Hướng dẫn chọn nguồn máy tính để bàn (Desktop) . Người dùng thường sẽ không biết chọn loại gì, giá tiền bao nhiêu, cá thông số kỹ thuật của nguồn như thế nào, đặc biệt đối với những máy tính có card độ họa lại cần phải tìm hiểu kỹ về nguồn máy tính.
Chính vì thế trên các thiết bị card VGA các hãng sản xuất đều ghi thêm thông số và đi kèm với các PSU công suất bao nhiêu, để máy tính hoạt động tốt nhất.
Ví dụ khi bạn mua AMD Radeon R9 290X, bạn sẽ thấy trên trang thông số kỹ thuật của VGA này khuyên cáo nên chọn PSU với thông số System power supply requirement: 600W. Như vậy VGA này yêu cầu PSU có công suất thực tối thiểu là 600W. Nhưng thực tế sẽ nảy sinh ra 2 trường hợp:
Trường hợp thứ nhất là PSU có chất lượng linh kiện tốt, mức công suất tuy nhỏ hơn khuyến cáo nhưng vẫn DƯ SỨC tải cấu hình có R9 290, kể cả ép xung (Seasonic S12II 520 là một ví dụ).
Trường hợp thứ hai là PSU dán mác 600W, mặc dù là công suất thực nhưng chất lượng linh kiện không cao, đường 12V cho công suất thấp. Điều này dẫn tới khi chạy lâu dài sẽ ảnh hưởng tới chất lượng và độ ổn định của các linh kiện khác như VGA, HDD, Main…
Nội dung chính:
Công suất thực của nguồn máy tính
Đây là cái bạn cần quan tâm đầu tiên khi chọn nguồn. Vậy công suất thực là gì? Đó chính là công suất định mực chỉ giá trị công suất lớn nhất mà nguồn có thể cung cấp cho mạch ngoài.
Khi vượt quá giá trị cực đại này, dòng điện tăng cao gây tỏa nhiệt mạnh phá hỏng các linh kiện như cuộn dây, điện trở, chip… dẫn đến cháy nguồn. Nguồn bị quá tải không cung cấp đủ công suất nuôi cho máy tính là nguyên nhân phổ biến nhất làm chết PSU
Bạn đừng nhầm lẫn với cách các nhà sản xuất đặt tên cho PSU, ví dụ nhỏ nguồn AcBel E2 470 có công suất thực 420 W nhưng nếu không hiểu rõ bạn sẽ nghĩ nó có công suất 470W.
Bình thường, PSU 500W đến 600 W có công suất thực đã đủ sức nuôi hệ thống Intel Core-i đời mới đi cùng card đồ họa 2 nguồn phụ 6 pin.
Hiệu suất & Hệ số công suất
Cả hai chỉ số trên đều chỉ mức độ hiệu quả sử dụng của nguồn, thường đều có giá trị < 1. Nếu hiệu suất được đo bằng thang 100% thì thông thường hiệu suất thực tế đạt ở ngưỡng 80% đã là khá tốt, phần còn lại 20% hoặc có thể lớn hơn là tổn hao do nhiệt hoặc các yếu tố khác.
Ví dụ nguồn của bạn ghi công suất 500 W, hiệu suất 80%, hệ số công suất 0,9 thì lượng điện tiêu thụ thực tế sẽ là: 500 / (0,8 x 0,9) = 694 W.
Nhầm lẫn phổ biến: công suất thực = công suất danh định in trên sản phẩm * hiệu suất
Có một thông số ít người để ý đó là cường độ dòng điện nguồn có thể cung cấp. Lấy minh họa PSU CoolerMaster Extreme 550 Power Plus. Nếu chỉ xét mặt công suất nó hoàn toàn nuôi được hệ thống chạy card đồ họa GTX 570.
