Share tài liệu độc 114 câu hỏi trắc nghiệm hay có đáp án tự tổng hợp mới nhất môn quản lý thuế

Share tài liệu độc 114 câu hỏi trắc nghiệm hay có đáp án tự tổng hợp mới nhất môn quản lý thuế giúp các bạn ôn thi công chức thuế. Đây là phần 2 của phần câu hỏi ôn tập lý thuyết trước

PHẦN I. NHỮNG QUI ĐỊNH CHUNG

Câu 1:
Anh nguyễn Văn A vừa nhận bằng tốt nghiệp loại giỏi Đại học kinh tế quốc dân khoa kế toán kiểm toán, với kiến thức đã học ở trường đại học, anh ta mong muốn được làm việc trong tổ chức kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế. Hỏi tại thời điểm này anh ta đã đủ điều kiện được cấp chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế chưa?
 a. Chưa đủ điều kiện.
 b. đã đủ diều kiện.
 c. Anh ta cần làm ít nhất 2 năm trong các lĩnh vực kinh tế, tài chính, kế toán, kiểm toán, luật và phải vượt qua kỳ thi cấp chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế do Bộ Tài chính (Tổng cục thuế) tổ chức .
 d. Các câu a, b,c.
Trả lời:  Đáp án a.
Anh Nguyễn Văn A chưa đủ điều kiện để được cấp chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế vì:
Theo qui định tại Điểm b Khoản 4 Điều 20 Luật Quản lý Thuế số 78/2006/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2006 quy định:
Người được cấp chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế phải có bằng cao đẳng trở lên thuộc một trong các chuyên ngành kinh tế, tài chính, kế toán, kiểm toán, luật và đã có thời gian làm việc từ hai năm trở lên trong các lĩnh vực này; có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có phẩm chất, đạo đức tốt, trung thực, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật.
Câu 2:
Công chức quản lý thuế qua kiểm tra hồ sơ khai thuế của Công ty cổ phần A thấy hồ sơ không chính xác nên đã quyết định yêu cầu giải trình hồ sơ. Được biết Công ty TNHH tư vấn kế toán, kiểm toán B có chức năng kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế và đã ký hợp đồng cung cấp dịch vụ làm thủ tục về thuế cho Công ty cổ phần A. Hỏi trường hợp này đối tượng nào phải cung cấp tài liệu, chứng từ cho cơ quan thuế?
a. Công ty cổ phần A.
b. Công ty kế toán, kiểm toán B.
c.Công ty cổ phần A và Công ty kế toán, kiểm toán B.
d. Tất cả các câu trên đều đúng.
Trả lời:  Đáp án b.
 Công ty kế toán, kiểm toán B phải cung cấp tài liệu, chứng từ cho cơ quan thuế vì:
Theo qui định tại Điểm b Khoản 2 Điều 20 Luật Quản lý Thuế số 78/2006/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2006 quy định: :
Tổ chức kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế được thực hiện các quyền của người nộp thuế theo quy định của Luật này và theo hợp đồng với người nộp thuế.
Và theo Điểm c khoản 3 Điều 20 Luật Quản lý Thuế số 78/2006/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2006 quy định:
Nghĩa vụ của tổ chức kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế: Cung cấp cho cơ quan quản lý thuế các tài liệu, chứng từ để chứng minh tính chính xác của việc khai thuế, nộp thuế, quyết toán thuế, đề nghị số tiền thuế được miễn, số tiền thuế được giảm, số tiền thuế được hoàn của người nộp thuế;
  Câu 3:
Trong lần đi kiểm tra hàng ngày tại địa bàn, đại diện Công an phường X thấy có 2 quán phở có qui mô như nhau nhưng khi hỏi ra mới biết chủ hai quán phở có số thuế nộp hàng tháng là khác nhau. Đại diện Công an nghĩ rằng đây là việc của cơ quan quản lý thuế nên không can thiệp. Hãy cho biết nhận định của anh ta là đúng hay sai?
 a. Đúng.
 b. Sai.
 c. Cả hai câu đều đúng.
Trả lời:  Đáp án b.
Nhận định của đại diện Công an là sai vì:
Theo qui định tại Khoản 1 Điều 13 Luật Quản lý Thuế số 78/2006/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2006 quy định:
 Các cơ quan khác của Nhà nước có trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về thuế; phối hợp với cơ quan quản lý thuế trong việc quản lý thuế; tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế thực hiện nghĩa vụ thuế.
 Mặt khác theo Khoản 3 Điều 16 Luật Quản lý Thuế số 78/2006/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2006: khi phát hiện việc bất hợp lý trên, đại diện Công an phường, xã phải trao đổi với lãnh đạo Chi cục thuế để kiểm tra và xử lý theo các pháp luật thuế.
 Câu 4:
Ông Lee Long Huan là người Hàn Quốc hiện đang làm việc cho Văn phòng đại diện công ty Y của Hàn Quốc tại Việt nam. Hàng tháng Ông ta kê khai thu nhập nhận được tại VN là 400 USD. Cục Thuế tỉnh X (nơi đóng trụ sở của VPĐD) quyết định nhờ Tổng cục thuế gửi thư đến cơ quan dịch vụ thuế Hàn Quốc yêu cầu phía bạn hỗ trợ trong việc điều tra thu nhập của Ô.Lee Long Huan. Hỏi trường hợp này Tổng cục thuế có thể trực tiếp gửi thư đến Cơ quan dịch vụ thuế Hàn Quốc yêu cầu hay không?
a. Không vì cơ quan thuế Việt nam và Hàn Quốc không thỏa thuận trong việc hỗ trợ thông tin.
b. Gửi thư cho Ủy ban điều tra của SGATA yêu cầu trợ giúp.
c. Có vì việc này nhằm đảm bảo lợi ích của nước Việt Nam và Việt Nam và Hàn quốc đã ký hiệp định tránh đánh thuế và các văn bản thỏa thuận trong việc hỗ trợ thông tin.
Trả lời:  Đáp án c.
Tổng cục thuế có thể trực tiếp gửi thư đến Cơ quan dịch vụ thuế Hàn Quốc yêu cầu phía bạn hỗ trợ trong việc điều tra thu nhập của Ô.Lee Long Huan vì việc này nhằm đảm bảo lợi ích của nước Việt Nam, Việt Nam và Hàn quốc đã ký hiệp định tránh đánh thuế trùng và các văn bản thỏa thuận trong việc hỗ trợ thông tin.

PHẦN II –  ĐĂNG KÝ THUẾ

Câu 5:   Nhà thầu nước ngoài A đã được cấp mã số thuế 10 số, đầu năm 2007 nhà thầu ký 2 hợp đồng thực hiện 2 dự án tại Tỉnh B và  Tỉnh C và thành lập các ban điều hành dự án thực hiện các hợp đồng của nhà thầu. Dự án tại Tỉnh B và C đã có giấy phép xây dựng của sở xây dựng và hợp đồng giữa nhà thầu và chính phủ Việt nam. Nhà thầu làm công văn đề nghị Cục Thuế Tỉnh B và C cấp mã số  thuế 10 số cho từng Ban điều hành dự án thực hiện hợp đồng của nhà thầu, đề nghị này có được chấp nhận không?
Cấp mã số thuế 10 số mới.
Cấp mã số thuế 13 số.
Dùng chung mã số thuế 10 số được cấp
Trả lời:
Đáp án (b) cấp mã số 13 số
Câu 6:  Doanh nghiệp tư nhân do Ông A làm chủ doanh nghiệp đã được cấp 01 mã số thuế, nay Ông A có thêm thu nhập thuộc diện nộp thuế thu nhập cao thì Ông A  có dùng mã số Thuế đã được cấp làm mã số thuế thu nhập cao không?
Dùng mã số thuế đã được cấp.
Cấp mã số thuế mới.
Trả lời:
Đáp án (a) Dùng mã số thuế đã được cấp.
Câu 7: Qua đăng ký thuế, Cục Thuế A phát hiện doanh nghiệp tư nhân B đã được cơ quan thuế cấp mã số 10 số sau đó lại đăng ký thêm một cửa hàng kinh doanh tại quận, huyện khác trụ sở chính thì cơ quan Thuế A có cấp mã số thuế cho cửa hàng này nữa không?
Cấp mã số 10 số mới.
Cấp mã 13 số mới.
Không cấp mã số thuế mới.
Trả lời:
Đáp án (b) Cấp mã 13 số mới.
Câu 8:  Một doanh nghiệp tư nhân T do ông A già yếu muốn chuyển cho bà H là vợ ông A làm chủ sở hữu. Theo quy định phải cấp mã số thuế mới cho doanh nghiệp tư nhân khi thay đổi chủ sở hữu, nhưng doanh nghiệp làm công văn đề nghị cơ quan thuế giữ lại mã số thuế cũ vì một số hộp đồng đang thực hiện có ghi mã số thuế của doanh nghiệp do ông A làm chủ, Cơ quan thuế có:
 Đồng ý với đề nghị của Doanh nghiệp A.
 Cấp lại giấy chứng nhận đăng ký thuế và cấp lại mã số thuế mới.
Trả lời:
Đáp án (b) Cấp lại giấy chứng nhận đăng ký thuế và cấp lại mã số thuế mới.
Câu 9:  Công ty TNHH A thành lập thêm công ty TNHH một thành viên B, công ty TNHH một thành viên B:
Không cấp mã mới.
Cấp mã 13 số mới.
Cấp mã 10 số mới.
Trả lời:
Đáp án (c) Cấp mã 10 số mới
Câu 10:  Doanh nghiệp tư nhân L tại tỉnh A được bán cho một chủ doanh nghiệp mới, do có sự thỏa thuận giữa người mua và người bán doanh nghiệp được giữ nguyên tên và số giấy phép đăng ký kinh doanh, Doanh nghiệp đề nghị Cục thuế cho phép giữ nguyên mã số thuế, vậy trường hợp trên doanh nghiệp có được giữ nguyên mã số thuế hay không?
a. Giữ mã số thuế cũ.
b. Cấp mã số thuế mới.
Trả lời:
Đáp án (b) Cấp mã số thuế mới
Câu 11:  Công ty xuất nhập khẩu N đã có mã số 13 thuộc Tổng công ty X, công ty xuất nhập khẩu N thành lập nhà máy sản xuất bột sắn ở tỉnh Đ. Vậy Cục thuế cấp mã cho nhà máy:
a. Mã 10 số mới.
b. Mã 13 số theo mã 13 số của Công ty X.
c. Không cấp mã mới.
Trả lời:
Đáp án (b) Mã 13 số theo mã 13 số của Công ty X
Câu 12:  Công ty TNHH A đã được cơ quan thuế cấp mã 10 số từ năm 1998, nay công ty thay đổi tên giao dịch. Vậy Công ty TNHH A có phải kê khai với cơ quan thuế hay không?
a. Kê khai bổ sung với cơ quan thuế.
b. Không cần kê khai bổ sung với cơ quan thuế.
Trả lời:
Đáp án (a) Công ty TNHH A phải khai bổ sung với cơ quan thuế.

