Quy trình, thủ tục, hồ sơ thi tuyển công chức gồm những gì,✅ quy trình thực hiện ra sao, hồ sơ thi công chức giáo viên Hồ sơ thi công chức 2022, Mẫu hồ sơ thi công chức 2021, Hồ sơ thi công chức gồm những gì, Hồ sơ thi công chức thuế 2021, Mẫu hồ sơ thi công chức 2022, Hồ sơ công chức gồm những gì, Hồ sơ thi công chức cấp xã, Hồ sơ thi công chức ngành y tế? ✅hồ sơ thi công chức gồm những gì?✅ là câu hỏi nhiều bạn còn chưa rõ. gửi tới các bạn cách tuyển công chức và thực hiện sao cho đúng. thông thường mỗi kì thi công chức sẽ có những quy định rõ ràng về từng mục. Bạn có thể căn cứ vào kì thi cụ thể. Sau đây là các quy định chung:
Nội dung chính:
Hồ sơ thi công chức 2022
Tên thủ tục | Thủ tục thi tuyển công chức |
Lĩnh vực | Lĩnh vực công chức |
Cơ sở pháp lý | – Luật Cán bộ, công chức số 22/2008/QH12 ngày 13/11/2008 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; – Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15/3/2010 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức; – Nghị định số 93/2010/NĐ-CP ngày 31 tháng 8 năm 2010 của Chính phủ sửa đổi một số điều của Nghị định số 24/2010/NĐ-CP; – Thông tư số 13/2010/TT-BNV ngày 30/12/2010 của Bộ Nội vụ quy định chi tiết một số điều về tuyển dụng và nâng ngạch công chức của Nghị định số 24/2010/NĐ-CP; – Thông tư số 05/2012/TT-BNV ngày 24/10/2012 của Bộ Nội vụ sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 13/2010/TT-BNV ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ Nội vụ quy định chi tiết một số điều về tuyển dụng và nâng ngạch công chức của Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức; – Thông tư số 03/2015/TT-BNV ngày 10 tháng 03 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ sửa đổi, bổ sung Điều 9 Thông tư số 13/2010/TT-BNV ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ Nội vụ quy định chi tiết một số điều về tuyển dụng và nâng ngạch công chức của Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức; – Thông tư liên lịch số 228/2016/TTLT-BTC ngày 11/11/2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí tuyển dụng, dự thi nâng ngạch, thăng hạng công chức, viên chức; – Thông tư số 11/2014/TT-BNV ngày 09/10/2014 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định chức danh, mã số ngạch và tiêu chuẩn nghiệp vụ chuyên môn các ngạch công chức chuyên ngành hành chính; – Quyết định số 30/2012/QĐ-UBND ngày 25 tháng 7 năm 2012 của Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành quy định về tuyển dụng công chức và xếp lương khi bổ nhiệm ngạch; – Quyết định số 14/2016/QĐ-UBND ngày 06 tháng 5 năm 2016 của Ủy ban nhân dân Thành phố sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định về tuyển dụng công chức và xếp lương khi bổ nhiệm ngạch. – Thông tư số 05/2017/TT-BNV ngày 15 tháng 8 năm 2017 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 11/2014/TT-BNV ngày 09 tháng 10 năm 2010 và Thông tư số 13/2010/TT-BNV ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về tiêu chuẩn nghiệp vụ chuyên môn, bổ nhiệm ngạch và xếp lương đối với các ngạch công chức chuyên ngành hành chính và việc tổ chức thi nâng ngạch công chức. |
