Hệ thống tài liệu ôn thi Vietcombank 2024,2025 tóm tắt ngắn .Kỳ thi tuyển dụng của Vietcombank đòi hỏi ứng viên cần trang bị rất nhiều kiến thức từ kinh tế vĩ mô, các quy định trong các văn bản pháp luật đến các kiến thức nghiệp vụ của từng vị trí. Với khối lượng kiến thức lớn như vậy ứng viên cần có một kế hoạch học tập khoa học, bố trí thời gian và nội dung học hợp lý.
Nội dung chính:
Hệ thống tài liệu ôn thi Vietcombank 2024,2025 tóm tắt ngắn
CÁCH TÍNH ĐIỂM VÀ GIỚI HẠN NỘI DUNG THI
Kỳ thi vòng nghiệp vụ của ngân hàng Vietcombank đợt 6/2024 đã diễn ra vào ngày 27/07 với cấu trúc gồm hai phần: Nghiệp vụ và Tiếng Anh, mỗi phần gồm 50 câu và thời gian làm bài là 45 phút. Cả hai vị trí ứng tuyển cho Quan hệ khách hàng và Giao dịch viên đều thi chung một đề.
Cách tính điểm:
Phần Nghiệp vụ: 70%
Phần Tiếng Anh: 30%
Để đủ điều kiện vào vòng phỏng vấn, thí sinh cần đạt điểm số tổng cộng ít nhất 50 điểm.
Nội dung phần Nghiệp vụ: Đề thi chủ yếu tập trung vào lý thuyết và bao quát nhiều lĩnh vực kiến thức như:
Kinh tế học
Luật ngân hàng
Ngân hàng thương mại
Tài chính doanh nghiệp
Kế toán ngân hàng
Sản phẩm của Vietcombank
Một số nội dung khác
Nội dung thường gặp bao gồm:
Các loại thì: Tập trung vào 10 thì cơ bản, đặc biệt là thì Quá Khứ và Hiện tại hoàn thành
Mệnh đề: Because/Although/So that, cấu trúc: Such/so…that, Enough/Too…to V
Mệnh đề quan hệ: Which/who/that/when/where/why
Câu điều kiện loại 1, 2, 3
Câu trực tiếp và gián tiếp, câu tường thuật và câu hỏi
Câu chủ động và bị động: Dạng câu chủ động và bị động của các thì cơ bản và modal verb
Phrasal verbs và từ mới không phải chuyên ngành ngân hàng
Đảo ngữ, câu hỏi đuôi
Đặc điểm nổi bật của đề thi Vietcombank là mỗi ứng viên sẽ nhận một đề khác biệt, được tạo ra từ kho đề tổng của ngân hàng qua hệ thống. Do đó, mỗi thí sinh sẽ có trải nghiệm thi riêng biệt.
ĐỀ THI NGHIỆP VỤ NGÂN HÀNG VIETCOMBANK ĐỢT 6/2024
Đề thi nghiệp vụ Ngân hàng Vietcombank được đánh giá là tương đối khó, nhiều lý thuyết và có tính dàn trải ở nhiều mảng kiến thức.
Câu 1: Một dự án xây dựng 3 năm, hợp đồng sử dụng 15 năm, thanh lý 1 năm thì chu kỳ (thời gian) là bao lâu?
Câu 2: Doanh nghiệp trồng cao su để bán, chi phí của quá trình trồng chăm sóc cây đó được tính vào chi phí gì?
Câu 3: Quyền sử dụng đất trả tiền hàng năm được thế chấp tại các tổ chức tín dụng như thế nào?
Câu 4: Các phương thức xác thực của Vietcombank?
Câu 5: Thời hạn cho vay tính từ khi nào đến khi nào?
Câu 6: TSNH và TSDH tăng 100 triệu thì vốn lưu động ròng thay đổi như thế nào?
Câu 7: Hoa hồng khi bán BĐS là tài sản thế chấp của tổ chức tín dụng? (0.01%, 0.1%, 0.05%, không quy định)
Câu 8: Mua bán BĐS hình thành trong tương lai nộp tiền như thế nào? (không quá 70% trước khi bàn giao, không quá 95% trong trường hợp nào đó, cả 2 phương án)
Câu 9: VN đang có tiềm năng phát triển cái gì? (trồng ngô để sản xuất thức ăn chăn nuôi, nuôi cá tra, phụ tùng ô tô)
Câu 10: Trong ngắn hạn, đường cong Phillips có thể thay đổi vì sự thay đổi của cái gì? (lạm phát, lạm phát kỳ vọng, thất nghiệp, tiền lương)
Câu 11: Mô hình nào không phải là mô hình kinh doanh Bất động sản? A. Xây dựng nhà xưởng để cho thuê B. Xây dựng chuồng lợn để cho thuê C. Xây dựng chung cư để cho thuê D. Không đáp án nào đúng
Câu 12: Loại hình ít bị ảnh hưởng nhất bởi chu kỳ? (Dệt may, Nhà hàng cao cấp, 2 đáp án nữa mà không nhớ)
Câu 13: Khi giá đô NHNN niêm yết nhỏ hơn giá đô trên thị trường, nhà đầu tư có thể kiếm lời bằng cách nào? (mua đô từ NHNN để bán trên thị trường, mua đô từ thị trường ngoại hối bán cho NHNN, mua VNĐ từ NHNN bán cho thị trường ngoại hối)
Câu 14: Khi tính chi phí sử dụng vốn bình quân chịu thuế thu nhập doanh nghiệp và không chịu thuế thu nhập doanh nghiệp, chi phí sử dụng vốn bình quân sẽ: tăng, giảm, không đổi, tùy trường hợp.
