Chọn trường đại học cho đúng: Đừng nên học đại học theo phong trào Tư vấn chọn trường đại học khối D, Kinh nghiệm chọn trường đại học, Chọn trường đại học khối A, Nên chọn trường đại học như thế nào, Chọn trường đại học khối A1, Lực học trung bình đăng ký vào trường đại học nào cho phù hợp, Tư vấn chọn trường đại học 2020, Trường đại học nào phù hợp với bạn
Chọn trường đại học cho đúng:
Tháng 5 đã tới cũng có nghĩa rằng 1 kì thi đại học đầy gian khổ và nhọc công đang chờ đón các sĩ tử ở phía trước. Nhiều em nghĩ đơn giản rằng cứ vào được trường đại học (trường nào cũng dc, ngành nào cũng xong miễn là đại học). Thì 1 tương lai tươi sáng đang chờ đợi các em ở phía trước. Nếu các em nghĩ đơn giản vậy thì tôi buộc phải dùng 1 gáo nc lạnh dội vào đầu các em rằng: Các em đã hoàn toàn sai.
Bằng đại học nó cũng như bất kì 1 món hàng nào dc kinh doanh hay bày bán trên thị trường. Tức nó chỉ có giá trị khi nó hiếm và quý; còn ngược lại khi nó càng nhiều tức có nghĩa rằng giá trị của nó sẽ càng trở nên vứt đi và có khi ko bằng tờ giấy lộn.
Hiện nay so với khoảng 10-20 năm trước giá trị của bằng đại học càng bị giấy lộn hóa. Thời của tôi cách đây 10 năm hay các thế hệ trước bằng đại học rất có giá trị. Vì khi đó thi đại học rất khó, chỉ tiêu tuyển sinh ít. Chỉ có các trường công lập chứ ko có nhiều trường tư thục dân lập như bây giờ mở ra đủ mọi ngành nghề đào tạo. Cho nên dần dà bằng đại học đã trở thành cái bằng xóa mù chữ trong xã hội và đã trở thành phổ cập.
Ấy thế nhưng, có 1 nghịch lí rằng xã hội sẽ chỉ trả tiền cho sản phẩm bạn làm ra cống hiến cho xã hội; chứ ko trả tiền cho bằng cấp của bạn. Bởi vậy, học đại học theo kiểu đại trà và phong trào sẽ ko khiến tương lai bạn sáng lạng hơn, ngc lại nó chỉ khiến tương lai bạn mù mịt và tăm tối hơn thôi. Vậy liệu có nên học đại học hay ko ? Và học như thế nào để đảm bảo 1 tương lai chắc chắn cho mình ?
Muốn giải đáp dc câu hỏi này thì mỗi bạn học sinh cần phải tự đánh giá lại khả năng, năng lực thật sự của mình. Nếu bạn là người có thành tích học tập tốt, khả năng thông minh trí tuệ sáng láng. Vậy hãy cố thi vào những trường đại học xịn, chất lượng công lập trong đó có những chuyên ngành ngon mà xã hội đang đòi hỏi và có nhu cầu.
Ví dụ như khối ngành kinh tế, tài chính, ngân hàng thì Kinh tế Quốc dân, Ngoại Thương, Học viện Ngân Hàng v…v. Khối trường kĩ thuật thì Bách Khoa, Xây Dựng, Kiến Trúc v…v. Và khi đã đỗ dc vào trường rồi đừng có ỷ lại rằng mình vào dc đại học rồi, thế là chểnh mảng và bỏ lơ đi ko tập trung học những kiến thức đại cương, chuyên ngành để rồi nhận cái bằng Thịt Bò Khô (trung bình khá) hay trung bình – vì đó là 1 điểm trừ rất lớn khi muốn có 1 công việc tốt.
Tôi phải nói như vậy vì tôi có anh bạn đang làm ở bộ phận nhân lực của Unilever (1 trong những công ty có mức lương cao) có nói với tôi rằng khi tuyển dụng nhân sự thì bằng của các trường dân lập (sorry các bạn học Dân Lập) và bằng trung bình của trường công lập cho hết vào máy cắt giấy. Chỉ tập trung tuyển những người học các trường lớn có uy tín và thành tích học tập từ Khá, giỏi mà thôi.
