Nội dung chính:
Một đề thi Agribank
1. Một nửa của một số bằng một phần ba số đó. Vậy số đó là số nào?
2. Tích của 2 số tự nhiên liên tiếp là 324579, vậy 2 số đó là số nào?
3. Tìm một số, biết số đó chia 2 dư 1, chia 3 dư 2, chia 4 dư 3, chia 5 dư 4?
4. 29/4/2005 là thứ 6, cán bộ tín dụng quy định ngày trả nợ của khách hàng là 29/4/2006, điều gì sẽ xảy ra khi khách hàng đến trả nợ? (đáp án: Lưu ý ngày 29/4/2006 là thứ 7, chủ nhật, thứ 2 là ngày 1/5 ngân hàng nghỉ lễ, vì thế nếu 2/5 khách hàng k đến trả nợ thì món nợ đưa vào nợ cần chú ý -> pải trả lời thế mới được điểm tối đa các bạn nả.)
Đề số 2
1- 5 que diêm bạn hãy xếp thành 5 hình tam giác(xếp hình ngoi sao)
2- 6 que diêm bạn hãy xếp thành 6 hinh tam giác(xếp thành hình sao 6 cánh)
3- 5 que diêm xếp thành 5 hình ngũ giác(xếp thành ngôi sao)
4- tổng 2 số tự nhiên liên tiếp là 2345678. Tìm 2 số đó(ko co vì tổng 2 số tự nhiên liên tiếp là số lẻ)
5- trong các dấu sau dấu nào khác các dấu còn lại : + , = , > , < (dấu = vì 2 nét ko giao nhau)
6- những đóng góp của NHNo trong giai đoạn 1975-1985( ko có vì NHNo thành lập năm 1988)
7- những đóng góp của Lê-Nin tử 1925-1929 (ko có vì lê nin mất năm 1924)
8- có 8 đồng xu.trong đó có 1 đồng nặng hơn. tìm cách chi cân 2 lần tìm ra đồng nặng hơn????
9- tổng dư nợ cuối tháng cán bộ tín dụng a và b là 780 tỉ. tháng sau dư nợ a tăng 10%, b tăng 15% nên tổng dư nợ là 890 tỉ. hãy xác định
dư nợ tháng trc của a và b( không đặt ẩn giải pt)
Phần do ub.com.vn cung cấp- chia sẻ:
Câu 1 (15đ): Các nguyên tắc hợp nhất báo cáo tài chính?
Nhận định “Bảng cân đối kế toán và bảng cân đối tài khoản là báo cáo phản ánh tài sản và nguồn vốn của ngân hàng theo 1 thời kỳ kế toán nhất định”, đúng hay sai? Giải thích?
GIẢI ĐÁP :
1/ Các Nguyên tắc hợp nhất Báo cáo Tài chí nh
Căn cứ theo Điều 10 – Thông tư 202/2014 về Hướng dẫn Phương pháp l ập & trình bày Báo cáo Tài chính hợp nhất, có nêu các Nguyên tắc chung như sau:
1. Công ty mẹ khi lập Báo cáo tài chính hợp nhất phải hợp nhất Báo cáo tài chính riêng của mình và của tất cả các công ty con ở trong nước và ngoài nước do công ty mẹ kiểm soát trực tiếp hoặc gián tiếp, trừ các trường hợp:
a) Quyền kiểm soát của công ty mẹ chỉ là tạm thời vì công ty con này chỉ được mua và nắm giữ cho mục đích bán lại trong thời gian không quá 12 tháng.
– Quyền kiểm soát tạm thời phải được xác định ngay tại thời điểm mua công ty con và khoản đầu tư có quyền kiểm soát tạm thời không được trình bày là khoản đầu tư vào công ty con mà phải phân loại là đầu tư ngắn hạn nắm giữ vì mục đích kinh doanh.
– Nếu tại thời điểm mua, công ty mẹ đã phân loại khoản đầu tư là công ty con, sau đó công ty mẹ dự kiến thoái vốn trong thời gian dưới 12 tháng hoặc công ty con dự kiến phá sản, giải thể, chia tách, sáp nhập, chấm dứt hoạt động trong thời gian dưới 12 tháng thì không được coi quyền kiểm soát là tạm thời.
b) Hoạt động của công ty con bị hạn chế trong thời gian trên 12 tháng và điều này ảnh hưởng đáng kể tới khả năng chuyển vốn cho công ty mẹ.
2. Công ty mẹ không được loại trừ khỏi Báo cáo tài chính hợp nhất đối với:
a) Công ty con có hoạt động kinh doanh khác biệt với hoạt động của công ty mẹ và công ty con khác trong tập đoàn;
b) Công ty con là Quỹ tín thác, Quỹ tương hỗ, Quỹ đầu tư mạo hiểm hoặc các doanh nghiệp tương tự.
