Một số câu trắc nghiệm kiến thức chung có đáp án ôn thi thuế 2020

Một số câu trắc nghiệm kiến thức chung có đáp án ôn thi thuế 2020. Tổng hợp một số bài trắc nghiệm mới gần đây có đáp án gửi mọi người ôn thi trên group của anh Phong.

Câu 1: Tổng cục Thuế là tổ chức thuộc:

  1. Nhà nước CHXHCN Việt Nam
  2. Quốc hội
  3. Chính phủ
  4. Bộ Tài chính

 

Câu 2: Phát biểu nào sau đây là đúng:

  1. Tổng cục Thuế có tư cách pháp nhân, con dấu hình Quốc huy, được mở tài khoản tại Ngân hàng Nhà nước, có trụ sở tại thành phố Hà Nội
  2. Tổng cục Thuế có tư cách pháp nhân, con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước, có trụ sở tại thành phố Hà Nội
  3. Tổng cục Thuế có tư cách pháp nhân, con dấu hình Quốc huy, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước, có trụ sở tại thành phố Hà Nội
  4. Tổng cục Thuế có tư cách pháp nhân, con dấu hình Quốc huy, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước, có trụ sở tại thành phố Hồ Chí Minh

 

Câu 3: Nhiệm vụ, quyền hạn nào sau đây thuộc Tổng cục thuế:

  1. Trình Bộ Trưởng Bộ Tài Chính xem xét, quyết định các dự án luật, dự thảo nghị quyết của quốc hội
  2. Trình Bộ Trưởng Bộ Tài Chính xem xét, quyết định dự thảo thông tư và các văn bản khác về lĩnh vực quản lý của Tổng cục thuế
  3. Trình Bộ Trưởng Bộ Tài Chính xem xét, quyết định dự thảo nghị định của Chính Phủ
  4. Trình Bộ Trưởng Bộ Tài Chính xem xét, quyết định dự toán thu thuế hàng năm theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước

 

Câu 4: Tổng cục thuế có nhiệm vụ, quyền hạn:

  1. Trình Bộ Trưởng Bộ Tài Chính để trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định chiến lược, chương trình hành động, đề án, dự án quan trọng về quản lý thuế
  2. Trình Bộ Trưởng Bộ Tài Chính xem xét, quyết định các dự án luật, dự thảo nghị quyết của quốc hội, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Ủy ban thường vụ quốc hội
  3. Trình Bộ Trưởng Bộ Tài Chính để trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định kế hoạch hoạt động hàng năm của Tổng cục thuế
  4. Trình Bộ Trưởng Bộ Tài Chính xem xét, quyết định chiến lược, chương trình hành động, đề án, dự án quan trọng về quản lý thuế

 

Câu 5: Nhiệm vụ quyền hạn nào sau đây Tổng cục Thuế không phải trình Bộ

trưởng Bộ Tài chính để trình cấp có thẩm quyền xem xét quyết định?

  1. Dự toán thu thuế hàng năm theo quy định của Luật ngân sách nhà nước
  2. Chiến lược, chương trình hành động, đề án, dự án quan trọng về quản lý thuế
  3. Dự thảo nghị định của Chính phủ; dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về quản lý thuế
  4. Kế hoạch hoạt động hàng năm của Tổng cục thuế

 

Câu 6: Nhiệm vụ quyền hạn nào sau đây của Tổng cục Thuế không nằm

trong nhiệm vụ Tổ chức quản lý thuế theo quy định của pháp luật?

