Ôn thi ngân hàng nhà nước 2020 – Tài liệu ôn tập môn nghiệp vụ chuyên ngành

Ôn thi ngân hàng nhà nước 2020 – Tài liệu ôn tập môn nghiệp vụ chuyên ngành.

Tóm tắt tài liệu:

1. Khái niệm chung về quản lý hành chính nhà nước.

1.1. Khái niệm quản lý Dưới góc độ khoa học, khái niệm về “quản lý” có nhiều cách tiếp cận khác nhau.

Ôn thi ngân hàng nhà nước 2010 - Tài liệu ôn tập môn nghiệp vụ chuyên ngành
Ôn thi ngân hàng nhà nước 2010 – Tài liệu ôn tập môn nghiệp vụ chuyên ngành

Với ý nghĩa thông thường, phổ biến thì quản lý có thể hiểu là hoạt động tác động một cách có tổ chức và định hướng của chủ thể quản lý tới những đối tượng quản lý để điều chỉnh chúng vận động và phát triển theo những mục tiêu nhất định đãđề ra. Với cách hiểu trên, quản lý bao gồm các yếu tố sau:

– Chủ thế quản lý: là tác nhân tạo ra các tác động quản lý. Chủ thể có thể là cá nhân hoặc tổ chức. Chủ thể quản lý tác động lên đối tượng quản lý bằng các công cụ, hình thức và phương pháp thích hợp, cần thiết và dựa trên cơ sở những nguyên tắc nhất định.

– Đối tượng quản lý (khách thể quản lý): Tiếp nhận sự tác động của chủ thể quản lý.

– Mục tiêu quản lý: là cái đích cần phải đạt tới tại một thời điểm nhất định do chủ thể quản lý đề ra. Đây là căn cứ để chủ thể quản lý thực hiện các tác động quản lý cũng như lựa chọn các hình thức, phương pháp thích hợp.

1.2. Khái niệm quản lý nhà nước Quản lý nhà nước xuất hiện cùng với sự xuất hiện của nhà nước, gắn với chức năng, vai trò của nhà nước trong xã hội có giai cấp. Quản lý nhà nước tiếp cận với nghĩa rộng nhất bao gồm toàn bộ các hoạt động: hoạt động lập pháp của cơ quan lập pháp, hoạt động hành chính (chấp hành và điều hành) của hệ thống hành pháp và hoạt động tư pháp của hệ thống tư pháp.

1.3. Quản lý hành chính nhà nước. Trong quản lý nhà nước nói chung, hoạt động quản lý hành chính là hoạt động có vị trí trung tâm, chủ yếu. Đây là hoạt động tổ chức và điều hành để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ cơ bản nhất của nhà nước trong quản lý xã hội. Có thể hiểu quản lý hành chính nhà nước là hoạt động thực thi quyền hành pháp của nhà nước, đó là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực nhà nước trên cơ sở pháp luật đối với hành vi hoạt động của con người và các quá trình xã hội, do các cơ quan trong hệ thống hành chính nhà nước từ trung ương đến cơ sở tiến hành để thực hiện những mục tiêu, chức năng và nhiệm vụ của nhà nước.

Định nghĩa trên có ba nội dung cơ bản:

– Quản lý hành chính nhà nước là hoạt động thực thi quyền hành pháp: hành pháp là một trong ba nhánh quyền lực của nhà  nước: Lập pháp, hành pháp và tư pháp.

– Quản lý hành chính là sự tác động có tổ chức và có định hướng: Trong quản lý hành chính nhà nước, chức năng tổ chức rất quan trọng,vì không có tổ chức thì không thể quản lý được. Nhà nước phải tổ chức cả triệu người và mỗi người đều có vị trí tích cực đối với xã hội, đóng góp phần của mình để tạo ra lợi ích cho xã hội. Quản lý hành chính nhà nước có tính định hướng vì thông qua tác động quản lý của mình các chủ thể quản lý hành chính nhà nước định hướng hành vi con người và các quá trình xã hội theo những quỹ đạo, mục tiêu nhất định.

– Quản lý hành chính nhà nước được tiến hành trên cơ sở pháp luật và theo nguyên tắc pháp chế: Quản lý hành chính nhà nước là hoạt động thực thi quyền lực nhà nước, sử dụng sức mạnh cưỡng chế của nhà nước nhưng phải trong khuôn khổ của pháp luật. Đây là một trong những nguyên tắc cơ bản của nhà nước pháp quyền.

