CMOS là gì ? Nó có quan trọng với máy tính của bạn hay không ?

CMOS là gì ? Nó có quan trọng với máy tính của bạn hay không ?. CMOS (viết tắt của Complementary Metal-Oxide-Semiconductor – tạm dịch là Bán dẫn kim loại ô-xít bù) là thuật ngữ để chỉ một lượng nhỏ bộ nhớ trên bảng mạch máy tính, lưu trữ trong BIOS. Một số thiết lập cài đặt BIOS này có thời gian, ngày tháng trên hệ thống cũng như các thiết lập phần cứng.

CMOS là gì ? Nó có quan trọng với máy tính của bạn hay không ?
CMOS là gì ? Nó có quan trọng với máy tính của bạn hay không ?

Pin Cmos là gì?

Máy tính sử dụng một viên pin có kích thước nhỏ gắn trực tiếp lên main ở vị trí đặc biệt nhằm cung cấp nguồn năng lượng cho con chip Complementary Metal-Oxide Semiconductor hoạt động ổn định nhất dù máy tính có được cắm nguồn điện bên ngoài hay không. Ưu điểm của con chip này là hoạt động sử dụng rất ít năng lượng do đó viên pin Cmos có kích thước khá nhỏ gọn. Mời bạn theo dõi tiếp phần giới thiệu về chức năng của Pin Cmos là gì ngay bên dưới đây.

Hầu hết bo mạch đều có chỗ riêng cho pin CMOS, nhưng một số máy tính nhỏ như laptop, máy tính bảng có một phần bổ sung để đặt pin CMOS, kết nối tới bo mạch bằng dây dẫn nhỏ.

Tác dụng

Dùng để cung cấp nguồn điện duy trì cho chíp Cmos có thể hoạt động bình thường. Do sử dụng nguồn điện độc lập cung cấp từ pin nên bộ phận này có khả năng đưa ra thông tin chính xác về một số thông số cập nhật trên máy tính ngay cả khi máy đang ở trạng thái tắt như :

  • Ngày giờ hệ thống
  • Danh sách và thứ tự ổ đĩa giúp tìm hệ điều hành khởi động máy
  • Thông tin về các ổ đĩa
  • Thiết lập cho các thiết bị ngoại vi
  • Cài đặt mật khẩu bảo vệ

Pin Cmos hết, hỏng gây ra tác hại gì ?

Nhiều người thắc mắc hết pin Cmos có ảnh hưởng gì không, phần đánh giá và giới thiệu sau đây sẽ giúp người dùng biết được các lỗi thường gặp liên quan đến pin Cmos là gì, cách khắc phục đơn giản nhất.

Thông thường chức năng chính của Pin Cmos là cung cấp nguồn điện cho board mạch Cmos hoạt động ổn định để có thể lưu lại cấu hình, thời gian chính xác của hệ thống.

Khi hết pin Cmos, người dùng  gặp phải một số rắc rối như ngày giờ hiển thị không chính xác, nhiều trường hợp dẫn đến không thể truy cập internet.

Khi tiến hành chỉnh lại thời gian bằng tay trong phần cài đặt thời gian, người dùng chỉ có thể sử dụng kết nối internet bình thường trong lần đó. Những lần sau đều gặp lại lỗi tương tự.

Ngoài ra, pin Cmos còn giúp lưu thông tin cấu hình BIOS, khi pin hết người dùng gặp phải lỗi máy không thể khởi động được hoặc khởi động không lên màn hình.

Việc này gây ra những vấn đề khó chịu đối với người dùng khi đang thao tác trên máy tính.

Nếu ta tháo ra gắn lại pin Cmos thì sẽ như thế nào ?

Nếu Mainboard của bạn không có jumper “CLEAR CMOS”. Bạn thường có thể xóa cài đặt CMOS bằng cách tháo pin CMOS. Pin CMOS cung cấp năng lượng được sử dụng để lưu các cài đặt BIOS. Vì vậy tháo pin sẽ loại bỏ nguồn điện nuôi NvRam và xóa cài đặt.

Tại sao lại dùng pin Cmos mà không phải pin thường ?

CMOS hay được dùng trên các thiết bị chạy bằng pin vì chúng tốn ít điện hơn các loại chip khác. Dù dùng cả mạch phân cực âm và dương (NMOS và PMOS) nhưng vào một thời điểm, chỉ một trong hai loại được sử dụng.

Pin CR2032 của lithium lithium có điện áp cao 3V.

Tóm lại: rất nhiều năng lượng trong một thiết kế siêu nhỏ gọn.

Bạn có đủ với một pin lithium so với 2, 3 hoặc nhiều pin truyền thống.

Chọn pin lithium coin CR2032 làm nguồn năng lượng mạnh mẽ cho các thiết bị nhỏ của bạn.

Lithium Coin CR2032 có những thành tựu nhất định cho các thiết bị sử dụng pin truyền thống.

Pin này có thể được sử dụng để sao lưu bộ nhớ, đồng hồ kỹ thuật số, chìa khóa xe, bút laser, thiết bị thể dục và các thiết bị y tế như máy đo độ căng và nhiệt kế lâm sàng.

Có thể bạn quan tâm:

(function($) { $(document).ready(function() { $('header .ux-search-submit').click(function() { console.log('Moew'); $('header form.search_google').submit(); }); }); })(jQuery);