Hướng dẫn chọn máy tính đồ họa cụ thể

Hướng dẫn chọn máy tính đồ họa cụ thể . Chia sẻ một bài viết hay, bổ xung thêm liên tục nếu có cập nhập mới, cập nhập mới nhất 
 
Theo kinh nghiệm lắp máy tính cho dân thiết kế đồ họa của mình, thì trước hết mình cần biết bạn cần làm công việc render nào là chính (live render: là thiết kế và chỉnh sửa trực tiếp trên màn hình hay là finish render: là công việc render và xuất ra hình cuối cùng để cho khách hàng xem- giống như việc bạn nối các video đơn quay bằng điện thoại chẳng hạn thành 1 video bằng window movie maker).
Hướng dẫn chọn máy tính đồ họa cụ thể
Hướng dẫn chọn máy tính đồ họa cụ thể
 
Nếu bạn muốn mua một laptop đồ họa thì xem ở đây

Nếu bạn muốn mua một  máy tính chơi game thì xem ở đây

Trước hết mình cần biết bạn cần làm công việc render nào là chính (live render: là thiết kế và chỉnh sửa trực tiếp trên màn hình hay là finish render: là công việc render và xuất ra hình cuối cùng để cho khách hàng xem- giống như việc bạn nối các video đơn quay bằng điện thoại chẳng hạn thành 1 video bằng window movie maker).

LIVE RENDER: bạn cần thiết đầu tư mạnh vào card màn hình vì đây là yếu tố quyết định việc chỉnh sửa và xuất hình trực tiếp có chất lượng tốt và nhanh chóng hay không.

 FINISH RENDER: bạn nên đầu tư vào cho CPU với số nhân càng nhiều càng tốt và RAM dung lượng lớn. Hiện nay một số phần mềm đồ họa hỗ trợ render bằng GPU như Adobe premiere , còn các phần mềm 3d, vray  chỉ render bằng CPU.