Câu 13:  Ông N đã từng đăng ký thuế là Hộ cá thể kinh doanh ngành nghề Giải khát KARAOKE, tại Thành phố A từ ngày 15/6/1998 đến ngày 3/5/2004 với mã số thuế là 0100247272, số CMND là 011719548 và không có Giấy phép kinh doanh. Ngày 6/4/2004, ông N thành lập Doanh nghiệp tư nhân và làm thủ tục đăng ký thuế với Cục thuế tỉnh C với Giấy Chứng nhận đăng ký kinh doanh có số hiệu 1101000131 và số CMND là 011719548. Trường hợp của Ông N Cục thuế C có cấp mã số thuế mới không?
a. Cấp mã mới.
b. Dùng mã số cũ.
Trả lời:
Đáp án (b) Dùng mã số cũ.
 Câu 14: Công ty TNHH A đã có mã số thuế 13 thuộc tổng công ty X. Tổng công ty X đang tiến hành thủ tục ngừng hoạt động. Công ty A muốn giữ lại mã 13 số để tiếp tục kinh doanh. Hỏi mong muốn đó của công ty TNHH A có được Cơ quan thuế chấp nhận hay không?
a. Được chấp nhận.
b. Đăng ký mã số thuế mới.
Trả lời:
Đáp án (b) Đăng ký mã số thuế mới.
Câu 15: Công ty cổ phần X đã làm thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế, nay công ty hoạt động trở lại thì cơ quan thuế cấp mã mới hay khôi phục lại mã số thuế cũ?
a. Cấp mã số thuế mới.
b. Khôi phục mã số thuế cũ.
c. Tùy công ty lựa chọn.
Trả lời:
Đáp án (a) cấp mã số thuế mới.
Câu 16:    Ông N là chủ của Doanh nghiệp tư nhân và Ông N đã làm thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế của doanh nghiệp tư nhân, nay ông N có phát sinh nghĩa vụ thuế thu nhập cao, thì ông N có được cấp mã số thuế mới hay sử dụng lại mã số thuế đã được cấp trước đây?
a. Cấp mã số thuế mới.
b. Dùng mã số thuế cũ.
Trả lời:
Đáp án (b) Dùng mã số thuế cũ.
Câu 17:    Công ty A do Hai thành viên H và N sáng lập, do mâu thuẫn giữa Bà H và Bà N, công ty A chia thành 2 công ty mới, Bà H đề nghị giữ lại mã số thuế của công ty A làm mã số thuế của công ty mới do bà mới thành lập. Cơ quan thuế có chấp nhận đề nghị của bà H hay không khi có Quyết định chia doanh nghiệp hay không?
a. Chấp nhận theo đề nghị của bà H.
b. Cấp mã số thuế mới.
Trả lời:
Đáp án (b) Cấp mã số thuế mới.
Câu 18: Công ty A đã được cấp mã số thuế (mã 10 số), tách một phần thành công ty B đồng thời đổi tên công ty A thành công ty C. Vậy công ty A có phải thực hiện chấm dứt hiệu lực mã số thuế với cơ quan Thuế khi có Quyết định tách doanh nghiệp hay không?
a. Thực hiện chấm dứt hiệu lực mã số thuế
b. Không thực hiện chấm dứt hiệu lực mã số thuế
c. Không thực hiện chấm dứt hiệu lực mã số thuế nhưng thực hiện thủ tục thay đổi thông tin đăng ký với cơ quan thuế.
Trả lời:
Đáp án (c) Không thực hiện chấm dứt hiệu lực mã số thuế nhưng thực hiện thủ tục thay đổi thông tin đăng ký với cơ quan thuế.
Câu 19: Công ty A đã được cấp mã số thuế ( mã 10 số), tách một phần thành công ty B đồng thời đổi tên công ty A thành công ty C. Hỏi công ty B có phải thực hiện đăng ký thuế để được cấp mã số thuế hay không? Nếu phải đăng ký thuế thì công ty B được Cơ quan thuế cấp mã số thuế 10 số hay 13 số khi có Quyết định tách doanh nghiệp?
a. Cấp mã 10 số mới
b. Cấp mã 13 số mới
Trả lời:
Đáp án (a) Cấp mã 10 số mới.
 Câu 20: Ngân hàng thương mại T tại tỉnh A có chi nhánh tại tỉnh B, nay chi nhánh tỉnh B muốn mở thêm một chi nhánh tại tỉnh C thì thủ tục đăng ký thuế như thể nào?
Trả lời:
Theo điểm 2.2 mục I phần II Thông tư 85/2007-BTC ngày 18/07/2007 của BTC hướng dẫn thi hành Luật quản lý thuế về việc đăng ký thuế:
Hồ sơ đăng ký thuế đối với người nộp thuế là  đơn vị trực thuộc của tổ chức kinh doanh  gồm:
– Tờ khai đăng ký thuế theo mẫu số 02-ĐK-TCT và các bảng kê kèm theo (nếu có). Trên tờ khai đăng ký thuế phải ghi rõ mã số thuế 13 số đã được đơn vị chủ quản thông báo.
– Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của chi nhánh hoặc giấy phép đầu tư nước ngoài  tại Việt Nam.
Câu 21:   Bệnh viện BM là đơn vị hành chính, sự nghiệp không có chức năng kinh doanh, bệnh viện BM được một tổ chức nước ngoài viện trợ lô hàng trang thiết bị y tế, để nhận hàng bệnh viện BM cần làm thủ tục Hải quan để nhận các hàng viện trợ của nước ngoài, trường hợp trên bệnh viện có phải làm thủ tục đăng ký thuế không?
a. Phải làm thủ tục đăng ký thuế
b. Không cần làm thủ tục đăng ký thuế
     Trả lời:
Đáp án (a) Phải làm thủ tục đăng ký thuế.