3. Báo cáo tài chính hợp nhất được lập và trình bày theo các nguyên tắc kế toán như Báo cáo tài chính của doanh nghiệp độc lập theo qui định của Chuẩn mực kế toán Việt Nam “Trình bày báo cáo tài chính” và qui định của các Chuẩn mực kế toán khác có liên quan.
4. Báo cáo tài chính hợp nhất được lập trên cơ sở áp dụng chính sách kế toán thống nhất cho các giao dịch và sự kiện cùng loại trong những hoàn cảnh tương tự trong toàn Tập đoàn.
a) Trường hợp công ty con sử dụng các chính sách kế toán khác với chính sách kế toán áp dụng thống nhất trong tập đoàn thì Báo cáo tài chính được sử dụng để hợp nhất phải được điều chỉnh lại theo chính sách chung của tập đoàn. Công ty mẹ có trách nhiệm hướng dẫn công ty con thực hiện việc điều chỉnh lại Báo cáo tài chính dựa trên bản chất của các giao dịch và sự kiện.
Ví dụ: Sử dụng chính sách kế toán thống nhất:
– Công ty con ở nước ngoài áp dụng mô hình đánh giá lại đối với TSCĐ, công ty mẹ ở Việt Nam áp dụng mô hình giá gốc. Trước khi hợp nhất Báo cáo tài chính, tập đoàn phải chuyển đổi báo cáo tài chính của công ty con theo mô hình giá gốc;
– Công ty mẹ tại Việt Nam áp dụng phương pháp vốn hóa lãi vay đối với việc xây dựng tài sản dở dang, công ty con ở nước ngoài ghi nhận chi phí lãi vay đối với tài sản dở dang vào chi phí trong kỳ. Trước khi hợp nhất Báo cáo tài chính, tập đoàn phải chuyển đổi Báo cáo tài chính của công ty con theo phương pháp vốn hóa lãi vay đối với tài sản dở dang.
b) Trường hợp công ty con không thể sử dụng cùng một chính sách kế toán với chính sách chung của tập đoàn thì trong Bản thuyết minh Báo cáo tài chính hợp nhất phải trình bày rõ về các khoản mục đã được ghi nhận và trình bày theo các chính sách kế toán khác nhau và phải thuyết minh rõ các chính sách kế toán khác đó.
5. Báo cáo tài chính riêng của công ty mẹ và Báo cáo tài chính của công ty con sử dụng để hợp nhất phải được lập cho cùng một kỳ kế toán.
Nếu ngày kết thúc kỳ kế toán là khác nhau, công ty con phải lập thêm một bộ Báo cáo tài chính cho mục đích hợp nhất có kỳ kế toán trùng với kỳ kế toán của công ty mẹ. Nếu điều này không thể thực hiện được, các Báo cáo tài chính được lập vào thời điểm khác nhau có thể được sử dụng với điều kiện là thời gian chênh lệch đó không vượt quá 3 tháng. Trong trường hợp này, Báo cáo tài chính sử dụng để hợp nhất phải được điều chỉnh cho ảnh hưởng của những giao dịch và sự kiện quan trọng xảy ra giữa ngày kết thúc kỳ kế toán của công ty con và ngày kết thúc kỳ kế toán của tập đoàn. Độ dài của kỳ báo cáo và sự khác nhau về thời điểm lập Báo cáo tài chính phải được thống nhất qua các kỳ.
6. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty con phải được đưa vào Báo cáo tài chính hợp nhất kể từ ngày công ty mẹ nắm quyền kiểm soát công ty con và chấm dứt vào ngày công ty mẹ thực sự chấm dứt quyền kiểm soát công ty con. Khoản đầu tư vào doanh nghiệp phải hạch toán theo Chuẩn mực kế toán “Công cụ tài chính” kể từ khi doanh nghiệp đó không còn là công ty con và cũng không trở thành công ty liên doanh, liên kết.
7. Phần sở hữu của công ty mẹ và cổ đông không kiểm soát trong tài sản thuần có thể xác định được của công ty con tại ngày mua phải được trình bày theo giá trị hợp lý, cụ thể:
a) Tài sản thuần của công ty con tại ngày mua được ghi nhận trên Bảng cân đối kế toán hợp nhất theo giá trị hợp lý. Nếu công ty mẹ không sở hữu 100% công ty con thì phần
chênh lệch giữa giá trị ghi sổ và giá trị hợp lý phải phân bổ cho cả cổ đông mẹ và cổ đông không kiểm soát.
b) Sau ngày mua, nếu các tài sản của công ty con tại ngày mua (có giá trị hợp lý khác biệt so với giá trị ghi sổ) được khấu hao, thanh lý hoặc bán thì phần chênh lệch giữa giá trị hợp lý và giá trị ghi sổ được coi là đã thực hiện và phải điều chỉnh vào:
– Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tương ứng với phần sở hữu của cổ đông mẹ;
– Lợi ích cổ đông không kiểm soát tương ứng với phần sở hữu của cổ đông không kiểm soát.