Với năm 2015 và 2016 chỉ đưa ra 2 lời khuyên tương ứng với số tiền bạn có thể đầu tư cho hai nhu cầu riêng biệt, phần còn lại bạn phải tự xác định chính xác việc mình cần nhất là gì để có thể đem lại hiệu quả tối đa cho chính mình:
-LIVE RENDER: Thực sự khi thấy bạn đã có 2 card quadro k5000 mà vẫn muốn nâng cấp lên thì mình rất ngạc nhiên, và nếu bạn thật sự chưa hài lòng với tốc độ của chúng thì mình nghĩ bạn thực sự phải dùng đến k6000. Nhưng việc nâng cấp lên K6000 sẽ tốn gần hết số tiền mà bạn bỏ ra để đầu tư nên các thành phần phần cứng khác sẽ gần như không có nhiều thay đổi. Nên lời khuyên của mình cho bạn nếu thực sự bạn chỉ muốn nâng cao hiểu quả của việc live render thì hãy giữ lại dàn máy củ bán 2 card k5000 đi và mua về K6000. Đơn giản chỉ có thế
-FINISH RENDER: Nếu bạn cảm thấy mệt mỏi vì chờ đợi xuất hình kiểm tra trước khi làm tiếp hoặc chờ mòn mỏi để ra được tấm hình để đưa cho khách hàng. Thì mình khuyên bạn nên đầu tư một máy mới để phục vụ riêng cho việc render.
* DUAL Intel® Xeon® Processor E5-2440 v2 (20M Cache, 1.90 GHz, 8 core) (giá tiền 40M) (render thì số nhân mới quan trọng chứ tốc độ từng nhân chả ảnh hưởng mấy)
* Mainboard Supermicro X9DAL-i (8M)
* RAM 16 GB Bus 1600 (mình không khuyến khích mọi người mua RAM có tính năng ECC vì nó chỉ thực sự phát huy tác dụng trong những máy Server phải hoạt động 24/24 và hoàn toàn không có tác dụng với những máy tính dùng xong rồi tắt như ở nhà) hãng thì bạn cứ chọn của Samsung, HP, Kingtom hoặc Cosair. (10M)
* Card màn hình: cái này nghe hơi shock nhưng mà “không có cũng chả sao”, chúng ta chỉ cần dùng CPU làm việc cho lẹ, hình ảnh xấu đẹp gì thì đem về cái máy bên mình để xem. Còn không thì cài đặt cái máy đó như Server cho việc render rồi render qua mạng luôn cho tiện (cái này yêu cầu kiến thức và không phải chương trình nào cũng làm được) nhưng 3dmax thì có thể làm được.
* Màn hình thì bạn dùng tạm màn hình củ hoặc mua màn hình gì cũng được miễn hiện được hình lên là sài (giá 1M)
* Ổ cứng thì dùng loại 240 GB của Intel (4M) thêm một ổ 1TB của Westen (2M)
* Nguồn thì bạn dùng nguồn 650W của Cosair, CoolerMaster, FSP (2M)
* Case thì hỏi nơi bán có loại nào vừa mắt thì chọn (dưới 1M)
TỔNG CỘNG = 67 Triệu
Nếu bạn không thích dùng 2 máy thì có thể sử dụng cấu hình sau:
* DUAL Intel® Xeon® Processor E5-2640 v2 (20M Cache, 2 GHz, 8 core) (giá cũng tầm 40 M) (dùng con này là vì E5-2440 không có cái main nào có 2 card màn hình cả)
* Mainboard Asus Z9PA-D8C (7M) (dùng main này nếu bạn chỉ có nhu cầu dùng 2 card độ họa và không có nhu cầu nâng cấp lên 3-4 card đồng thời)
* RAM 16 GB Bus 1600 (10M)
* Card màn hình thì bạn dùng lại DUAL K5000 hoặc năng cấp lên K6000 nếu tài chính còn dư giả.
* Ổ cứng thì dùng loại 240 GB của Intel (4M) thêm một ổ 1TB của Westen (2M)
* Nguồn thì bạn dùng lại bộ nguồn củ cũng được nhưng nếu muốn chắc ăn thì mua thêm một nguồn 600-1000W nữa (chạy 2 nguồn cùng lúc bạn có thể xem thêm trên mạng, việc này tốt hơn là mua một cái nguồn 1200W).
* Case thì phải chọn kĩ càng, vì chạy 2 nguồn nó yêu cầu case khác và nói gì thì dàn máy xịn cũng cần một thùng máy tốt một chút để phù hợp (có thể đầu tư lên tới 5M).
TỔNG CỘNG = 68 Triệu (Thực sự là chênh lệch không nhiều vì mình làm tròn lên khá nhiều ở cấu hình trên và việc render trên cùng một máy sẽ làm bạn phải đợi quá trình render hoàn tất thì mới có thể thực hiện tiếp việc thiết kế khác được).

Tuy nhiên hiện nay khá nhiều phần mềm hỗ trợ finished render bằng GPU, cho kết quả ấn tượng hơn, đặc biệt là Adobe Premiere .

 

Tức là khi render các phần mềm này, số nhân rất quan trọng. Mà nhân của card màn hình thì quá nhiều. (cuda)

Còn về màn hình thì mình cần nhắc nhở bạn, những lỗi như mất màu, hoặc sọc một cách bất thường thì nên kiểm tra lại driver của card màn hình trước tiên. Vì driver cũ sẽ không thể hoạt động tốt với các chương trình mới. Cập nhật lên phiên bản mới nhất. Còn nếu bạn muốn lựa chọn màn hình thì mình đề nghị bạn chọn những màn hình: Dell UltraSharp PremierColor (U3014: 26M, U2713H:17M) và Eizo ColorEdge (các model 27 inch CG277: 50M, CX271:30M)… vì các màn hình này cho màu sắc trung thực nhất – điều cực kì cần thiết trong việc thiết kế

II.Các lưu ý khi mua máy tính đồ họa

Máy tính làm đồ họa thì khác hoàn toàn với máy tính chơi game, cho nên các bạn phải hết sức lưu ý nhé.

 Ở đây các bạn sẽ được biết đến 2 thứ khá mới mẻ : 1 là card Quadro và chip xeon. Bạn có thể hiểu đơn giản là card Quadro là card được thiết kế cực kì đặc biệt cho việc dựng đồ họa, driver được viết riếng  khả năng tính toán vượt trội (nhưng chơi game lại ko bằng các card thông thường khác rẻ hơn nhiều). Card Quadro tốt nhất là để dựng hình 3D hoặc render các chương trình 3D. 
 