Nhưng xem trên rail 12 V thì cường độ dòng điện chỉ có 32A trong khi tối thiểu 38A GTX 570 mới hoạt động ổn định bình thường. Vậy bạn có dám mạo hiểm mạng sống GTX 570 với bộ nguồn này không? Tất nhiên là không rồi.
Các tính năng bảo vệ máy tính
+ Bảo vệ quá tải:
khi công suất đầu ra vượt quá công suất cực đại PSU sẽ tạm ngừng hoạt động để bảo vệ các linh kiện bên trong, tránh tình trạng đột tử do “đuối” như đã viết ở trên.
+ Bảo vệ quá dòng:
khi một trong các đường điện cung cấp vượt qua giới hạn dòng cực đại cho phép PSU cũng sẽ tạm ngừng hoạt động. Giống trường hợp của GTX 570
+ Bảo vệ ngắn mạch:
PSU lập tức ngừng hoạt động khi xảy ra chập điện để không làm cả bộ case của bạn ra đi.
Cả 3 chế độ bảo vệ đầu được các hãng uy tín tên tuổi như CoolerMaster, AcBel, FSP trang bị cho PSU của mình. Ngoài ra các PSU cao cấp còn được trang bị công nghệ:
Active PFC (Power Factor Correction): cho hiệu suất và hệ số công suất cao > 9 giúp tiết kiệm điện năng, cộng thêm khả năng khử nhiễu ngồn vào. Công nghệ này cũng đã xuất hiện ở một số sản phẩm tầm trung như FSP Hexa 500.
Các thương hiệu nguồn máy tính nổi tiếng ở Việt Nam
Nguồn máy tính FSP:
là thương hiệu nguồn máy tính nổi tiếng trên thế giới có chính sách giá tại Việt Nam rất tốt. Đặc biệt các bộ nguồn của FSP hầu hết đều có tính năng Active PFC.
Nguồn máy tính Seasonic:
Tương tự như FSP chất lượng sản phẩm của hãng thuộc loại miễn bàn là mơ ước của nhiều game thủ. Tuy số lượng sản phẩm và giá cả đều thấp hơn CoolerMaster và AcBel nhưng xét cả về thương hiệu, độ tin cậy, linh kiện thì đều vượt xa.
Nguồn máy tính CoolerMaster:
Hãng PSU phổ biến nhất ở Việt Nam. Với người dùng có hiểu biết CoolerMaster không được đánh giá cao. Với dòng cao cấp Pro Gold có chính sách giá không tốt còn dòng phổ thông Extreme Power lại không được trang bị tính năng Active PFC do đó độ nhiễu đường điện (ripple) cao hơn so với FSP hay Seasonic.
Giá cả khá mềm là ưu điểm của dòng Extreme Power nếu so với các hãng khác với cùng công suất, thích hợp với người dùng có ngân sách eo hẹp nhưng cần công suất cao.
Nguồn máy tính AcBel:
xét về độ phổ biến cũng ngang ngửa CoolerMaster. Ở phân khúc tầm trung và cao cấp dòng Intelligent Power trung cấp, R88 cao cấp có giá cả và độ tin cậy khá cao. Với công suất 500 W trở lên rất đáng mua, còn dưới 500 W không cạnh tranh được FSP về chất lượng và CoolerMaster về giá thành.
Nguồn máy tính Corsair:
Không có gì nhiều để nhận xét ngoài 2 từ “cực khủng” và “ngoài tầm với” với chất lượng và giá thành cao.
Một số bộ PSU nổi bật
Dưới 400 W: Dành cho các hệ thống không sử dụng card đồ họa cần nguồn phụ
400 -> 460 W: dành cho các hệ thống sử dụng card đồ họa 1 nguồn phụ
Nên tránh: AcBel E2 470 (800.000 VND). Lý do: FSP Saga II 400W tốt hơn.
500 -> 650 W: dành cho các hệ thống sử dụng card đồ họa 2 nguồn phụ
Nên tránh: CoolerMaster Extreme Power 500W (1.100.000 VND). Lý do: FSP Hexa 500W tốt hơn.