Trình tự thực hiện | – Bước 1: Thông báo tuyển dụng Căn cứ vào số lượng biên chế được giao, Thủ trưởng các sở, ban, ngành, xác định chỉ tiêu cần tuyển và đăng ký nhu cầu tuyển dụng công chức gửi về Sở Nội vụ. Sau khi xác định nhu cầu tuyển dụng của năm, Sở Nội vụ thông báo công khai trên phương tiện thông tin đại chúng (báo viết, báo nói, báo hình), trên Trang thông tin điện tử và niêm yết công khai tại trụ sở làm việc của Sở Nội vụ về tiêu chuẩn, điều kiện, số lượng cần tuyển, thời hạn và địa điểm tiếp nhận hồ sơ của người đăng ký dự tuyển. Thời hạn nhận hồ sơ của người đăng ký dự tuyển ít nhất là 30 ngày, kể từ ngày thông báo tuyển dụng công khai trên phương tiện thông tin đại chúng. – Bước 2: Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ Căn cứ vào thời hạn và địa điểm nhận hồ sơ trong thông báo, cá nhân nộp hồ sơ trực tiếp tại Tổ tiếp nhận và trả kết quả của Sở, ban, ngành nơi mà cá nhân có nguyện vọng thi tuyển. Thời gian tiếp nhận hồ sơ từ thứ hai đến thứ sáu (buổi sáng từ 07 giờ 30 phút đến 11 giờ 30 phút, buổi chiều từ 13 giờ 00 phút đến 17 giờ 00 phút). Tổ tiếp nhận và trả kết quả của Sở, ban, ngành kiểm tra hồ sơ: + Trường hợp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ thì cấp biên nhận cho người nộp. + Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ hoặc chưa hợp lệ thì hướng dẫn người nộp hoàn thiện hồ sơ theo quy định. – Bước 3: Chậm nhất 07 ngày trước ngày tổ chức thi tuyển, Sở, ban ngành lập danh sách người đủ điều kiện dự thi gửi về Sở Nội vụ và niêm yết công khai tại trụ sở làm việc. – Bước 4: Tổ chức thi tuyển + Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày hết thời hạn nhận hồ sơ của người đăng ký dự tuyển, Sở Nội vụ trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố quyết định thành lập Hội đồng tuyển dụng. Trường hợp không thành lập Hội đồng tuyển dụng (nếu số người đăng ký dự tuyển trong cùng một kỳ tuyển dụng từ 30 người trở xuống) thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố giao Sở Nội vụ thực hiện việc tuyển dụng. + Chậm nhất 07 ngày trước ngày tổ chức thi tuyển, trên cơ sở hồ sơ và danh sách đề nghị của các Sở, ban, ngành đã hợp lệ, Sở Nội vụ thẩm định và tổng hợp danh sách những người đủ điều kiện dự thi trình Hội đồng tuyển dụng công chức và thông báo đến các Sở, ban, ngành có người dự tuyển để niêm yết công khai tại trụ sở làm việc. Đối với các trường hợp không đủ điều kiện dự thi, Sở Nội vụ có văn bản thông báo rõ lý do gửi cho các Sở, ban, ngành nơi người đăng ký dự thi. Các Sở, ban, ngành có trách nhiệm thông báo cho người đăng ký dự thi biết. + Việc tổ chức thi tuyển công chức được thực hiện theo Quy chế tổ chức thi tuyển, xét tuyển công chức và nội quy kỳ thi tuyển, xét tuyển công chức. – Bước 5: Chấm thi, thông báo kết quả thi tuyển: Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả thi tuyển của Hội đồng tuyển dụng, Sở Nội vụ niêm yết công khai kết quả thi tuyển, danh sách dự kiến người trúng tuyển tại trụ sở làm việc và trên Trang thông tin điện tử của Sở Nội vụ; đồng thời Sở Nội vụ đề nghị các Sở, ban, ngành gửi thông báo kết quả thi tuyển bằng văn bản đến người dự tuyển vào cơ quan mình theo địa chỉ mà người dự tuyển đã đăng ký. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày niêm yết công khai kết quả thi tuyển, người dự tuyển có quyền gửi đơn đề nghị phúc khảo kết quả thi tuyển. Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố tổ chức chấm phúc khảo trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày hết thời hạn nhận đơn phúc khảo theo quy định. Người trúng tuyển trong kỳ thi phải có đủ các bài thi của các môn thi; có điểm của mỗi bài thi đạt từ 50 điểm trở lên và lấy theo điểm từ cao xuống thấp cho đến hết chỉ tiêu tuyển dụng của từng vị trí việc làm. Trường hợp có từ 02 người có kết quả bằng nhau ở vị trí tuyển dụng, người có điểm cao hơn của môn nghiệp vụ chuyên ngành (điểm viết; nếu điểm viết bằng nhau thì tính điểm trắc nghiệm) sẽ là người trúng tuyển; nếu điểm viết và trắc nghiệm bằng nhau thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố quyết định người trúng tuyển. – Bước 6: Thông báo kết quả tuyển dụng Sau khi có kết quả chấm phúc khảo, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt kết quả tuyển dụng công chức. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày có quyết định phê duyệt kết quả tuyển dụng của Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố, người đứng đầu các Sở, ban, ngành gửi thông báo công nhận kết quả trúng tuyển bằng văn bản đến người dự tuyển vào cơ quan mình theo địa chỉ mà người dự tuyển đã đăng ký, nội dung thông báo phải ghi rõ thời gian người trúng tuyển đến nhận quyết định tuyển dụng. – Bước 7: Hoàn thiện hồ sơ của người trúng tuyển: + Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo công nhận kết quả trúng tuyển của Sở, ban, ngành, người trúng tuyển phải đến Sở, ban, ngành để hoàn thiện hồ sơ dự tuyển. Hồ sơ dự tuyển phải được bổ sung để hoàn thiện trước khi ký quyết định tuyển dụng, bao gồm: • Bản sao các văn bằng, chứng chỉ và kết quả học tập theo yêu cầu của vị trí dự tuyển, được cơ quan có thẩm quyền chứng thực. • Phiếu lý lịch tư pháp do Sở Tư pháp nơi thường trú cấp. + Trường hợp người trúng tuyển có lý do chính đáng mà không thể đến hoàn thiện hồ sơ dự tuyển thì phải làm đơn xin gia hạn trước khi kết thúc thời hạn hoàn thiện hồ sơ dự tuyển gửi Sở, ban, ngành. Thời gian gia hạn không quá 15 ngày, kể từ ngày hết thời hạn hoàn thiện hồ sơ dự tuyển quy định. + Sau khi nhận đủ hồ sơ dự tuyển của người trúng tuyển, người đứng đầu Sở, ban, ngành có trách nhiệm thẩm tra, xác minh văn bằng, chứng chỉ của người trúng tuyển bảo đảm chính xác theo quy định của pháp luật. – Bước 8: Ra quyết định tuyển dụng: Sau khi hoàn thành các thủ tục theo quy định, trong thời hạn 15 ngày làm việc, người đứng đầu Sở, ban, ngành phải ra quyết định tuyển dụng đối với người trúng tuyển. Trường hợp người trúng tuyển không hoàn thiện đủ hồ sơ dự tuyển theo quy định hoặc Sở, ban, ngành phát hiện người trúng tuyển sử dụng văn bằng, chứng chỉ không hợp pháp thì người đứng đầu Sở, ban, ngành ra quyết định hủy kết quả trúng tuyển và có văn bản báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố. – Bước 9: Cá nhân nhận quyết định tuyển dụng trực tiếp tại Sở, ban, ngành nơi nộp hồ sơ thi tuyển hoặc qua đường bưu điện. |