8. Nếu có chênh lệch giữa giá trị hợp lý và giá trị ghi sổ của tài sản thuần của công ty con tại ngày mua, công ty mẹ phải ghi nhận thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phát sinh từ giao dịch hợp nhất kinh doanh.
9. Lợi thế thương mại hoặc lãi từ giao dịch mua rẻ được xác định là chênh lệch giữa giá phí khoản đầu tư và giá trị hợp lý của tài sản thuần có thể xác định được của công ty con tại ngày mua do công ty mẹ nắm giữ (thời điểm công ty mẹ nắm giữ quyền kiểm soát công ty con).
a) Thời gian phân bổ lợi thế thương mại không quá 10 năm, bắt đầu kể từ ngày công ty mẹ kiểm soát công ty con theo nguyên tắc: Việc phân bổ phải thực hiện dần đều qua các năm. Định kỳ công ty mẹ phải đánh giá tổn thất ợi thế thương mại tại công ty con, nếu có bằng chứng cho thấy số lợi thế thương mại bị tổn thất lớn hơn số phân bổ hàng năm thì phân bổ theo số lợi thế thương mại bị tổn thất ngay trong kỳ phát sinh. Một số bằng chứng về việc lợi thế thương mại bị tổn thất như:
– Sau ngày kiểm soát công ty con, nếu giá phí khoản đầu tư thêm nhỏ hơn phần sở hữu của công ty mẹ trong giá trị ghi sổ của tài sản thuần của công ty con được mua thêm;
– Giá trị thị trường của công ty con bị giảm (ví dụ giá trị thị trường cổ phiếu công ty con bị giảm đáng kể do công ty con liên tục làm ăn thua lỗ);
– Hạng sắp xếp tín nhiệm bị giảm trong thời gian dài; Công ty con lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán, tạm ngừng hoạt động hoặc có nguy cơ giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động;
– Các chỉ tiêu về tài chính bị suy giảm một cách nghiêm trọng và có hệ thống…
Ví dụ: Giả sử lợi thế thương mại phát sinh là 10 tỉ đồng được phân bổ 10 năm (mỗi năm 1 tỉ đồng). Sau khi phân bổ 3 năm (3 tỉ đồng), nếu có bằng chứng cho thấy lợi thế thương mại đã tổn thất hết thì năm thứ 4 số lợi thế thương mại được phân bổ là 7 tỉ đồng.
b) Trong giao dịch hợp nhất kinh doanh qua nhiều giai đoạn, khi xác định lợi thế thương
mại hoặc lãi từ giao dịch mua giá rẻ (lợi thế thương mại âm), giá phí khoản đầu tư vào công ty con được tính là tổng của giá phí khoản đầu tư tại ngày đạt được quyền kiểm soát công ty con cộng với giá phí khoản đầu tư của những lần trao đổi trước đã được đánh giá lại theo giá trị hợp lý tại ngày công ty mẹ kiểm soát công ty con.
10. Nếu sau khi đã kiểm soát công ty con, nếu công ty mẹ tiếp tục đầu tư vào công ty con để tăng tỷ lệ lợi ích nắm giữ, phần chênh lệch giữa giá phí khoản đầu tư thêm và giá trị ghi sổ của tài sản thuần của công ty con mua thêm phải được ghi nhận trực tiếp vào lợi nhuận sau thuế chưa phân phối và được coi là các giao dịch vốn chủ sở hữu (không ghi nhận như lợi thế thương mại hoặc lãi từ giao dịch mua giá rẻ). Trong trường hợp này, công ty mẹ không thực hiện việc ghi nhận tài sản thuần của công ty con theo giá trị hợp
lý như tại thời điểm kiểm soát công ty con.
11. Các chỉ tiêu trong Bảng cân đối kế toán hợp nhất và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất được lập bằng cách cộng từng chỉ tiêu thuộc Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty mẹ và các công ty con trong tập đoàn sau đó thực hiện điều chỉnh cho các nội dung sau:
a) Giá trị ghi sổ khoản đầu tư của công ty mẹ trong từng công ty con và phần vốn của công ty mẹ trong vốn chủ sở hữu của công ty con phải được loại trừ toàn bộ đồng thời ghi nhận lợi thế thương mại hoặc lãi từ giao dịch mua giá rẻ (nếu có);
b) Phân bổ lợi thế thương mại;
c) Lợi ích cổ đông không kiểm soát được trình bày trong Bảng cân đối kế toán hợp nhất thành một chỉ tiêu riêng thuộc phần vốn chủ sở hữu. Phần sở hữu của cổ đông không kiểm soát trong Báo cáo kết quả kinh doanh của tập đoàn cũng phải được trình bày thành chỉ tiêu riêng biệt trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất;
d) Số dư các khoản mục phải thu, phải trả, cho vay… giữa các đơn vị trong cùng tập đoàn phải được loại trừ hoàn toàn;
đ) Các khoản doanh thu, thu nhập, chi phí phát sinh từ các giao dịch trong nội bộ tập
đoàn phải được loại trừ toàn bộ;
e) Các khoản lãi chưa thực hiện phát sinh từ các giao dịch trong nội bộ tập đoàn đang nằm trong giá trị tài sản (như hàng tồn kho, tài sản cố định…) phải được loại trừ hoàn toàn. Các khoản lỗ chưa thực hiện phát sinh từ các giao dịch nội bộ đang phản ánh trong giá trị tài sản (hàng tồn kho, tài sản cố định…) cũng phải được loại bỏ trừ khi chi phí gây ra khoản lỗ đó không thể thu hồi được.