Các loại nguồn máy tính trên thị trường
Có 5 loại nguồn máy tính phổ biến trên thị trường hiện nay:
+ Tier 1 PSU (bộ nguồn xuất sắc):
Là những PSU có chất lượng tốt nhất, cấp điện đầy đủ nhất, vô cùng tuyệt vời và thích hợp cho các bạn ép xung, hay cho các hệ thống cao cấp, và thậm chí có thể dùng để khoe ra cho thiên hạ thấy mà thèm. Dòng Tier 1 PSU có thể tóm tắt ở một câu : Best of the best.
+ Tier 2a PSU (bộ nguồn tốt):
Là PSU mang lại công suất với chất lượng tốt và độ tin cậy tuyệt vời. Đây là những bộ nguồn được khuyến khích cho người dùng sử dụng trong các hệ thống mới, sử dụng được 24/7/365 nhưng ngân sách đáp ứng lại không quá cao.Loại PSU này hoàn toàn dành cho hệ thống tiêu tốn năng lượng nhưng chi phí bỏ ra ở mức hợp lý.
+ Tier 2b PSU (bộ nguồn hợp lý):
Linh kiện PSU có thiết kế tương tự Tier 2a, tuy nhiên điện năng đầu ra kém hơn một chút , mặc dù vẫn khá tốt. Với Tier 2b PSU thì ứng dụng phù hợp nhất là cho các hệ thống không có nhu cầu chạy 24/7/365.
+ Tier 3 PSU (bộ nguồn chấp nhận được):
Là các PSU đáp ứng đầy đủ tất cả yêu cầu về chất lượng điện năng đầu ra theo đúng chuẩn ATX, nhưng nếu ta so sánh với hai dòng trên thì những bộ nguồn Tier 3 PSU kém hơn về chất lượng điện năng ở đầu ra. Các PSU này có thể đáp ứng nhu cầu không quá cao về đồ họa hoặc gaming hay ép xung, và không cần thiết phải thay thế nếu nó vẫn đáp ứng được mọi nhu cầu sử dụng với độ ổn định tốt.
+ Tier 4 PSU (bộ nguồn khá tệ):
Linh kiện chế tạo Tier 4 PSU có thể có một số vấn đề, ví dụ như mất ổn định điện năng khi ở nhiệt độ cao, hoặc không đáp ứng tiêu chuẩn kĩ thuật về điện năng theo chuẩn ATX. Tier 4 PSU là loại không được khuyến khích mua, trừ khi bạn bị đặt trong tình huống kinh tế eo hẹp, hay nếu bạn cần dùng như một biện pháp chữa cháy tạm thời.
+ Tier 5 PSU (bộ nguồn rác):
Là những bộ nguồn mà khuyên bạn ĐỪNG BAO GIỜ DÙNG. Và nếu bạn đang sở hữu những bộ nguồn dạng này thì nên xem xét thay thế chúng luôn và ngay, vì PSU sẽ làm hỏng các linh kiện khác trong hệ thống máy tính của bạn, không sớm thì cũng chẳng muộn.
Ngoài ra, nguồn máy tính cũ cũng là một lựa chọn mà bạn nên tham khảo, các loại nguồn cũ có chất lượng tốt, thời gian bảo hành dại mà lại có giá rẻ hiện được bán khá nhiều trên thị trường. Bạn hãy tìm đến một cửa hàng bán linh kiện máy tính cũ hà nội uy tín để có nhiều loại nguồn để lựa chọn cho mình nhé!
Tính công suất thực của nguồn máy tính,
Nguồn máy tính 500W công suất Thực,
Cách tính công suất thực của nguồn PC,
Nguồn máy tính công suất thực,
Nguồn Công suất thực 600W,
Công cụ tính công suất nguồn,
Nguồn 550W công suất thực,
Sự khác nhau giữa nguồn công suất thực và ảo,