PHẦN III. KHAI THUẾ, TÍNH THUẾ

     Câu 22:   Ông Nguyễn văn A mới ra hoạt động kinh doanh thì khai thuế Môn bài chậm nhất vào ngày nào?
a. Ngày cuối cùng của tháng bắt đầu hoạt động kinh doanh;
b. Ngày 30/1 của năm khai thuế;
c. Ngày cuối cùng của tháng tiếp theo tháng bắt đầu kinh doanh;
Trả lời : đáp án A.
 Câu 23:    Anh (Chị) hãy cho biết cá nhân muốn khai thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao theo tháng hoặc quý thì hồ sơ gồm có những gì?
a. Tờ khai thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao theo tháng hoặc quý;
b. Bảng khấu trừ thuế;
c. Cả 2 trường hợp trên;
Trả lời:  Đáp án C.
     Câu 24:    Anh (Chị) cho biết hồ sơ khai thuế tháng gồm những hồ sơ nào?
a. Tờ khai thuế tháng;
b. Bảng kê hóa đơn, hàng hóa dịch vụ bán ra – mua vào và các tài liệu khác có liên quan đến số thuế phải nộp;
c. Cả 2 phương án trên;
Trả lời: Đáp án C.
     Câu 25:    Doanh nhiệp X là đơn vị mới thành lập, có đăng ký nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Anh (chị) cho biết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế tháng của doanh nghiệp trên là thời gian nào?
a. Chậm nhất là ngày thứ 10 của tháng tiếp theo tháng phát sinh nghĩa vụ thuế;
b. Chậm nhất là ngày thứ 15 của tháng tiếp theo tháng phát sinh nghĩa vụ thuế;
c. Chậm nhất là ngày thứ 20 của tháng tiếp theo tháng phát sinh nghĩa vụ thuế;
Trả lời: Đáp án C.
Câu 26:    Sau khi nộp tờ khai Quyết toán năm 2006, doanh nghiệp A phát hiện khai thiếu chỉ tiêu doanh thu khác. Theo anh (chị) trường hợp của doanh nghiệp A có được khai bổ sung hay không? Được biết cơ quan thuế chưa ra quyết định thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp A
a. Có;
b. Không;
Trả lời: Đáp án A.
   Câu 27:     Theo anh (chị) khai thuế, khoản thu thuộc NSNN về đất đai khai theo năm được áp dụng với loại thuế nào?
a. Thuế nhà, đất;
b. Thuế sử dụng đất nông nghiệp;
c. Tiền thuê đất, thuê mặt nước;
d. Cả 3 trường hợp trên;
Trả lời: Đáp án D.
    Câu 28:     Theo anh (chị) khai thuế, khoản thu thuộc NSNN về đất đai khai theo từng lần phát sinh được áp dụng với loại thuế nào?
a. Tiền sử dụng đất;
b. Thuế chuyển quyền sử dụng đất;
c. Cả 2 trường hợp trên;
Trả lời: Đáp án C.
    Câu 29:   Nhà thầu B tại nước ngoài ký hợp đồng cung cấp máy móc, thiết bị cho Doanh nghiệp A có trụ sở tại TP Hồ Chí Minh. Anh (chị) cho biết trường hợp này việc khai thuế GTGT và thuế TNDN của nhà thầu B được thực hiện như thế nào? Được biết nhà thầu B không thực hiện chế độ kế toán Việt Nam.
a. Nhà thầu B tự khai;
b. Doanh nghiệp A khai theo từng lần phát sinh khi thanh toán tiền và khai quyết toán khi kết thúc hợp đồng;
Trả lời: Đáp án B.
    Câu 30:   Anh (Chị) cho biết thời hạn nộp lệ phí trước bạ chậm nhất là ngày thứ bao nhiêu kể từ ngày cơ quan thuế ra thông báo nộp tiền.
a. 10 ngày;
b. 20 ngày;
c. 30 ngày;
Trả lời: Đáp án A.

Câu 31:      Anh (Chị) cho biết việc khai thuế cước là loại khai theo:
a. Tháng;
b. Quý;
c. Năm;
Trả lời: Đáp án A.

Câu 32:  Anh (Chị) cho biết việc khai thuế Môn bài là loại thuế khai theo:
a. Tháng;
b. Quí;
c. Năm;
Trả lời: Đáp án C.

PHẦN V- NỘP THUẾ


Câu 33: Bà X mở một cửa hàng bán điện thoại di động, không thực hiện đầy đủ chế độ hóa đơn chứng từ sổ sách. Anh (Chị) cho biết trường hợp của bà X phải nộp thuế theo phương pháp nào?
a. Phương pháp kê khai trực tiếp;
b. Phương pháp kê khai khấu trừ;
c. Phương pháp khoán thuế;
Trả lời: Đáp án C.
Câu 34: Người nộp thuế có thể nộp tiền thuế, tiền phạt vào ngân sách nhà nước tại:
a. Kho bạc Nhà nước;
b. Cơ quan thuế nơi tiếp nhận hồ sơ khai thuế;
c. Tổ chức, cá nhân được cơ quan thuế ủy nhiệm thu thuế;
d. Ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác và tổ chức dịch vụ theo quy định của pháp luật;
e. Cả 4 phương án trên;
Trả lời: Đáp án E.
Câu 35:Người nộp thuế có quyền yêu cầu cơ quan thuế giải quyết số tiền thuế đã nộp thừa bằng cách nào?
a. Bù trừ số tiền thuế nộp thừa với số tiền thuế, tiền phạt còn nợ, kể cả bù trừ giữa các loại thuế với nhau.
b. Trừ vào số tiên thuế phải nộp của kỳ nộp thuế tiếp theo.
c. Hoàn trả khi không còn nợ tiền thuế, tiền phạt.
d. Cả 3 phương án trên.
Trả lời: Đáp án D.
Câu 36:Người nộp thuế có thể nộp thuế bằng đồng tiền nào?
a. Đồng Việt Nam;
b. Đồng USD;
c. Đồng ngoại tệ tự do chuyển đổi;
d. Bất cư đồng tiền nào;
e. Cả a và c;
Trả lời: Đáp án E.
Câu 37:Trường hợp người nộp thuế vừa có số tiền thuế nợ, tiền thuế truy thu, tiền thuế phát sinh, tiền phạt thì người nộp thuế phải thực hiện nộp tiền thuế theo thứ tự thanh toán nào sau đây:
a. Tiền thuế nợ, tiền thuế truy thu, tiền thuế phát sinh, tiền phạt;
b. Tiền thuế nợ, tiền thuế truy thu, tiền phạt, tiền thuế phát sinh;
c. Tiền thuế nợ, tiền phạt, tiền thuế truy thu, tiền thuế phát sinh
d. Tiền thuế nợ, tiền thuế phát sinh, tiền thuế truy thu, tiền phạt;
Trả lời: Đáp án A.
Câu 38: Thời điểm nào được xem là người nộp thuế đã thực hiện tiền thuế, tiền phạt vào NSNN.
a. Ngày Kho bạc Nhà nước, Ngân hàng, tổ chức tín dụng xác nhận trên Giấy nộp tiền vào Ngân sách Nhà nước bằng chuyển khoản trong trường hợp nộp thuế bằng chuyển khoản.
b. Ngày cơ quan thuế hoặc tổ chức, cá nhân được ủy nhiệm thu thuế cấp chứng từ thu tiền thuế bằng tiền mặt trong trường hợp nộp thuế bằng tiền mặt.
c. Ngày Kho bạc Nhà nước xác nhận trên chứng từ thu tiền thuế bằng tiền mặt trong trường hợp nộp thuế bằng tiền mặt.
d. Cả 3 phương án trên.
Trả lời: Đáp án D.
  Câu 39: Trong thời gian giải quyết khiếu nại, khởi kiện về việc tính, ấn định thuế của cơ quan quản lý thuế thì người nộp thuế:
a. Không phải nộp số thuế do cơ quan quản lý thuế tính hoặc ấn định.
b. Phải nộp đủ số tiền thuế do cơ quan quản lý thuế tính hoặc ấn định.
c. Không phải nộp số thuế do cơ quan  quản lý thuế tính hoặc ấn định nếu cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định tạm đình chỉ thực hiện quyết định tính thuế, quyết định ấn định thuế của cơ quan quản lý thuế.
d. Cả b và c;
Trả lời: Đáp án D.

PHẦN VI. TRÁCH NHIỆM HOÀN THÀNH NGHĨA VỤ NỘP THUẾ

Câu 40: Doanh nghiệp tư nhân A do kinh doanh thua lỗ đã chấm dứt hoạt động nhưng không theo thủ tục giải thể, phá sản doanh nghiệp và chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế. Đối tượng nào phải hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế này?
a. Chủ tịch hội đồng thành viên;
b. Chủ doanh nghiệp tư nhân;
c. Cả trường hợp a và b;
Trả lời: Đáp án b.

Câu 41: Công ty cổ phần B gửi văn bản đề nghị cơ quan thuế quản lý trực tiếp xác nhận việc hoàn thành nghĩa vụ thuế. Cơ quan thuế quản lý có phải xác nhận không?
a. Có ;
b. Không;
Trả lời: Đáp án A.
Câu 42: Công ty cổ phần B gửi văn bản đề nghị cơ quan thuế quản lý trực tiếp xác nhận việc hoàn thành nghĩa vụ thuế. Thời hạn của cơ quan quản lý thuế ra văn bản xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của Công ty cổ phần B là:
a. 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị;
b. 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị;
c. 7 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị;
Trả lời: Đáp án A.
Câu 43: Ông D trước khi chết lập di chúc để lại toàn bộ tài sản của mình trị giá 200 triệu đồng cho người thừa kế duy nhất là anh A, nhưng ông D còn nợ tiền thuế là 250 triệu đồng. Hỏi sau khi ông D chết, anh A (với tư cách là người thừa kế hợp pháp duy nhất) phải thực hiện trách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế của ông D như thế nào?
a. 150 triệu đồng;
b. 200 triệu đồng;
c. 250 triệu đồng;
Trả lời: Đáp án B.
Câu 44: Công ty TNHH A tiến hành thủ tục hợp nhất với Công ty TNHH B để thành lập ra Công ty TNHH C. Công ty TNHH A khi hợp nhất còn nợ tiền thuế nhưng chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế. Vậy công ty nào có trách nhiệm nộp số tiền nợ thuế đó?
a. Công ty TNHH A;
b. Công ty TNHH B;
c. Cả 2 trường hợp trên;
Trả lời: Đáp án A.
Câu 45: Công ty TNHH X được chia thành Công ty TNHH Y và Công ty TNHH Z. Việc chia doanh nghiệp có làm thay đổi thời hạn nộp thuế của Công ty TNHH X hay không?
a. Có;
b. Không;
Trả lời: Đáp án B.
Câu 46: Căn cứ vào Thông báo của cơ quan quản lý thuế. Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh có dừng việc xuất nhập cảnh của cá nhân trong trường hợp cá nhân này chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế hay không?
a. Có ;
b. Không;
Trả lời: Đáp án A.