Câu 15: Việc ngân hàng giữ bản gốc giấy tờ TSBD sẽ có ưu thế cho ngân hàng khi xảy ra vi phạm: đúng/sai
Câu 16: Ngày 1/1 công ty bán được hàng hóa 1 tỷ cho B. 30/1 B trả tiền món đó. 31/1 hạch toán khoản đó như thế nào?
Câu 17: HTK 1 tỷ, GVHB 750 triệu, thanh toán trước 50%, còn lại 50% sẽ thanh toán sau 30 ngày thì tăng/giảm bao nhiêu doanh thu (Đáp án giảm KPT, tăng DT…)
Câu 18: Đâu không phải là phương pháp định giá TSBD? (Khảo sát, thu nhập, chi phí, so sánh)
Câu 19: Ngân hàng có cấp tín dụng với tài sản hình thành từ khoản cho vay bảo lãnh của chính phủ không? (có / không)
Câu 20: Thẻ đồng thương hiệu nào không sử dụng được ở nước ngoài? (Aeon, BigC, Vietravel, Diamond)
Câu 21: Thẻ ghi nợ có hiệu lực trong mấy năm?
Câu 22: Bán cổ phiếu thu tiền mặt ảnh hưởng như thế nào đến vốn lưu động ròng?
Câu 23: Định hướng của Vietcombank?
Câu 24: Thanh toán sao kê qua đâu?
Câu 25: Có câu về một mô hình kinh doanh BĐS không có nhà mái và nuôi heo?
Câu 26: Cha ruột, mẹ ruột, vợ, con ruột, con nuôi, cha nuôi, mẹ nuôi của người đại diện pháp luật tổng giám đốc, phó giám đốc thì trong nghiệp vụ kế toán họ không được làm kế toán của loại hình doanh nghiệp nào? (Tư nhân, Hợp tác xã, Cổ phần, TNHH)
Câu 27: Khi đến ngân hàng yêu cầu mở tài khoản để nhận USD, khách nên mở tài khoản gì? (Thanh toán USD, tiết kiệm USD có kỳ hạn, tiết kiệm USD không kỳ hạn)
Câu 28: Một câu về một nhà đầu tư trồng cao su lấy mủ thì các chi phí trong quá trình trồng được hạch toán vào đâu? (Chi phí trả trước, chi phí sản xuất kinh doanh dở dang, xây dựng cơ bản với một đáp án nữa)
Câu 29: Khi tiêu dùng tăng vượt qua mức thu nhập thì? (MPC thay đổi, ngành sản xuất nhiều hơn, ngành sản xuất ít hơn, ..)
Câu 30: Đâu không phải là phương pháp định giá TSBD? (Khảo sát, thu nhập, chi phí, so sánh)
Câu 31: Đề sáng nay nói về Chi phí lạm phát, thất nghiệp cổ điển, rò rỉ trong nền kinh tế, loại tài khoản cho KH cần nhận tiền USD, đơn vị quyết định cuối cùng khi phát sinh về thẻ thanh toán ở quốc tế, cơ sở dồn tích,…
Câu 32: Hỏi nhiều về ibanking và thẻ tín dụng. Năm phát hành thẻ connect. Có câu về đường Phillips. Vốn lưu động ròng thay đổi.
Phê duyệt TD
1. Bài trắc nghiệm chuyên ngành (50 câu/45 phút).
Xong trước được giờ tay làm Bài Tự Luận 15 phút trước.
+ Kinh tế học (10 câu)
+ Kế toán ngân hàng (10 câu)
+ Tín dụng (dễ) (10 câu)
+ Tín dụng (trung bình) (10 câu)
+ Tín dụng (khó) (10 câu)
2. Bài Tự luận (1 câu/15 phút).
Xong trước được giơ tay làm Bài Tự Luận 15 phút trước.
