250 câu hỏi trắc nghiệm luật cán bộ công chức mới nhất – ôn thi kho bạc, thuế

250 câu hỏi trắc nghiệm luật cán bộ công chức mới nhất – ôn thi kho bạc, thuế

250 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NÂNG NGẠCH CVC 2019 ĐẮK NÔNG

(CÔNG CHỨC)

1. Nhà nước pháp quyền là:   

    a. Nhà nước cai trị bằng pháp luật và không chịu sự ràng buộc bởi pháp luật. 

    b. Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật và không bị hạn chế bởi pháp luật. 

    c. Nhà nước chịu sự ràng buộc bởi pháp luật và không cai trị bằng pháp luật. 

    d. Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật và bị ràng buộc bởi luật pháp.

2.Nhà nước pháp quyền khác với nhà nước pháp trị  ở:  

    a. Nhà nước pháp quyền quản lý xã hội bằng pháp luật. 

    b. Nhà nước pháp quyền đặt ra pháp luật. 

    c. Nhà nước pháp quyền bị ràng buộc bởi pháp luật. 

    d. Pháp luật được thực hiện triệt để.

3.Đặc trưng cơ bản của bộ máy nhà nước xã hội chủ nghĩa là:

     a.Quyền lực tập trung, thống nhất. 

     b.Có đảng cộng sản lãnh đạo. 

     c.Quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. 

     d.Có sự tham gia của nhân dân vào bộ máy nhà nước.

4. Nội dung nào thể hiện sự kế thừa tinh hoa của học thuyết pháp quyền trong nhà nước xã hội chủ nghĩa: 

     a. Có ba cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp.

     b. Các cơ quan này thực hiện những chức năng khác nhau. 

     c. Mối quan hệ giữa các cơ quan nhà nước là phụ thuộc. 

     d. Thực hiện phân công, phân nhiệm giữa các cơ quan nhà nước.

5.Nội dung nào không phản ánh dân chủ xã hội chủ nghĩa trong việc thực hiện quyền lực nhà nước.   

    a. Quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. 

     b.Quyền lực nhà nước thuộc về giai cấp thống trị.

     c. Nhân dân trực tiếp thực hiện quyền lực nhà nước. 

     d. Nhân dân tham gia vào việc tổ chức bộ máy nhà nước.

6. Khẳng định nào dưới đây không phải là nguyên tắc tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương 

    a. Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng pháp luật; thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ. 

    b. Hiện đại, minh bạch, phục vụ Nhân dân, chịu sự giám sát của Nhân dân.

    c. Hội đồng nhân dân làm việc theo hội nghị tự quản và tự quyết định theo đa số. 

     d. Ủy ban nhân dân hoạt động theo chế độ tập thể  Ủy ban nhân dân kết hợp với trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân.

7.  Đâu là nguyên tắc tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương   

    a.Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng pháp luật; thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ. 

    b.Hiện đại, minh bạch, phục vụ nhà nước, không chịu sự giám sát của Nhân dân.

    c. Hội đồng nhân dân làm việc theo chế độ ủy quyền theo đa số. 

     d.Ủy ban nhân dân hoạt động theo chế độ thủ trưởng,người đứng đầu là Chủ tịch Ủy ban nhân dân

8.Chính quyền địa phương ở đô thị gồm    

     a.Thành phố, quận, thị xã, phường, thị trấn 

     b.Thành phố, thị xã, phường, thị trấn, tổ dân phố 

    c. Thành phố, quận, phường, thị trấn, thị tứ 

    d.Thành phố trực thuộc trung ương,thành phố trực thuộc tỉnh, quận

9.Chính quyền địa phương ở nông thôn gồm   

    a.Chính quyền địa phương xã, thôn, ấp, bản 

    b.Chính quyền địa phương huyện, xã, thôn, ấp 

    c.Chính quyền địa phương ở tỉnh, huyện, xã. 

    d.Chính quyền địa phương ở tỉnh, huyện, xã, thị trấn

10.Đơn vị hành chính cấp xã được phân thành ba loại   

    a.Loại I, loại II và loại III 

     b.Xã đặc biệt khó khăn, xã khó khăn, xã miền núi và hải đảo

     c.Xã nông thôn mới, xã ven đô thị, xã đồng bằng 

     d.Loại A, loại B, loại C

11.Các đơn vị hành chính cấp tỉnh phân thành 3 loại   

     a.Loại phát triển, loại trung bình, loại khó khăn 

     b.Loại I, loại II và loại III 

     c.Đồng bằng, trung du, miền núi 

    d. Miền Bắc, MiềnTrung, Miền Nam

12.Đề nghị làm Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp thuộc quyền  

    a. Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ hoặc ít nhất một phần ba tổng số đại biểu Quốc hội 

     b.Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội,Ủy ban thường vụ Quốc hội hoặc Chính phủ

     c. Chủ tịch nước, Chủ tích Quốc hội,Thủ tướng Chính phủ hoặc ít nhất một phần ba tổng số đại biểu Quốc hội 

    d.Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc hoặc Tổ Bí thư Đảng

13.Cơ cấu Chính phủ gồm  

    a. Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng và Thủ  trưởng các cơ quan thuộc Chính phủ. 

     b.Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng 

     c.Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng và Chủ tịch UBND cấp tỉnh

    d.Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.

14. Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo công tác trước: 

    a. Bộ Chính trị, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước 

     b.Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội 

    c.Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước. 

    d.Ban chấp hành TW Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước

15. Chính phủ không có chức năng nào?   

     a.Cơ quan hành chính nhà nước cao nhất 

     b.Thực hiện quyền hành pháp 

     c.Cơ quan chấp hành của Quốc hội 

    d.Thực hiện quyền lực chính trị của Đảng

16. Những người đảm nhiệm chức trách trong các cơ quan nhà nước 

     a.Phải là công dân Việt Nam. 

     b.Phải là đảng viên 

     c.Phải là đại biểu do dân bầu 

     d.Phải là công dân cư trú trên lãnh thổ Việt nam

17.Tính chất nào không đúng trong hoạt động của cơ quan nhà nước      

     a.Mang tính quyền lực 

     b.Được đảm bảo bằng quyền lực nhà nước, 

     c.Tuân theo mọi mệnh lệnh của cấp trên 

    d.Tuân theo thủ tục do pháp luật quy định.

18. Cơ quan nhà nước là bộ phận cấu thành của bộ máy nhà nước, gồm

    a.Một tập thể người hay một người thay mặt nhà nước 

    b.Một hệ thống bộ máy lập pháp, hành pháp, tư pháp 

    c.Một đội ngũ những công chức, viên chức 

    d.Một tập thể người thay mặt nhà nước

19. Chức năng của bộ máy nhà nước thể hiện trên   

    a.Ba lĩnh vực hoạt động: lập pháp, hành pháp và tư pháp. 

    b.Ba lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa 

    c.Bốn lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, đối ngoại 

     d.Bốn lĩnh vực lập pháp, hành pháp, tư pháp và báo chí

20.Bộ máy nhà nước ta được tổ chức 

    a.Theo nguyên tắc tam quyền phân lập, dân chủ 

    b.Theo nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo 

    c.Theo nguyên tắc thống nhất quyền lực của dân, do dân, vì dân 

    d.Theo nguyên tắc tập trung, quyền lực nhà nước là thống nhất

21.Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước thông qua   

    a.Các cơ quan đại diện do nhân dân bầu ra. 

    b.Các tổ chức chính trị-xã hội nhân dân tham gia 

    c.Trực tiếp đến gặp cán bộ, công chức đề đạt ý kiến 

    d.Thông qua Mặt trận tổ quốc Việt Nam

22.Cơ cấu tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước bảo đảm   

    a.Tính dân chủ trực tiếp 

    b.Tính dân chủ đại diện 

    c.Tính thống nhất của quyền lực nhà nước 

    d.Tính phân cấp và ủy quyền nhà nước

23.Bộ máy nhà nước là   

     a.Hệ thống các cơ quan Đảng, nhà nước, các tổng công ty nhà nước 

     b.Hệ thống các cơ quan nhà nước 

    c.Gồm hệ thống cơ quan nhà nước và lực lượng vũ trang 

    d.Gồm cơ quan nhà nước và các tổ chức đại diện

24. Việc thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính phải lấy ý kiến  

    a.Nhân dân địa phương 

    b.Cử trị địa phương 

    c.Đại biểu HĐND địa phương 

    d.Đoàn thể nhân dân địa phương

25. Đơn vị hành chính – kinh tế  đặc biệt do   

    a.Chính phủ thành lập 

    b.Quốc hội thành lập. 

    c.Ủy ban Thường vụ Quốc hội thành lập 

    d.Bộ Chính trị thành lập

26. Các đơn vị hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được phân định

    a. 3 cấp 

    b.4 cấp 

     c.5 cấp 

     d.2 cấp

27. Quy định nào đúng?   

    a.Cơ quan, tổ chức, cá nhân phải nêu cao tinh thần tiết kiệm, chống lãng phí, không có tham nhũng trong hoạt động kinh tế – xã hội và quản lý nhà nước. 

    b.Cơ quan, tổ chức, cá nhân phải thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, phòng, chống tham nhũng trong hoạt động kinh tế – xã hội và quản lý nhà nước. 

     c.Cơ quan, tổ chức, cá nhân luôn giáo dục ý thức tiết kiệm, có tư tưởng chống lãng phí, triệt để chống tham nhũng trong hoạt động kinh tế – xã hội và quản lý nhà nước. 

    d. Cơ quan, tổ chức, cá nhân phải xây dựng kế hoạch tiết kiệm, giảm chi tiêu công, phòng, chống tham nhũng tiền, ngoại tệ và chức vụ quản lý nhà nước.