PHẦN VII – THỦ TỤC HOÀN THUẾ

Câu 47: Cơ sở kinh doanh X nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, cơ sở này thuộc một trong các trường hợp được hoàn thuế GTGT đầu vào theo quy định của Luật thuế GTGT. Cơ sở kinh doanh X có đề nghị hoàn thuế GTGT lần đầu. Vậy, việc giải quyết hồ sơ hoàn thuế cho cơ sở kinh doanh X thuộc trường hợp nào sau đây:
a. Hoàn thuế trước, kiểm tra sau.
b. Kiểm tra trước, hoàn thuế sau.
Trả lời: Đáp án b
Câu 48: Cơ sở kinh doanh A đề nghị hoàn thuế GTGT với số tiền 100 triệu đồng. Sau khi cơ quan Thuế kiểm tra xác định số thuế đủ điều kiện được hoàn là 90 triệu đồng thì cơ sở kinh doanh A được hoàn thuế với số thuế là:
a. 100 triệu đồng.
b. 90 triệu đồng.
c. Không được hoàn thuế GTGT.
Trả lời: Đáp án b
Câu 49: Cơ sở kinh doanh X nộp hồ sơ hoàn thuế GTGT. Cơ quan thuế xác định cơ sở kinh doanh X được hoàn thuế GTGT nhưng vẫn còn nợ tiền thuế, tiền phạt của các loại thuế khác. Cơ quan thuế giải quyết hồ sơ hoàn thuế theo các trường hợp nào sau đây:
a. Ra quyết định hoàn thuế.
b. Ra quyết định hoàn thuế và ra Lệnh thu ngân sách.
c. Ra Lệnh thu ngân sách.
Trả lời: Đáp án b
Câu 50: Cơ sở kinh doanh A đề nghị hoàn thuế GTGT, cơ sở kinh doanh A thuộc diện hoàn thuế trước kiểm tra sau. Trong quá trình kiểm tra thủ tục hồ sơ, cơ quan thuế thấy cơ sở kinh doanh A đã điều chỉnh thuế GTGT đầu vào, đầu ra so với Tờ khai đã nộp cho cơ quan thuế. Cơ quan thuế đã gửi Thông báo đề nghị cơ sở kinh doanh A giải trình nhưng hết thời hạn theo Thông báo mà cơ sở kinh doanh A không có văn bản giải trình gửi cơ quan thuế. Cơ quan thuế xử lý như thế nào và thời hạn giải quyết hố sơ hoàn thuế của cơ quan thuế trong trường hợp này là:
a. Ấn định thuế và thông báo cho doanh nghiệp A trong thời hạn 15 ngày.
b. Kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp A; thời hạn giải quyết hồ sơ là 45 ngày.
c. Thông báo cho cơ sở A về việc chuyển hồ sơ hoàn thuế của cơ sở sang diện kiểm tra trước hoàn thuế sau; thời hạn giải quyết hồ sơ là 60 ngày.
Trả lời: Đáp án c
Câu 51: Cơ sở kinh doanh A đề nghị hoàn thuế GTGT với số tiền 100 triệu đồng. Sau khi Cơ quan Thuế kiểm tra xác định số thuế GTGT đủ điều kiện được hoàn là 110 triệu đồng. Cơ quan Thuế ra quyết định hoàn chậm 5 ngày so với quy định. Cơ sở kinh doanh A được hoàn số tiền thuế là:
a. 100 triệu đồng.
b. 110 triệu đồng.
c. 100 triệu đồng và được trả tiền lãi tính cho thời gian chậm giải quyết hoàn thuế trong 5 ngày.
Trả lời: Đáp án C.
Câu 52: Cơ sở kinh doanh A thuộc trường hợp được hoàn thuế GTGT và không còn nợ ngân sách nhà nước đối với tất cả các loại thuế khác thì cơ quan thuế thực hiện thủ tục hoàn thuế như thế nào? Anh (chị) hãy chọn một trong các phương án sau và giải thích tại sao?
a. Gửi quyết định hoàn thuế cho Kho bạc Nhà nước đồng cấp.
b. Gửi quyết định hoàn thuế cho Kho bạc Nhà nước nơi người được hoàn trả đã nộp thuế trước đó.
b. Gửi quyết định hoàn thuế cho Kho bạc Nhà nước đồng cấp và Kho bạc Nhà nước nơi người được hoàn trả đã nộp thuế trước đó.
Trả lời: Đáp án a.
Giải thích:  Tại tiết 2.1 điểm 2 mục III phần G Thông tư số 60/2007/TT-BTC ngày 14/6/2007 Hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế và hướng dẫn thi hành Nghị định số 85/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế:
 Trường hợp hoàn trả thuế giá trị gia tăng, cơ quan thuế gửi quyết định hoàn thuế và lệnh thu thuế cho Kho bạc Nhà nước cùng cấp; trường hợp hoàn trả các khoản thu khác, cơ quan thuế gửi quyết định hoàn thuế và lệnh thu thuế cho Kho bạc Nhà nước nơi người được hoàn trả đã nộp thuế.

Câu 53: Cơ sở kinh doanh A có hồ sơ đề nghị hoàn thuế. Thời gian trước đó 20 tháng, cơ sở kinh doanh A đã bị xử lý về hành vi trốn thuế. Thời gian giải quyết hồ sơ hoàn thuế cho cơ sở kinh doanh A là:
a. Chậm nhất là 15 ngày làm việc.
b. Chậm nhất là 60 ngày làm việc.
c. Sau khi thực hiện kiểm tra trước hoàn thuế.
Trả lời: Đáp án c

PHẦN VIII. MIỄN, GIẢM THUẾ

Câu 54: Công ty cổ phần A nộp hồ sơ đề nghị miễn giảm thuế, qua kiểm tra thấy hồ sơ miễn thuế, giảm thuế đầy đủ theo quy định. Cơ quan quản lý thuế phải thông báo cho Công ty cổ phần A bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ trong thời hạn bao lâu kể  từ ngày tiếp nhận hồ sơ?
a. 03 ngày.
b. 05 ngày.
c. 07 ngày.
Trả lời: Không có đáp án v ì hồ sơ đã đủ thì không phải bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ.
Câu 55: Cơ sở kinh doanh A đề nghị miễn, giảm thuế. Qua kiểm tra, cơ quan thuế phát hiện hồ sơ miễn, giảm thuế của cơ sở kinh doanh A chưa đầy đủ theo qui định, cơ quan thuế đã thông báo cho cơ sở kinh doanh A hoàn chỉnh hồ sơ. Sau khi cơ sở kinh doanh A hoành chỉnh hồ sơ miễn, giảm thuế thì cơ quan thuế giải quyết hồ sơ miễn, giảm thuế trong thời hạn bao nhiêu ngày?
a. 15 ngày.
b. 30 ngày.
c. 45 ngày.
Trả lời: Đáp án b
Câu 56: Cơ sở kinh doanh D đề nghị miễn, giảm thuế. Cơ sở kinh doanh D thuộc diện phải kiểm tra thực tế để có đủ căn cứ giải quyết hồ sơ thì thời hạn ra quyết định miễn thuế, giảm thuế là bao nhiêu ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ?
a. 30 ngày.
b. 45 ngày.
c. 60 ngày.
Trả lời: Đáp án c
Câu 57: Công ty A thực hiện cổ phần hoá năm 2004, năm 2005, Công ty căn cứ vào các điều kiện ưu đãi miễn, giảm thuế TNDN và tự xác định số thuế được miễn, giảm. Trong trường hợp này nộp và tiếp nhận hồ sơ miễn, giảm thuế TNDN được thực hiện như thế nào? Anh (chị) hãy chọn một trong những Trả lời: sau đây và giải thích tại sao?
a, Nộp và tiếp nhận hồ sơ miễn thuế, giảm thuế được thực hiện đồng thời với việc khai, nộp và tiếp nhận hồ sơ khai thuế.
Giải thích:
b, Hồ sơ miễn thuế, giảm thuế được nộp tại cơ quan thuế quản lý trực tiếp.
c, Không phải gửi hồ sơ miễn, giảm thuế đến cơ quan thuế.
Trả lời: Đáp án a
Câu 58: Công ty kinh doanh A xuất khẩu hàng hoá từ Việt Nam sang Hàn Quốc. Công ty kinh doanh A thuộc đối tượng được miễn, giảm thuế hàng xuất khẩu. Công ty đề nghị miễn, giảm thuế hàng xuất khẩu thì hồ sơ miễn, giảm thuế được nộp tại cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết?
a, Cơ quan thuế trực tiếp quản lý.
b, Cơ quan Hải quan.
c, Cơ quan Tài chính.
Trả lời: Đáp án b
Câu 59: Hộ kinh doanh A nộp thuế theo phương pháp khoán, có mức thu nhập thấp dưới mức lương tối thiểu do Nhà nước qui định, được miễn thuế TNDN thì hồ sơ đề nghị miễn thuế do ai xác định?
Cơ quan thuế tính và ra quyết định.
Người nộp thuế tự xác định.
Chính quyền địa phương nơi cư trú xác định và ra quyết định.
Trả lời: Đáp án a
Câu 60: Hồ sơ miễn thuế tài nguyên đối với sản phẩm rừng tự nhiên do dân cư trên địa bàn xã có rừng được phép khai thác phải có ý kiến xác nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã và cơ quan kiểm lâm trực tiếp quản lý rừng không?
a. Có.
b. Không.
Trả lời: Đáp án a