+ Hỏi về Nợ xấu
3. Bài Anh Văn (50 câu/45 phút).
Chỉ gồm 2 dạng là:
(1) Chọn từ đúng điền vào chỗ trống
(2) Tìm lỗi sai
Chung cho các vị trí, trừ Ngân quỹ là không thi Anh Văn, chỉ thi Nghiệp vụ
+ Anh văn (30 câu)
+ Anh văn chuyên ngành Tài chính Ngân hàng (20 câu)
CV QHKH (Tín dụng)
1. Bài trắc nghiệm chuyên ngành (50 câu/45 phút).
Xong trước được giờ tay làm Bài Tự Luận 15 phút trước.
+ Kinh tế học (10 câu)
+ Kỹ năng bán hàng (10 câu)
+ Hiểu biết chung (10 câu)
+ Tín dụng (dễ) (10 câu)
+ Tín dụng (trung bình) (10 câu)
2. Bài Tự luận (1 câu/15 phút).
Xong trước được giơ tay làm Bài Tự Luận 15 phút trước.
KHÔNG THI TỰ LUẬN
3. Bài Anh Văn (50 câu/45 phút).
Chỉ gồm 2 dạng là:
(1) Chọn từ đúng điền vào chỗ trống
(2) Tìm lỗi sai
Chung cho các vị trí, trừ Ngân quỹ là không thi Anh Văn, chỉ thi Nghiệp vụ
+ Anh văn (40 câu)
+ Anh văn chuyên ngành Tài chính Ngân hàng (10 câu)
Giao dịch viên
+ Kinh tế học (10 câu)
+ Kỹ năng bán hàng (10 câu)
+ Kế toán ngân hàng (10 câu)
+ Hiểu biết chung (10 câu)
+ Tín dụng (dễ) (10 câu)
KHÔNG THI TỰ LUẬN
3. Bài Anh Văn (50 câu/45 phút).
Chỉ gồm 2 dạng là:
(1) Chọn từ đúng điền vào chỗ trống
(2) Tìm lỗi sai
Chung cho các vị trí, trừ Ngân quỹ là không thi Anh Văn, chỉ thi Nghiệp vụ
+ Anh văn (40 câu)
+ Anh văn chuyên ngành Tài chính Ngân hàng (10 câu)
Ngân quỹ
+ Kinh tế học (10 câu)
+ Kế toán ngân hàng (20 câu)
+ Hiểu biết chung (10 câu)
+ Tín dụng (dễ) (10 câu)
KHÔNG THI TỰ LUẬN
3. Bài Anh Văn (50 câu/45 phút).
Chỉ gồm 2 dạng là:
(1) Chọn từ đúng điền vào chỗ trống
(2) Tìm lỗi sai
Chung cho các vị trí, trừ Ngân quỹ là không thi Anh Văn, chỉ thi Nghiệp vụ
KHÔNG THI ANH VĂN
Cách tính điểm thi Vietcombank
- Nghiệp vụ: 50 câu/45p
- Tiếng Anh: 50 câu/45p: Riêng đối với vị trí Ngân quỹ, nội dung Tiếng Anh được bỏ
Hình thức thi: Thi tại chi nhánh đăng ký thi tuyển; Thi trắc nghiệm trên máy tính, thi xong biết điểm ngay
Nguyên tắc tính điểm đậu đề thi tuyển:
- Thí sinh có Tổng điểm >= 50đ sẽ được vào vòng Phỏng vấn
- Không quy định điểm liệt đối với từng môn thi
Đề cương ôn thi Kinh tế học
Tổng quan các kiến thức ôn tập kinh tế học:
– Sản lượng quốc gia
- Khái niệm & Phân biệt GDP & GNP
- Các phương pháp xác định GDP
- Trường hợp không tính vào GDP
- Khái niệm chỉ số: CPI, Lạm phát, Trượt giá của tiền…
– Tổng cung, Tổng cầu
- Lý thuyết Tổng cầu: Đồ thị; Yếu tố ảnh hưởng đến sự Di chuyển & Dịch chuyển
- Lý thuyết Tổng cung: Đồ thị; Yếu tố ảnh hưởng đến sự Di chuyển & Dịch chuyển
- Mối quan hệ giữa Tổng cầu & Tổng cung
- Chính sách Tài khoá & Cán cân ngân sách
– Tổng chi tiêu
- Lý thuyết đường Tổng chi tiêu
- Phân tích các hàm Tiêu dùng, Tiết kiệm, Đầu tư, Chi tiêu chính phủ…
- Lý thuyết về Số nhân chi tiêu
– Chính sách Tiền tệ
- Khái niệm Tiền tệ: MB, M1, M2
- Lý thuyết Cung tiền: Số nhân tiền; Quá trình tạo tiền; Các nhân tố tác động đến Cung tiền
- Lý thuyết Cầu tiền: Các nhân tố tác động đến Cầu tiền
– Thị trường ngoại hối