28.Hiến pháp 2013 công nhận:  

    a.Tài sản hợp pháp của cá nhân, tổ chức đầu tư, sản xuất, kinh doanh được pháp luật bảo hộ và tự do chuyển ra nước ngoài khi cần thiết . 

    b.Tài sản hợp pháp của cá nhân, tổ chức đầu tư, sản xuất, kinh doanh được pháp luật bảo hộ và sẽ bị quốc hữu hóa theo yêu cầu của nhân dân. 

    c.Tài sản hợp pháp của cá nhân, tổ chức đầu tư, sản xuất, kinh doanh được pháp luật bảo hộ, không bị quốc hữu hóa, được đền bù thiệt hại do thiên tai gây ra. 

    d.Tài sản hợp pháp của cá nhân, tổ chức đầu tư, sản xuất, kinh doanh được pháp luật bảo hộ và không bị quốc hữu hóa.

29. Quy định nào dưới đây đúng theo Hiến pháp 2013    

    a. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, quyền im lặng về bí mật gia đình; đấu tranh bảo vệ danh dự, uy tín của mình. 

    b.Mọi người có quyền giữ gìn đời sống riêng tư, khai báo bí mật cá nhân và bí mật gia đình với nhà nước; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình. 

    c. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình. 

    d.Nam, nữ đều có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, cất giữ bí mật cá nhân và lưu giữ bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình.

30.Hiến pháp 2013 ghi nhận     

      a.Mọi người có quyền sống. 

      b.Tính mạng con người được pháp luật bảo hộ 

      c.Không ai bị tước đoạt tính mạng trái luật. 

      d.Tất cả các quyền a,b,c đều đúng.

31.Theo quy định Hiến pháp 2013, những hành vi nào đều bị nghiêm trị   

     a.Chống lại độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, chống lại sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 

    b.Tham gia nghĩa vụ quân sự, bảo vệđộc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ 

    c.Đoàn kết toàn dân sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 

    d.Chống suy thoái tư tưởng, chính trị, đạo đức của cán bộ, đảng viên.

32.Cơ quan nào sau đây có thẩm quyền quyết định thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chính địa giới hành chính dưới cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương?   

     a.Quốc hội 

     b.Uỷ ban thường vụ Quốc hội

     c.Chính phủ 

    d. Bộ Nội vụ

33.Cơ quan nào sau đây có thẩm quyền quyết định thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới hành chính tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương? 

    a.Quốc hội 

    b.Chủ tịch nước 

    c.Chính phủ 

    d.Ủy ban Thường vụ Quốc hội

34.Ai là người có thẩm quyền quyết định cho nhập quốc tịch, thôi quốc tịch, trở lại quốc tịch và tước quốc tịch Việt Nam?  

    a.Thủ tướng Chính phủ 

    b.Chủ tịch nước 

    c.Bộ trưởng Bộ Tư pháp 

    d.Chủ tịch Quốc hội

35.Theo Hiến pháp năm 2013, ai là người có quyền quyết định phong, thăng, giáng, tước quân hàm cấp tướng, chuẩn đô đốc, phó đô  đốc, đô đốc hải quân?    

    a.Chủ tịch nước 

    b.Thủ tướng Chính phủ 

    c.Chủ tịch Quốc hội 

    d.Bộ trưởng Bộ Quốc phòng

36.Theo Hiến pháp năm 2013, ai là người có quyền quyết định đại xá? 

    a.Chủ tịch nước 

    b.Quốc hội 

    c.Chính phủ 

     d.Ủy ban Thường vụ Quốc hội

37.Theo Hiến pháp năm 2013, ai là người có quyền quyết định đặc xá?   

     a.Chủ tịch nước 

     b.Chủ tịch Quốc Hội 

     c.Thủ tướng Chính phủ 

     d.Chánh án Tòa án Tối cao

38.Theo Hiến pháp năm 2013, các cơ quan nào sau đây có quyền quyết định trưng cầu dân ý?   

    a.Quốc hội 

    b.Hội đồng nhân dân 

    c.Mặt trận Tổ quốc Việt Nam 

    d.Chủ tịch nước

39.Theo Hiến pháp năm 2013, cơ quan nào sau đây có nhiệm vu bảo vệ quyền con người, quyền công dân?   

a.Toà  án nhân dân 

b.Viện kiểm sát nhân dân 

c. Cả hai phương án a và b

d.Công an nhân dân

40.Theo Hiến pháp năm 2013, cơ quan nào sau đây có nhiệm vụ bảo vệ công lý? 

    a. Toà án nhân dân 

    b.Viện kiểm sát nhân dân 

     c.Cả hệ thống chính trị 

    d.Chủ tịch Nước

41.   Hiến pháp năm 2013 bảo đảm cho công dân có quyền nào sau đây?  

    a. Có quyền có việc làm 

    b.Có quyền làm việc, lựa chọn nghề nghiệp, việc làm và nơi làm việc 

    c.Có quyền làm việc bảo đảm thu nhập cao 

    d.Có việc làm ổn định, lâu dài không bị thất nghiệp

42.   Hiến pháp năm 2013 quy định bảo đảm nào sau đây cho cá nhân? 

    a. Không thể bị kết án hai lần vì một tội phạm 

     b.Chỉ bị kết án hai lần vì một tội phạm trong trường hợp đặc biệt 

     c.Có thể bị kết án hai lần vì một tội phạm 

    d. cả ba phương án trên

43.   Hiến pháp năm 2013 bảo đảm cho mọi người có quyền nào sau đây? 

    a.Có quyền sống 

    b.Có quyền được sống 

    c.Có quyền sống và quyền được sống 

    d.Có quyền mưu cầu cuộc sống

44. Ở nước ta, Hiến pháp xuất hiện khi nào?   

    a. Có nhà nước, có pháp luật 

    b.Có Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà 

    c.Có Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam 

    d.Kết thúc chiến tranh, thống nhất đất nước

45.Theo Luật Cán bộ, công chức, đâu không phải là hình thức kỷ luật đối với công chức  

     a.Khiển trách; 

     b.Cảnh cáo; 

    c.Cách chức; 

    d. Bãi nhiệm.

46.  Theo Luật cán bộ, công chức, đâu là hình thức kỷ luật đối với cán bộ   

a.Hạ bậc lương 

b.Giáng chức 

c.Cách chức 

d.Buộc thôi việc

47.Theo Luật cán bộ, công chức, hình thức kỷ luật nào sau đây không áp dụng đối với cán bộ?   

    a. Cảnh cáo. 

    b. Cách chức. 

     c. Giáng chức. 

    d. Bãi nhiệm.

48.Theo Luật cán bộ, công chức, nội dung nào dưới đây không phải là quyền của cán bộ, công chức? 

    a.Được hưởng chính sách ưu đãi về nhà ở. 

    b.Được quyền thành lập công ty hợp danh. 

    c.Được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật. 

     d.Được hưởng chính sách ưu đãi về phương tiện đi lại.

49.Việc quản lý biên chế công chức phải tuân thủ nguyên tắc nào?     

    a.Đáp ứng yêu cầu bảo đảm biên chế công chức phù hợp với đổi mới hệ thống chính trị.

    b.Đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính, bảo đảm biên chế công chức phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị. 

    c.Đáp ứng yêu cầu thực hiện phân cấp quản lý công chức trong các cơ quan nhà nước.

    d.Đáp ứng yêu cầu xây dựng bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực

    50. Nhiệm vụ nào sau đây không thuộc thẩm quyền của cơ quan sử dụng công chức? 

     a.Bố trí, phân công nhiệm vụ và kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của công chức.

    b.Thanh tra việc thi hành các quy định của pháp luật đối với công chức 

    c.Đánh giá công chức theo quy định. 

    d.Tổ chức thực hiện các chế độ, chính sách của Nhà nước đối với công chức.

51.Theo Luật cán bộ, công chức, nội dung nào không phải là nguyên tắc quản lý cán bộ, công chức?   

    a. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân. 

    b.Kết hợp giữa tiêu chuẩn chức danh, vị trí việc làm và chỉ tiêu biên chế. 

     c.Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của nhà nước. 

    d.Thực hiện bình đẳng giới.

52.Nguyên tắc nào không phải là nguyên tắc trong thi hành công vụ?       

    a.Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật. 

    b.Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, chế độ trách nhiệm cá nhân và phân công, phân cấp rõ ràng. 

    c.Bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân. 

    d.Công khai, minh bạch, đúng thẩm quyền và có sự kiểm tra, giám sát.