PHẦN IX – THỦ TỤC XOÁ NỢ THUẾ, TIỀN PHẠT

Câu 61: Trường hợp nào sau đây thuộc đối tượng được xoá nợ tiền thuế, tiền  phạt?
a. Doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản đã thực hiện các khoản thanh toán theo quy định của pháp luật phá sản mà không còn tài sản để nộp tiền thuế, tiền phạt.
b. Doanh nghiệp sản xuất kinh doanh gặp khó khăn, bị lỗ, không có khả năng thanh toán tiền thuế và tiền phạt phải nộp NSNN, đã có quyết định của cơ quan có thẩm quyền cho phép giải thể, ngừng hoạt động.
c. Chủ doanh nghiệp, hộ doanh nghiệp được pháp luật coi là đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự.
Trả lời: Đáp án a
Câu 62: Trường hợp được xoá tiền thuế, tiền phạt:
Các doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản, giải thể theo quy định của Luật phá sản.
Cá nhân được pháp luật coi là mất tích mà không có tài sản để nộp tiền thuế, tiền phạt còn nợ.
Cá nhân là người đã chết không có người thân thích kế thừa quyền lợi, nghĩa vụ của người đã chết.
Trả lời: Đáp án b
Câu 63: Thẩm quyền xoá nợ tiền thuế, tiền phạt.
Bộ Trưởng Bộ Tài chính có thẩm quyền xoá nợ tiền thuế, tiền phạt đối với trường hợp thuộc đối tượng xoá nợ theo quy định tại Luật quản lý thuế.
Cơ quan thuế địa phương được xem xét, quyết định xoá nợ tiền thuế, tiền phạt đối với các hộ gia đình, cá nhân kinh doanh thuộc đối tượng xoá nợ theo quy định tại Luật quản lý thuế.
Cả hai phương án trên.
Trả lời: Đáp án a

PHẦN X – CƯỠNG CHẾ THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH HÀNH CHÍNH THUẾ

Câu 64: Trường hợp nào sau đây bị cưỡng chế thi hành thi hành quyết định hành chính thuế?
a. Người nộp thuế nợ tiền thuế, tiền phạt vi phạm pháp luật về thuế đã quá 60 ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế, nộp tiền phạt vi phạm pháp luật về thuế theo quy định.
b. Người nộp thuế còn nợ tiền thuế, tiền phạt có hành vi phát tán tài sản, bỏ trốn.
c. Cả hai phương án trên.
Trả lời: Đáp án b

Câu 65: Trường hợp nào sau đây bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế?
a. Người nộp thuế nợ tiền thuế, tiền phạt vi phạm pháp luật về thuế đã quá chín mươi ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế, nộp tiền phạt vi phạm pháp luật về thuế theo quy định.
b. Người nộp thuế nợ tiền thuế, tiền phạt vi phạm pháp luật về thuế khi đã hết thời hạn gia hạn nộp tiền thuế.
c. Người nộp thuế còn nợ tiền thuế, tiền phạt có hành vi phát tán tài sản, bỏ trốn.
d. Cả 3 phương án trên.
Trả lời: Đáp án d
Câu 66: Trước khi thực hiện cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế thì Quyết định cưỡng chế được gửi cho:
a. Đối tượng bị cưỡng chế.
b. UBND xã phường, thị trấn nơi thực hiện cưỡng chế thi hành quyết định thuế.
c. Cả hai phương án.
Trả lời: Đáp án a
Câu 67: Các nguyên tắc thu tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế từ bên thứ 3:
Bên thứ 3 có khoản nợ đến hạn phải trả cho đối tượng bị cưỡng chế hoặc giữ tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế thì có trách nhiệm nộp tiền thuế nợ, tiền phạt thay cho đối tượng bị cưỡng chế.
Bên thứ 3 có trách nhiệm nộp ngay tiền thuế thay cho đối tượng bị cưỡng chế kể cả trường hợp tài sản của đối tượng bị cưỡng chế là đối tượng của giao dịch bảo đảm hoặc thuộc trường hợp giải quyết phá sản.
Bên thứ 3 có trách nhiệm nộp ngay tiền thuế thay cho đối tượng bị cưỡng chế kể cả trường hợp chưa tới thời hạn mà Bên thứ 3 phải trả khoản nợ cho đối tượng bị cưỡng chế.
Trả lời: Đáp án a
Câu 68: Căn cứ Tờ khai GTGT thì số thuế GTGT phải nộp của Công ty A tháng 7/2007 là 300 triệu đồng, tháng 8 là 200 triệu đồng, tháng 9 là 100 triệu đồng, tháng 10 là 400 triệu đồng và tháng 11 là 50 triệu đồng. Đến ngày 26/12/2007, Công ty chưa nộp các khoản thuế GTGT phải nộp nêu trên vào ngân sách nhà nước. Công ty A có thuộc trường hợp bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế hay không? Nếu có thì sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế đối với khoản nợ thuế GTGT của tháng nào?
a. Không.        b.     Có. Tháng 7,8,9.       c.    Có. Tháng 7,8.
Trả lời: Đáp án c
Câu 69: Trường hợp cưỡng chế bằng biện pháp kê biên tài sản thì quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế phải gửi cho các đối tượng nào dưới đây:
a. Đối tượng bị cưỡng chế, tổ chức cá nhân có liên quan.
b. Đối tượng bị cưỡng chế, tổ chức, cá nhân có liên quan; cơ quan quản lý thuế cấp trên trực tiếp; Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn nơi thực hiện cưỡng chế.
c. Đối tượng bị cưỡng chế, tổ chức, cá nhân có liên quan; Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn nơi thực hiện cưỡng chế.
Trả lời: Đáp án b
Câu 70: Thời điểm 28/11/2007, Công ty T còn nợ thuế GTGT phải nộp tháng 7/2007 là 300 triệu đồng. Công ty có mở tài khoản tiền gửi tại 2 nơi: Chi nhánh Ngân hàng đầu tư – phát triển A và Chi nhánh ngân hàng ngoại thương A. Qua xác minh thì thời điểm 28/11/2007 số tiền hiện có trong tài khoản tiền gửi tại Chi nhánh Ngân hàng đầu tư – phát triển A của Công ty là 200 triệu đồng và tại Chi nhánh ngân hàng ngoại thương A là 200 triệu đồng. Trường hợp này khi cơ quan thuế ra quyết định cưỡng chế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản tiền gửi thì quyết định này được gửi cho ngân hàng nào?
a. Chi nhánh Ngân hàng đầu tư – phát triển A và Chi nhánh ngân hàng ngoại thương A.
b. Chi nhánh Ngân hàng đầu tư – phát triển A.
c. Chi nhánh ngân hàng ngoại thương A.
Trả lời: Đáp án a
Câu 71: Đối tượng bị cưỡng chế bằng biện pháp khấu trừ một phần tiền lương hoặc một phần thu nhập áp dụng đối với các trường hợp nào dưới đây?
a. Cán bộ, công chức hoặc cá nhân đang làm việc được hưởng lương hoặc thu nhập tại một cơ quan, tổ chức theo hợp đồng lao động có thời hạn từ 6 tháng trở lên.
b. Cán bộ, công chức và cá nhân được hưởng trợ cấp hưu trí hoặc mất sức hàng tháng.
c. Cán bộ, công chức hoặc cá nhân đang làm việc được hưởng lương hoặc thu nhập tại một cơ quan, tổ chức theo hợp đồng lao động có thời hạn từ 6 tháng trở lên, cá nhân được hưởng trợ cấp hưu trí hoặc mất sức hàng tháng.
Trả lời: Đáp án c
Câu 72: Anh (chị) hãy cho biết trường hợp cưỡng chế bằng biện pháp khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập thì tỷ lệ khấu trừ tiền lương, trợ cấp hưu trí hoặc mất sức đối với cá nhân theo mức nào sau đây:
a. Không thấp hơn 30% tổng số tiền lương, trợ cấp hàng tháng của cá nhân.
b. Không thấp hơn 10% và không quá 30% tổng số tiền lương, trợ cấp hàng tháng của cá nhân.
c. Không thấp hơn 30% và không quá 50% tổng số tiền lương, trợ cấp hàng tháng của cá nhân.
Trả lời: Đáp án b
Câu 73: Trường hợp kê biên tài sản thuộc sở hữu chung của cá nhân bị cưỡng chế với người khác thì sau thời gian bao lâu kể từ ngày kê biên mà không có người khởi kiện thì tài sản được đem bán đấu giá?
a. 30 ngày.              b.  2 tháng.             c.  3 tháng.
Trả lời: Đáp án a
Câu 74: Việc cưỡng chế bằng biện pháp thu tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế do tổ chức, cá nhân khác đang giữ được áp dụng khi có các điều kiện nào?
a. Cơ quan thuế không áp dụng được các biện pháp cưỡng chế khác như: trích tiền từ tài khoản, khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập, kê biên tài sản hoặc đã áp dụng các biện pháp trên nhưng chưa thu đủ số nợ tiền thuế, tiền phạt.
b. Cơ quan thuế có căn cứ xác định bên thứ ba đang có khoản nợ hoặc giữ tiền, tài sản của đối tượng bị cưỡng chế.
c. Cả hai điều kiện trên.
Trả lời: Đáp án c
Câu 75 a: Mức xử phạt là bao nhiêu phần trăm (%) mỗi ngày tính trên số tiền thuế chậm nộp đối với hành vi chậm nộp tiền thuế?
a. 0,1%.                b.  0,05%.                    c.   0,2%.
Trả lời: Đáp án b

