Những lý do sau giúp Samsung trở thành một trong những tập đoàn số 1 thế giới hiện nay

Năm 2005, Samsung vượt qua Sony trở thành thương hiệu điện tử được người tiêu dùng thế giới ưa chuộng nhất.. Năm 1998, Hàn Quốc rơi vào khủng hoảng tài chính châu Á. Samsung Motor được bán cho Renault với mức giá rất thấp, Samsung phải gánh một khoản lỗ lớn từ Samsung Motor. Tuy nhiên, đây cũng là phần duy nhất bị ảnh hưởng. Samsung gần như không bị suy suyển bởi cuộc khủng hoảng này. Cũng trong năm này, Samsung Electronics trở thành nhà sản xuất LCD hàng đầu thế giới.

Đằng sau mỗi câu chuyện thành công, mỗi tấm gương vượt qua khó khăn, thách thức đều ẩn chứa những bài học kinh nghiệm và tầm nhìn chiến lược cho tương lai. Tập đoàn Samsung với hơn 70 năm hình thành và phát triển cùng vị chủ tịch Lee Kun Hee sẽ là câu chuyện tiếp theo mà CareerLink.vn muốn truyền tải tới các bạn. Từ một nơi cung cấp hàng hóa cấp thấp trở thành một trong những tập đoàn tư nhân lớn, lâu đời nhất Hàn Quốc cũng như toàn Châu Á. Điều gì đã khiến Samsung đạt được những bước tiến thần kì, vượt qua cuộc khủng hoảng nặng nề nhất?
Chủ tịch Lee Kun Hee đã đặt ra những quy định mới cho công ty, cụ thể là về giờ giấc làm việc. Thông thường, giờ làm việc của người Hàn Quốc bắt đầu lúc 9 giờ sáng và kết thúc lúc 6 giờ chiều. Tuy nhiên, tại Samsung, tất cả nhân viên của mình bắt đầu làm việc vào lúc 7 giờ và bắt buộc phải rời công ty lúc 4 giờ chiều để dành thời gian cho các hoạt động xã hội cũng như tham gia những khóa đào tạo ngoài giờ của tập đoàn. Một nhân viên của Samsung đã nói rằng “Bạn phải tuân thủ nguyên tắc theo tôn ti trật tự. Nếu không, sức ép đè lên bạn sẽ tới mức không chịu đựng nổi. Nếu không thể tuân theo một mệnh lệnh cụ thể nào đó, bạn không thể tiếp tục ở lại công ty.”  

Khả năng linh hoạt vượt trội

Trên thực tế, Samsung và Apple là hai đối thủ cạnh tranh gay gắt và quyết liệt. Nếu Samsung trung thành về mảng thị trường trung cấp, thì Apple vẫn là ông lớn thế giới với những chiếc điện thoại được đánh giá là siêu phẩm. Tuy nhiên, trước cơn lốc Iphone, Ipad, Samsung đã học hỏi và dần tiếp cận phân khúc thị trường cao cấp. Điều này được thể hiện qua dòng sản phẩm Galaxy hay Note. Samsung đã đạt được thành công nhất định khi được coi là đối thủ đáng gờm nhất của Apple – số lượng điện thoại Galaxy được tiêu thụ trên thế giới cao hơn nhiều so với số lượng iPhone. 
 

Tăng khả năng cạnh tranh trong đội ngũ nhân viên

 
Ông Kun Hee hiểu được tác dụng của sự cạnh tranh công bằng đối với động lực phấn đấu của mỗi nhân viên. Chính vì vậy, chiến lược của ông là sa thải 5 – 10% nhân sự không thể thay đổi hiệu quả trong công việc, giáng chức 25 – 30% nhân viên và chỉ 5 -10% nhân viên xuất sắc mới được tiếp tục bồi dưỡng để trở thành lãnh đạo cấp cao. Chính điều này đã làm nên sự thay đổi nhân sự với tốc độ chóng mặt ở các vị trí lãnh đạo cấp cao tại Samsung.

Luôn chuyển mình và Thay đổi định hướng theo các giai đoạn

 
Vào mỗi giai đoạn, chủ tịch Lee Kun Hee đều đưa ra những định hướng phát triển khác nhau cho phù hợp với nhu cầu và xu hướng của thời đại. Nếu như ban đầu chỉ nhằm mục tiêu đưa Samsung trở thành một thương hiệu quen thuộc với người tiêu dùng thì sau đó Samsung quyết định tập trung vào thị trường thế giới để đưa hình ảnh thương hiệu lên tầm cao mới. Samsung thường xuyên tài trợ cho các hoạt động thể dục thể thao và văn hoá thế giới như Olympic, Á vận hội Asian Games, đội bóng Chelsea, giải vô địch Taekwondo thế giới, triển lãm bảo tàng giải thưởng Nobel toàn cầu… Chính việc tài trợ Olympic là nước cờ đưa Samsung trở thành thương hiệu mang tính toàn cầu.

Tăng cường các chương trình đào tạo, bồi dưỡng nhân tài

Samsung cũng là tổ chức có chương trình huấn luyện rất hà khắc, đẩy tiêu chuẩn đào tạo lên mức vô cùng cao. Cứ 3 năm một lần, họ cho những nhân viên có thâm niên làm việc từ 3 năm trở lên đi vòng quanh thế giới trong vòng 1 năm, thông qua đó, đội ngũ nhân viên này được học hỏi, trải nghiệm mọi phương diện về ngôn ngữ, đời sống – văn hóa sinh hoạt tại nơi đó. Chính sách bồi dưỡng nhân tài này của Samsung đã tạo nên một đội ngũ nhân viên tinh nhuệ trong chiến lược toàn cầu hóa của tập đoàn.  

