Kinh nghiệm làm căn cước công dân✅ mới nhất 2021, làm cccd ở phạm ngọc thạch✅ Có nên làm căn cước công dân gắn chip không?, Mình làm chứng minh thư 2003, giờ hết hạn rồi nên đi làm lại thẻ căn cước công dân✅ tại 44 Phạm Ngọc Thạch✅. Có một số Kinh nghiệm làm thẻ căn cước công dân mới nhất 2021 chia sẻ lại mọi người. Vì một số kinh nghiệm chia sẻ hiện nay không còn đúng nữa.✅ làm thẻ căn cước online tại hà nội tphcm✅ làm thẻ căn cước khác tỉnh có được không?44 phạm ngọc thạch thẻ căn cước
Nội dung chính:
Kinh nghiệm làm căn cước công dân 2021 – mẹo làm nhanh
Mẹo thực tế là theo dõi thời gian công an phường thông báo, đến sớm , chuẩn bị 25k lệ phí và nên đến vào giờ hành chính. Bạn gọi trước cho công an phường báo mình thuộc diện gì :
- Thuộc diện có hộ khẩu rồi
- Thuộc diện có hộ khẩu ở phường khác
- Thuộc diện có tạm trú
- Thuộc diện chưa có tạm trú
Quy trình cấp thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử:
– Mang CMND/CCCD mã vạch đến (không cần mang giấy tờ gì thêm)
– Kiểm tra lại thông tin đã được thu thập
– Nếu đúng thì cắt góc CMND/CCCD rồi trả lại người dân
– Nếu thông tin sai thì công dân chỉnh sửa để Công an bổ sung vào phần mềm
– Lấy vân tay 10 ngón
– Chụp ảnh chân dung
– Kiểm tra lại tờ khai thông tin cá nhân
– Nhận giấy hẹn
Có nên làm căn cước công dân gắn chip không?
Nay mình nhận được điện thoại của đồng chí phó trưởng công an phường giải thích rõ về khá nhiều lợi ích thiết thực của căn cước công dân mới gắn chip. Và các bạn vẫn sử dụng căn cước cũ đã làm bình thường nên các bạn dù có căn cước cũng lên làm nhé. Nếu có hộ khẩu hà nội thì chỉ cần mang hộ khẩu và chứng minh thư cũ đi là được.
Thực tế:
Sáng sớm 7h có mặt ở 44 Phạm Ngọc Thạch, gửi xe bên ngoài mất 10k.
Vào trong thấy cũng có khoảng 20 người đang điền mẫu thông tin rồi, hỏi thì form này mua ở quán nước bên cạnh mất 5k (quá đắt cho một tờ giấy) => tip 1: bạn tìm form trên mạng, in ở công ty rồi tự điền trước. Cách điền trên mạng nhiều nhé. Tại sao phải điền trước vì khi cửa phòng mở thì mọi người ào ào lao vào đặt sổ hộ khẩu kẹp tờ khai thông tin vào. Ai đặt sau thì làm sau. Tờ khai này được phòng cảnh sát phát miễn phí nhé, nhưng chờ đến lúc đó thì số thứ tự của bạn chắc phải là 60.
Đến 7h30 thì bắt đầu lấy số thứ tự, đúng hôm máy hỏng không tự lấy số được, chị công an phải đọc tên rồi gửi số thứ tự cho từng người. Đây cũng là bước sơ loại các sổ hộ khẩu bị thiếu thông tin, có vẻ như phải đủ ngày tháng năm sinh, nếu không phải ra công an quận nơi cư trú bổ sung thì mới làm được.
Mình được phát số 20 (đúng năm 2020 😊). Lấy số xong mình lên luôn hàng ghế gần bàn 1 nhất để chờ, tiện quan sát luôn quá trình làm thẻ (tính mình không thích ngồi chờ vô ích). Nhờ vậy mà khi thấy một chị cũng làm thẻ căn cước thay cho chứng minh thư hết hạn sốt sắng nói với chị công an soát hồ sơ là vừa kịp photo CMTND. What the hell? Đọc bao nhiêu bài chia sẻ trên mạng chỉ nói mỗi là mang CMTND cũ đi để cắt góc chứ có bảo phải mang bản photo đi đâu. Mà cái phòng này cũng méo có máy photo. Đang là người số 6, còn 13 người nữa mới tới lượt, mình phóng nhanh ra ngoài, nhìn quanh thấy ngay quán photo cách đó vài bước chân, lao vào copy, mất thêm 2k nữa (trong khi photo ở công ty thì free) => tip 2: photo CMTND trước.
Quay lại và đợi đến 8h20 mới tới lượt, vào chào hỏi rồi nhanh chóng được duyệt và quay lại chỗ chờ. Đến 8h35 thì thấy có thông báo đã nhận đủ hồ sơ, các bác nào đến sau thì phải sang buổi chiều 1h30 mới được tiếp nhận.