PHẦN XI – KIỂM TRA, THANH TRA THUẾ VÀ
XỬ LÝ VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ THUẾ
Câu 75 b: Do không giải trình, bổ sung các thông tin có liên quan về hồ sơ khai thuế TNDN quý 2 năm 2007 theo thông báo của cơ quan thuế. Ngày 29/9/2007, Công ty A nhận được Quyết định kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp thuế, đến thứ hai ngày 3/10/2007, đoàn kiểm công bố quyết định kiểm tra tại đơn vị. Ngày 4/10/2007, tiến hành kiểm tra sổ sách kế toán theo quyết định kiểm tra. Thời hạn kiểm tra trong trường hợp này được quy định cụ thể như thế nào?
a, Không quá ngày 8/10/2007.
b, Không quá ngày 11/10/2007.
c, Không quá ngày 7/10/2007.
d, Không phải 3 phương án trên.
Trả lời: Đáp án d
Câu 76: Trong quá trình thanh tra thuế tại Công ty TNHH X, đoàn thanh tra phát hiện đơn vị có dấu hiệu gian lận thuế, sử dụng hoá đơn bất hợp pháp của doanh nghiệp bỏ trốn để hợp thức hoá đầu vào. Với cương vị là trưởng đoàn thanh tra ông A không được quyền:
a, Yêu cầu kiểm kê tài sản của Công ty TNHH X liên quan đến nội dung thanh tra nói trên.
b, Quyết định tổ chức khám trụ sở của Công ty X với sự chứng kiến của Giám đốc và kế toán trưởng Công ty X nói trên.
c, Yêu cầu đoàn thanh tra lập biên bản tạm giữ tài liệu, tang vật liên quan đến công tác thanh tra.
d, Kiến nghị Thủ trưởng cơ quan thuế xử lý vi phạm hành chính Công ty X do không cung cấp các hồ sơ tài liệu cần thiết phục vụ công tác thanh tra của đoàn gây khó khăn cho công tác thanh tra.
Trả lời: Đáp án a
Câu 77: Quá trình kiểm tra thuế tại DNTN A, đoàn kiểm tra Cục Thuế X phát hiện DNTN A có dấu hiệu thành lập để mua bán hoá đơn GTGT bất hợp pháp với một số công ty trên địa bàn TP X nhằm chiếm đoạt tiền thuế của Nhà nước. Xét thấy dấu hiệu tội phạm, Cục Thuế X đã chuyển hồ sơ cho cơ quan cảnh sát điều tra theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự. Trong trường hợp này, giả sử ngày phát hiện DNTN A có dấu hiệu tội phạm là ngày thứ hai 1/10/2007 thì Cục Thuế X phải chuyển hồ sơ trong thời hạn nào?
a, Ngày 1/11/2007.
b, Ngày 1/12/2007.
c, Ngày 4/10/2007.
d, Ngày 10/10/2007.
Trả lời: Đáp án c
Câu 78: Tháng 3/2008, Công ty A nộp hồ sơ quyết toán thuế tại Cục Thuế X, sau khi kiểm tra tính đầy đủ, chính xác của các thông tin tài liệu trong hồ sơ thuế cán bộ thuế phát hiện đơn vị kê khai thiếu một số chỉ tiêu và yêu cầu bổ sung thông tin trước ngày 10/4/2008. Quá thời hạn trên thông báo nhưng đơn vị không có văn bản giải trình và bổ sung tài liệu theo yêu cầu. Do vậy:
a, Cục Thuế ấn định số thuế phải nộp và thông báo cho Công ty A biết.
b, Ra Quyết định kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế do không đủ căn cứ để ấn định số thuế phải nộp.
c, Ra quyết định Thanh tra tại doanh nghiệp.
d, Cục Thuế thông báo bổ sung gia hạn thời gian để Công ty A giải trình.
Trả lời: Đáp án b
Câu 79: Trong quá trình kiểm tra tại trụ sở Công ty TNHH Y, đoàn kiểm tra Cục Thuế Z phát hiện Công ty có hành vi về mua bán hoá đơn bất hợp pháp có dấu hiệu trốn thuế, gian lận thuế. Đoàn kiểm tra đã báo cáo với thủ trưởng cơ quan thuế:
a, Gia hạn kiểm tra thêm 5 ngày làm việc tại Công ty TNHH Y.
b, Chuyển hồ sơ sang cơ quan cảnh sát điều tra.
c, Chuyển hồ sơ sang bộ phận thanh tra thuế bổ sung kế hoạch thanh tra.
d, Ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế.
Trả lời: Đáp án  b

PHẦN XII – KHIẾU NẠI, TỐ CÁO, KHỞI KIỆN


Câu 80: Ông A có nhận được quyết định xử lý vi phạm hành chính của Chi cục Thuế (quyết định này vẫn trong thời hiệu khiếu nại), Ông A làm đơn khiếu nại gửi Cục Thuế và cả Chi cục Thuế. Sau khi nhận được đơn khiếu nại Cục Thuế đã tiến hành thụ lý để giải quyết, vậy tiến hành thụ lý để giải quyết của Cục Thuế đúng hay sai?
a. Đúng.
b. Sai.
Trả lời: Đáp án b
Câu 81: Ông B nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần 2 của Cục Thuế, ngay sau ngày nhận được quyết định Ông B làm đơn khiếu nại gửi Tổng cục Thuế, nhưng Tổng cục Thuế không thụ lý để giải quyết là đúng hay sai?
a. Đúng.
b. Sai.
Trả lời: Đáp án b

Câu 82: Mặc dù không gặp trở ngại gì cho việc khiếu nại nhưng 6 tháng sau khi nhận được quyết định xử phạt vi phạm hành chính của Cục Thuế H, Ông C mới gửi đơn khiếu nại gửi Cục Thuế H. Cục Thuế H từ chối không thụ lý để giải quyết khiếu nại của Ông C là đúng hay sai? Tại sao?
a. Đúng.
b. Sai.
Trả lời: Đáp án a (Đúng) Vì đã quá thời hiệu khiếu nại 90 ngày.
Câu 83: Sau khi nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu của Chi cục Thuế huyện X (Tỉnh Y), ông D không đồng ý và khởi kiện vụ án hành chính tại TAND huyện X. Vụ án đã được xét xử bằng một bản án đã có hiệu lực pháp luật nhưng ông D vẫn không đồng ý và tiếp tục gửi đơn khiếu nại lên Cục Thuế tỉnh Y. Trong trường hợp này Cục Thuế tỉnh Y có phải thụ lý để giải quyết không? tại sao?
a. Phải thụ lý để giải quyết.
b. Không phải thụ lý để giải quyết.
Trả lời: Đáp án b (Không phải thụ lý để giải quyết). Vì đã được toà án
thụ lý giải quyết và đã có bản án quyết định của tào án. Điều 32 Luật khiếu nại, tố cáo.