Thành phần hồ sơ | – Thành phần hồ sơ: + Đơn đăng ký dự tuyển công chức (theo mẫu); + Bản sơ yếu lý lịch tự thuật có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền trong thời hạn 30 ngày, tính đến ngày nộp hồ sơ dự tuyển; + Bản sao có chứng thực (hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu) giấy khai sinh và hộ khẩu thường trú tại tỉnh, thành phố. + Bản sao có chứng thực (hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu) các văn bằng, chứng chỉ và kết quả học tập theo yêu cầu của vị trí dự tuyển; + Giấy chứng nhận sức khỏe còn giá trị sử dụng do cơ quan y tế đủ điều kiện được khám sức khỏe chứng nhận theo quy định tại Thông tư số 14/2013/TT-BYT ngày 06 tháng 5 năm 2013 của Bộ Y tế về hướng dẫn khám sức khỏe; + Giấy chứng nhận thuộc đối tượng ưu tiên trong tuyển dụng công chức (nếu có) được cơ quan có thẩm quyền chứng thực. – Số lượng hồ sơ: 01 bộ. |
Đối tượng | Cá nhân |
Thời gian giải quyết | – Ngay sau khi hết thời hạn tiếp nhận hồ sơ tuyển dụng, Sở, ban, ngành có trách nhiệm tổng hợp hồ sơ đã tiếp nhận và chuyển cho Sở Nội vụ. – Chậm nhất 07 (bảy) ngày trước ngày tổ chức thi tuyển, trên cơ sở hồ sơ và danh sách đề nghị của các cơ quan, Sở Nội vụ thẩm định và tổng hợp danh sách những người đủ điều kiện dự thi trình Hội đồng tuyển dụng công chức và thông báo đến các cơ quan có người dự tuyển để niêm yết công khai tại trụ sở làm việc. – Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả thi tuyển, Sở Nội vụ thông báo công khai và có văn bản đề nghị các Sở, ban, ngành gửi thông báo kết quả thi tuyển bằng văn bản tới người dự tuyển vào cơ quan mình theo địa chỉ mà người dự tuyển đã đăng ký. + Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày kể từ ngày niêm yết công khai kết quả thi tuyển, người dự tuyển có quyền gửi đơn đề nghị phúc khảo kết quả thi tuyển. Việc chấm phúc khảo được thực hiện trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày hết thời hạn nhận đơn phúc khảo. + Sau khi có kết quả chấm phúc khảo, Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt kết quả tuyển dụng công chức. + Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày, kể từ ngày có quyết định phê duyệt kết quả tuyển dụng của Ủy ban nhân dân Thành phố, người đứng đầu các Sở, ban, ngành gửi thông báo công nhận kết quả trúng tuyển bằng văn bản tới người dự tuyển vào cơ quan mình theo địa chỉ mà người dự tuyển đã đăng ký. |
Lệ phí | – Dưới 100 thí sinh mức thu 500.000 đồng/thí sinh/lần dự thi. – Từ 100 đến dưới 500 thí sinh mức thu 400.000 đồng/thí sinh/lần dự thi. – Từ 500 thí sinh trở lên mức thu 300.000 đồng/thí sinh/lần dự thi. |
Cơ quan ban hành | Ủy ban nhân dân TP. HCM |
Cấp độ | Cấp độ 2 |
Tài liệu đính kèm | thituyencc.docx |
1. Tên thủ tục: Tuyển dụng công chức:
2. Trình tự thực hiện:
Bước 1: Các bạn hãy chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo đúng quy định yêu cầu ( Trong bài viết đã có )
Bước 2: Sau khi đã chuẩn bị hồ sơ đầy đủ các bạn gửi hồ sơ tới cơ quan cần tuyển cán bộ công chức nhà nước
Cơ quan tuyển cán bộ công chức nhà nước sẽ phải kiểm tra lại tính pháp lý cũng như nội dung của hồ sơ. Nếu như hồ sơ người nộp còn thiếu hoặc chưa đáp ứng được yêu cầu thì cán bộ công chức tiếp nhận có trách nhiệm hướng dẫn theo quy định để người đến nộp hồ sơ làm lại
Khi đầy đủ hồ sơ cơ quan tuyển cán bộ, công chức tổ chức thi tuyển, làm tờ trình, trình Sở Nội vụ thẩm định. Khi có ý kiến thống nhất của Sở Nội vụ, cơ quan tuyển dụng ra quyết định tuyển dụng công chức
Thời gian làm việc: theo giờ hành chính.