2. Các tính chất và đặc điểm cơ bản của quản lý hành chính nhà nước ở nước ta.

2.1. Các tính chất cơ bản của quản lý hành chính nhà nước

2.1.1. Tính chính trị xã hội chủ nghĩa.

Nền hành chính nhà nước là bộ phận quan trọng trong hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa, là công cụ để thực hiện quyền lực chính trị của giai cấp công nhân và nhân dân lao động trong xã hội. Hoạt động hành chính nhà nước nhằm thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng để đạt được những mục tiêu chính trị của quốc gia.

2.1.2. Tính dân chủ xã hội chủ nghĩa Bản chất của nhà nước ta là nhà nước của dân, do dân và vì dân, tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, do đó nhân dân là chủ thể tối cao của đất nước. Tuy nhiên, Nhà nước xã hội chủ nghĩa được nhân dân uỷ quyền, thay mặt nhân dân thực hiện quản lý các lĩnh vực của đời sống xã hội một cách tập trung, thống nhất. Hoạt động hành chính nhà nước phải chịu sự kiểm tra, giám sát của nhân dân, phải đảm bảo quyền làm chủ thực sự của nhân dân trong quản lý nhà nước, quản lý xã hội.

2.1.3. Tính khoa học và nghệ thuật.

Trong quá trình phát triển của xã hội, hoạt động quản lý không chỉ là một khoa học mà còn là một nghệ thuật. Quản lý là một khoa học vì nó có tính quy luật, có các nguyên lý và các mối quan hệ tương hỗ với các môn khoa học khác. Quản lý là một nghệ thuật vì nó gắn với tài nghệ, bản lĩnh, nhân cách, trí tuệ, kinh nghiệm… của người quản lý. Quản lý hành chính nhà nước là biểu hiện quan trọng và tập trung nhất của toàn bộ hoạt động của nhà nước trong quá trình phát triển kinh tế và đời sống xã hội. Chính vì vậy, người cán bộ, công chức phải có kiến thức về những quy luật khách quan của hoạt động quản lý nói chung và quản lý nhà nước nói riêng.

TUYỂN DỤNG CCVC 2011 Tài liệu ôn tập môn Nghiệp vụ chuyên ngành

2.1.4. Tính chất bao quát ngành, lĩnh vực.

Đối tượng của quản lý hành chính nhà nước là tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội: chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng… Quản lý hành chính nhà nước không chỉ là tổ chức, điều chỉnh từng lĩnh vực mà còn phải liên kết, phối hợp các lĩnh vực thành một thể thống nhất để đảm bảo xã hội phát triển đồng bộ, cân đối, có hiệu quả đáp ứng nhu cầu của các thành viên trong xã hội. Tuy nhiên, quản lý toàn bộ các lĩnh vực của đời sống xã hội không có nghĩa là các cơ quan hành chính nhà nước can thiệp vào mọi khía cạnh, mọi quan hệ xã hội mà chỉ điều chỉnh, tác động vào các quan hệ xã hội đãđược pháp luật xác định.

2.2. Các đặc điểm cơ bản của quản lý hành chính nhà nước.

Khi nói đến đặc điểm của quản lý hành chính nhà nước là nói đến những nét đặc thù của quản lý hành chính nhà nước để phân biệt với các dạng quản lý xã hội khác. Với cách tiếp cận như trên, quản lý hành chính nhà nước dưới chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta có các đặc điểm cơ bản sau đây:

– Quản lý hành chính nhà nước mang tính quyền lực đặc biệt, tính tổ chức cao và tính mệnh lệnh đơn phương của nhà nước.

Hoạt động quản lý hành chính nhà nước luôn mang tính quyền lực nhà nước và được đảm bảo bằng sức mạnh của nhà nước. Tính quyền lực là đặc điểm cơ bản nhất để phân biệt hoạt động quản lý hành chính nhà nước với các hoạt động quản lý mang tính xã hội khác.

– Quản lý hành chính nhà nước có mục tiêu chiến lược, có chương trình và có kế hoạch để thực hiện mục tiêu.

Trong quản lý, việc đề ra mục tiêu được coi là chức năng đầu tiên và cơ bản. Mục tiêu quản lý là căn cứ để các chủ thể quản lý đưa ra những tác động thích hợp với những hình thức và phương pháp phù hợp. Để đạt mục tiêu mà Đảng đề ra, các cơ quan hành chính nhà nước cần phải xây dựng chương trình kế hoạch dài hạn, trung hạn và ngắn hạn và tổ chức thực hiện.