12. Số chênh lệch giữa số thu từ việc thoái vốn tại công ty con và giá trị phần tài sản thuần của công ty con bị thoái vốn cộng với (+) giá trị phần lợi thế thương mại chưa phân bổ hết được ghi nhận ngay trong kỳ phát sinh theo nguyên tắc:
– Nếu giao dịch thoái vốn không làm công ty mẹ mất quyền kiểm soát đối với công ty con, toàn bộ chênh lệch nêu trên được ghi nhận vào chỉ tiêu “Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối” trên Bảng cân đối kế toán hợp nhất.
– Nếu giao dịch thoái vốn dẫn đến việc công ty mẹ mất quyền kiểm soát đối với công ty con, toàn bộ chênh lệch nêu trên được ghi nhận vào Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất. Khoản đầu tư vào công ty con sẽ được hạch toán như một khoản đầu tư tài chính thông thường hoặc kế toán theo phương pháp vốn chủ sở hữu kể từ khi công ty mẹ không còn nắm quyền kiểm soát công ty con.
13. Sau khi thực hiện tất cả các bút toán điều chỉnh, phần chênh lệch phát sinh do việc điều chỉnh các chỉ tiêu thuộc Báo cáo kết quả kinh doanh phải được kết chuyển vào lợi nhuận sau thuế chưa phân phối.
14. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất được lập căn cứ vào Bảng cân đối kế toán hợp nhất, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất, báo cáo lưu chuyển tiền tệ của công ty mẹ và các công ty con theo nguyên tắc:
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất chỉ trình bày luồng tiền giữa tập đoàn với các đơn vị bên ngoài tập đoàn, bao gồm cả luồng tiền phát sinh từ các giao dịch với các công ty liên doanh, liên kết và cổ đông không kiểm soát của tập đoàn và được trình bày trên Báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất theo 3 loại hoạt động: Hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính. Toàn bộ các luồng tiền phát sinh từ các giao dịch giữa công ty mẹ và công ty con trong nội bộ tập đoàn phải được loại trừ hoàn toàn trên Báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất.
15. Trường hợp công ty mẹ có các công ty con lập Báo cáo tài chính bằng đồng tiền khác với đồng tiền báo cáo của công ty mẹ, trước khi hợp nhất Báo cáo tài chính, công ty mẹ phải chuyển đổi toàn bộ Báo cáo tài chính của các công ty con sang đồng tiền báo cáo của công ty mẹ theo quy định tại Chương VI Thông tư này.
16. Bản thuyết minh báo cáo tài chính hợp nhất được lập để giải thích thêm các thông tin về tài chính và phi tài chính, được căn cứ vào Bảng cân đối kế toán hợp nhất, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất; Báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất và các tài liệu có liên quan trong quá trình hợp nhất Báo cáo tài chính.
2/ Nhận đị nh “Bảng c ân đố i kế toán và bảng c ân đố i tài khoản l à báo cáo phản ánh tài sản và nguồ n vố n của ngân hàng theo 1 thời kỳ kế toán nhất đị nh”, đúng hay
sai ? Gi ải thí ch?
SAI
(1) Đặc điểm Bảng cân đối Kế toán
Bảng cân đối kế toán (trước kia là Bảng tổng kết tài sản) là một báo cáo tài chính tổng hợp, dùng để phản ánh tổng quát tình hình tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp
tại một thời điểm nhất định (thời điểm lập báo cáo). Bảng cân đối kế toán phản ánh tình hình tài sản (Nguồn vốn) tại thời điểm.
Bảng cân đối kế toán có tác dụng quan trọng trong công tác quản lý, căn cứ vào số liệu trình bày trên bảng ta có thể biết được toàn bộ tài sản và cơ cấu của tài sản hiện có của doanh nghiệp, tình hình nguồn vốn và cơ cấu của nguồn vốn. Thông qua đó ta có thể đánh giá khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp, tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, trình độ sử dụng vốn, triển vọng kinh tế tài chính, sự tăng giảm của nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp.
