi sửa máy tính
Khi máy bị lỗi và bạn buộc phải mang đến các cửa hàng để sửa chữa. Tuy nhiên chọn phải địa chỉ kém uy tín, nhân viên tay nghề kém có thể trong quá trình kiểm tra, sửa chữa khiến main của bạn bị hư hỏng hoặc có thể họ cố tình để bạn phải sửa chữa với số tiền lớn hơn.
4. Các lỗi phổ biến và cách khắc phục
Không nhận Card mở rộng, không nhận RAM,…
Khi máy gặp lỗi này, thường do chỗ tiếp xúc giữa main với các Card mở rộng, RAM bị hoen, rỉ… dẫn đến không tiếp xúc tốt.
Cách khắc phục: Tháo và vệ sinh sạch sẽ rồi thử lại hoặc chuyển sang khe cắm khác, thử lại.
Chết BIOS
Khi máy tính gặp lỗi BIOS thường do việc “nâng cấp BIOS” gây ra.
Cách khắc phục: Nên lưu lại thông tin của hãng sản xuất Mainboard, model, Fix… càng nhiều chi tiết càng tốt. Hãy tìm file BIN của BIOS trên internet rồi sau đó hãy download về. Tiếp theo bạn cần mang đến những nơi có chép ROM nhờ họ chép vào giùm.
Phù tụ (Rất thường xảy ra – do nguồn không ổn định)
Đây là lỗi rất thường hay xảy ra do nguồn không ổn định. Máy hay bị treo giữa chừng hoặc chập chờn.
Cách khắc phục: Thay các tụ này, mua loại 3300uF/16V.
Lỗi không có hình ảnh trên màn hình
Lỗi mainboard này thường xuất phát từ việc do 1 thành phần nào đó bị chạm nguồn, chủ yếu có thể là 1 linh kiện, 1 ic hay 1 chip BGA.
Cách khắc phục: nên đưa đến các cửa hàng uy tín để được hỗ trợ
Lỗi tê liệt hoàn toàn máy tính
Khi máy tính đột nhiên bị tê liệt hoàn toàn, không có led báo hiệu khi nhấn nút mở nguồn thì tốt hơn hết bạn hãy kiểm tra lại các giắc cắm adapter vì chúng có thể bị hở, lỏng không tiếp xúc tốt gây chập mạch đứt cầu chì. Nếu không được hãy mang máy đến địa chỉ sửa chữa chuyên nghiệp để được kiểm tra và sửa chữa nhé.
Hy vọng bài viết trên sẽ giúp ích cho bạn. Cám ơn các bạn đã theo dõi .