Kinh nghiệm về chữ “dám”

Kinh nghiệm về chữ “dám” Nay tình cờ vào lại trang của nhóm đồng hành. Một dự án mà tôi đã tham gia với anh Nguyễn Phan Đức, trưởng nhóm và người sáng lập nhóm này. Ngày nay thì website vẫn tồn tại nhưng những người làm cùng tôi hồi đó đã bỏ hết nhóm đấy. Bản thân thì ý tưởng đấy có thể coi là thất bại hiện nay khi chưa có dấu hiệu thu hồi (mà như tôi biết là còn lỗ nặng). Chữ dám là nấc thang rất quan trọng thay đổi con người, điều mà với văn hóa ở chúng ta, nó vẫn còn là ẩn số, một ngưỡng mà nhiều người còn rất e dè.
Kinh nghiệm về chữ "dám"
Kinh nghiệm về chữ “dám”
Ngày đó tôi vẫn còn trẻ trâu- hay còn gọi là sửu nhi. Tôi ham mê tìm hiểu nhưng lại diễn đạt khá vội và chưa biết cách thuyết phục những gì mình thấy đúng tới người xung quanh. Tôi chỉ đơn giản là thấy đúng thì phát biểu mà không hề hiểu rằng, đúng là chưa đủ tại xã hội mình.

Nhóm đồng hành mang ý tưởng vềt một phương pháp học mới giúp nâng cao khả năng nắm bắt vấn đề và tính sáng tạo của học sinh trên cơ sở diễn đạt lại kiến thức sách giáo khoa, các bài giảng bằng sơ đồ tư duy. Bản chất của sơ đồ tư duy là truyền đạt một nội dung bằng từ khóa và hình ảnh liên quan, sau đó số hóa bằng cách thuyết trình lại sơ đồ tư duy (phần mềm imindmap)  với giọng nói tốt để chạy trên file flash.

Ngày đó trước khi đi tôi có đề cập tới anh Đức việc thương mại hóa bằng cách xuất bản các video, nội dung số lên google và kiềm tiền quảng cáo. Còn anh Đức thì chuyên tâm vào thiết kế bài giảng và muốn trở thành thầy đề đi dạy sơ đồ tư duy, bán các tư liệu có phí để họ trên website. Tôi có được biết chi phí lúc đó sau gần 2 năm hoạt động là khá cao. Và chưa mang lại đồng doanh thu nào, việc kêu gọi đầu tư thì cũng không thấy.

Lúc đó tôi làm trong nhà nước nên hiểu rõ rằng không có tiếng thì không có miếng, nếu cứ làm thui thủi, không tạo tiếng vang lớn thì các bài giảng nằm chết trên website đơn lẻ và không được index trên các công cụ tìm kiếm là toi. Tôi đã giải thích, nhưng có thể sự sửu nhi cũng không mang lại nhiều tin tưởng lắm. Tôi nhớ rõ là tôi đã diễn đạt khá rành mạch và chuẩn bị kĩ cho việc thuyết trình việc kiếm tiền đó, tôi còn show cho anh ấy cách kiếm tiền thế nào. Lúc đó, phương châm của tôi là: lấy thu nhập làm động lực làm việc.

Nhưng cuối cùng thì không được chấp nhận, tôi lại tiếp tục một mình với các dự án tự thân. Nó chỉ giúp tôi có một số tiền nho nhỏ do tôi lúc đó rục rịch ra ngoài tư nhân làm. Tâm trí không còn nhiều. Bản thân tôi cũng chưa đủ thu nhập để có niềm tin sắt đá được với những idea lúc ấy như bây giờ.

Tôi rất thích bức ảnh niềm tin là  một trong những chìa khóa của thành công. Ngày nay khi đã trải qua các công ty Nhật tôi đã thấm thía điều đó. Tuy nhiên để nói niềm tin ở một đất nước nói dối Every where hay còn gọi là xứ lừa như  Việt Nam thì tôi nghĩ khó. Sự gian dối bắt nguồn từ thượng tầng tham nhũng tột độ chỉ thua châu Phi bộ tộc. Nhưng đúng các bạn ạ, niềm tin và chữ tín chính là thành công son sắt của người Nhật. Nhìn cái Cầu Nhật Tân Nhật làm cho Việt Nam so với cái đường sắt trên cao vĩ đại đày nát người Hà Nội của Tung Của là đủ hiểu. 
 