Câu 84: Ông K nhận được quyết định xử lý vi phạm hành chính của Cục Thuế tỉnh Q. Do bận việc nên ông K đã gọi điện nhờ em ruột của mình là Ông H làm đơn khiếu nại và ký tên Ông H để đảm bảo đơn vẫn trong thời hiệu khiếu nại. Hỏi sau khi nhận đơn khiếu nại Cục Thuế tỉnh Q có phải thụ lý để giải quyết hay không? Tại sao?
a. Phải thụ lý để giải quyết.
b. Không phải thụ lý để giải quyết.
Trả lời: Đáp án b (Không phải thụ lý để giải quyết) Vì Ông H chưa có giấy tờ hợp pháp hoặc chưa có xác nhận của UBND xã, phường về người đại diện hợp pháp.
Câu 85: Ông M nhận được quyết định xử lý vi phạm hành chính của Cục Thuế, Ông L là hàng xóm của Ông M sau khi xem quyết định xử lý của Cục Thuế đối với ông M, Ông L đã tự ý làm đơn khiếu nại và ký tên (đơn vẫn trong thời hiệu khiếu nại) gửi Cục Thuế. Cục Thuế sau khi nhận đơn đã thụ lý để giải quyết như vậy đúng hay sai?
a. Đúng
b. Sai.
Trả lời: Đáp án b.
Câu 86: Bà N nhận được quyết định xử lý vi phạm hành chính củ Chi cục Thuế quận 1. Năm ngày sau, Bà N bị bệnh hôn mê và phải vào bệnh viện điều trị tại bệnh viện. Chồng bà N sau khi xem xét đã làm đơn gửi Chi cục Thuế quận 1, khiếu nại về quyết định ấn định đối với bà N (đơn vẫn trong thời hiệu khiếu nại). Hỏi sau khi nhận đơn Chi cục Thuế quận 1 có phải thụ lý để giải quyết không? Tại sao?
a. Phải thụ lý để giải quyết.
b. Không phải thụ lý để giải quyết.
Trả lời: Đáp án b (Không phải thụ lý để giải quyết). Vì chưa có giấy tờ hợp pháp hoặc xác nhận của UBND xã, phường chứng minh là người đại diện hợp pháp.
Câu 87: Cháu V chưa thành niên (đang ở cùng với bố mẹ có đủ năng lực hành vi dân sự) nhận được quyết định xử lý vi phạm hành chính của Chi cục Thuế, Cháu V đã nhờ ông H là hàng xóm của gia đình mình làm đơn khiếu nại quyết định xử lý vi phạm của Chi cục Thuế, sau khi xem xét ông H đã làm đơn (đơn vẫn trong thời hiệu khiếu nại) gửi Chi cục Thuế. Như vậy sau khi nhận đơn Chi cục Thuế có phải thụ lý để giải quyết không?
a. Phải thụ lý để giải quyết.
b. Không phải thụ lý để giải quyết.
Trả lời: Đáp án b.

Câu 88: Bà L nhận được quyết định xử lý vi phạm hành chính của Cục Thuế, nhưng do bà L già yếu bà đã uỷ quyền cho con làm đơn khiếu nại quyết định xử lý vi phạm hành chính của Cục Thuế (việc uỷ quyền đã được lập thành văn bản và chỉ có chữ ký của hai mẹ con), sau khi xem xet con bà đã làm đơn (đơn vẫn trong thời hiệu khiếu nại) gửi Cục Thuế. Như vậy sau khi nhận đơn Cục Thuế có phải thụ lý để giải quyết không?
a. Phải thụ lý để giải quyết.
b. Không phải thụ lý để giải quyết.
Trả lời: Đáp án a.
Câu 89: Bà H nhận được quyết định xử lý vi phạm hành chính của Chi cục Thuế, nhưng do bà H già yếu bà đã uỷ quyền cho ông M làm đơn khiếu nại (việc uỷ quyền đã được lập thành văn bản và có xác nhận của UBND phường), sau khi xem xét ông M đã làm đơn (đơn vẫn trong thời hiệu khiếu nại) gửi Chi cục Thuế. Như vậy sau khi nhận đơn Chi cục Thuế có phải thụ lý để giải quyết không?
a. Phải thụ lý để giải quyết.
b. Không phải thụ lý để giải quyết.
Trả lời: Đáp án a.
Câu 90: Công ty TNHH B nhận được quyết định xử lý vi phạm hành chính của Cục Thuế, sau khi xem xét Công ty đã làm đơn khiếu nại gửi Cục thuế (đơn vẫn trong thời hiệu), do giám đốc công ty bận nên Giám đốc đã uỷ quyền cho Phó giám đốc(việc uỷ quyền đã được lập thành văn bản và có chữ ký, đóng dấu). Sau khi nhận đơn Cục Thuế không thụ lý để giải quyết như vậy đúng hay sai?
a. Đúng.
b. Sai.
Trả lời: Đáp án b.
Câu 91: Công ty TNHH A nhận được quyết định xử lý vi phạm hành chính của Cục Thuế, sau khi xem xét Công ty đã làm đơn khiếu nại gửi Cục thuế (đơn vẫn trong thời hiệu) đơn do Phó giám đốc công ty ký (ngoài đơn này không có giấy tờ gì khác kèm theo). Như vậy sau khi nhận đơn Cục Thuế có phải thụ lý để giải quyết không?
a. Phải thụ lý để giải quyết.
b. Không phải thụ lý để giải quyết.
Trả lời: Đáp án b.
Câu 92: Cục Thuế nhận được đơn tố cáo, tố cáo cán bộ thuế (cán bộ thuộc quyền quản lý của Cục) nhưng đơn tố cáo không có tên và không có địa chỉ. Như vậy, khi nhận được đơn Cục Thuế có phải thụ lý để giải quyết không?
a. Phải thụ lý để giải quyết.
b. Không phải thụ lý để giải quyết.
Trả lời: Đáp án b.
Câu 93: Chi cục Thuế nhận được đơn tố cáo, tố cáo cán bộ thuế (cán bộ thuộc quyền quản lý của Chi cục Thuế) nhưng đơn tố cáo đã được cấp có thẩm quyền xem xét, kết luận nay tố cáo lại nhưng không có tài liệu, bằng chứng mới. Như vậy, khi nhận được đơn Chi cục Thuế có phải thụ lý để giải quyết không?
a. Phải thụ lý để giải quyết.
b. Không phải thụ lý để giải quyết.
Trả lời: Đáp án b.

Câu 94: Cục Thuế nhận được đơn tố cáo, tố cáo cán bộ thuế (cán bộ thuộc quyền quản lý của Cục) nhưng đơn tố cáo không có chữ ký trực tiếp mà sao chụp chữ ký. Như vậy, khi nhận được đơn tố cáo Cục Thuế có phải thụ lý để giải quyết không?
a. Phải thụ lý để giải quyết.
b. Không phải thụ lý để giải quyết.
Trả lời: Đáp án b.

PHẦN XIII – THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN
Câu 95: Theo bạn, thuế TNCN đối với thu nhập không thường xuyên là khoản:
a. Nộp cho từng lần phát sinh thu nhập và cuối năm không phải thực hiện quyết toán thuế đối với khoản thu nhập này.
b. Tạm khấu trừ thuế theo quy định đối với khoản thu nhập có giá trị từ 500.000 đ trở lên và cuối năm thực hiện quyết toán thuế đối với khoản thu nhập này.
c. Tạm khấu trừ thuế theo quy định đối với khoản thu nhập có giá trị từ 15 triệu đồng trở lên và cuối năm thực hiện quyết toán thuế đối với khoản thu nhập này.
Trả lời: Tình huống: a
Câu 96: Ông A được cơ quan chi hộ khoản tiền nhà (không tính trong tiền lương, tiền công) nhưng thắc mắc không biết khoản tiền nhà này có là thu nhập chịu thuế không. Theo bạn:
a. Khoản tiền nhà được tính vào thu nhập chịu thuế theo số thực tế chi trả hộ.
b. Khoản tiền nhà được tính vào thu nhập chịu thuế theo số thực tế chi trả hộ nhưng không vượt quá 15% tổng số thu nhập về tiền lương, tiền công, tiền thù lao.
c. Khoản tiền nhà được tính vào thu nhập chịu thuế theo số thực tế chi trả hộ nhưng không vượt quá 15% tổng thu nhập chịu thuế.
Trả lời: Tình huống: c
Câu 97: Bà B đang có dự định gửi tiền tiết kiệm và ước tính khoản lãi hàng tháng là 5 triệu đồng. Bà đang băn khoăn không biết khoản thu nhập từ lãi tiền gửi tiết kiệm có phải nộp thuế TNCN không. Theo bạn:
a. Phải thực hiện khấu trừ 10% đối với khoản thu nhập từ 500.000 đồng trở lên.
b. Khoản thu nhập này hiện nay tạm thời chưa thu thuế TNCN.
c. Khoản thu nhập này là thu nhập không chịu thuế TNCN.
Trả lời: Tình huống: b
Câu 98: Ông X trúng thưởng xổ số trị giá 20 triệu đồng. Khi đến nhận giải thưởng ông không biết có phải nộp thuế TNCN  đối với khoản thu nhập từ trúng thưởng xổ số không và phải nộp như thế nào. Theo bạn thì:
a. Khoản thu nhập từ trúng thưởng xổ số không phải nộp thuế TNCN.
b. Công ty xổ số sẽ thực hiện khấu trừ và nộp vào NSNN, đồng thời cấp Biên lai cho ông X.
c. Ông X tự đến cơ quan thuế nộp thuế TNCN  đối với khoản thu nhập này.
Trả lời: Tình huống: b

