Chuyện về những người tướng khổ và cách khắc phục

Chuyện về những người tướng khổ và cách khắc phục . Ở Việt Nam thì người ta hay nhìn và quan sát tướng của người đối diện và đưa ra một số nhận xét tướng số: nổi bật là : tướng khổ. Một trong tứ tướng suy vong  (Khổ- dâm- hãm- sát). Bài viết này chia sẻ một chút về những người gọi là “tướng khổ”.
Chuyện về những người : tướng khổ và cách khắc phục
Chuyện về những người : tướng khổ và cách khắc phục

Những dấu hiệu nhận biết tướng khổ:

Con người được hình thành bởi 2 phần hình và khí. Và phán xét thường khá vô cùng về vận mạng mỗi người. Người có tướng khổ thì có nhiều biểu hiện và nhiều cách để mỗi người từ kinh nghiệm cuộc sống lại rút ra cách nhận biết khác nhau, và làm thế nào để quan sát đó được đúng nhất, ít sai lệch và phiến diện nhất thì cần phải những phân tích thật khách quan và có những chuẩn nhất định:

– Cái để quyết định hầu hết việc khổ hay không của con người chủ yếu là phần khí. Khí phát ra từ mắt nhìn và giọng nói, tâm thái. Người tướng khổ thường trước hết có cảm xúc không nhất quán, yêu quá buồn quá và vui thái quá. Dễ suy thoái và trở nên nóng nẩy. Những bất nhất của trạng thái khiến bạn luôn phải khẳng định mình, quyết định mọi chuyện dựa trên cảm xúc. Do đó tỉ lệ thất bại gần như là vô cùng cao, từ việc không biết mình sẽ đi về đâu, chống chọi ra sao và làm như thế nào.
Đôi khi bạn gặp những người, giọng phát ra yếu ớt và đầy hoài nghi. Hơi thở dốc, hay thở dài quá nhiều, … có người thì bùng cháy thanh quá cao, giọng trào ngược..
Nói chung biểu hiện lớn nhất của những người số khổ là: không tiết chế được cảm xúc, yêu ghét và phân tâm quá mức. Những người này về công việc cũng thường hay hoặc không làm được gì hoặc ôm đồn quá nhiều. Ánh mắt luôn xa xăm và lo lắng.

– Về phần hình thường là dáng đi thất thuể, đi như nghiêng người hoặc lao quá về phía trước.  Nhiều người hay nói phần hình về tai mũi mắt, nhưng cái này thường khó nhận và khó kiểm chứng, lại tam sao thất bản trong dân gian nên khó lòng có thể chuẩn hóa để phán xét được. Đặc biệt những phán xét về điều này luôn không có căn cứ rõ ràng theo suy luận hoặc hợp lý về phạm trù: nguyên nhân- kết quả, nội dung hình thức

Cách khắc phục  tướng khổ:

 Nguyên tắc luôn là, hỏng đâu sửa đấy, yếu sức thì rèn luyện, khí yếu thì bổ sung. Người có những biểu hiện kia có 2 cách quan trọng để dẹp yên:
1- Cân bằng hệ thần kinh thực vật bằng cách tăng cường đi bộ vào buổi tối. Vui vẻ giải trí.
2- Rèn luyện chiều sâu và cân bằng não bộ bằng đọc sách, sách giúp bạn sang một thế giới và nhân sinh quan khác hẳn bằng trí tưởng tượng, truyền tới bạn tri thức và giúp bạn giải quyết nhiều vấn đề. Nhà giàu thường có một tủ sách là vậy.
3- Quan sát tướng đi và sửa dần, từ ăn vận quần áo đến giày dép. Nó giúp bạn chú trọng hơn tới đi đứng, nâng cao giá trị bản thân và khắc phục dần những nhược điểm của phần hình gây ra.

Cân bằng và rèn luyện đề bù đắp các thiếu hụt của bản thân là một trong những điều mà chúng ta luôn luôn phải ghi nhớ và rèn rũa sức khỏe, tâm thái. Thành công thất bại thì vô cùng nhiều nguyên nhân, nhưng điều gì có thể nhận thấy thì nên làm. Mình đã cố hết sức mà không được thì vui vẻ chấp nhận 🙂

Cây rung lá rụng, người rung phúc bạc

Câu tục ngữ này, dùng để nói lên một chân lý rất quan trọng trong cuộc sống. Không biết bạn có biết ý nghĩa không? Nó được minh họa cho hai chân lý:

 

1. Cây nếu thường xuyên bị rung lắc, gốc cây sẽ không vững, bất lợi cho sự hấp thụ nguồn nước, dinh dưỡng và cũng sẽ ảnh hưởng đến việc sinh trưởng của cây, càng lâu thì lá cây sẽ tự khô héo điêu tàn, nên cây không thể thường xuyên bị rung lắc.

2. Câu tục ngữ này cũng liên quan đến một câu khác là: “Đàn ông rung chân thì nghèo, đàn bà rung chân thì hèn”. Có lẽ mọi người cũng từng nghe nói, người đặc biệt thích rung chân thường sẽ rơi rớt hết phúc khí.