 Đặt niềm tin vào nhân viên

 
Samsung là tập đoàn nổi tiếng về các sản phẩm công nghệ – kỹ thuật, ngoài việc chú trọng nâng cấp chất lượng máy móc thì nhân tố con người cũng được quan tâm chu đáo. Đặc biệt, đề cao vai trò và tuyệt đối tin tưởng nhóm nhân viên kì cựu, những người có kiến thức quản lý và kinh nghiệm làm việc lâu năm. Ông Lee Kun Hee cùng đội ngũ lãnh đạo cấp cao luôn gặp gỡ, trao đổi ý kiến và quan tâm đến tầm nhìn của những người này. Giám đốc Marketing toàn cầu của tập đoàn là ông Eric Kim đã nói “Quan trọng nhất là chúng tôi muốn nhấn mạnh sự thay đổi dựa trên cơ sở nền tảng là các chuyên gia và nhà quản lý hiện tại”.
 

Tập trung mạnh thương hiệu, đẩy mạnh marketing

Chiến lược marketing hiệu quả là một trong những yếu tố khiến Samsung vươn lên thành một trong những thương hiệu có giá trị tăng nhanh nhất gần đây. Giá trị thương hiệu của Samsung năm 2000 đạt khoảng 5,2 tỉ USD. Và sau khi Samsung tiếp tục đầu tư 508 triệu USD cho quảng bá thương hiệu, giá trị công ty lên đến 6,3 tỉ USD vào năm 2001.. Năm 2016 thì Samsung đã chi 11,5 ngàn tỷ Won (khoảng 10 tỷ USD) cho việc quảng bá thương hiệu cùng các sản phẩm của mình trên toàn thế giới, tăng khoảng 15% so với năm trước. 
Đề cao vai trò của marketing là một trong những chiến lược phát triển của Samsung. Tất cả mọi người từ cấp lãnh đạo đến nhân viên đều được tuyên truyền và nhận thức về thương hiệu sản phẩm. Samsung xây dựng 55 công ty con để thúc đẩy chiến lược quảng bá trên toàn thế giới và sản phẩm của Samsung được quảng cáo với hơn 20 slogan khác nhau. Các thông điệp được nhất quán từ logo, bao bì và cách thức giới thiệu thương hiệu. Samsung đã chi khoảng 400 triệu USD cho chiến dịch quảng cáo toàn cầu này, đồng thời tiến hành ký các hợp đồng tài trợ lớn, giúp cho thương hiệu Samsung được nhận biết khắp nơi.
 

Tạo ra những sản phẩm chất lượng

Sam Sung luôn thay đổi định hướng theo các giai đoạn. Nếu vào những năm đầu thế kỷ là thời điểm khởi đầu để đưa Samsung trở nên quen thuộc hơn với người tiêu dùng thì chỉ một vài năm sau, Samsung đã mau chóng đạt được mục tiêu này.Chính vì vậy, trong giai đoạn định vị thương hiệu tiếp theo của mình, Samsung quyết định tập trung vào thị trường cao cấp để đưa hình ảnh thương hiệu lên tầm cao mới.

Chính sách quản lý mới được coi như thánh kinh của Samsung, luôn nhắc nhở nhân viên không bao giờ tự thỏa mãn và luôn khát khao hướng đến việc chú trọng chất lượng sản phẩm để chinh phục thị trường quốc tế. Khi phát hiện ra những lỗi hỏng trong điện thoại, ông Lee-Kun-Hee đã yêu cầu cấp dưới phá hủy toàn bộ 150 ngàn máy SH-700 ngay trước mắt hơn 2000 nhân viên công ty. Điều đó càng khẳng định rõ hơn tuyên ngôn của Samsung “Chúng ta sẽ cống hiến nhân lực và công nghệ tạo ra những sản phẩm và dịch vụ vượt trội, nhằm đóng góp cho một xã hội toàn cầu tốt hơn”.
 
 

Có thể bạn quan tâm:

Giới thiệu Blog

Cuộc sống - cho đi là còn mãi- chia sẻ và yêu thương!

Chào các bạn- Mình là Ngô Hải Long - Ceo công ty Giải pháp số LBK- Chuyên seo web, quảng cáo Google , Facebook, Zalo và lập trình web wordpress, App (ứng dụng) IOS, Android. Các blog lập ra với mục đích chia sẻ kiến thức cuộc sống, thủ thuật máy tính, việc làm, tài liệu miễn phí. Trong quá trình đội ngũ biên soạn không tránh khỏi thiếu sót hoặc trùng lặp nội dung với các quý blog khác, thành thật xin lỗi nếu có sự cố đó xảy ra - Vậy bạn Vui lòng liên hệ giúp tới ngolonglbk@gmail.com nếu có bất cứ ý kiến, thắc mắc , yêu cầu xóa bài nào! Trân trọng cám ơn các bạn!

Chào mừng các bạn đến với  ngolongnd.net - Blog thư giãn và chia sẻ kiến thức, tài liệu miễn phí! 

Liên hệ quảng cáo- mua back link tại đây

(function($) { $(document).ready(function() { $('header .ux-search-submit').click(function() { console.log('Moew'); $('header form.search_google').submit(); }); }); })(jQuery);