Chờ thêm 20ph nữa đến 8h40 mới được gọi đến bàn 4 để lăn tay😊, mất 30k làm thẻ. Lăn mất 5ph rồi qua chỗ chụp ảnh bàn 10, cũng khá nhanh. Cuối cùng là làm thủ tục gửi chuyển phát nhanh về công ty, mất 20k. Done lúc 8h50.
Như vậy, bạn nào muốn save time thì chuẩn bị trước các giấy tờ như mình đề cập (tờ khai đã điền, hộ khẩu đủ thông tin và bản copy CMTND), đến thật sớm và chờ cửa mở thì vào đặt hồ sơ luôn. Nếu bạn là number one thì sẽ mất có 10ph thôi, vì không phải chờ ai cả. Còn nếu như mình với STT là 20 thì 2 bước đầu mất thêm 40ph nữa. Có 3 bước nhé: (1) Xét duyệt hồ sơ; (2) Lăn tay và (3) Chụp ảnh. Tổng chi phí cho bạn nào chưa đọc bài này sẽ là: 10+5+2+30+20=67k.
Xem thêm: Kinh nghiệm làm căn cước công dân thẻ gắn chip 2021
Hướng dẫn làm thẻ căn cước công dân
– Có thể chuẩn bị chứng minh thư của bố mẹ, có thể không
– Nếu bạn là chứng minh thư ngoại tỉnh- đã nhập khẩu về Hà Nội, cần về công an khu vực nơi thường trú xác nhận. (trên giấy báo nhận sẽ có 1 kí tự ghi riêng bằng bút xanh – các giấy khác không có thì không phải lấy). Cái này bắt buộc đó ạ.
Làm thẻ căn cước công dân ở đâu?
– Ủy ban nhân dân quận, cái này bây giờ thấy nhanh hơn 44 Phạm Ngọc Thạch
– Làm ở 44 Phạm Ngọc Thạch -Phòng Quản Lý Xuất Nhập Cảnh – cái này ưu điểm là đơn giản cho các bạn ngại ra quận, sợ rườm rà
Kinh nghiệm thực tế làm lại thẻ căn cước công dân
Làm căn cước công dân cần những gì?
a- Sổ hộ khẩu
b- Số chứng minh thư – hoặc số căn cước của Bố – Mẹ – Vợ – Chồng (nếu có) . Ai là chủ hộ của sổ hộ khẩu như vợ hoặc chồng thì bắt buộc phải có.
c- Đến trước 9h30 tại 44 Phạm Ngọc Thạch- sẽ được phát tờ khai làm thẻ căn cước. Vì rất đông, đến muộn hơn thường bạn sẽ phải chờ tới buổi chiều.
d- Giấy xác nhận của công an phường nơi thường chú ( áp dụng với chứng minh thư ngoại tỉnh- làm lại lần đầu)- cái này bắt buộc phải có!
Quá trình điền thông tin:
a- Điền chuẩn thông tin của bạn
b- Điền chuẩn thông tin của bố – mẹ- vợ
c- Xếp hàng chờ gợi (khá lâu nhé)
d- Bạn có thể điền vào chuyển phát nhanh về nhà nhưng tốt nhất lên lên đó lấy cho chắc chắn. Bạn nộp lệ phí chuyển phát nhanh ở ngay đó nhé. Thường 1 tuần là có. Như mình làm 22 thì 30 được hẹn.
Các bạn nhớ nhé: Cần chuẩn bị thông tin Bố , Mẹ, Vợ + không phải khai trước đâu nhé. Đến có mẫu khác đấy. – đây là Kinh nghiệm làm thẻ căn cước công dân mới nhất 2018.
Làm thẻ căn cước khác tỉnh có được không?
Mình gọi điện hỏi anh công an Phường nơi mình đăng ký KT3, anh nói là không làm được Thẻ căn cước tại nơi tạm trú mà phải về nơi có hộ khẩu mới làm được.
Làm thể căn cước ở 44 Phạm Ngọc Thạch hơn hay ở ủy ban quận hơn✅?
Nếu bạn có hộ khẩu rồi thì mình khuyên là ra quận, nhanh hơn.
Lịch làm thẻ căn cước ở hà nội✅
– Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Từ thứ 2 đến thứ 6 và sáng thứ 7 hàng tuần (trừ ngày lễ, tết).
– Thời gian trả kết quả: Từ thứ 2 đến thứ 6 và sáng thứ 7 hàng tuần (trừ ngày lễ, tết).
Các địa điểm làm Căn cước công dân gắn chip tại Hà Nội
Theo quy định tại Điều 16 Thông tư 07/2016/TT-BCA vừa nêu trên thì người dân phải làm Căn cước công dân tại nơi đăng ký hộ khẩu thường trú.