Người xưa sao lại nói như vậy? Bởi vì Trung Quốc cổ đại được gọi là một nước lễ nghĩa, cho nên hành vi cũng phải phù hợp với lễ. Mà một người thích rung chân thường để lại cho người khác ấn tượng đầu tiên là không có gì tốt, dễ tạo cho người ta cảm giác là một người ất ơ, không ổn định cũng không đáng tin. Người như vậy muốn làm tốt công việc còn khó khăn huống chi là đạt được thành tựu lớn.

Đương nhiên cũng sẽ có vài người cảm thấy điều này không thiết thực và cười nhạo, cho rằng đó là sự gán ghép khiên cưỡng, nhưng tâm niệm của một người sẽ được biểu đạt qua ngôn ngữ hành vi, hành vi rung chân trên thực tế trong lúc vô ý đã bộc lộ tính cách tùy tiện, phù phiếm, không nghiêm túc, đứng đắn.

Cho nên câu nói “cây rung lá rụng, người rung phúc bạc” là có đạo lý. Không chỉ vậy, câu tục ngữ phía dưới còn kinh điển hơn, đó chính là “ăn nói tùy tiện, mệnh yểu không tốt”.

 

Ăn nói tuỳ tiện, mệnh yểu không tốt

Câu nói này có lẽ mọi người cũng không khó đoán ra ý nghĩa của nó. Từ xưa đến nay, cũng có không ít câu nói tương tự, như “Họa từ miệng mà ra”: “Im lặng là vàng”,“Nói nhiều tất nói hớ”, từng câu từng câu đều đang nhắc nhở chúng ta nhất định phải quản thật tốt cái miệng của chính mình, đừng nói năng lung tung.

Dĩ nhiên, trong cuộc sống cũng có vài trường hợp như hội họp công việc, hợp tác với khách hàng, không tránh khỏi việc phải biết ăn nói, chưa kể khả năng biểu đạt phải thật trôi chảy, nhưng có vài người mặc dù trong cuộc sống thường ngày, họ cũng không thể quản được cái miệng của mình, nói ra toàn tin thất thiệt, chuyện phiếm tầm phào.

Đây là những người không quản được cái miệng của mình, thích khua môi múa mép, thích khoe khoang phân trần đúng sai, đâm bị thóc chọc bị gạo, thường những người như vậy không nói sai thì cũng là đắc tội với người. Trong mắt những người có tín ngưỡng thì đó là “không tu khẩu”. Vì thế mà sẽ phải gánh chịu những rắc rối không cần thiết cho mình, cuộc đời tự nhiên sẽ vất vả hơn.

“Tâm tốt mà miệng không tốt, phú quý cũng sớm tiêu tan”. Cho dù trong đầu không chủ ý làm điều xấu mà miệng trót nói những lời ác ý cũng không thể chấp nhận được. Chỉ nói để thỏa mãn miệng mình mà bỏ lơ miệng đời thì chắc chắn kết cục không tốt.

Người xung quanh chính là tấm gương phản chiếu để mỗi người tự nhìn vào và thay đổi. Mỗi lời nói ra đều không thể thu lại, không thể là “lời nói gió bay”. Người xưa có câu: “Nước đổ khó hốt, gương vỡ khó lành”. Mỗi lời nói ra cũng giống như bát nước hắt đi, khó lòng thu hồi về được nữa.

 

Tuy nhiên, người xưa cũng giảng “cảnh tùy tâm chuyển”, một người nếu chuyển biến tâm tính thì tự khắc hoàn cảnh, phúc phận cũng chuyển biến theo. Vậy nên mới giảng đức hạnh là căn bản, có đức dày mới có phúc lộc, câu nói này một chút cũng không sai. Người am hiểu văn hóa truyền thống sẽ hiểu rất rõ về phúc vận. Người đại phúc, thiên kim phú quý ắt sẽ có tướng đài cát cao sang, âu cũng là từ đức mà ra.

Hãy nhớ: Trăm đường không chạy khỏi số- nhưng: ĐỨC NĂNG THẮNG SỐ!

Có thể bạn quan tâm:

Giới thiệu Blog

Cuộc sống - cho đi là còn mãi- chia sẻ và yêu thương!

Chào các bạn- Mình là Ngô Hải Long - Ceo công ty Giải pháp số LBK- Chuyên seo web, quảng cáo Google , Facebook, Zalo và lập trình web wordpress, App (ứng dụng) IOS, Android. Các blog lập ra với mục đích chia sẻ kiến thức cuộc sống, thủ thuật máy tính, việc làm, tài liệu miễn phí. Trong quá trình đội ngũ biên soạn không tránh khỏi thiếu sót hoặc trùng lặp nội dung với các quý blog khác, thành thật xin lỗi nếu có sự cố đó xảy ra - Vậy bạn Vui lòng liên hệ giúp tới ngolonglbk@gmail.com nếu có bất cứ ý kiến, thắc mắc , yêu cầu xóa bài nào! Trân trọng cám ơn các bạn!

Chào mừng các bạn đến với  ngolongnd.net - Blog thư giãn và chia sẻ kiến thức, tài liệu miễn phí! 

Liên hệ quảng cáo- mua back link tại đây

(function($) { $(document).ready(function() { $('header .ux-search-submit').click(function() { console.log('Moew'); $('header form.search_google').submit(); }); }); })(jQuery);