Bước 3: Nhận Quyết định của cơ quan tuyển dụng trực tiếp tại cơ quan hành chính hoặc nhận theo đường bưu điện.
3. Cách thực hiện: Trực tiếp tại cơ quan tuyển dụng.
4. Hồ sơ:
1) Thành phần hồ sơ thi công chức gồm có :
Đơn xin dự tuyển thi công chức
Bản sơ yếu lý lịch theo mẫu quy định có xác nhận của UBND xã, phường thị trấn nơi cư trú hoặc của cơ quan, tổ chức nơi người đó đang công tác, học tập.
1 Bản sao giấy khai sinh.
Các chứng chỉ tiếng anh, tin học cũng như các văn bằng khác, bản sao có công chứng các giấy tờ, kết quả học tập phù hợp với yêu cầu của ngạch tuyển dụng
1 Giấy khám sức khỏe theo quy định
2. Số lượng hồ sơ : 02 bộ
5. Thời gian xử lý Thủ tục hành chính: 60 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ
6. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân
7. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
Các Sở, ban ngành, UBND huyện, thị xã, thành phố.
Các Sở, ban ngành, UBND huyện, thị xã, thành phố.
Sở Nội vụ
8. Lệ Phí Thi Công Chức
Lệ phí thi công chức nhà nước không cố định mà sẽ căn cứ vào số lượng thí sinh đáp ứng đủ các điều kiện dự thi mà áp dụng. Cụ thể như sau
Dưới 100 thí sinh tham dự, thu: 130.000 (một trăm ba mươi ngàn) đồng/thí sinh/lần dự thi.
Từ 100 đến dưới 500 thí sinh tham dự, thu: 100.000 (một trăm ngàn) đồng/thí sinh/lần dự thi.
Từ 500 đến dưới 1.000 thí sinh tham dự, thu: 70.000 (bảy mươi ngàn) đồng/thí sinh/lần dự thi.
Từ 1.000 thí sinh tham dự trở lên, thu: 60.000 (sáu mươi ngàn) đồng/thí sinh/lần dự thi.
9. Những Yêu Cầu Trong Tuyển Dụng Thi Công Chức
a) Đối Tượng Đăng Ký
Viên chức đang làm việc ở các đơn vị sự nghiệp của nhà nước;
Viên chức đang làm công tác quản lý, lãnh đạo từ cấp phòng trở lên trong các doanh nghiệp nhà nước;
Cán bộ, công chức cấp xã;
Sĩ quan và quân nhân chuyên nghiệp trong Quân đội nhân dân Việt Nam và Công an nhân dân Việt Nam.
b) Điều Kiện Và Tiêu Chuẩn Khi Đăng Ký Thi Công Chức
Tất cả những công dân có quốc tịch Việt Nam, hiện đang thường trú tại Việt Nam
Công dân có phẩm chất đạo đức tốt
Công dân trong độ tuổi từ 18 tới 45
Có đơn dự tuyển; có lý lịch rõ ràng; có văn bằng, chứng chỉ đào tạo phù hợp với yêu cầu của ngạch dự tuyển;
Có đủ sức khoẻ để đảm nhận nhiệm vụ, công vụ;
Không trong thời gian bị kỷ luật, bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành án phạt tù, cải tạo không giam giữ, quản chế, đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục.