(2) Đặc điểm Bảng cân đối Tài khoản
Bảng cân đối tài khoản (còn gọi là Bảng cân đối số phát sinh) là bảng tổng hợp tất cả những tài khoản phát sinh trong kỳ hạch toán của Doanh nghiệp, thể hiện chi tiết số dư đầu kỳ, số phát sinh trong kỳ và số dư cuối kỳ của những tài khoản đó. Nhìn bảng cân đối tài khoản, ta có thể đánh giá tổng quát về tình hình Tài sản, Nguồn vốn & Quá trình kinh doanh của đơn vị.
Bảng cân đối Tài khoản phản ánh tình hình tài sản (Nguồn vốn) trong thời kỳ (trong quá trình vận động của TS, NV).
KẾT LUẬN: Như vậy, Bảng cân đối Kế toán & Bảng cân đối tài khoản đều phản ánh các đối tượng của Kế toán: TS, NV và sự vận động của TS, NV ở 2 khía cạnh: thời điểm và thời kỳ.
Câu 2 (15đ): “Nhờ thu là phường thức thanh toán quốc tế luôn đảm bảo quyền lợi cho nhà xuất khẩu” – Đ/S, Giải thích?
Các kiến thức này đã được Note trong Slide khi Tôi thực hiện đào tạo trực tiếp cho các bạn
GIẢI ĐÁP : SAI
a/ Khái niệm
Phương thức nhờ thu là một phương thức thanh toán trong đó người bán hoàn thành nghĩa vụ giao hàng hoặc cung ứng một dịch vụ cho khách hàng ủy thác cho ngân hàng phục vụ mình thu hộ số tiền ở người mua trên cơ sở hối phiếu của người bán lập ra.
b/ Các bên tham gia phương thức nhờ thu
• Người bán tức là người hưởng lợi (Principal)
• Ngân hàng bên bán là ngân hàng nhận sự ủy thác của người bán (Remitting Bank)
• Ngân hàng đại lý của ngân hàng bên bán là ngân hàng ở nước người mua (Collecting Bank)
• Người mua tức là người trả tiền (Drawee)
c/ Các loại nhờ thu
Trên thực tế, có hai loại nhờ thu là: Nhờ thu trơn & Nhờ thu kèm chứng từ.
Nhờ thu phiếu trơn (Clean Collection) là phương thức trong đó người bán ủy thác cho ngân hàng thu hộ tiền ở người mua căn cứ vào hối phiếu do mình lập ra, còn chứng từ thì gửi thẳng cho người mua không qua ngân hàng
=> Phương thức nhờ thu phiếu trơn không được áp dụng nhiều trong thanh toán về mậu dịch, vì nó không đảm bảo quyền lợi cho người bán do việc nhận hàng của người mua hoàn toàn tách rời khỏi khâu thanh toán, người mua có thể nhận hàng và không trả tiền hoặc chậm trả tiền. Đối với người mua áp dụng phương thức này cũng có điều bất lợi vì nếu hối phiếu đến sớm hơn chứng từ, người mua phải trả tiền ngay trong khi không biết việc giao hàng của người bán có đúng hợp đồng hay không.
Nhờ thu kèm chứng từ (Documnetary Collection) là phương thức trong đó người bán ủy thác cho ngân hàng thu hộ tiền ở người mua không những căn cứ vào hối phiếu mà còn căn cứ vào bộ chứng từ gửi hàng kèm theo với điều kiện là nếu người mua trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền hối phiếu thì ngân hàng mới trao bộ chứng từ gửi hàng cho người mua để nhận hàng.
=> Trong nhờ thu kèm chứng từ, người ủy thác cho ngân hàng ngoài việc thu hộ tiền còn nhờ ngân hàng khống chế chứng từ gửi hàng đối với người mua, nhờ đó quyền lợi của người bán được đảm bảo hơn. Đây là sự khác nhau cơ bản giữa nhờ thu kèm chứng từ và nhờ thu phiếu trơn.
=> Tuy vậy, nhờ thu kèm chứng từ có một số mặt yếu. Người bán thông qua ngân hàng mới khống chế được quyền định đoạt hàng hóa của người mua chứ chưa khống chế được vi ệc trả tiền của người mua. Người mua có thể kéo dài việc trả tiền bằng cách chưa nhận chứng từ hoặc có thể không trả tiền cũng được khi tình hình thị trường bất lợi với họ. Việc trả tiền thường quá chậm chạp từ lúc giao hàng đến lúc nhận được tiền có thể kéo dài vài tháng hoặc nửa năm. Trong phương thức này ngân hàng chỉ đóng vai trò là người trung gian thu tiền hộ còn không có trách nhiệm về việc trả tiền của người mua.
