Học Dược ra có dễ xin việc không?

Học Dược ra có dễ xin việc không? Học dược có phải chỉ là mở quầy thuốc và bán thuốc? Dược sĩ còn có thể làm những công việc gì khác hay không? Hướng đi nào cho những sinh viên ngành dược trong tương lai đã và đang là một câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Bài viết này Longngond xin được giải đáp thắc mắc của các bạn.

Học Dược ra có dễ xin việc không?
Học Dược ra có dễ xin việc không?

Dược sĩ là gì?

Dược sĩ là một ngành nghề trong hệ thống y tế thực hiện công tác chuyên môn về Dược. Bên cạnh đó, Dược sĩ cũng tham gia vào quá trình điều trị cho bệnh nhân thông qua việc theo dõi quá trình điều trị bằng thuốc, hoặc giải thích các kết quả lâm sàng thông qua việc kết hợp với thầy thuốc hay nhân viên y tế khác.

Khi nhắc tới ngành Dược, không ít người nghĩ rằng làm nghề dược nghĩa là trở thành nhân viên bán thuốc tại các quầy thuốc. Tuy nhiên, hiện nay, lĩnh vực hoạt động của ngành Dược đang ngày càng được mở rộng, tham gia thường xuyên và tích cực hơn vào công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cộng đồng.

Vậy sinh viên học Dược ra trường làm gì hay học cao đẳng dược ra làm gì? Công việc của các Dược sĩ được mở rộng ra nhiều vị trí với những công việc khác nhau và tùy thuộc vào năng lực cũng như trình độ của mỗi người.

Cơ hội nghề nghiệp của ngành dược

– Tại Bệnh viện: tham gia tư vấn với bác sĩ trong việc kê toa và cảnh báo tương tác thuốc cho bệnh nhân, làm việc với vị trí Dược sĩ lâm sàng làm công tác kiểm tra các chất lượng Dược phẩm,…
– Tại cơ sở sản xuất: đảm nhận vị trí nghiên cứu quy trình sản xuất các công thức và dạng bào chế, nghiên cứu các hoạt chất mới để theo dõi quy trình sản xuất, đảm bảo thuốc sản xuất ra đạt chất lượng, chiết xuất dược liệu.
– Tại trường đại học: đảm nhận với vai trò là giảng viên, kỹ thuật viên ngành Dược,…
– Tại trung tâm kiểm nghiệm: kiểm tra chất lượng thuốc, phát hiện thuốc giả, thuốc kém chất lượng,…
Tại các cơ sở kinh doanh: làm việc tại các cơ sở bán lẻ (Nhà thuốc), bán buôn (công ty phân phối) hay công ty nhập khẩu.

Mức lương ngành dược

Lương dược sĩ có cao không là một trong những câu hỏi khá phổ biến, đặc biệt là đối với những người đang phân vân lựa chọn con đường sự nghiệp tương lai cho mình. Cũng giống như rất nhiều ngành nghề khác, mức lương của dược sĩ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau như bằng cấp, kinh nghiệm và cả địa điểm làm việc.

Trên thực tế, mức lương của họ sẽ dao động trong khoảng 4 – 20 triệu đồng/tháng. Trong khi đó, mức lương của Cử nhân Dược hệ Đại học có thể lên tới 30 – 40 triệu đồng/tháng còn Dược sĩ Cao đẳng là 10 – 15 triệu đồng/tháng.

Dược sĩ mới ra trường thông thường mức lương sẽ chỉ rơi vào khoảng 4 – 7 triệu đồng/tháng. Đây không phải là mức lương quá thấp và sẽ được nâng cao cùng với trình độ và kinh nghiệm. Những người làm việc cho các cơ quan nhà nước như sở y tế hay bệnh viện thì sẽ được nhận lương theo cấp bậc, dao động trong khoảng 4 – 6 triệu đồng/tháng khi mới vào nghề và sẽ tăng dần theo thâm niên.

Học Dược ra có dễ xin việc không?

(xin phép được trả lời dựa trên quan điểm CÁ NHÂN)
Hiện nay, đặc biệt trong thời kỳ dịch bệch hoành hành này thì nhu cầu về nhân lực ngành dược khá cao nè.

Theo thống kê của Cục quản lý Dược cho thấy tỷ lệ dược sĩ trên dân số của nước ta vào năm 2015 mới chỉ đạt 2,2/10.000 dân, trong đó số lượng Dược sĩ chủ yếu làm việc trong các cơ quan Quản lý nhà nước, các bệnh viện và cơ sở sản xuất kinh doanh dược phẩm.

Thêm vào đó, phần lớn Dược sĩ phân bố chủ yếu tại các thành phố lớn, còn tại các địa phương hay ở tuyến cơ sở nhân lực ngành này chưa có hoặc có nhưng ít. Như vậy, nhân lực về ngành Dược ở Việt Nam còn đang thiếu rất nhiều, chưa đáp ứng đủ nhu cầu đặc biệt là về nhân lực chất lượng cao có trình độ từ cao đẳng trở lên.