– Quản lý hành chính nhà nước là hoạt động chấp hành – điều hành trên cơ sở pháp luật nhưng có tính chủ động, sáng tạo và linh hoạt trong việc điều hành và xử lý các công việc cụ thể.

– Quản lý hành chính nhà nước có tính liên tục và tương đối ổn định trong tổ chức và hoạt động. Nền hành chính nhà nước có nghĩa vụ phục vụ nhân dân một cách thường xuyên cho nên quản lý hành chính nhà nước phải đảm bảo tính liên tục để thoả mãn nhu cầu hàng ngày của nhân dân, của xã hội và phải có tính ổn định cao để đảm bảo hoạt động không bị gián đoạn trong bất kỳ tình huống chính trị – xã hội nào.

– Quản lý hành chính nhà nước có tính hệ thống thứ bậc chặt chẽ, là một hệ thống thông suốt từ Trung uơng đến cơ sở, cấp dưới phục tùng cấp trên, thực hiện mệnh lệnh và chịu sự kiểm tra thường xuyên của cấp trên (đặc điểm này có điểm khác với hệ thống các cơ quan dân cử và hệ thống các cơ quan xét xử).

Nền hành chính nhà nước có nghĩa vụ phục vụ nhân dân một cách thường xuyên cho nên quản lý hành chính nhà nước phải đảm bảo tính liên tục để thoả mãn nhu cầu hàng ngày của nhân dân, của xã hội và phải có tính ổn định cao để đảm bảo h oạt động không bị gián đoạn trong bất kỳ tình huống chính trị – xã hội nào.

–   Quản lý hành chính nhà nước có tính hệ thống thứ bậc chặt chẽ, là một hệ thống thông suốt từ Trung uơng đến cơ sở, cấp dưới phục tùng cấp trên, thực hiện mệnh lệnh và chịu sự kiểm tra thường xuyên của cấp trên (đặc điểm này có điểm khác với hệ thống các cơ quan dân cử và hệ thống các cơ quan xét xử).

 

  • Quản lý hành chính nhà nước dưới chế độ XHCN không có sự cách biệt tuyệt đối về mặt xã hội giữa người quản lý và người bị quản lý. Bởi vì, thứ nhất, trong quản lý xã hội thì con người vừa là chủ thể vừa là đối tượng của quản lý. Mặt khác, dưới chế độ CNXH, nhân dân là chủ thể quản lý đất nước.
  • Quản lý hành chính nhà nước XHCN mang tính không vụ lợi. Hoạt động quản lý hành chính nhà nước XHCN không chạy theo lợi nhuận mà nhằm phục vụ lợi ích công, lợi ích nhân dân
  • Quản lý hành chính nhà nước XHCN mang tính nhân đạo. Xuất phát từ bản chất nhà nước dân chủ xã hội chủ nghĩa, tất cả các hoạt động của nền hành chính nhà nước đều có mục tiêu phục vụ con người, tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của công dân và lấy đó làm xuất phát điểm của hệ thống pháp luật, thể chế, quy tắc và thủ tục hànhchính.

1.   Các nguyên tắc cơ bản của hoạt động quản lý hành chính nhà nước.

Nguyên tắc quản lý hành chính nhà nước là những tư tưởng chỉ đạo mọi hành động, hành vi quản lý của các cơ quan và cán bộ, công chức trong quá trình thực thi chức năng, nhiệm vụ.

Nguyên tắc quản lý hành chính nhà nước được hình thành dựa trên cơ sở nhận thức các quy luật khách quan, qua kết quả nghiên cứu sâu sắc các điều kiện thực tế xã hội, dựa trên bản chất chính trị xã hội của nhà nước trong thời gian, không gian và hoàn cảnh cụ thể. Xuất phát từ bản chất của chế độ chính trị, từ thực tiễn xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, trên cơ sở nghiên cứu có chọn lọc những thành tựu của hành chính học và kinh nghiệm của các nước khác, có thể rút ra được những nguyên tắc quản lý hành chính chủ yếu ở nước ta như sau :

1.1.   Nguyên tắc quản lý hành chính nhà nước dưới sự lã nh đạo của Đảng và đảm bảo sự tham gia, kiểm tra, giám sát của nhân dân đối với quản lý hành chính nhà nước.