53.Nguyên tắc nào sau đây không phải là nguyên tắc trong việc quản lý biên chế công chức ?  

    a.Tuân thủ các quy định của pháp luật về cán bộ, công chức và quy định của cơ quan có thẩm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam. 

    b.Bảo đảm thống nhất, đồng bộ giữa quản lý biên chế công chức với tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức. 

    c.Bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân. 

    d.Đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính, bảo đảm biên chế công chức phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị.

54.Thi nâng ngạch đối với công chức nhằm mục đích để:   

     a.Đánh giá, tuyển chọn và bố trí công chức vào các vị trí chuyên môn nghiệp vụ cao hơn. 

    b.Tuyển dụng công chức. 

     c.Làm căn cứ xét lương và phụ cấp cho phù hợp. 

     d.Làm cơ sở xây dựng cơ cấu công chức của các cơ quan, tổ chức.

55.Theo Luật cán bộ, công chức năm 2008, “vị trí việc làm” là:  

    a.Việc cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý được cử hoặc bổ nhiệm giữ một chức danh lãnh đạo, quản lý khác trong một thời hạn nhất định để tiếp tục được đào tạo, bồi dưỡng và rèn luyện theo yêu cầu nhiệm vụ. 

    b.Việc cán bộ, công chức được quyết định giữ một chức vụ lãnh đạo, quản lý hoặc một ngạch theo quy định của pháp luật. 

    c.Công việc gắn với chức danh, chức vụ, cơ cấu và ngạch công chức để xác định biên chế và bố trí công chức trong cơ quan, tổ chức, đơn vị. 

    d.Tên gọi thể hiện thứ bậc về năng lực và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của công chức.

56.Công chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng trong nước không được hưởng quyền lợi nào sau đây?   

    a.Được cơ quan quản lý, sử dụng bố trí thời gian và kinh phí theo quy định. 

    b.Được tính thời gian đào tạo, bồi dưỡng vào thời gian công tác liên tục. 

    c.Được hưởng nguyên lương, phụ cấp trong thời gian đào tạo, bồi dưỡng; được biểu dương, khen thưởng về kết quả xuất sắc trong đào tạo, bồi dưỡng. 

    d.Sau đào tạo, bồi dưỡng được nâng lương sớm 1 năm.

57. Quản lý cán bộ bao gồm những nội dung chính nào dưới đây? 

    a. Tuyển chọn, bố trí, phân công, điều động và luân chuyển cán bộ, phân cấp quản lý cán bộ.

    b.Đánh giá cán bộ; quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; bổ nhiệm, miễn nhiệm cán bộ; khen thưởng, kỷ luật cán bộ; thực hiện chế độ chính sách cán bộ. 

    c.Kiểm tra, giám sát công tác cán bộ, giải quyết khiếu nại, tố cáo về cán bộ. 

    d. Cả 3 phương án trên.

58. Theo Luật cán bộ, công chức năm 2008 thì việc tuyển dụng công chức phải căn cứ vào?

    a.Yêu cầu nhiệm vụ. 

    b.Vị trí việc làm. 

    c.Chỉ tiêu biên chế. 

    d.Cả 3 phương án trên.

59.Điều kiện nào sau đây không phải là  điều kiện đăng ký dự tuyển công chức?

    a.Có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam. 

    b.Đủ 20 tuổi trở lên. 

    c.Có  đơn dự tuyển; có lý lịch rõ ràng. 

    d.Có văn bằng, chứng chỉ phù hợp.

60.Nội dung nào sau đây không thuộc quyền của cán bộ, công chức được bảo đảm các điều kiện thi hành công vụ?    

    a.Được giao quyền tương xứng với nhiệm vụ. 

    b.Được bảo đảm các điều kiện làm việc theo quy định của pháp luật 

    c.Được tăng lương trước thời hạn. 

    d.Được pháp luật bảo vệ khi thi hành công vụ.

61. Nội dung nào sau đây không phải là nghĩa vụ của cán bộ, công chức trong thi hành công vụ?    

    a.Thực hiện đúng, đầy đủ và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao. 

    b.Có  ý thức tổ chức kỷ luật. 

    c.Chủ  động và phới hợp chặt chẽ trong thi hành công vụ. 

    d.Bảo vệ, quản lý thông tin không công khai trong công vụ.

    62. Nội dung nào không thuộc nội dung đánh giá cán bộ theo Luật Cán bộ, công chức?

    a.Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, tác phong và lề lối làm việc. 

    b.Tham gia các hoạt động đoàn thể. 

    c.Tinh thần trách nhiệm trong công tác. 

    d.Kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao.

63.Theo Luật Cán bộ, công chức, đâu không phải là nghĩa vụ của cán bộ, công chức đối với Đảng, Nhà nước và nhân dân?    

    a.Trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; bảo vệ danh dự Tổ quốc và lợi ích quốc gia. 

    b.Tôn trọng nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân. 

    c.Liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân. 

    d.Đại diện quyền và lợi ích kinh tế của nhân dân.

64. Chế  độ nào sau đây không phải chế  độ công vụ?    

    a.Chế  độ trách nhiệm. 

    b.Chế  độ kỷ luật. 

    c.Chế  độ thụ hưởng. 

    d.Chế  độ phục vụ nhân dân.

65.Theo Luật cán bộ, công chức năm 2008, từ “ngạch” được hiểu là:     

    a.Tên gọi thể hiện trình độ học vấn của công chức. 

    b.Tên gọi thể hiện thứ bậc về năng lực và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của công chức. 

    c.Tên gọi thể hiện trình độ chuyên môn của công chức. 

    d.Tên gọi thể hiện trình độ và khả năng của công chức.

66.Việc bổ nhiệm vào ngạch công chức được thực hiện trong trường hợp nào?  

    a.Người được tuyển dụng đã hoàn thành chế độ tập sự 

    b.Công chức trúng tuyển kỳ thi nâng ngạch 

    c.Công chức chuyển sang ngạch tương đương. 

    d.Tất cả các trường hợp trên

67.Đâu không phải là nguyên tắc trong thi hành công vụ theo quy định của Luật cán bộ công chức?    

    a.Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật 

    b.Bảo đảm thứ bậc hành chính và sự phối hợp chặt chẽ 

    c.Công khai, minh bạch, đúng thẩm quyền và có sự kiểm tra, giám sát 

    d.Tận tuỵ phục vụ nhân dân

68. Công chức vi phạm quy định Luật cán bộ, công chức và các quy định khác của pháp luật tùy theo tính chất, mức độ mà phải chịu một trong các hình thức kỷ luật từ thấp đến cao như thế nào ?   

     a.Khiển trách, cảnh cáo, cách chức, buộc thôi việc; 

     b.Khiển trách, hạ bậc lương, cách chức, buộc thôi việc; 

    c.Cảnh cáo, cách chức, giáng chức, buộc thôi việc; 

    d.Khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, Giáng chức, Cách chức, Buộc thôi việc;

69.Hoạt động nào không nằm trong nội dung quản lý công chức?  

    a.Xây dựng kế hoạch,quy hoạch cán bộ công chức . 

    b.Ban hành quy chế làm việc của các tổ chức trong hệ thống chính trị. 

     c.Quy định chức danh và cơ cấu cán bộ. 

    d.Tổ chức thực hiện chế độ tiền lương và các chế  độ,chính sách đãi ngộ đối với cán bộ,công chức.

70.Theo Luật cán bộ, công chức, việc nâng ngạch công chức phải căn cứ vào?   

    a.Tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của ngạch. 

    b.Tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của ngạch và phù hợp với nhiệm vụ được giao.

     c.Vị trí việc làm và thông qua thi tuyển. 

    d.Vị trí việc làm, phù hợp với cơ cấu công chức của cơ quan, tổ chức, đơn vị và thông qua thi tuyển.

71.Thời hạn bổ nhiệm công chức là bao nhiêu năm (trừ trường hợp thực hiện theo pháp luật chuyên ngành và của cơ quan có thẩm quyền)?    

    a.2 năm 

    b. 3 năm 

    c.4 năm 

    d.5 năm

72.Cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý cán bộ, công chức phải thông báo cho cán bộ bằng văn bản về thời điểm nghỉ hưu trước bao nhiêu tháng tính đến ngày cán bộ nghỉ hưu:

    a. 12 tháng 

     b.9 tháng 

    c.6 tháng 

     d.3 tháng

73. Công chức bị kỷ luật giáng chức hoặc cách chức thì thời hạn nâng lương bị kéo dài là bao nhiêu?    

    a. 12 tháng 

    b.9 tháng 

     c.6 tháng 

    d.3 tháng

74. Công chức loại D có thời gian tập sự là mấy tháng?    

    a.6 tháng. 

    b. 9 tháng. 

    c.12 tháng. 

    d.18 tháng.

75 Công chức loại C có thời gian tập sự là mấy tháng?    

    a. 9 tháng. 

    b.12 tháng. 

    c.18 tháng. 

    d.24 tháng.

76.Cán bộ, công chức bị khiển trách hoặc cảnh cáo thì thời gian nâng lương bị kéo dài mấy tháng?    

    a.3 tháng. 

     b.6 tháng. 

    c.9 tháng. 

    d.12 tháng.