Bên cạnh đó, nước ta đang hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới và khu vực, điều này đã thúc đẩy các doanh nghiệp trong và ngoài nước lên kế hoạch đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, nhà máy nghiên cứu, sản xuất để nâng cao chất lượng dược phẩm. Từ thực tế khách quan trên, những Dược sĩ tương lai hoàn toàn có thể yên tâm về công việc sau khi ra trường với mức thu nhập ổn định.

Và về việc học trường này trường kia ra có dễ xin việc không thì đúng là chất lượng đào tạo của trường cũng có ảnh hưởng tương đối đến cơ hội nghề nghiệp thật nhưng chung quy thì cũng vẫn do bản thân mình thôi nè. Nếu bạn cố gắng học tập, rèn luyện để có chuyên môn tốt, năng lực cao dù ở bất kì môi trường nào thì cơ hội việc làm đâu hẳn là quá khó khăn đúng không nào.

Những thách thức khi theo ngành dược

Cùng với những cơ hội to lớn như đã được nêu ở trên, ngành dược vẫn đang phải đối mặt với vô vàn thách thức. Hiện nay, Việt Nam vẫn phải dành hàng tỷ USD mỗi năm để nhập thuốc chữa bệnh và nguyên liệu sản xuất thuốc từ nước ngoài (phần lớn trong đó là Trung Quốc). Điều này khiến cho nhiều người đặt ra câu hỏi tại sao tốc độ tăng trưởng cao và ổn định như vậy mà Việt Nam vẫn phải nhập khẩu thuốc.

Trên thực tế, số lượng thuốc được sản xuất trong nước chỉ đáp ứng được khoảng 45% nhu cầu sử dụng của người dân, 55% còn lại phải nhập khẩu. Giá trị nhập khẩu mỗi năm lại tăng thêm trung bình 16%.

Ngoài ra, các doanh nghiệp dược của Việt Nam mới chỉ sản xuất các loại thuốc thiết yếu theo công nghệ bào chế đơn giản, còn đối với các loại thuốc biệt dược, đặc trị thì vẫn phải nhập khẩu từ nước ngoài. Đây lại là những loại dược phẩm có giá trị cao.

Công nghệ hóa dược chưa phát triển mạnh và chưa có các vùng trồng dược liệu đủ điều kiện cũng là một thách thức đối với ngành dược. Cơ sở vật chất và công nghệ dành cho công tác nghiên cứu cũng rất tốn kém, chưa được đầu tư đồng bộ; vì thế mà không ít nhân tài đã lựa chọn con đường ra nước ngoài làm việc để phát huy hết năng lực cạnh tranh của mình.

Bản thân những người theo đuổi ngành dược cũng phải đáp ứng những yêu cầu khá khắt khe. Trước hết, đó là một trí tuệ thông minh và kỹ năng tư duy sáng tạo, logic. Đây là ngành có liên quan trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng con người nên mọi hoạt động đều phải dựa trên kiến thức khoa học và không bao giờ được phép dựa theo suy luận chủ quan.

Thời gian thử việc ngành dược

Thời gian thử việc ngành dược và các vị trí việc làm ngành y tế khác sẽ là khoảng 6 tháng, chưa tính thời gian học việc nếu như chưa có kinh nghiệm. Do đây là công việc liên quan mật thiết đến sức khỏe và tính mạng con người nên thời gian thử việc như vậy là hoàn toàn phù hợp. Điều này thậm chí đã được nêu rõ trong văn bản quy định của Nhà nước.

 

Có thể bạn quan tâm:

Giới thiệu Blog

Cuộc sống - cho đi là còn mãi- chia sẻ và yêu thương!

Chào các bạn- Mình là Ngô Hải Long - Ceo công ty Giải pháp số LBK- Chuyên seo web, quảng cáo Google , Facebook, Zalo và lập trình web wordpress, App (ứng dụng) IOS, Android. Các blog lập ra với mục đích chia sẻ kiến thức cuộc sống, thủ thuật máy tính, việc làm, tài liệu miễn phí. Trong quá trình đội ngũ biên soạn không tránh khỏi thiếu sót hoặc trùng lặp nội dung với các quý blog khác, thành thật xin lỗi nếu có sự cố đó xảy ra - Vậy bạn Vui lòng liên hệ giúp tới ngolonglbk@gmail.com nếu có bất cứ ý kiến, thắc mắc , yêu cầu xóa bài nào! Trân trọng cám ơn các bạn!

Chào mừng các bạn đến với  ngolongnd.net - Blog thư giãn và chia sẻ kiến thức, tài liệu miễn phí! 

Liên hệ quảng cáo- mua back link tại đây

(function($) { $(document).ready(function() { $('header .ux-search-submit').click(function() { console.log('Moew'); $('header form.search_google').submit(); }); }); })(jQuery);