Trên thực tế thanh toán quốc tế, trong hai phương thức nhờ thu trơn và nhờ thu kèm chứng từ thì các nhà xuất nhập khẩu sử dụng phương thức nhờ thu kèm chứng từ nhiều hơn. Trong phương thức này ngân hàng đóng vai trò là người chuyển chứng từ thông qua ngân hàng đại lý của mình ở nước người nhập khẩu thu hộ tiền cho nhà xuất khẩu.
KẾT LUẬN: Như vậy, Phương thức thanh toán Nhờ thu không đảm bảo quyền lợi đầy đủ cho phía nhà Xuất khẩu
Câu 3 (15đ): Chức năng của Tín dụng?
Đã nhắc đế n khi đào t ạo về Luật các TCTD số 47/2010 a/ Khái niệm Tín dụng:
Cấp tín dụng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng 1 khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng 1 khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả, bằng các nghiệp vụ như:
• Cho vay
• Chiết khấu/ Tái chiết khấu
• Bao thanh toán
• Cho thuê tài chính
• Bảo lãnh Ngân hàng
• Các nghiệp vụ Tín dụng khác: Thẻ tín dụng, đầu tư Trái phiếu DN…
b/ Chức năng Tín dụng:
Trong nền kinh tế hàng hóa tiền tệ, tín dụng thực hiện ba chức năng cơ bản sau:
1/ Chức năng tập trung và phân phối lại vốn tiền tệ theo nguyên tắc có hoàn trả
Tín dụng thu hút đại bộ phận tiền tệ nhàn rỗi trong nền kinh tế và phân phối lại vốn đó dưới hình thức cho vay nhờ đó điều hòa vốn tín dụng từ nơi thừa vốn đến nơi thiếu vốn. Sự điều hòa mang tính chất tạm thời và phải trả lãi.
Việc phân phối lại vốn tiền tệ dưới hình thức tín dụng được thực hiện bằng hai cách: Phân phối trực tiếp và phân phối gián tiếp.
• Phân phối trực tiếp là việc phân phối vốn từ chủ thể có vốn tạm thời chưa sử dụng sang chủ thể trực tiếp sử dụng vốn đó cho sản xuất kinh doanh và tiêu dùng. Phương pháp phân phối này được thực hiện trong quan hệ tín dụng thương mại và việc phát hành trái phiếu của các công ty…
• Phân phối gián tiếp là việc phân phối vốn được thực hiện thông qua các tổ chức tài chính trung gian như, ngân hàng, công ty tài chính…
2/ Chức năng tiết kiệm tiền mặt
Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động tín dụng ngày càng mở rộng và phát triển đa dạng, từ đó đã thúc đẩy việc mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt và thanh toán bù trừ giữa các đơn vị kinh tế. Điều này sẽ làm giảm được khối lượng giấy bạc trong lưu thông, làm giảm được chi phí lưu thông giấy bạc ngân hàng, đồng thời cho phép nhà nước điều tiết một cách linh hoạt khối lượng tiền tệ nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu tiền tệ cho sản xuất và lưu thông hàng hóa phát triển.
3/ Chức năng giám đốc các hoạt động của nền kinh tế
Trong việc thực hiện chức năng tập trung và phân phối lại vốn tiền tệ nhằm phục vụ yêu cầu tái sản xuất, tín dụng có khả năng phản ánh một cách tổng hợp và nhạy bén tình hình hoạt động của nền kinh tế, do đó, tín dụng còn được coi là một trong những công cụ quan trọng của nhà nước để kiểm soát, thúc đẩy quá trình thực hiện các chiến lược phát triển kinh tế.
Mặt khác, trong khi thực hiện chức năng tiết kiệm tiền mặt, gắn liền với việc phát triển thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế, tín dụng có thể phản ánh và kiểm soát quá trình phân phối sản phẩm quốc dân trong nền kinh tế.
Câu 4 (10đ): CIC có vai trò như thế nào đối với tổ chức tín dụng? a/ Khái niệm CIC
CIC (Credit Information Center) hay còn gọi là Trung tâm Thông tin tín dụng. Đây là tổ chức sự nghiệp Nhà nước thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Có chức năng thu nhận, lưu trữ, phân tích, xử lý, dự báo thông tin tín dụng phục vụ cho yêu cầu quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước; thực hiện các dịch vụ thông tin ngân hàng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và của pháp luật .
CIC cung cấp 3 loại báo cáo Thông tin tín dụng như:
+ Báo cáo quan hệ tín dụng
+ Báo cáo thông tin tài sản đảm bảo
+ Báo cáo thông tin thẻ tín dụng
b/ Cách thức hoạt động của CIC
Các ngân hàng sẽ cung cấp cho CIC thông tin về các khoản vay, tên người vay, tổ chức vay và quá trình thanh toán khoản vay đó. Sau đó, CIC sẽ tổng hợp chúng thành một cơ sở dữ liệu thống nhất phản ánh lịch sử tín dụng của từng cá nhân/doanh nghiệp.