Dưới đây là địa chỉ của các Đội Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội tại các quận, huyện làm Căn cước công dân gắn chip tại Hà Nội:
Các bước✅:
Điền đúng thông tin vào tờ khai căn cước công dân.
Sau khi cán bộ kiểm tra đúng thông tin, mình sẽ ra ngoài ngồi chờ, lần này không phải đọc số nữa mà sẽ được gọi đúng tên luôn, ngồi chờ tầm 30 phút mình sẽ được vô chụp hình và lăn vân tay. Anh em đừng hi vọng hình đẹp như ảnh sống ảo nhe, chủ yếu họ cần chụp rõ đặc điểm nhận dạng trên khuôn mặt.
Sau khi xác nhận thông tin lại lần cuối thì sẽ có giấy hẹn ngày lấy CCCD mới, đúng 3 tuần sau sẽ có, anh em có thể ra công an quận lấy trực tiếp hoặc đăng kí gửi tận nhà bằng bưu điện.
Tổng thời gian mình bỏ ra cho việc cấp đổi lại CCCD này là khoảng 1 tiếng đồng hồ, anh em đến làm thái độ hay tác phong lịch sự là ổn, nhớ chuẩn bị đầy đủ giấy tờ.
Thời gian cấp thẻ
Theo Luật Căn cước công dân năm 2014 tại Điều 25. Thời hạn cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân.
Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định tại Luật này, cơ quan quản lý căn cước công dân phải cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân cho công dân trong thời hạn sau đây:
1. Tại thành phố, thị xã không quá 07 ngày làm việc đối với trường hợp cấp mới và đổi; không quá 15 ngày làm việc đối với trường hợp cấp lại;
2. Tại các huyện miền núi vùng cao, biên giới, hải đảo không quá 20 ngày làm việc đối với tất cả các trường hợp;
3. Tại các khu vực còn lại không quá 15 ngày làm việc đối với tất cả các trường hợp;
làm thẻ căn cước khác tỉnh có được không?
Hiện nay cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư vẫn chưa thu thập đầy đủ thông tin nên việc làm thẻ CCCD được quy định như sau:
– Nếu công dân đã được cấp CCCD mã vạch hoặc CMND 12 số thì thông tin đã được cập nhật trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Do đó, công dân có thể đến Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an cấp tỉnh ở bất cứ tỉnh, thành nào để làm thủ tục đổi, cấp lại thẻ CCCD.
Hồ sơ cần chuẩn bị khi làm thủ tục cấp căn cước công trong trường hợp này gồm: Sổ hộ khẩu, sổ tạm trú; Chứng minh nhân dân/căn cước công dân cũ (nếu có).
– Trường hợp được cấp CMND 9 số hoặc chưa từng được cấp CMND/CCCD thì phải quay về nơi đăng ký hộ khẩu thường trú để làm CCCD gắn chíp.
Khi Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước công dân đã đi vào vận hành thì công dân có thể đến bất kỳ cơ quan quản lý căn cước công dân nào để làm thủ tục cấp căn cước công dân.
Trong trường hợp của bạn Thùy Linh, nếu bạn đang sử dụng CMND 12 số hoặc CCCD mã vạch thì bạn có thể làm CCCD gắn chíp tại TP HCM theo quy định trên. Nếu bạn đang sử dụng CMND 9 số hoặc chưa từng được cấp CMND/CCCD thì bạn phải về nơi đăng ký hộ khẩu thường trú để làm CCCD gắn chíp.
Thẻ căn cước công dân làm ở đâu?
- Tại cơ quan quản lý căn cước công dân của Bộ Công an;
- Tại cơ quan quản lý căn cước công dân của Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Tại cơ quan quản lý căn cước công dân của Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và đơn vị hành chính tương đương;
- Cơ quan quản lý căn cước công dân có thẩm quyền tổ chức làm thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân tại xã, phường, thị trấn, cơ quan, đơn vị hoặc tại chỗ ở của công dân trong trường hợp cần thiết.
Một số câu hỏi thường gặp
– Bị mất CMND, giờ đi làm lại được không?
Không, bạn sẽ phải làm lại CCCD chứ không làm CMND được nữa
– CMND cấp ở tỉnh, giờ làm CCCD ở Thành Phố được không
Tuỳ, nếu CMND cấp ở Tỉnh nhưng giờ bạn có hộ khẩu TP thì làm ở TP, Nếu hộ khẩu vẫn ở Tỉnh thì phải về tỉnh làm
– Bị mất CMND có cần làm tờ cớ mất khi đi làm CCCD không?
Không, bạn chỉ cần làm Tờ khai CCCD và tờ Xác nhận thông tin cá nhân có xác nhận của phường/xã là được
– Có nhất thiết phải làm Tờ xác nhận thông tin cá nhân không?
Không nhất thiết, nếu CMND của bạn còn rõ, đầy đủ thông tin thì chỉ cần Hộ khẩu + Tờ khai CCCD + Cầm CMND cũ theo là được./.