  1. Hướng dẫn, giải thích chính sách thuế của Nhà nước; tổ chức công tác hỗ trợ người nộp thuế thực hiện nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật
  2. Giám định để xác định số thuế phải nộp của người nộp thuế theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
  3. Tổ chức các biện pháp kỹ thuật nghiệp vụ quản lý rủi ro trong hoạt động quản lý thuế
  4. Quyết định hoặc trình cấp có thẩm quyền quyết định việc miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế, gia hạn thời hạn nộp hồ sơ khai thuế, gia hạn thời hạn nộp thuế, xóa tiền nợ thuế, tiền phạt thuế

 

Câu 7: Nhiệm vụ và quyền hạn của Tổng cục thuế:

  1. Tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn và triển khai thực hiện thống nhất các văn bản quy phạm pháp luật về thuế, quản lý thuế và các văn bản quy định của pháp luật khác có liên quan
  2. Tổ chức triển khai thực hiện thống nhất các văn bản quy phạm pháp luật về thuế, quản lý thuế và các văn bản quy định của pháp luật khác có liên quan; quy trình, biện pháp nghiệp vụ quản lý thuế trên địa bàn
  3. Tổ chức thực hiện dự toán thu thuế hàng năm được giao; tổng hợp, phân tích, đánh giá công tác quản lý thuế
  4. Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án, đề án về quản lý thuế sau khi được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc phê duyệt.\

Đáp án: 1.D 2.C 3.B 4.A 5.D 6.C 7.D

 

Câu 8: Nhiệm vụ, quyền hạn nào dưới đây của Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam?
a) Thống nhất quản lý việc xây dựng, phát triển nền kinh tế quốc dân, phát triển văn hoá, giáo dục, y tế, khoa học và công nghệ.
b)Trình UBTVQH quyết định thành lập bãi bỏ Bộ, cơ quan ngang Bộ
c) Giám sát thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của QH
d) a, b, c đúng
Câu 9: Nhận định nào sau đây là đúng về Chính phủ
a)Cơ cấu, số lượng thành viên Chính phủ do Chủ tịch QH quyết định. Chính phủ làm việc theo tập thể, quyết định theo đa số.
b) Giám sát việc thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của QH; pháp lệnh, nghị quyết của UBTVQH.
c)Bảo vệ quyền lợi và lợi ích Nhà nước và xã hội
d) Cả a,b,c điều đúng
Câu 10: Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có nhiệm vụ:
a)Trình Chính phủ chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, văn hoá – khoa học – công nghệ thuộc ngành, lĩnh vực mình phụ trách.
b)Đình chỉ việc thi hành các văn bản sai trái của Chủ tịch UBND tỉnh.
c)Trình dự án luật, pháp lệnh và các dự án khác trước Quốc hội và Uỷ ban thường vụ Quốc hội.
d) Thống nhất quản lý công tác mặt trận, thanh niên, phụ nữ.
Câu 11 Nhận định nào sau đây là sai
a) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ chịu trách nhiệm cá nhân trước Thủ tưởng CP, CP và QH về ngành, lĩnh vực được phân công phụ trách.
b) Chính phủ Tổ chức thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của QH.
c) Thủ tướng Chính phủ tổ chức thực hiện điều ước mà nhà nước CHXHCN Việt Nam là thành viên
d) Chính Phù Tổ chức đàm phán, ký điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước theo Ủy quyền của QH.
Câu 12: Chính phủ có nhiệm vụ, quyền hạn nào dưới đây?
a)Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các Thứ trưởng và chức vụ tương đương.
b)Lãnh đạo công tác của Chính phủ, các thành viên Chính phủ, UBND các cấp.
c)Trình dự án Luật, Pháp lệnh và các dự án khác trước Quốc hội và Uỷ ban thường vụ Quốc hội.
d)Đình chỉ việc thi hành những Nghị quyết của HĐND tỉnh, thành phố.
Câu 13: Nhiệm vụ, quyền hạn nào dưới đây không phải của Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam?
a) Thống nhất quản lý việc xây dựng, phát triển nền kinh tế quốc dân, phát triển văn hoá, giáo dục, y tế, khoa học và công nghệ.
b) Thi hành các biện pháp bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
c) Thống nhất công tác đối ngoại.
d) Đề nghị Quốc hội thành lập hoặc bãi bỏ các Bộ và cơ quan ngang Bộ.
Câu 14 Đâu không phải là Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Chính phủ
a) Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ; bảo đảm bình đẳng giới.
b) Phân định rõ nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm giữa Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ với Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ và chức năng, phạm vi quản lý giữa các bộ, cơ quan ngang bộ; đề cao trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu.
c) Tổ chức bộ máy hành chính tinh gọn, năng động, hiệu lực, hiệu quả; bảo đảm nguyên tắc cơ quan cấp dưới phục tùng sự lãnh đạo, chỉ đạo và chấp hành nghiêm chỉnh các quyết định của cơ quan cấp trên.
d) làm việc theo chế độ hội nghị và quyết định theo đa số.
Câu 15. Xác định phương án sai về thành viên của Chính phủ?
a) Các Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ
b) Thủ tướng Chính phủ, Các Phó Thủ tướng Chính phủ
c) Mặt trận Tổ quốc- và Tổ chức chính trị-xã hội
d) Không có phương án nào sai
Câu 16 Theo Luật tổ chức Chính phủ 2015; sửa đổi 2019. Cơ cấu số lượng thành viên Chính phủ do Thủ tướng Chính phủ trình cơ quan nào quyết định?
a) Chủ tịch nước
b) Quốc hội
c) Uỷ ban thường vụ Quốc hội
d) Bộ nội vụ
Câu 17: Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo công tác trước cơ quan nào?
a) Quốc hội
b) Chủ tịch nước
c) Uỷ ban thường vụ Quốc hội
d) Tất cả các phương án đều đúng
Câu 18: Thủ tướng Chính phủ chịu trách nhiệm và báo cáo trước ai?
a)Thủ tướng Chính phủ là người đứng đầu Chính phủ, chịu trách nhiệm trước Quốc hội về hoạt động của Chính phủ và những nhiệm vụ được giao; báo cáo công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước.
b)Thủ tướng Chính phủ là người đứng đầu Chính phủ, chịu trách nhiệm trước Quốc hội về hoạt động của Chính phủ và những nhiệm vụ được giao; báo cáo công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội.
c)Thủ tướng Chính phủ là người đứng đầu Chính phủ, chịu trách nhiệm trước Quốc hội về hoạt động của Chính phủ và những nhiệm vụ được giao; báo cáo công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trước Quốc hội, Chủ tịch nước.
d) Thủ tướng Chính phủ là người đứng đầu Chính phủ, chịu trách nhiệm trước Quốc hội về hoạt động của Chính phủ và những nhiệm vụ được giao; báo cáo công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trước Quốc hội.
Câu 19 Cơ cấu Chính phủ gồm
a)Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng và Thủ trưởng các cơ quan thuộc Chính phủ.
b)Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng
c)Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng và Chủ tịch UBND cấp tỉnh
d)Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.
Câu 20 Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo công tác trước
a)Bộ Chính trị, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước
b)Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội
c)Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước.
d)Ban chấp hành TW Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước
 