77. Công chức 02 năm liên tiếp không hoàn thành nhiệm vụ thì cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền xử lý như thế nào?    

    a.Bố trí công tác khác. 

    b.Giải quyết thôi việc. 

     c.Giáng chức. 

    d.Hạ bậc lương.

78.Đâu là những việc cán bộ, công chức không được làm liên quan đến đạo đức công vụ quy định tại Luật cán bộ, công chức?    

    a.Phân biệt, đối xử dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo dưới mọi hình thức.

    b. Có tác phong lịch sự 

    c.Giữ gìn uy tín, danh dự cho cơ quan, tổ chức, đơn vị và  đồng nghiệp. 

    d.Cán bộ, công chức phải gần gũi với nhân dân.

79.Theo Luật cán bộ, công chức, những người được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên chính và tương đương thì được xếp vào công chức loại nào ?   

    a.Loại A 

    b.Loại B 

     c.Loại C 

     d.Loại D

80.Nội dung nào dưới đây là một trong các mục tiêu của Chương trình cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020 theo Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011?

    a.Đổi mới cơ cấu, tổ chức bộ máy của các cơ quan trong nền hành chính nhà nước. 

     b.Bảo đảm trên thực tế quyền dân chủ của nhân dân, bảo vệ quyền con người. 

    c.Đảm bảo tính cạnh tranh. 

    d.Tuyển chọn người tài đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ và vị trí việc làm.

81.Luật cán bộ, công chức năm 2008 quy định một trong những việc cán bộ, công chức không được làm liên quan đến bí mật nhà nước?    

     a.Tiết lộ thông tin liên quan đến bí mật nhà nước theo quy định. 

    b.Tiết lộ thông tin liên quan đến bí mật nhà nước dưới mọi hình thức 

    c.Tiết lộ thông tin liên quan đến nhà nước khi được phép của cơ quan có thẩm quyền.

    d.Tiết lộ thông tin trong cơ quan, đơn vị công táctheo quy chế phát ngôn

82.Luật cán bộ, công chức năm 2008 quy định một trong các quyền của cán bộ, công chức về tiền lương và các chế  độ liên quan đến tiền lương là?  

    a.Được hưởng tiền làm thêm giờ, tiền làm đêm, công tác phí và các chế độ khác theo quy định của pháp luật. 

    b.Chỉ  được hưởng tiền làm thêm giờ. 

    c.Được hưởng tiền làm thêm giờ, tiền làm đêm, không được hưởng công tác phí.

    d.Được hưởng tiền làm thêm giờ và công tác phí, không được hưởng tiền làm đêm.

83.Đâu là nguyên tắc quản lý cán bộ, công chức quy định tại Luật cán bộ, công chức năm 2008?    

    a.Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự quản lý của Nhà nước.

    b.Đảm bảo sự kết hợp giữa con người và chức danh, vị trí việc làm. 

    c.Đảm bảo sự công bằng, dân chủ. 

    d.Đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ.

84.Theo quy định tại Nghị định 34/2011/NĐ-CP, trường hợp nào chưa xem xét xử lý kỷ luật ? 

    a.Đang trong thời gian nghỉ hàng năm, nghỉ theo chế độ, nghỉ việc riêng không được người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị cho phép. 

    b.Đang trong thời gian điều trị không có xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền.

    c.Công chức nữ đang trong thời gian mang thai, nghỉ thai sản, đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi. 

    c. cả a, b, c.

85.Theo quy định tại Nghị định 34/2011/NĐ-CP, đâu không phải là nguyên tắc xử lý kỉ luật Cán bộ, công chức    

    a.Khách quan, công bằng; 

    b.Nghiêm minh, đúng pháp luật. 

    c. Áp dụng hình thức xử phạt hành chính thay cho hình thức kỷ luật. 

    d.Cấm mọi hành vi xâm phạm thân thể, danh dự, nhân phẩm của công chức trong quá trình xử lý kỷ luật.

86. Đâu không phải là tiêu chuẩn, điều kiện để công chức đăng ký thi nâng ngạch?  

    a.Hoàn thành tốt nhiệm vụ trong thời gian 03 năm liên tục gần nhất; 

    b.Có năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để  đảm nhận vị trí việc làm tương ứng với ngạch công chức cao hơn ngạch công chức hiện giữ trong cùng ngành chuyên môn; 

    c.Có 02 năm liên tục đạt danh hiệu chiến sỹ thi đua cấp cơ sở. 

    d.Đáp ứng yêu cầu về văn bằng, chứng chỉ và yêu cầu khác về tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của ngạch công chức đăng ký dự thi.

87. Theo quy định tại Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15/3/2010 của Chính phủ, trong thời gian tập sự, người tập sự có trình độ từ đại học trở xuống được hưởng chế độ, chính sách gì?    

    a.Được hưởng 85% mức lương bậc 1 của ngạch tuyển dụng; 

    b.Được hưởng 85% mức lương bậc 1 của ngạch tuyển dụng và các khoản phụ cấp theo quy định của pháp luật; 

    c.Được hưởng 85% mức lương bậc 2 của ngạch tuyển dụng và các khoản phụ cấp theo quy định của pháp luật;

    d.Được hưởng 85% mức lương bậc 3 của ngạch tuyển dụng và các khoản phụ 1 cấp theo quy định của pháp luật;

88.Theo quy định tại Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15/3/2010 của Chính phủ, trong thời gian tập sự, người tập sự có trình độ thạc sĩ phù hợp với yêu cầu tuyển dụng được hưởng chế độ, chính sách gì?    

    a.Được hưởng 85% mức lương bậc 1 của ngạch tuyển dụng; 

    b.Được hưởng 85% mức lương bậc 1 của ngạch tuyển dụng và các khoản phụ cấp theo quy định của pháp luật; 

    c.Được hưởng 85% mức lương bậc 2 của ngạch tuyển dụng và các khoản phụ cấp theo quy định của pháp luật; 

    d.Được hưởng 100% mức lương bậc 1 của ngạch tuyển dụng và các khoản phụ cấp theo quy định của pháp luật;

89.Theo quy định tại Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15/3/2010 của Chính phủ, thời gian tập sự  được quy định thế nào?    

    a.12 tháng đối với trường hợp tuyển dụng vào công chức loại C; 

    b.06 tháng đối với trường hợp tuyển dụng vào công chức loại D; 

    c.03 đến 06 tháng đối với trường hợp tuyển dụng vào công chức loại D; 

    d. a và b đúng.

90.Theo quy định của Nghị định 37/2014/NĐ – CP của Chính phủ, số lượng Phó Trưởng phòng cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện không quá bao nhiêu người.    

    a.02 người 

    b.03 người 

    c.04 người 

    d.05 người

91.Theo quy định của Nghị định 37/2014/NĐ – CP của Chính phủ, cấp phó của người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện chịu trách nhiệm trước cơ quan, tổ chức, cá nhân nào về nhiệm vụ  được phân công.   

    a.Trưởng phòng 

    b.Trưởng phòng và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện 

    c.Trưởng phòng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện và trước Ủy ban nhân dân cấp huyện

    d.Trưởng phòng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện,  trước Ủy ban nhân dân cấp huyện và Hội đồng nhân dân cấp huyện.

92.Theo quy định của Nghị định 37/2014/NĐ – CP của Chính phủ, cơ quan nào sau đây có trách nhiệm tham mưu giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực hòa giải ở cơ sở?         

    a.Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân

    b.Phòng Nội vụ 

    c.Thanh tra huyện 

    d.Phòng Tư pháp

93.Theo quy định Nghị định 24/2014/NĐ-CP của Chính phủ, cơ quan chuyên môn nào thuộc Ủy ban nhân dân có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước về địa giới hành chính?  

    a.Văn phòng Ủy ban nhân dân 

    b.Sở Nội vụ 

    c.Sở Tài nguyên và Môi trường 

    d. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

94.Theo quy định Nghị định 24/2014/NĐ-CP của Chính phủ, Phó Giám đốc Sở do ai bổ nhiệm?    

    a.Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh 

    b.Bí thư tỉnh ủy 

    c.Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh 

    d.Giám đốc sở

95.Theo quy định Nghị định 24/2014/NĐ-CP của Chính phủ, điều kiện nào sau đây là một trong những điều kiện để thành lập Sở Ngoại vụ?    

    a.Có  đường biên giới trên bộ và có cửa khẩu quốc tế hoặc quốc gia; 

    b.Có  đường biên giới trên bộ và có hải cảng; 

    c.Có  đường biên giới trên bộ và có sân bay; 

    d.Có  đường biên giới trên bộ và có hải cảng và sân bay.

