VGA OC là gì ? hướng dẫn overclock card màn hình

VGA OC là gì ? VGA (Video Graphics Array) – còn gọi là “card màn hình” hay “card đồ họa” là một thiết bị hỗ trợ xử lý dữ liệu hình ảnh và xuất tín hiệu video ra thiết bị hiên thị (màn hình, máy chiếu, kính VR). Một dàn máy tính thì không nhất thiết phải có VGA mới chạy được, nhưng với những tác vụ yêu cầu hiệu năng xử lý hình ảnh như chơi game cấu hình cao hay thiết kế đồ họa thì VGA là một linh kiện không thể thiếu. Trong những dòng liên kiện đó thì OC hay Ti ,.. là các kí hiệu đi chung vs card đồ họa. Bài viết dưới đây sẽ giải thích OC là gì ?

VGA OC là gì ?
VGA OC là gì ?

VGA là gì ?

VGA viết (Video Graphics Adaptor) là card màn hình – card đồ họa có nhiệm vụ xử lý hình ảnh trong máy tính như màu sắc, độ phân giải, độ tương phản, chắt lượng hình ảnh hiển thị trên màn hình…thông qua kết nối với màn hình để hiển thị hình ảnh giúp người dùng có thể thao tác, giao tiếp trên máy tính.
 
Tất cả các máy tính đều được trang bị VGA để xử lý hình ảnh, cũng như độ phân giải. VGA là một trong những bộ phần về phần cứng và nó rất quan trọng vì nó quyết định đến sức mạnh xử lý đồ họa và hiển thị hình ảnh của máy tính hay laptop.
 
VGA tương đối là quan trọng nó quyết định đến tốc độ nhanh chậm của máy, bạn sở hữu chiếc máy tính có VGA tốt thì máy sẽ chạy nhanh và ngược lại VGA kém thì máy sẽ chạy chậm. VGA càng mạnh thì giá thành càng cao, nhưng hiệu quả nó mang lại thì rất là tốt.

VGA OC là gì ?

OC là viết tắt của OverClocking. Hay người trong nghề thường gọi là ép xung. Vậy ép xung là gì ?

Ép xung là gì ?

Ép xung là từ thường hay được nhắc tới nhất khi nói về máy tính. Đối với những ai chưa tìm hiểu hoặc chưa rành về máy tính thì đây có vẻ là một cái gì đó rất ghê gớm, nhưng khi nắm rõ được khái niệm cơ bản và hiểu rõ cách thức hoạt động thì thực chất việc ép xung không rắc rối như bạn nghĩ. Vì vậy nếu bạn là người sử dụng máy tính có nhu cầu cao hơn bình thường hoặc muốn tìm hiểu thêm kiến thức, thì những thông tin cơ bản sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn.

Ép xung VGA  -hướng dẫn overclock card màn hình

Card đồ họa hiện nay và thậm chí khoảng vài năm về trước cũng đã có tính năng ép xung rồi, cũng khá đơn giản và dễ sử dụng. Bạn chỉ cần một card đồ họa có dán nhãn OC là đã có thể ép xung rồi, sau đó bạn sẽ tải MSI Afterburner (phần mềm được nhiều người sử dụng nhất, và có thể sử dụng cho tất cả loại GPU) rồi tinh chỉnh những thông số trong đó. Cũng giống như CPU, bạn cũng chỉ nên nhích từ từ mà thôi, để tìm vị trí thích hợp cân bằng giữa hiệu năng và sự ổn định.

Nếu bạn không rành về ép xung GPU hoặc còn gà mờ thì có thể tải driver có sẵn của card đồ họa mà bạn mua. Driver của hãng mà bạn mua card đồ họa sẽ luôn có những Profile ép xung sẵn (profile mặc định), bạn chỉ cần click vào đó là card đồ họa sẽ được ép xung một cách nhẹ nhàng và tình cảm. Các profile này sẽ có dạng như Gaming hoặc Silent, chọn Gaming thì card đồ họa sẽ boost clock lên và quạt sẽ tự chỉnh sao cho nhiệt độ thấp nhất, còn Silent thì card sẽ hoạt động một cách êm nhất nhưng đổi lại hiệu năng thấp hơn. Bạn cũng đừng lo mình làm sai vì các Profile đó đã được tính toán kỹ lưỡng rồi, chỉ cần click rồi sử dụng thôi. Chỉ khi nào bạn tự tạo một profile riêng rồi tự ý kéo các thanh thông số thì mới có vấn đề thôi, card đồ họa cũng được thiết kế để ngăn chuyện đó xảy ra nên hầu như sẽ không có chuyện bạn làm hư. Nhưng nói gì thì nói, bạn vẫn nên xem hướng dẫn ép xung của card đồ họa mình đang sử dụng trước rồi hãy làm, cũng như như CPU vậy – bạn tìm tên card đồ họa đang sử dụng rồi thêm “overclock guide”.

LƯU Ý: Khi ép xung bạn bắt buộc phải có hệ thống tản nhiệt tốt và PSU xịn, công suất của PSU phải là công suất thật và dư tối thiểu 150W so với công suất cần của cả hệ thống.

Kết luận : Thì một số tác vụ nhẹ như đồ họa hay chơi game bình thường không quá năng. Thì việc sử dụng Card OC là quá thừa và không dùng hết công xuất của nó. Vậy nên nếu có tác vụ bình thường chúng ta chỉ cần mua card thường là vừa đủ cho chúng ta chơi game hay thậm thí các tác vụ đồ họa nặng hơn.

Có thể bạn quan tâm:

(function($) { $(document).ready(function() { $('header .ux-search-submit').click(function() { console.log('Moew'); $('header form.search_google').submit(); }); }); })(jQuery);