Người Nhật từ bé được dạy rất nhiều về sự giúp đỡ, chữ tín.. Họ có thể chặt tay khi không thực hiện cam kết, nhiều người chết vì cảm thấy hổ thẹn với chữ tín không giữ được. Abe thì đã từng từ chức chỉ vì không giữ được lời hứa di chuyển khu quân sự Okinawa. Bạn thử giúp đỡ một người ở trong 1 hầm xe chẳng hạn đi, thích thú lắm đấy. 
 
Niềm tin là thứ phải có chi phí, bạn tin và sẵn sàng đầu tư cho niềm tin đấy. Tôi đã từng muốn hợp tác với một vài người. Nhưng sau đó tôi thấy niềm tin không đủ lớn. Và tôi cũng không thấy động thái gì từ họ. Nên tôi tự làm. Đơn giản tôi có nghĩ về chiều ngược lại, nên tôi dành niềm tin cho chính tôi. Dù sao tôi vẫn còn trẻ chỉ là người đi làm thuê. 

Chữ dám được quyết định bởi niềm tin và sự hiểu biết. Nước phát triển có nhiều quỹ đầu tư mạo hiểm chứ không đầu tư an toàn và chết vốn vào bất động sản, vàng như Việt Nam. Bởi chắc chắn rằng ngày nay ở nước ta những người già chê thế hệ trẻ kém mình nhiều hơn là khen và động viên họ. Suốt ngày trên báo tôi ngứa mắt với mấy cha chém gió chửi bới thế hệ trẻ mà không cảm thấy xấu hổ, và các bạn cũng không bao giờ nhận được cái gì giá trị từ đa số những kẻ chê bai đó. Trái với người Nhật rất ít khi nói về thế hệ trẻ, nếu phim hoạt hình quá nhiều họ sẽ biểu tình  để cho nó ít chiếu đi, vì phim hoạt hình gây sự vô cảm, làm đứa trẻ lúc nào cũng chỉ biết cười… còn ở Việt Nam thì họ sẽ bố đời chê bai tởm lợm luôn. Những kẻ chê bai chính là những kẻ vứt đi và lạc lõng mà xã hội Việt không may đẻ ra.

Kẻ chê nhiều thì thường  không dám nghe những lời chê ngược lại. Số người dám nghĩ về thế hệ trẻ như nhóm đồng hành của anh Nguyễn Phan Đức này không nhiều. Tuy nhiên theo tôi nó đã bị đầu tư sai hướng và khó có cái chất nội tại để có thể vượt lên những phương pháp truyền đạt khác, điển hình như các khóa học của một số diễn giả như Lê Thẩm Dương, các  chương trình của Topica được đầu tư vô cùng bài bản và công phu, có chiều sâu, đi vào thực tiễn với các khái niệm như E- learning, tư duy đột phá..v.v hiện đại hấp dẫn…

Tôi không vùi đắp một niềm tin mù quáng, với tôi thì cái gì cũng có nguyên nhân hệ quả. Như nước Việt ngày nay cũng là một hệ quả tất yếu của những cái chưa chuẩn trong quá khứ. Nhưng nó sẽ đi lên, đó là điều chắc chắn. Và các bạn cũng sẽ hơn những người đi trước. Ngày nay thì tôi gặp rất nhiều người cấp 2 đã biết đóng kịch trên youtube và lập trình kiếm tiền, diễn hát và tham gia các cuộc thi tài năng ra tiền từ bé. Bản thân website này tôi làm dựa trên một bạn Lê Tuấn mới 20 tuổi. Cho nên, kinh nghiệm về chữ “dám” quan trọng nhất là phải có niềm tin và đủ hiểu biết để kiểm chứng niềm tin ấy.
Cuối cùng, hãy thử học sơ đồ tư duy để phong phú thêm những cách trình bày và nắm bắt của bạn trong cuộc sống cũng như nâng cao khả năng tư duy

Có thể bạn quan tâm:

1 thoughts on “Kinh nghiệm về chữ “dám”

  1. Pingback: แทงบอลสด

Leave a Reply

(function($) { $(document).ready(function() { $('header .ux-search-submit').click(function() { console.log('Moew'); $('header form.search_google').submit(); }); }); })(jQuery);