Theo đó, khi cấp xét tín dụng cho Khách hàng thì ngân hàng sẽ truy cập vào hệ thống CIC và kiểm tra thông tin của Khách hàng trước khi đưa ra quyết định cuối cùng.
Trên hệ thống CIC, Khách hàng sẽ được xếp vào 1 trong 5 nhóm sau:
• Nhóm 1: Dư nợ đủ tiêu chuẩn (là các khoản nợ có đủ khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng thời hạn. Nhưng nếu quá hạn từ 1 đến dưới 10 ngày, vẫn nằm trong nhóm đủ tiêu chuẩn nhưng sẽ bị phạt lãi quá hạn 150%)
• Nhóm 2: Dư nợ cần chú ý (là các khoản nợ quá hạn từ 10 đến dưới 90 ngày)
• Nhóm 3: Dư nợ dưới tiêu chuẩn (là các khoản nợ quá hạn từ 90 đến 180 ngày)
• Nhóm 4: Dư nợ có nghi ngờ (là các khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày)
• Nhóm 5: Dư nợ có khả năng mất vốn (là các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày)
c/ Vai trò của CIC đối với hoạt động của các TCTD
(1) Cung cấp thông tin, đáp ứng yêu cầu quản lý của Ngân hàng Nhà nước
Các Ngân hàng Thương mại có thể yêu cầu Trung tâm Thông tin Tín dụng (CIC) cung cấp đầy đủ các thông tin về:
+ Lịch sử giao dịch Tín dụng
+ Lịch sử giao dịch Thẻ tín dụng
+ Báo cáo về Tài sản bảo đảm cho khoản vay
Dựa trên các thông tin trên hệ thống CIC, kết hợp với các biện pháp nghiệp vụ về Thẩm định & Phân tích Tín dụng, Tổ chức Tín dụng có thêm dữ kiện và thông tin trong việc ra quyết định cấp Tín dụng.
(2) Hỗ trợ các TCTD trong vi ệc nhận định được những Khách hàng có mức độ rủi ro cao.
Căn cứ theo kết quả báo cáo của CIC, các TCTD có thể nhận định được những khách hàng có độ rủi ro cao theo lịch sử dư nợ của khách hàng vay (với báo cáo quan hệ Tín dụng), lịch sử chậm thanh toán của chủ thẻ tín dụng (với báo cáo thông tin Thẻ tín dụng). tránh việc trùng lặp 1 tài sản được đảm bảo cho nhiều hợp đồng tín dụng tại nhiều ngân hàng
Ngoài ra, các báo cáo của CIC còn đang cung cấp và ngày càng hoàn thiện hơn trong việc giúp cho NHTM nhận định những nguy cơ tiềm ẩn về lĩnh vực kinh doanh sản xuất mà khách hàng sử dụng nguồn vốn vay để đầu tư, thông qua việc so sánh các số liệu thống kê về lĩnh vực đầu tư, mức đầu tư theo hợp đồng tín dụng đối với nhu cầu thực tế của các ngành kinh tế và lĩnh vực tương ứng trên phạm vi cả nước. Từ đó, các tổ chức tín dụng có thể từ chối cho vay, hoặc tính toán và đưa ra mức lãi suất phù hợp với mức độ rủi ro.
Câu 5 (15đ). Nhu cầu vốn nào TCTD ko được cho vay?
Đây l à 1 t r o ng những nộ i dung TRỌNG TÂM đã được nhắc đi nhắc l ại nhi ề u l ần trong quá trì nh họ c.
1 nộ i dung quan trọ ng thuộ c Thô ng t ư 3 9 / 2 0 1 6 về Quy chế cho vay
GIẢI ĐÁP:
Căn cứ theo Điều 8, Thông tư 39/2016 về Quy chế cho vay
Tổ chức tín dụng không được cho vay đối với các nhu cầu vốn:
1. Để thực hiện các hoạt động đầu tư kinh doanh thuộc ngành, nghề mà pháp luật cấm đầu tư kinh doanh.
2. Để thanh toán các chi phí, đáp ứng các nhu cầu tài chính của các giao dịch, hành vi mà pháp luật cấm.
3. Để mua, sử dụng các hàng hóa, dịch vụ thuộc ngành, nghề mà pháp luật cấm đầu tư kinh doanh.
4. Để mua vàng miếng.
5. Để trả nợ khoản nợ vay tại chính tổ chức tín dụng cho vay trừ trường hợp cho vay để thanh toán lãi tiền vay phát sinh trong quá trình thi công xây dựng công trình, mà chi phí lãi tiền vay được tính trong dự toán xây dựng công trình được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật.
6. Để trả nợ khoản nợ vay tại tổ chức tín dụng khác và trả nợ khoản vay nước ngoài, trừ trường hợp cho vay để trả nợ trước hạn khoản vay đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:
a) Là khoản vay phục vụ hoạt động kinh doanh;
b) Thời hạn cho vay không vượt quá thời hạn cho vay còn lại của khoản vay cũ;
c) Là khoản vay chưa thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ.