96. Theo quy định Nghị định 24/2014/NĐ-CP của Chính phủ, một trong những điều kiện để thành lập Ban Dân tộc là  điều kiện nào sau đây? 4 

    a.Có trên 2.000 (hai nghìn) người dân tộc thiểu số đang cần Nhà nước tập trung giúp đỡ, hỗ trợ phát triển; 

    b.Có trên 3.000 (ba nghìn) người dân tộc thiểu số đang cần Nhà nước tập trung giúp đỡ, hỗ trợ phát triển; 

    c.Có trên 4.000 (bốn nghìn) người dân tộc thiểu số đang cần Nhà nước tập trung giúp đỡ, hỗ trợ phát triển; 

    d.Có trên 5.000 (năm nghìn) người dân tộc thiểu số đang cần Nhà nước tập trung giúp đỡ, hỗ trợ phát triển;

97. Theo quy định Nghị định 24/2014/NĐ- CP của Chính phủ, một trong những điều kiện để thành lập Ban Dân tộc là  điều kiện nào sau đây?  

    a.Có trên 10.000 (mười nghìn) người dân tộc thiểu số sống tập trung thành cộng đồng làng, bản; 

    b.Có trên 20.000 (hai mươi nghìn) người dân tộc thiểu số sống tập trung thành cộng đồng làng, bản;

    c. Có trên 30.000 (ba mươi nghìn) người dân tộc thiểu số sống tập trung thành cộng đồng làng, bản;

    d.Có trên 40.000 (bốn mưoi nghìn) người dân tộc thiểu số sống tập trung thành cộng đồng làng, bản;

98.Theo quy định Nghị định 24/2014/NĐ-CP của Chính phủ, số lượng phó giám đốc Sở các tỉnh thành phố không quá bao nhiêu (trừ thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ chí Minh)   

    a.2 phó giám đốc 

    b.3 phó giám đốc 

    c.4 phó giám đốc 

    d.5 phó giám đốc

99. Theo quy định nghị định 24/2014/NĐ-CP cơ quan nào, Sở nào sau đây có trách nhiệm tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý về công nghiệp khai thác mỏ và chế biến khoáng sản?  

    a.Sở Công Thương 

    b.Sở Tài nguyên và Môi trường 

    c.Sở Xây dựng 

    d.Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

100.Theo quy định nghị định 24/2014/NĐ-CP, cơ quan nào sau đây có trách nhiệm tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý về  đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức ?   

    a.Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh 

    b.Sở Giáo dục và đào tạo 

    c.Sở Nội vụ 

    d.Ban Tổ chức

101.Theo quy định Nghị định 24/2014/NĐ-CP của Chính phủ, Tỉnh Đắk Nông có bao nhiêu cơ quan chuyên môn thuộc UBND?    

    a.17 cơ quan 

    b.18 cơ quan 

    c.19 cơ quan 

    d.20 cơ quan

102.Theo quy định Nghị định 24/2014/NĐ-CP của Chính phủ, Giám đốc Sở có thẩm quyền bổ nhiệm chức vụ nào sau đây?  

    a.Cấp Trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc và trực thuộc Sở 

    b.Cấp Trưởng, cấp phó của các đơn sự nghiệp thuộc huyện 

    c.Cấp trưởng, cấp phó của các đơn vị sự nghiệp thuộc tỉnh 

    d. cả a, b, c đều đúng

103.Văn phòng UBND cấp tỉnh làm việc theo chế  độ nào?    

    a.Chế  độ thủ trưởng 

    b.Chế  độ tập thể 

    c.Chế  độ Vừa tập thể vừa thủ trưởng 

    d.Chế  độ tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách.

104.Nghị  định 24/2014/NĐ-CP của Chính phủ, nguyên tắc nào sau đây là không phải nguyên tắc tổ chức của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh?    

    a.Bảo đảm thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

    b.Tinh gọn, hợp lý, hiệu lực, hiệu quả, tổ chức sở quản lý đa ngành, đa lĩnh vực; 

    c.Ở Trung ương có Bộ, cơ quan ngang Bộ thì cấp tỉnh có tổ chức tương ứng.

    d.Không chồng chéo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn với các tổ chức thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ đặt tại địa phương.

105.Theo quy định của Nghị định 24/2014/NĐ-CP của Chính phủ, nguyên tắc nào sau đây là nguyên tắc tổ chức của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh   

    a.Phù hợp với điều kiện tự nhiên, dân số, tình hình phát triển kinh tế – xã hội của từng địa phương và yêu cầu cải cách hành chính nhà nước 

    b.Phù hợp với điều kiện tự nhiên, dân số, tình hình phát triển kinh tế – xã hội của tất cả các vùng, miền lãnh thổ và yêu cầu cải cách hành chính nhà nước 

    c.Phù hợp với điều kiện văn hoá của từng địa phương và yêu cầu cải cách hành chính nhà nước 

    d.Phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế xã hội của từng địa phương và yêu cầu cải cách hành chính nhà nước.

106. Nghị  định 24/2014/NĐ-CP của Chính phủ  áp dụng đối với cơ quan chuyên môn nào sau đây?    

    a.Văn phòng Hội đồng nhân dân tỉnh 

    b.Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh 

    c.Ban quản lý các khu công nghiệp 

    d.Trường Chính trị tỉnh

107. Theo Luật Phòng, chống tham nhũng, người có nghĩa vụ kê khai tài sản phải kê khai tài sản, mọi biến động về tài sản thuộc sở hữu của ai? 

    a.Của mình và tài sản thuộc sở hữu của vợ hoặc chồng và con chưa thành niên. 

    b.Của mình và tài sản thuộc sở hữu của bố, mẹ; tài sản thuộc sở hữu của vợ hoặc chồng và con chưa thành niên. 

    c.Của mình và tài sản thuộc sở hữu của bố, mẹ; tài sản thuộc sở hữu của vợ hoặc chồng và con đã thành niên. 

    d.Của mình và tài sản thuộc sở hữu của vợ hoặc chồng và con đã thành niên.

108. Theo Luật Phòng, chống tham nhũng (văn bản hợp nhất năm 2012), loại tài sản nào dưới đây không phải đối tượng để kê khai trong việc minh bạch tài sản, thu nhập?

    a.Nhà, quyền sử dụng đất; 

    b.Kim khí quý, đá quý, tiền, giấy tờ có giá và các loại tài sản khác mà giá trị của mỗi loại từ năm mươi triệu đồng trở xuống; 

    c.Tài sản, tài khoản ở nước ngoài; 

    d.Thu nhập phải chịu thuế theo quy định của pháp luật.

109. Theo Luật Phòng, chống tham nhũng, đâu không phải là nguyên tắc xử lý tài sản tham nhũng ? 

    a.Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phải áp dụng các biện pháp cần thiết để thu hồi, tịch thu tài sản tham nhũng. 

    b.Tài sản tham nhũng phải được trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc sung quỹ nhà nước. 

    c.Người đưa hối lộ mà chủ động khai báo sau khi bị phát hiện hành vi đưa hối lộ thì được trả lại tài sản đã dùng để hối lộ. 

    c.Việc tịch thu tài sản tham nhũng, thu hồi tài sản tham nhũng được thực hiện bằng quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

110. Theo Luật Phòng, chống tham nhũng (văn bản hợp nhất năm 2012), đâu là quyền và nghĩa vụ của công dân trong phòng, chống tham nhũng   3 

    a.Công dân có quyền xử lý hành vi tham nhũng; có nghĩa vụ hợp tác, giúp đỡ cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc phát hiện, ngăn chặn người có hành vi tham nhũng.

    b.Công dân có quyền phát hiện, khiếu nại hành vi tham nhũng; có nghĩa vụ hợp tác, giúp đỡ cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc phát hiện, ngăn chặn người có hành vi tham nhũng. 

    c.Công dân có quyền phát hiện, tố cáo hành vi tham nhũng; có nghĩa vụ hợp tác, giúp đỡ cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc phát hiện, xử lý người có hành vi tham nhũng. 

    d.Công dân có quyền phát hiện, khởi tố hành vi tham nhũng; có nghĩa vụ hợp tác, giúp đỡ cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc phát hiện, xử lý người có hành vi tham nhũng.

111.Theo Luật Phòng, chống tham nhũng (văn bản hợp nhất năm 2012), người có chức vụ, quyền hạn có trách nhiệm nào sau đây:   

    a.Thực hiện nhiệm vụ, công vụ đúng quy định của pháp luật; 

    b.Gương mẫu, liêm khiết; chấp hành nghiêm chỉnh quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng, quy tắc ứng xử, quy tắc đạo đức nghề nghiệp; 

    c.Kê khai tài sản theo quy định của Luật này và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của việc kê khai đó. 

    d. cả a, b, c

112.Theo Luật Phòng, chống tham nhũng (văn bản hợp nhất năm 2012), đâu không phải là nguyên tắc xử lý tham nhũng?  4 

    a.Mọi hành vi tham nhũng đều phải được phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời, nghiêm minh. 

    b.Người có hành vi tham nhũng ở bất kỳ cương vị, chức vụ nào phải bị xử lý theo quy định của pháp luật. 

    c.Tài sản tham nhũng phải được thu hồi, tịch thu; người có hành vi tham nhũng gây thiệt hại thì phải bồi thường, bồi hoàn theo quy định của pháp luật. 

    d.Người có hành vi tham nhũng đã chết, nghỉ hưu, thôi việc, chuyển công tác vẫn phải bị xử lý về hành vi tham nhũng do mình đã thực hiện.

113.Theo Luật Phòng, chống tham nhũng (văn bản hợp nhất năm 2012), đâu không phải là hành vi tham nhũng?    

    a.Tham ô tài sản. 

    b.Nhận hối lộ.

    c.Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi.

    d.Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây hậu quả nghiêm trọng.