Tôi hỏi anh ta tại sao lại đối xử và kì thị như vậy, anh ta nói thẳng rằng “Thành tích học tập nó như 1 thước đo để đánh giá thái độ làm việc nghiêm túc chăm chỉ của 1 con người. Nếu như anh học tập tốt, đỗ đạt điểm cao chứng tỏ anh là người chăm chỉ, chịu khó, ko lười biếng. Còn nếu như anh học trường vớ vỉn, điểm kém, bằng trung bình chứng tỏ a là ng ko nghiêm túc trong học tập, chểnh mảng. Người như vậy học tập ko nổi, thì đến khi làm việc cũng sẽ ko nghiêm túc và thiếu tinh thần trách nhiệm”.
Do đó, nếu bạn học đại học Dân Lập hay học Công Lập mà ko có thành tích tốt. Thì tương lai các bạn rất sẽ có khả năng chỉ có thể làm những công việc bình thường tại những công ty vớ vẩn và bình thường với mức lương cơ bản khoảng 4,5 triệu bèo bọt và có rất ít cơ hội để thăng tiến hay làm dc những công việc với mức lương chục – 20 triệu ở những công ty lớn và có tương lai.
Bởi vậy, nếu như đã xác định mình ko có khả năng học hành. Thì tôi khuyên chân thành các em học sinh đừng cố nên học đại học cho nó bằng bạn bằng bè. Mà các em hãy tập trung học những ngành nghề mà xã hội đang rất cần. Tôi xin ví dụ đơn giản anh thợ sửa điều hòa quen của nhà tôi. Anh ta có học hết lớp 12 thôi, xuất thân từ quê lên; ban đầu anh ta đi học nghề sửa điện lạnh rồi vào làm thợ ở Nguyễn Kim.
Anh ta rất ngoan, thật thà, chăm chỉ lại chịu khó học hỏi. Do đó, sau khoảng 3,4 năm tay nghề, uy tín anh ta tiến bộ rất nhanh. Thế là người này cứ giới thiệu người kia vì thấy anh ta ngoan ngoãn lại có tài, vậy là khách hàng có liên tục anh ta kiếm dc rất nhiều tiền. Dần dà cứ thế phát triển dần lên với các mối quan hệ xung quanh giờ sau khoảg 8 năm anh ta đã có 1 công ty sửa điều hòa, tủ lạnh v…v với khoảng 5 người thợ lành nghề với thu nhập có khi lên đến 30-40 triệu/ tháng vào mùa cao điểm.
Đó chỉ là 1 ví dụ đơn giản về vô vàn những ngành nghề mà xã hội hiện đang rất cần như trang điểm, làm tóc, làm móng tay, nấu ăn, xăm mình nghệ thuật hay sửa xe máy, ô tô v…v Những ngành nghề đó đem lại thu nhập rất cao hơn nhiều lần so với 1 tấm bằng đại học rỗng tuếch và vô giá trị mà các em cố lê lết để có dc trong khi ko có kiến thức thực sự. Các bạn có biết giờ các công ty lớn như Toyota nó đang đứng xếp hàng ở các trường dạy nghề sửa chữa ô tô để tuyển thợ giỏi tay nghề cao về làm việc với mức lương tính bằng USD ko ?
Đã học đại học là phải giỏi, bằng ko đi làm thợ còn có tương lai và kiếm nhiều tiền hơn. Cái bọn cử nhân thất nghiệp lêu lổng ngoài xã hội kia giờ còn xách dép cho mấy anh thợ sửa điều hòa ấy chứ.
Các em nên nhớ 4-5 năm học đại học là 1 cuộc đầu tư rất lớn cả công sức, thời gian tuổi trẻ, tiền bạc của bố mẹ gia đình. Nếu đầu tư mà ko đem lại hiệu quả và lợi nhuận; thì đó là 1 sự đầu tư sai lầm.
Bởi vậy, đừng bao giờ tin vào lời quảng cáo, tiếp thị của những trường đại học nọ kia đang mọc ra như nấm, khi họ hứa hẹn với các em về cơ hội nghề nghiệp v…v Tất cả chỉ là quảng cáo và hứa hẹn tiếp thị kiểu bột nêm thịt thăn xương ống mà thôi. Như tôi đã nói ở trên rồi đấy. Vì rồi mọi thứ cũng sẽ phải hoạt động theo quy luật cung cầu của thị trường. Bằng Harvard có giá trị vì nó ít và hiếm; chứ nếu bằng Harvard mà cấp đại trà cho người dân Mỹ thì nó cũng ko hơn tờ giấy chùi đít là mấy.
Một lần nữa hãy nhớ rằng: Xã hội ko trả tiền cho chúng ta vì cái bằng cấp mà chúng ta có; mà xã hội chỉ trả tiền cho ta theo sản phẩm mà chúng ta làm ra cho xã hội.
Nguồn : Hoàng Anh
Xem thêm các bài viết về chọn trường ở đây