Câu 6 (15đ):
Phương án 1: Cho 1 chuỗi tiền tệ đều, trả mỗi năm 50 tr vào cuối mỗi năm, từ năm 1 cho đến năm 10.
Phương án 2: trả vào năm thứ 4 với số tiền 450tr
R= 24% . Khi mua, công ty nên chọn phương án thanh toán nào?
Câu 7 (15đ): Lãi suất là gì? Phân loại theo giá trị thực của tiền, lãi suất gồm những loại nào? Nêu mối quan hệ giữa chúng?
a/ Khái niệm Lãi suất
Lãi suất là giá cả của quyền được sử dụng vốn trong một thời gian nhất định mà người sử dụng trả cho nguươì sở hữu nó.
Lãi suất phải được trả bởi lẽ người đi vay đã sử dụng vốn của người cho vay phục vụ nhu cầu sinh lợi trong sản xuất kinh doanh hoặc nhu cầu tiêu dùng của mình. Việc người cho vay chuyển quyền sử dụng vốn cho người khác có nghĩa là người đó đã hy sinh quyền sử dụng tiền tệ ngày hôm nay của mình và đánh đổi cho sự chuyển quyền đó là quyền người cho vay được trả lãi suất .
b/ Phân loại Lãi suất
Có rất nhiều căn cứ để phân loại Lãi suất:
(1) Căn cứ vào thời hạn tín dụng, lãi suất được chia thành 3 loại:
+ Lãi suất ngắn hạn áp dụng đối với các khoản tín dụng ngắn hạn
+ Lãi suất trung hạn áp dụng đối với các khoản tín dụng trung hạn
+ Lãi suất tín dụng dài hạn áp dụng đối với các khoản tín dụng dài hạn
(2) Căn cứ vào các loại hình tín dụng (phân loại theo chủ thể tham gia quan hệ tín dụng)
Lãi suất được chia thành các loại sau:
• Lãi suất tín dụng thương mại áp dụng khi các doanh nghiệp cho nhau vay dưới hình thức mua bán chịu hàng hoá .
• Lãi suất tiền gửi : là lãi suất trả cho các khoản tiền giửi .Nó được áp dụng để tính tiền lãi phải trả cho người giửi tiền .
• Lãi suất tiền vay: là lãi suất người đi vay phải trả cho Ngân hàng do việc sử dụng vốn vay
của Ngân hàng . Nó được áp dụng để tính lãi mà khách hàng phải trả cho Ngân hàng .
• Lãi suất chiết khấu : áp dụng khi Ngân hàng cho kách hàng vay dưới hình thức triết khấu thường phiếu hoặc giấy tờ có giá trị khác chưa đên hạn thanh toán của khách hàng . Nó được tính bằng tỷ lệ % trên mệnh giá của giấy tờ có giá trị và được khấu trừ ngay khi Ngân hàng phát tiền vay cho khách hàng.
• Lãi suất tái chiết khấu : áp dụng khi Ngân hàng trung ương tái cấp vốn cho các Ngân hàng dưới hình thức triết khấu lại thương phiếu hoặc giấy tờ có giá ngắn hạn chưa đến hạn thanh toán cho các Ngân hàng .Nó được tính bằng tỷ lệ % trên mệnh giá của giấy tờ có giá cũng được khấu trừ ngay khi Ngân hàng Trung ương cấp vốn tiền vay cho Ngân hàng.
(3) Că n c ứ vào giá trị thực của lãi suấ t
Lãi suất được chia thành 2 loại :
– Lãi suất danh nghĩa : Là lãi suất tính theo giá trị danh nghĩa của tiền tệ vào thời điểm nghiên cứu hay nói cách khác là loại lãi suất chưa loại trừ đi tỷ lệ lạm phát .
– Lãi suất thực tế là lãi suất được điều chỉnh lại cho đúng theo những thay đổi về lạm phát hay nói cách khác là lãi suất đã loại trừ đi tỷ lệ lạm phát.
Lãi suất thực tế có hai loại:
• Lãi suất thực tính trước (dự tính ): là lãi suất thực được điều chỉnh lại cho đúng theo những thay đổi dự tính về lạm phát.
• Lãi suất thực tính sau: là lãi suất thực được điều chỉnh lại cho đúng theo những thay đổi trên thực tế về lạm phát.
c/ Mối quan hệ giữa Lãi suất thực tế và Lãi suất danh nghĩa
(Với Tỷ lệ lạm phát < 10%) Lãi suất thực = Lãi suất danh nghĩa – tỷ lệ lạm phát
(Với Tỷ lệ lạm phát >=10%) Lãi suất thực = (Lãi suất danh nghĩa – Tỷ lệ lạm phát)/(Tỷ lệ lạm phát +1).