114.Theo Luật Phòng, chống tham nhũng (văn bản hợp nhất năm 2012), tham nhũng được hiểu là gì?  

    a.Tham nhũng là hành vi của người cán bộ, công chức, viên chức vi phạm pháp luật

    b.Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã vi phạm các quy định của nhà nước nhằm trục lợi cá nhân 

    c.Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì tư lợi. 

    d.Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi.

115.Theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, cơ quan, tổ chức, cá nhân nào có thẩm quyền giải tán Hội đồng nhân dân cấp tỉnh?    

    a.Ủy ban thường vụ Quốc hội 

    b.Quốc Hội 

    c.Chủ tịch nước 

    d.Bộ Chính trị

116. Ủy ban nhân dân họp thường kỳ mỗi tháng mấy lần?    

    a.Một lần 

    b.Hai lần 

    c.Ba lần 

    d.Theo quy định của Hội đồng nhân dân cùng cấp

117.Đại biểu Hội đồng nhân dân có quyền chất vấn đối với người giữ chức vụ nào dưới đây?   

    a.Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó chủ tịch Hội đồng nhân dân 

    b.Trưởng các ban của Hội đồng nhân dân 

    c.Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Ủy viên Ủy ban nhân dân, Chánh án Tòa án nhân dân, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp.

    d.Cả a, b, c.

118.Khi nhận được khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân, đại biểu Hội đồng nhân dân có trách nhiệm nào?    

    a.Nghiên cứu, kịp thời chuyển đến người có thẩm quyền giải quyết và thông báo cho người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị biết; đôn đốc, theo dõi và giám sát việc giải quyết. 

    b.Gặp người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị hữu quan để tìm hiểu, yêu cầu xem xét lại; 

    c.Yêu cầu người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp trên trực tiếp của cơ quan, tổ chức, đơn vị đó giải quyết. 

    d.Cả a, b, c.

119.Hội đồng nhân dân cấp huyện lấy phiếu tín nhiệm đối với những người giữ các chức vụ nào sau đây:    

    a.Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, 

    b.Trưởng ban của Hội đồng nhân dân; 

    c.Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Ủy viên Ủy ban nhân dân.

    d. Tất cả a,b,c đều đúng

120. Đâu không phải là nguyên tắc hoạt động giám sát theo Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội, Hội đồng nhân dân năm 2015:     

    a.Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật. 

    b.Bảo đảm khách quan, công khai, minh bạch, hiệu quả. 

    c.Không làm cản trở đến hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát. 

    d.Bảo đảm nguyên tắc quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.

121.Kỳ họp thứ nhất của Hội đồng nhân dân khóa mới được triệu tập chậm nhất là bao nhiêu ngày, kể từ ngày bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân? 

    a.15 ngày 

    b.30 ngày 

    c.45 ngày 

    d.60 ngày

122.Hội đồng nhân dân họp bất thường khi được cơ quan, tổ chức nào yêu cầu?

    a.Thường trực Hội đồng nhân dân, 

    b.Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp 

    c.Ít nhất một phần ba tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân 

    d. cả a, b, c

123. Hội đồng nhân dân cấp xã họp mỗi năm ít nhất mấy kỳ?  

    a.Một kỳ 

    b.Hai kỳ 

    c.Ba kỳ 

    d.Theo quy định của HĐND cấp tỉnh.

124. Thị xã có từ bảy mươi nghìn dân trở xuống được bầu bao nhiêu đại biểu HĐND?

    a.hai mươi 

    b.ba mươi 

    c.bốn mươi 

    d.năm mươi

125. Đâu không phải là nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã? 

    a.Lãnh đạo và điều hành công việc của Ủy ban nhân dân, các thành viên Ủy ban nhân dân xã;

    b.Quản lý và tổ chức sử dụng có hiệu quả công sở, tài sản, phương tiện làm việc và ngân sách nhà nước được giao theo quy định của pháp luật; 

    c.Giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật, tiếp công dân theo quy định của pháp luật; 

    d.Tổ chức thực hiện ngân sách địa phương.

126. Hội đồng nhân dân xã thành lập các Ban nào?    

    a.Ban pháp chế, Ban kinh tế – ngân sách

    b.Ban pháp chế, Ban kinh tế – xã hội 

    c.Ban pháp chế; nơi nào có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số thì thành lập Ban Dân tộc.

    d.Ban pháp chế, ban văn hóa – xã hội.

127. Ai không phải là Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh ? 

    a.Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh 

    b.Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh 

    c.Phó Trưởng ban của Hội đồng nhân dân tỉnh 

    d.Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân tỉnh.

128. Tỉnh miền núi, vùng cao có từ năm trăm nghìn dân trở xuống được bầu bao nhiêu đại biểu?    

    a.Ba mươi 

    b.Bốn mươi 

    c.Năm mươi 

    d.Sáu mươi

129. Huyện miền núi, vùng cao, hải đảo có từ bốn mươi nghìn dân trở xuống được bầu bao nhiêu đại biểu?   

    a.Hai mươi 

    b. Ba mươi 

    c.Bốn mươi 

    d.Năm mươi

130. Thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh là  đơn vị hành chính cấp tỉnh loại nào? 

    a.Đặc biệt; 

    b.Loại I, 

    c.Loại II 

    d.Loại III

131. Theo Luật Tiếp công dân năm 2013, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện trực tiếp tiếp công dân tại Trụ sở tiếp công dân cấp huyện bao nhiêu ngày? 

    a.Ít nhất 01 ngày trong 01 tuần 

    b.Ít nhất 01 ngày trong 01 tháng 

    c.Ít nhất 02 ngày trong 01 tháng 

    d.Theo quy định của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.

132. Theo Luật Tiếp công dân năm 2013, Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bố trí công chức thuộc bộ phận nào của cơ quan làm công tác tiếp công dân.

    a.Công chức thuộc Văn phòng cơ quan 

    b.Công chức thuộc Thanh tra cơ quan 

    c.Công chức thuộc bộ phận thường xuyên có khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh

    d.Công chức thuộc cơ quan

133. Theo Luật Tiếp công dân năm 2013, tiếp công dân bao gồm những hình thức nào?

    a.Tiếp công dân thường xuyên và tiếp công dân định kỳ. 

    b.Tiếp công dân thường xuyên, tiếp công dân định kỳ và tiếp công dân đột xuất.

    c.Tiếp công dân trực tiếp và tiếp công dân gián tiếp. 

    d.Tiếp công dân tại trụ sở tiếp công dân và tiếp công dân tại nơi làm việc cơ quan, đơn vị.

134. Theo Luật Tiếp công dân năm 2013, cơ quan, tổ chức, đơn vị nào không phải cử  đại diện phối hợp cùng Ban tiếp công dân cấp tỉnh thực hiện việc tiếp công dân thường xuyên tại Trụ sở tiếp công dân cấp tỉnh?    

    a.Văn phòng Tỉnh ủy, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy, Ban Nội chính Tỉnh ủy, 

    b.Thanh tra tỉnh 

    c.Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội 

    d.Hội đồng nhân dân cấp tỉnh

135. Theo Luật Tiếp công dân năm 2013, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trực tiếp tiếp công dân tại Trụ sở tiếp công dân cấp tỉnh bao nhiêu ngày trong một tháng? 

    a.Ít nhất 01 ngày trong 01 tháng 

    b.Ít nhất 02 ngày trong 01 tháng 

    c.Ít nhất là 02 ngày trong một quý 

    d.Ít nhất là 02 lần trong một tháng

136. Theo Luật Tiếp công dân năm 2013, Ban tiếp công dân cấp tỉnh do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập, trực thuộc cơ quan, đơn vị nào?    

    a.Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh 

    b.Văn phòng Hội đồng nhân dân tỉnh 

    c.Văn phòng Tỉnh ủy 

    d.Thanh tra tỉnh

137. Theo Luật Tiếp công dân năm 2013, khi đến nơi tiếp công dân, người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh không có nghĩa vụ nào sau đây    

    a.Nêu rõ họ tên, địa chỉ hoặc xuất trình giấy tờ tùy thân, giấy ủy quyền (nếu có);

    b.Có thái độ đúng mực, tôn trọng đối với người tiếp công dân; 

    c.Chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung kiến nghị, phản ánh của mình. 

    d.Trình bày trung thực sự việc, cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; ký hoặc điểm chỉ xác nhận những nội dung trình bày đã được người tiếp công dân ghi chép lại;

138.Theo Luật Tiếp công dân năm 2013, khi đến nơi tiếp công dân, người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh không có quyền sau đây:  2 

    a.Trình bày về nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh 

    b.Yêu cầu người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh trực tiếp tiếp mình 

    c.Được hướng dẫn, giải thích về nội dung liên quan đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của mình 

    d.Khiếu nại, tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật của người tiếp công dân

139.Theo Luật Tiếp công dân năm 2013, đâu không phải là nguyên tắc tiếp công dân?

    a.Việc tiếp công dân phải được tiến hành tại nơi tiếp công dân của cơ quan, tổ chức, đơn vị.

    b.Việc tiếp công dân phải bảo đảm công khai, dân chủ, kịp thời; thủ tục đơn giản, thuận tiện; giữ bí mật và bảo đảm an toàn cho người tố cáo theo quy định của pháp luật; bảo đảm khách quan, bình đẳng, không phân biệt đối xử trong khi tiếp công dân. 

    c.Việc tiếp công dân phải bảo đảm đúng thẩm quyền của cơ quan hành chính nhà nước.

    d.Tôn trọng, tạo điều kiện thuận lợi cho công dân thực hiện việc khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh theo quy định của pháp luật.