 
, còn chip xeon là chip chuyên về tính toán, không tích hợp card đồ họa hoặc hỗ trợ card đồ họa onbard (nói cách khác chip xeon luôn đi với card đồ họa rời). Chip xeon có thể dễ dàng chạy 2 chip trên 1 main, trong khi các cpu khác khi bán phổ thông không có khả năng này. Do đó về tính toán thì xeon hơn hẳn những chip khác cùng tiền
 

 
 
 

Chính vì thế, với laptop chạy 3d thì các bạn nên chọn máy nào có card quadro tích hợp nhé. Ví dụ dell dòng M (M4500. M4600. M4800) hoặc HP dòng W ( 8540 w, 8560w) hoặc thinkpad dòng W (như W 510 hoặ W520, 540) . Những dòng này thiết kế rất đặc biệt và bền bỉ, và đặc biệt đồ cũ rất rẻ và màn đẹp – những dòng đồ họa màn luôn tươi và đẹp.

Tóm lại mình chốt thế này cho các bạn dễ hiểu nhé:


– Nếu dùng phần mềm như After Effect, Adobe Premiere , không liên quan gì đến 3d nhiều, chủ yếu dựng hình, render video  theo kiểu trâu nhiều nhân thì dùng Card GTX nhiều nhân Cuda. Ví dụ GTX980Ti gần 3000 cuda, đánh chết mấy con GTX1070 có 1920 cuda. Và dùng core i7, xung càng cao càng tốt.
– Bạn bạn dùng 3dmax, thì chơi Xeon càng nhiều lõi càng tốt + card Quadro

III.Chọn màn hình cho máy tính đồ họa

Một điều quan trọng nữa với dân làm đồ họa chính là chọn màn hình, trong máy bàn thì màn hình số 1 luôn là dell , theo mình các bạn chỉ nên chọn màn dell làm đồ họa, mình thật sự chưa thấy hãng nào có màn hình ăn lại được dell ở những dòng màn hình đồ họa phổ thông, bán bên ngoài thị trường nhiều.
 
 
 

Điểm tiếp theo là độ phân giải màn hình. Chẳng hạn bạn dựng phim 2k thì đừng dại gì chọn em U2515 mà hãy chọn em U2715 chẳng hạn. U2515 bị tẩy chay nhiều do nửa ông nửa thằng. Chưa kể vỡ chữ phần mềm nhìn rất chán. Nên tham khảo chọn mua màn hình cũ hay mới ở đây.

Phòng tránh Tiếp theo là hiện tượng  nghẽn cổ chai: 

CPU mạnh mà card màn hình yếu và card màn hình yếu  CPU lại quá mạnh, tuy nhiên thì nó quan trọng hơn đối với người chơi game thôi – khi chơi bị giật do bị nghẽn cổ chai, còn với dân render làm đồ họa thì 2 thằng này chiến độc lập (hoặc chỉ mạnh CPU hoặc chỉ mạnh GPU là được)  nên các bạn khỏi lo, đầu tư 1 cái hoặc CPU mạnh hoặc card đồ họa mạnh là đủ rồi

 
Nguồn cấp cho máy tính: đây là điều xin các bạn hết sức lưu ý, lý do quan trọng nhất là khi render  hệ thống thường phải hoạt động full load thậm chí còn phải oc (overclocking lên). Do đó các bạn phải tính toán công suất nhé. Cái nguồn vô cùng quan trọng, mình xếp nó quan trọng nhất vì nó như trái tim bơm máu, nếu nguồn kém là rủi ro hỏng hệ thống rất cao, còn riêng với máy đồ họa này là sập luôn tại trận. 
 
 
Một lưu ý cuối cùng, là kết nối từ cây máy tính lên màn hình các bạn luôn phải dùng dây DVI nhé, kết nối DVI mới cho được hình ảnh 3D  trung thực , đây là lí do tại sao bạn chơi lol hoặc dota2 bằng card rời mà sử dụng kết nối vga thì chỗ tối cực kì đen, không nhìn thấy gì. 🙂

Có thể bạn quan tâm:

(function($) { $(document).ready(function() { $('header .ux-search-submit').click(function() { console.log('Moew'); $('header form.search_google').submit(); }); }); })(jQuery);