Có thời gian làm việc liên tục tại cơ quan, tổ chức, đơn vị của Nhà nước từ 3 năm (36 tháng) trở lên;
Căn cứu vào tính chất và đặc điểm chuyên môn nghiệp vụ, cơ quan tuyển dụng có thể bổ sung thêm một số điều kiện đối với người dự tuyển.
c) Đối Tượng Ưu Tiên Khi Thi Công Chức
Anh hùng Lực lượng vũ trang, Anh hùng Lao động, thương binh, người hưởng chính sách như thương binh được cộng 30 điểm vào tổng kết quả thi tuyển;
Con liệt sĩ, con thương binh, con bệnh binh, con của người hoạt động cách mạng trước tổng khởi nghĩa (từ ngày 19/8/1945 trở về trước), con đẻ của ngườ hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học, con Anh hùng lực lượng vũ trang, con Anh hùng lao động, người có học vị tiến sĩ về chuyên ngành đào tạo phù hợp với nhu cầu tuyển dụng được cộng 20 điểm vào tổng kết quả thi tuyển;
Những người có học vị thạc sĩ đúng chuyên ngành đào tạo phù hợp với nhu cầu tuyển dụng; những người tốt nghiệp loại giỏi và xuất sắc ở các bậc đào tạo chuyên môn phù hợp với nhu cầu tuyển dụng; người đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự; đội viên thanh niên xung phong, đội viên trí thức trẻ tình nguyện phục vụ nông thôn, miền núi từ hai năm trở lên đã hoàn thành nhiệm vụ được cộng 10 điểm vào tổng kết quả thi tuyển;
Cán bộ, công chức cấp xã nếu có thời gian làm việc liên tục tại các cơ quan, tổ chức cấp xã từ 36 tháng trở lên thì được cộng thêm 10 điểm vào tổng kết quả thi tuyển.
d) Ưu tiên trong xét tuyển công chức:
Những người cam kết tình nguyện làm việc từ năm năm trở lên ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo được xét tuyển theo thứ tự ưu tiên sau đây :
Người dân tộc thiểu số, người cư trú tại nơi tình nguyện làm việc;
Anh hùng Lực lượng vũ trang, Anh hùng lao động;
Thương binh; Người hưởng chính sách như thương binh;
Con liệt sĩ;
Con thương binh, con bệnh binh, con của người hoạt động cách mạng trước tổng khởi nghĩa (từ ngày 19/8/1945 trở về trước), con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học, con anh hùng lực lượng vũ trang, con anh hùng lao động;
Người có học vị tiến sĩ đúng chuyên ngành đào tạo, phù hợp với nhu cầu tuyển dụng;
Người có học vị thạc sĩ đúng chuyên ngành đào tạo, phù hợp với nhu cầu tuyển dụng; người tốt nghiệp loại giỏi và xuất sắc ở các bậc đào tạo chuyên môn, phù hợp với nhu cầu tuyển dụng; người đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự, đội viên thanh niên xung phong, đội viên trí thức trẻ tình nguyện phục vụ nông thôn, miền núi từ hai năm trở lên đã hoàn thành nhiệm vụ.
10. Căn cứ pháp lý:
1. Căn cứ Nghị định số 117/2003/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2003 về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước;
2. Căn cứ Nghị định số 09/2007/NĐ-CP ngày 15/01/2007 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 117/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 của Chính phủ về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước;
3. Thông tư số 07/2007/TT-BNV ngày 4/7/2007 hướng dẫn nghị định số 09/NĐ-CP và Nghị định 117/NĐ-CP về quy định tuyển dụng, sử dụng, quản lý cán bộ công chức, viên chức trong các cơ quan hành chính Nhà nước;
4. Thông tư liên tịch số 101/2003/TTLT/BTC-BNV ngày 29/10/2003 quy định chế độ thu và quản lý sử dụng phí dự thi tuyển công chức và thi nâng ngạch cán bộ, công chức.
Trên đây là một số thông tin về hồ sơ thi công chức cũng như giới thiệu với các bạn một cách chi tiết về quá trình chuẩn bị và dự thi công chức như thế nào để các bạn có thể chuẩn bị cho kỳ thi một cách tốt nhất.