140. Cơ quan nào có thẩm quyền giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý công tác giải quyết khiếu nại.    

    a.Văn phòng Ủy ban nhân dân 

    b.Sở Tư pháp 

    c.Thanh tra tỉnh 

    d.Cả a, b, c.

141. Đâu không phải là thẩm quyền giải quyết khiếu nại của Giám đốc sở và cấp tương đương  

    a.Giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, 

    b.Giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của cán bộ, công chức do mình quản lý trực tiếp;

    c.Giải quyết khiếu nại lần hai đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện theo ngành, lĩnh vực mình quản lý đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết.

    d.Giải quyết khiếu nại lần hai đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Thủ trưởng cơ quan thuộc sở và cấp tương đương đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết.

142. Người khiếu nại không có quyền nào dưới đây?    

    a.Đưa ra chứng cứ về việc khiếu nại và giải trình ý kiến của mình về chứng cứ đó

    b.Nhận văn bản trả lời về việc thụ lý giải quyết khiếu nại, nhận quyết định giải quyết khiếu nại 

    c.Được khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp đã bị xâm phạm; được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật 

    d. Không thực hiện quyết định hành chính khi chưa có quyết định giải quyết khiếu nại

143. Theo Luật Khiếu nại năm 2011,  đâu không phải là trường hợp không được thụ lý giải quyết khiếu nại.    

    a.Quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại không liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khiếu nại 

    b.Người khiếu nại không có năng lực hành vi dân sự đầy đủ nhưng có người đại diện hợp pháp 

    c.Đơn khiếu nại không có chữ ký hoặc điểm chỉ của người khiếu nại 

    d.Thời hiệu, thời hạn khiếu nại đã hết mà không có lý do chính đáng

144.Theo Luật Khiếu nại năm 2011,  cơ quan, tổ chức, cá nhân nào có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.  

    a.Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh 

    b.Bộ trưởng quản lý ngành, lĩnh vực 

    c.Thủ tướng Chính phủ 

    d.Chính phủ

145. Theo Luật Khiếu nại năm 2011, Người khiếu nại có thể rút khiếu nại khi nào?     a.Khi cơ quan có thẩm quyền chưa thụ lý. 

    b.Khi cơ quan có thẩm quyền chưa xác minh nội dung khiếu nại 

    c.Khi cơ quan có thẩm quyền chưa ra kết luận 

    d.Tại bất cứ thời điểm nào trong quá trình khiếu nại và giải quyết khiếu nại

146. Theo Luật Khiếu nại năm 2011, thời hiệu khiếu nại được quy định là bao nhiêu ngày kể từ ngày nhận được quyết định hành chính hoặc biết được quyết định hành chính, hành vi hành chính?   

    a.30 ngày 

    b.45 ngày 

    c.90 ngày 

    d.một năm

147. Theo Luật Khiếu nại năm 2011, đâu không phải là nguyên tắc khiếu nại và giải quyết khiếu nại    

    a.Phải được thực hiện theo quy định của pháp luật; 

    b.Bảo đảm tiết kiệm, hiệu lực, hiệu quả. 

    c.Bảo đảm khách quan, công khai, dân chủ và kịp thời. 

    d. Bảo về lợi ích chính đáng và hợp pháp của người khiêu nại

148. Theo Luật Khiếu nại năm 2011, giải quyết khiếu nại không bao gồm công việc nào?  

    a.Việc thụ lý đơn thư khiếu nại 

    b.Xác minh nội dung khiếu nại 

    c.Bảo về lợi ích chính đáng và hợp pháp của người khiêu nại 

    d.Kết luận và ra quyết định giải quyết khiếu nại.

    149. Theo Luật Khiếu nại năm 2011,  đâu không phải là đối tượng của khiếu nại:

    a.Quyết định hành chính của cơ quan hành chính nhà nước của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước 

    b.Hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước 

    c.Quyết định hành chính, hành vi hành chính trong chỉ đạo điều hành của cơ quan hành chính cấp trên với cơ quan hành chính cấp dưới 

    d.Quyết định kỷ luật cán bộ, công chức

150. Theo Luật Khiếu nại năm 2011, hành vi hành chính được hiểu là:

    a. Là hành vi của cơ quan hành chính nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước thực hiện hoặc không thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy định của pháp luật. 

    b.Là hành vi của đội ngũ cán bộ, công chức hành chính nhà nước thực hiện hoặc không thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy định của pháp luật. 

    c.Là hành vi của đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước thực hiện hoặc không thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy định của pháp luật. 

    d. cả a, b, c đều sai.

151. Theo Nghị định 110/2004/NĐ-CP,  người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thể giao cho Chánh Văn phòng, Trưởng phòng Hành chính hoặc Trưởng một số  đơn vị ký dưới hình thức nào một số loại văn bản.    

    a.Ký thay mặt (TM.) 

    b.Ký  Ủy quyền (UQ.) 

    c.Ký thừa uỷ quyền (TUQ.) 

    d.Ký thừa lệnh (TL.)

152. Theo Nghị định 09/2010/NĐ-CP, Trong trường hợp đặc biệt, người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thể uỷ quyền cho người đứng đầu một đơn vị trong cơ quan, tổ chức ký dưới hình thức nào một số vãn bản mà mình phải ký.  

    a.Ký thay mặt (TM.)

    b.Ký  Ủy quyền (UQ.) 

    c.Ký thừa uỷ quyền (TUQ.) 

    d.Ký thừa lệnh (TL.)

153. Thông tư 01/2011/TT- BNV, hướng dẫn về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính nhà nước quy định đối với những văn bản có phần căn cứ pháp lý  để ban hành thì căn cứ cuối cùng kết thúc bằng dấu:   

    a.Dấu chấm 

    b.Dấu chấm phẩy 

    c.Dấu hai chấm 

    d.Dấu phẩy

154. Đối với chính quyền địa phương, cơ quan nào sau đây có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật:    

    a.Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh 

    b.Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh 

    c.Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh 

    d.Ủy ban nhân dân huyện

155. Theo Nghị định 34/2016/NĐ-CP, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật được hiểu là gì?    

    a.Là việc tập hợp các văn bản theo các tiêu chí quy định tại Nghị định này. 

    b.Là việc tập hợp các văn bản quy phạm pháp luật đã  được rà soát theo các tiêu chí quy định tại Nghị  định này. 

    c.Là việc kiểm tra các văn bản quy phạm pháp luật đã  được rà soát, xác định còn hiệu lực theo các tiêu chí quy định tại Nghị định này. 

    d.Là việc tập hợp, sắp xếp các văn bản quy phạm pháp luật đã được rà soát, xác định còn hiệu lực theo các tiêu chí quy định tại Nghị định này.

156.Theo Nghị định 34/2016/NĐ-CP, đánh giá tác động của chính sách được hiểu là gì?    

    a.Đánh giá tác động của chính sách là việc kiểm nghiệm những chính sách đã ban hành tác động đến đới sống xã hội như thế nào 

    b.Đánh giá tác động của chính sách là việc phân tích, dự báo tác động của chính sách đã ban hành đối với các nhóm đối tượng khác nhau nhằm lựa chọn giải pháp tối ưu thực hiện chính sách 

    c.Đánh giá tác động của chính sách là việc phân tích, dự báo tác động của chính sách đang được xây dựng đối với các nhóm đối tượng khác nhau nhằm lựa chọn giải pháp tối ưu thực hiện chính sách 

    d.Đánh giá tác động của chính sách là việc phân tích, dự báo tác động của chính sách đến xã hội nhằm lựa chọn giải pháp tối ưu thực hiện chính sách

157. Theo Nghị định 34/2016/NĐ-CP, chính sách được hiểu là gì?  

    a.Chính sách các chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước để điều chỉnh các quan hệ xã hội nhất định. 

    b.Chính sách là định hướng, giải pháp của các tổ chức để giải quyết vấn đề của thực tiễn nhằm đạt được mục tiêu nhất định. 

    c.Chính sách là định hướng, giải pháp của Nhà nước để giải quyết vấn đề của thực tiễn nhằm đạt được mục tiêu nhất định. 

    d.Chính sách là định hướng, giải pháp của Nhà nước để giải quyết vấn đề đang tồn tại của xã hội,  nhằm đạt được mục tiêu chung của cả nước.

158. Đâu là chủ thể của quản lý hành chính nhà nước ?  

    a.Cán bộ, công chức hành chính nhà nước 

    b.Cán bộ, công chức, viên chức 

    c.Cán bộ, công chức nhà nước 

    d.Cán bộ, công chức

159. Thông tư 01/2011/TT- BNV hướng dẫn về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính nhà nước quy định trích yếu nội dung công văn được trình bày bằng chữ:

    a.In thường, kiểu chữ đứng. 

    b.In thường, kiểu chữ nghiêng. 

    c.In hoa, kiểu chữ nghiêng. 

    d.In hoa, kiểu chữ đứng.