- Lý thuyết về Cán cân thanh toán
- Lý thuyết về Cung ngoại tệ
- Lý thuyết về Cầu ngoại tệ
– Lạm phát & Thất nghiệp
- Lạm phát
- Phân loại Thất nghiệp
Chú ý các nội dung sau:
|
Đề cương ôn thi kiến thức pháp luật chung
Tổng quan các kiến thức ôn tập pháp luật chung:
– Luật Doanh nghiệp
- Khái niệm cơ bản
- Lý thuyết về Công ty TNHH MTV & 2TV trở lên
- Lý thuyết về Công ty Cổ phần
- Lý thuyết về Công ty Hợp danh
- Lý thuyết về Doanh nghiệp Tư nhân
– Luật Tổ chức Tín dụng
- Chương 1 – Khái niệm cơ bản: Tổ chức Tín dụng; Phân loại; Khái niệm Tín dụng/ Người đại diện theo pháp luật; Công ty con; Công ty liên kết
- Chương 6 – Đối tượng không cấp tín dụng/Hạn chế cấp Tín dụng/ Giới hạn cấp tín dụng (Điều 126, 127 & 128)
– Phân loại Nợ & Trích lập Dự phòng rủi ro (Thông tư 11/2021/TT-NHNN)
- Lý thuyết về Phân loại Nhóm Nợ
- Lý thuyết về Dự phòng rủi ro chung & cụ thể
– Giới hạn an toàn hoạt động TCTD
- Hệ số CAR
- Quy định về Giới hạn an toàn hoạt động của TCTD
Đề cương ôn thi nghiệp vụ ngân hàng thương mại
Tổng quan các kiến thức ôn tập nghiệp vụ ngân hàng thương mại
– Lý thuyết Cho vay (Thông tư 39/2016/TT-NHNN)
- Lý thuyết về Đối tượng vay vốn & Nhu cầu vay
- Nhu cầu không cho vay
- Loại hình cho vay: Ngắn hạn, Trung hạn, Dài hạn
- Phương thức cho vay: Từng lần; Hạn mức Tín dụng; Thấu chi & Hợp vốn
- Lý thuyết về Lãi suất vay
– Lý thuyết Bảo lãnh (Thông tư 07/2015/TT-NHNN)
- Khái niệm
- Đối tượng cấp Bảo lãnh
- Quy trình cấp Bảo lãnh
- Phân loại Bảo lãnh
– Lý thuyết Tài sản bảo đảm
Văn bản tham chiếu:
- Luật Dân sự 2015
- Nghị định 21/2021/ND-CP về Giao dịch bảo đảm
- Nghị định 102/2017/ND-CP về đăng ký Giao dịch bảo đảm
Đề cương ôn thi tài chính doanh nghiệp
Tổng quan các kiến thức ôn tập tài chính doanh nghiệp
– Bảng cân đối Kế toán
- Khái niệm & Nguyên tắc Kế toán
- Kết cấu Bảng cân đối Kế toán & Mối quan hệ
- Các chỉ số cơ bản: VLĐ ròng; Nhu cầu VLĐ
– Báo cáo Kết quả kinh doanh
- Khái niệm & Nguyên tắc Kế toán
- Kết cấu Báo cáo Kết quả kinh doanh
– Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
- Khái niệm & Nguyên tắc Kế toán
- Phân tích Dòng tiền vào & Dòng tiền ra của từng Hoạt động: Kinh doanh/Đầu tư/Tài chính
– Chỉ số phân tích tài chính
- Nhóm Chỉ số năng lực hoạt động
- Nhóm Chỉ số Khả năng thanh toán ngắn hạn
- Nhóm Chỉ số Khả năng thanh toán dài hạn
- Nhóm Chỉ số khả năng sinh lời
– Tài trợ Dự án đầu tư
- Lý thuyết về Chỉ số đánh giá Dự án: NPV, IRR; Thời gian hoàn vốn; WACC
- Phương pháp xác định dòng tiền
- Các yếu tố khi đánh giá phân tích: Vốn đầu tư; Khấu hao, LNTT, LNST, Thanh lý Tài sản…
Đề cương ôn thi nghiệp vụ kế toán
Tổng quan các kiến thức ôn tập nghiệp vụ kế toán
– Tổng quan Kế toán Ngân hàng
- Chuẩn mực Kế toán số 01
- Kết cấu Bảng cân đối Kế toán Ngân hàng
- Hệ thống Tài khoản Kế toán
- Chứng từ Kế toán
– Nghiệp vụ Tài sản cố định (Thông tư 45/2013/TT-BTC)
- Quy định về Tài sản cố định
- Trích khấu hao với Tài sản cố định