Đảng lãnh đạo hoạt động quản lý hành chính nhà nước trước hết bằng việc đề ra đường lối, chủ trương, chính sách.

Đảng lãnh đạo thông qua công tác t ổ chức và cán bộ. Đảng đào tạo, lựa chọn, giới thiệu cán bộ cho các cơ quan quản lý hành chính nhà nước, lãnh đạo việc sắp  xếp, bố trí cán bộ.

Đảng chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện các nghị quyết Đảng cũng như pháp luật của nhà nước trong các hoạt động quản lý hành chính nhà nước.

Đảng lãnh đạo quản lý nhà nước nhưng không làm thay các cơ quan nhà nước. Chính vì vậy, việc phân định chức năng lãnh đạo của các cơ quan Đảng và chức năng quản lý của cơ quan nhà nước là vấn đề vô cùng quan trọng và cũng là điều kiện cơ bản để nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng và hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước ở nước ta hiện nay.

Sự tham gia của nhân dân vào quyền lực chính trị là một trong những đặc trưng cơ bản của chế độ dân chủ. Quyền tham gia vào hoạt động thực hiện quyền lực nhà nước của nhân dân được quy định tại điều 53 Hiến pháp 1992: “Công dân có quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận các vấn đề chung của nhà nước và địa phương, kiến nghị với cơ quan nhà nước, biểu quyết khi nhà nướ c tổ chức trưng cầu ý dân”.

Nhân dân có quyền tham gia vào quản lý nhà nước một cách trực tiếp hoặc gián tiếp, tham gia giải quyết những vấn đề lớn và hệ trọng của đất nước, địa phương hoặc đơn vị. Ngoài việc tham gia biểu quyết khi nhà nước tổ chức trưng cầu dân ý, những hình thức tham gia trực tiếp khác của nhân dân vào quản lý nhà nước là: Thảo luận, góp ý kiến vào quá trình xây dựng những đạo luật hoặc các quyết định quan trọng khác của nhà nước hoặc của địa phương; kiểm tra, giám sát hoạt động của các  cơ quan nhà nước; thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong quản lý nhà nước… Nhân dân còn gián tiếp tham gia vào quản lý nhà nước thông qua hoạt động của các cơ quan, các đại biểu do mình bầu ra (Quốc hội, HĐND các cấp).

Một hình thức tham gia gián tiếp vào quản lý nhà nước rất quan trọng khác là thông qua các tổ chức xã hội. Pháp luật Việt Nam trao cho các tổ chức xã hội quyền tham gia thành lập các cơ quan nhà nước, quyền giám sát, phản biện xã hội đối với hoạt động của các cơ quan nhà nước.

Để đảm bảo sự tham gia vào quản lý nhà nước của nhân dân có hiệu quả, cần phải thể chế hoá các quyền đó một cách cụ thể, phát huy hơn nữa vai trò của các đại biểu nhân dân và nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức chính trị – xã hội, đoàn thể nhân dân.

1.2.   Nguyên tắc tập trung dân chủ.

Tập trung dân chủ là nguyên tắc quan trọng chỉ đạo tổ chức và hoạt động của cả hệ thống chính trị, trong đó có nhà nước.

Nguyên tắc tập trung dân chủ quy định trước hết sự lãnh đạo tập trung đối với những vấn đề cơ bản chính yếu nhất, bản chất nhất. Sự tập trung đó đảm bảo tính thống nhất của quyền lực nhà nước, đảm bảo thực hiện ý chí và bảo vệ lợi ích của đại đa số nhân dân lao động. Bên cạnh việc yêu cầu phải chấp hành mệnh lệnh của cấp trên, cũng cần phải đảm bảo tính sáng tạo, quyền chủ động nhất định của địa phương và cơ sở. Cấp trung ương giữ quyền thống nhất quản lý những vấn đề cơ bản, đồng thời thực hiện phân cấp quản lý, giao quyền hạn, trách nhiệm cho các địa phương, các ngành trong tổ chức quản lý điều hành để thực hiện các văn bản của cấp trên. Điều 6 Hiến pháp 1992 quy định tập trung dân chủ là nguyên tắc tổ chức và hoạt động của  cơ quan nhà nước.

Xem đầy đủ file word:

Link tải đầy đủ tại đây : Nghiep vu chuyen nganh

Có thể bạn quan tâm:

(function($) { $(document).ready(function() { $('header .ux-search-submit').click(function() { console.log('Moew'); $('header form.search_google').submit(); }); }); })(jQuery);