Đáp án: 8.D, 9D,10A,11C,12C,13C, 14C, 15C, 16B, 17D,18A, 19D,20C

Kinh nghiệm học kiến thức chung: Không cày các bộ đề, mà cày kỹ các Luật:
——–
1. Hiến pháp ( đọc nhuần nhuyễn. Đọc 20 lần sẽ nhớ hết mà đánh trắc nghiệm)
2. Luật cán bộ công chức ( đọc kĩ cố thuộc cho nhiều về phần đầu hỏi khái niệm luân chuyển , điều động. Học kĩ chương cán bộ công chức)
3. Luật chính phủ ( học kĩ phần từ điều 10 đến 25 về quyền của chính phủ thủ tướng chính phủ).
4. Về thuế( học kĩ chức năng nhiệm vụ của cục thuế chi cục thuế, đội thuế)
5. Học cái phần cơ quan nào ra văn bản nào ( lên gg gõ có bảng tóm tắt học thuộc lòng(
6. Luật chính quyền địa phương ( đọc 25 điều đầu kĩ mấy điều sau đọc sơ sơ suy luận đc

Có thể bạn quan tâm:

(function($) { $(document).ready(function() { $('header .ux-search-submit').click(function() { console.log('Moew'); $('header form.search_google').submit(); }); }); })(jQuery);