Câu 99: Khoản thu nhập nào của chủ hộ kinh doanh cá thể, của các cá nhân thì không phải kê khai nộp thuế TNCN.
a. Tất cả các khoản thu nhập.
b. Thu nhập đã thuộc diện chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.
c. Không có khoản thu nhập nào.
Trả lời: Tình huống: b
Câu 100: Người nước ngoài làm việc tại Việt Nam được cơ quan chi trả thu nhập thanh toán cho họ tiền vé máy bay về phép. Vậy khoản tiền vé máy bay nào sau đây được xem là thu nhập không phải kê khai nộp thuế TNCN:
a. Khoản tiền vé máy bay về phép của cá nhân người nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
b. Khoản tiền vé máy bay về phép cho cả gia đình họ gồm: cá nhân người nước ngoài cùng vợ (hoặc chồng) và con.
c. Khoản tiền vé máy bay về phép cho vợ (hoặc chồng) và con của người nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
Trả lời: Tình huống: a
Câu 101: Thời gian cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam cho năm tính thuế đầu tiên được xác định bằng cách:
a. Cộng tất cả số ngày có mặt tại Việt Nam trong phạm vi từ ngày đầu tiên đến Việt Nam đến hết năm.
b. Cộng tất cả số ngày có mặt tại Việt Nam trong phạm vi 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên đến Việt Nam.
c. Cộng tất cả số ngày có mặt tại Việt Nam trong phạm vi từ ngày đầu tiên đến Việt Nam đến hết năm sau năm đến Việt Nam.
Trả lời: Tình huống: b
Câu 102: Ông Pierre sang Việt Nam làm việc có thời giam cư trú trong năm tính thuế đầu tiên là 140 ngày nên thuộc đối tượng không cư trú tại Việt Nam. Ông đang băn khoăn không biết quyết toán thuế với phần thu nhập phát sinh tại Việt Nam sẽ được thực hiện như thế nào:
a. Nộp thuế theo thuế suất 10% tính trên tổng thu nhập chịu thuế.
b. Nộp thuế theo thuế suất 25% tính trên tổng thu nhập chịu thuế.
c. Nộp thuế theo Biểu thuế luỹ tiến từng phần.
Trả lời: Tình huống: b
Câu 103: Đối với công dân Việt Nam nếu trong năm thuế vừa có thu nhập phát sinh tại Việt Nam vừa có thu nhập phát sinh ở nước ngoài thì thuế suất được áp dụng như thế nào trong 3 cách sau:
a. Thuế suất được áp dụng theo Biểu thuế của người Việt Nam.
b. Thuế suất được áp dụng theo Biểu thuế của người nước ngoài.
c. Thuế suất được áp dụng đối với thời gian ở trong nước theo Biểu thuế của người Việt Nam và thời gian ở nước ngoài theo Biểu thuế của người nước ngoài.
Trả lời: Tình huống: c
Câu 104: Việc thực hiện quyết toán thuế thu nhập tại cơ quan chi trả thu nhập áp dụng đối với:
a. Cá nhân có thu nhập từ hai nơi trở lên.
b. Cá nhân đăng ký nộp thuế tại cơ quan chi trả thu nhập.
c. Cá nhân trong năm chỉ có thu nhập duy nhất tại một nơi.
Trả lời: Tình huống: c
Câu 105: Trường hợp người nước ngoài là đối tượng cư trú tại Việt Nam trong năm tính thuế có thu nhập tại nước ngoài và đã nộp thuế tại nước ngoài thì:
a. Được trừ toàn bộ số thuế đã nộp ở nước ngoài.
b. Được trừ số thuế đã nộp ở nước ngoài nhưng số thuế được trừ không vượt quá số thuế phải nộp theo biểu thuế của Việt Nam tính cho phần phân bổ thu nhập phát sinh tại nước ngoài.
c. Không được trừ số thuế đã nộp ở nước ngoài.
Trả lời: Tình huống: b
Câu 106: Người nước ngoài là đối tượng cư trú tại Việt Nam thì thu nhập chịu thuế là:
a. Tổng số thu nhập phát sinh tại Việt Nam và thu nhập phát sinh ngoài Việt Nam trong năm tính thuế.
b. Tổng số thu nhập được chi trả lại Việt Nam trong năm tính thuế.
c. Tổng số thu nhập phát sinh tại Việt Nam trong năm tính thuế.
Trả lời: Tình huống: a

Câu 107: Trường hợp người nước ngoài không hiện diện tại Việt Nam nhưng có thu nhập phát sinh tại Việt Nam thì:
a. Được coi là đối tượng không cư trú tại Việt Nam và nộp thuế theo thuế suất 25% trên tổng thu nhập chịu thuế.
b. Được coi là đối tượng không cư trú tại Việt Nam và nộp thuế theo Biểu thuế luỹ tiến từng phần.
c. Không thuộc đối tượng nộp thuế TNCN tại Việt Nam.
Trả lời: Tình huống: a

Câu 108:  Đối với người nước ngoài được coi là không cư trú tại Việt Nam, áp dụng thuế suất 25% tính trên tổng thu nhập chịu thuế. Thu nhập chịu thuế bao gồm:
a. Thu nhập phát sinh Việt Nam và thu nhập phát sinh ngoài Việt Nam.
b. Thu nhập phát sinh Việt Nam không phân biệt nơi nhận thu nhập ở Việt Nam hay ở nước ngoài.
c. Thu nhập nhận được tại Việt Nam.
Trả lời: Tình huống: b
Câu 109: Thuế suất thuế thu nhập không thường xuyên đối với thu nhập về trúng thưởng sổ số là:
a. 5%.
b. 10%.
c. 15%.
Trả lời: Tình huống: b
Câu 110: Thuế suất thuế thu nhập không thường xuyên đối với thu nhập về chuyển giao công nghệ là:
a. 5%.
b. 10%.
c. 15%.
Trả lời: Tình huống: a
Câu 111: Đối với các khoản thu nhập phát sinh bằng ngoại tệ, trường hợp kiểm tra, phát hiện cơ quan chi trả thu nhập chưa kê khai khấu trừ thuế thu nhập cá nhân hàng tháng thì tỷ giá ngoại tệ để tính quy đổi thu nhập ra Đồng Việt Nam là tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước công bố:
a. Tại thời điểm phát sinh thu nhập.
b. Tại thời điểm kiểm tra.
c. Tại thời điểm nộp số thuế còn thiếu vào NSNN.
Trả lời: Tình huống: a

Câu 112: Việc quyết toán thuế TNCN được thực hiện đối với:
a. Thu nhập thường xuyên.
b. Thu nhập không thường xuyên.
c. Thu nhập thường xuyên và không thường xuyên.
Trả lời: Tình huống: a
Câu 113: Ông Paul lần đầu tiên đến Việt Nam làm việc và có thu nhập đến mức chịu thuế. Ông cho rằng mình là đối tượng cư trú tại Việt Nam tính thuế theo Biểu thuế luỹ tiến từng phần nhưng không biết tiêu thức nào sau đây được xem là đối tượng cư trú tại Việt Nam:
a. Ở tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính cho 12 tháng liên tục kể từ khi đến Việt Nam .
b. Ở tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính đến ngày cuối cùng (31/12) của năm đến Việt Nam.
c. Ở tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính đến ngày rời Việt Nam về nước.
Trả lời: Tình huống: a
Câu 114: Công ty X ký hợp đồng với Trường đại học K về đào tạo cho 2 nhân viên hàng tháng tiền học phí phải trả là 1 triệu và tiền mua thêm tài liệu là 0.5 triệu.
a. Khoản  tiền học phí (1 triệu) và tiền mua thêm tài liệu (0.5 triệu) phải được cộng vào thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân.
b. Chỉ có khoản tiền mua thêm tài liệu là cộng và thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân.
C.Cả 2 khoản tiền trên không thuộc đối tượng chịu thuế thu nhập cá nhân.
Trả lời: Tình huống: b

 

Tags:

Có thể bạn quan tâm:

Giới thiệu Blog

Cuộc sống - cho đi là còn mãi- chia sẻ và yêu thương!

Chào các bạn- Mình là Ngô Hải Long - Ceo công ty Giải pháp số LBK- Chuyên seo web, quảng cáo Google , Facebook, Zalo và lập trình web wordpress, App (ứng dụng) IOS, Android. Các blog lập ra với mục đích chia sẻ kiến thức cuộc sống, thủ thuật máy tính, việc làm, tài liệu miễn phí. Trong quá trình đội ngũ biên soạn không tránh khỏi thiếu sót hoặc trùng lặp nội dung với các quý blog khác, thành thật xin lỗi nếu có sự cố đó xảy ra - Vậy bạn Vui lòng liên hệ giúp tới ngolonglbk@gmail.com nếu có bất cứ ý kiến, thắc mắc , yêu cầu xóa bài nào! Trân trọng cám ơn các bạn!

Chào mừng các bạn đến với  ngolongnd.net - Blog thư giãn và chia sẻ kiến thức, tài liệu miễn phí! 

Liên hệ quảng cáo- mua back link tại đây

(function($) { $(document).ready(function() { $('header .ux-search-submit').click(function() { console.log('Moew'); $('header form.search_google').submit(); }); }); })(jQuery);