160. Thông tư 01/2011/TT- BNV hướng dẫn về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính nhà nước quy định trích yếu nội dung văn bản (có tên loại) được trình bày bằng chữ:     

    a.In hoa, kiểu chữ đứng, đậm. 

    b.In thường, kiểu chữ đứng, đậm 

    c.In hoa, kiểu chữ nghiêng, không đậm. 

    d.In hoa, kiểu chữ đứng, không đậm.

161. Đâu là đặc điểm của ngôn ngữ hành chính    

    a.Tính chính xác, rõ ràng, mạch lạc 

    b.Thể hiện đặc trưng vùng, miền 

    c.Tính chủ quan, cá tính 

    d.Cả a, b, c.

162. Đâu là đặc điểm của quản lý hành chính nhà nước ở nước ta?    

    a.Quản lý hành chính nhà nước ở nước ta có sự tách biệt tuyệt đối giữa người  quản lý và người bị quản lý 

    b.Quản lý hành chính nhà nước ở nước ta có sự tách biệt tuyệt đối giữa chủ thể  quản lý và đối tượng bị quản lý 

    c.Quản lý hành chính nhà nước ở nước ta không có sự tách biệt tuyệt đối khách thể quản lý và chủ thể quản lý 

    d.Quản lý hành chính nhà nước ở nước ta không có sự tách biệt tuyệt đối giữa người  quản lý và người bị quản lý

163. Đâu là đặc điểm của quản lý hành chính nhà nước?    

    a.Quản lý hành chính nhà nước có tính chuyên  môn hóa và nghề nghiệp cao 

    b.Quản lý hành chính nhà nước có tính đa dạng, không có tính chuyên môn hóa

    c.Quản lý hành chính nhà nước có tính đa dạng, tính hỗn hợp, không có tính chuyên môn hóa, 

    d.Quản lý hành chính nhà nước có tính đa dạng, hỗn hợp, tính nghề nghiệp không rõ ràng.

164. Đâu là đặc điểm của quản lý hành chính nhà nước?    

    a.Quản lý hành chính nhà nước có tính cố định và tính quan liêu 

    b.Quản lý hành chính nhà nước có tính ổn định và thích ứng 

    c.Quản lý hành chính nhà nước có tính liên tục, tương đối ổn định và thích ứng

    d.Quản lý hành chính nhà nước có tính liên tục, thích ứng và không ổn định

165. Đâu là văn bản lập quy hành chính?    

    a.Thông tư của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao 

    b.Thông tư của Viện trưởng viện Kiểm sát nhân dân tối cao 

    c.Thông tư của Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan nganh bộ 

    d. Cả a, b và c.

166. Đâu là nội dung của quản lý hành chính nhà nước?   

a.Hoạt động kiểm tra, đánh giá 

b. Hoạt động điều kiển bằng mệnh lệnh hành chính

c.Hoạt động giám sát, kiểm soát 

d. Cả a và b.

167. Đâu là nội dung của quản lý hành chính nhà nước?    

    a.Hoạt động ban hành quyết định 

    b.Hoạt động ban hành và tổ chức thực hiện các quyết định 

    c.Hoạt động ban hành và tổ chức thực hiện các quyết định hành chính 

    d. Hoạt động ban hành và tổ chức thực hiện các quyết định hành chính cá biệt

168. Văn bản hành chính nào sau đâu là văn bản cá biệt?    

    a.Thông báo 

    b.Chỉ thị 

    c.Tờ trình 

    d.Báo cáo

169. Theo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015, không áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn trong xây dựng, ban hành Văn ban quy phạm pháp luật nào? 

    a.Luật 

    b.Pháp lệnh 

    c.Nghị  định 

    d.Thông tư

170.Theo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015, việc áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn trong xây dựng, ban hành nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh do cơ quan, tổ chức, cá nhân nào quyết định.  

    a.Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh 

    b.Thường trực Hội đồng nhân dân cấp tỉnh 

    c.Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh 

    d.Cả a, b, c

171. Theo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015,việc áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn trong xây dựng, ban hành quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh do cơ quan, tổ chức, cá nhân nào quyết định    

    a.Ủy ban nhân dân tỉnh 

    b.Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh 

    c.Hội đồng nhân dân tỉnh 

    d.Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh

172.Theo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015, Ủy ban thường vụ Quốc hội được ban hành loại văn bản quy phạm pháp luật nào: 

    a.Pháp lệnh, nghị quyết 

    b.Pháp lệnh, nghị quyết, nghị quyết liên tịch 

    c.Pháp lệnh, nghị quyết, quyết định 

    d.Lệnh, pháp lệnh, nghị quyết

173. Theo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015, Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ  được ban hành loại văn bản quy phạm pháp luật nào:

    a.Thông tư, thông tư liên tịch 

    b.Thông tư, Nghị quyết liên tịch 

    c.Thông tư, quyết định 

    d.Thông tư, quyết định, chỉ thị

174. Theo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015, Thủ tướng Chính phủ được ban hành loại văn bản quy phạm pháp luật nào?   

    a.Nghị  định 

    b.Quyết định 

    c.Chỉ thị 

    c.Cả a, b, c.

175.Theo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015, Chính phủ được ban hành những loại văn bản quy phạm pháp luật nào?   

    a.Nghị  định, Nghị quyết liên tịch 

    b.Nghị quyết, Nghị quyết liên tịch 

    c.Nghị  định, Quyết định 

    d.Nghị  định, Chỉ thị

176. Lập quy hành chính được hiểu là gì?    

    a.Hoạt động ban hành văn bản của cơ quan nhà nước theo thầm quyền, trình tự, thủ tục theo luật định 

    b.Hoạt động ban hành văn bản của cơ quan hành chính nhà nước theo thầm quyền, trình tự, thủ tục theo luật định 

    c.Là hoạt động ban hành các văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan quản lý hành chính nhà nước có thẩm quyền để cụ thể hóa các quy định pháp luật do cơ quan lập pháp ban hành. 

    d.Là hoạt động ban hành các văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền để cụ thể hóa các quy định pháp luật do cơ quan lập pháp ban hành.

177. Văn bản hành chính được chia thành mấy loại:    

    a.03 loại 

    b.04 loại 

    c.05 loại 

    d.06 loại

178.Theo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015, Nghị quyết liên tịch được ban hành giữa các cơ quan nào sau đây:  

    a.Ủy ban thường vụ Quốc hội với Chính phủ 

    b.Ủy ban thường vụ Quốc hội với cơ quan trung ương của tổ chức chính trị – xã hội.

    c.Nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội hoặc giữa Chính phủ với cơ quan trung ương của tổ chức chính trị – xã hội. 

    d.Nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội hoặc Chính phủ với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

179. Thông tư 01/2011/TT- BNV hướng dẫn về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính nhà nước quy định chữ viết tắt của Sao y bản chính là: 

    a.SYBC

    b.SyBc 

    c.SY 

    d.sy

180.Thông tư 01/2011/TT- BNV hướng dẫn về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính nhà nước quy định chữ viết tắt của Giấy giới thiệu là: 

    a.GGT 

    b.GT 

    c.GGt 

    d.Gt

181.Thông tư 01/2011/TT – BNV hướng dẫn về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính nhà nước quy định chữ viết tắt của Bản cam kết là:    

    a.BCK 

    b.CK 

    c.GCK 

    d.BBCK

182.Theo Thông tư 01/2011/TT-BNV của Bộ Nội vụ, Bản sao có những hình thức nào?

    a.“SAO Y BẢN CHÍNH” và  “SAO LỤC” 

    b.“SAO Y BẢN CHÍNH” và “TRÍCH SAO” 

    c.“SAO Y BẢN CHÍNH”,  “SAO LỤC” và “TRÍCH SAO”

    d.“SAO Y BẢN CHÍNH”,  “SAO LỤC”, “TRÍCH SAO” và  “CÔNG CHỨNG”

183. Theo Thông tư 01/2011/TT-BNV của Bộ Nội vụ, văn bản được xác định độ khẩn theo các mức độ nào    

    a.Khẩn, thượng khẩn 

    b.Khẩn, thượng khẩn, hỏa tốc, 

    c. Khẩn, thượng khẩn, hỏa tốc, hỏa tốc hẹn giờ 

    d. Khẩn, thượng khẩn, điện khẩn, hỏa tốc, hỏa tốc hẹn giờ,

184. Văn bản hành chính của Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông và của các sở, ban, ngành thuộc tỉnh (có trụ sở tại thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông), thì phần địa danh được ghi là:  

    a.TX.Gia Nghĩa 

    b.Gia nghĩa 

    c.Đắk Nông 

    d.Tỉnh Đắk Nông

185. Theo Thông tư 01/2011/TT-BNV của Bộ Nội vụ, Công văn của Sở Nội vụ tỉnh do Văn phòng Sở soạn thảo, có ký hiệu của văn bản được trình bày như thế nào:   

    a.Số: …/CV-SNV 

    b.Số: …/SNV 

    c.Số: …/CV-SNV-VP 

    d.Số: …/SNV-VP

186. Theo Thông tư 01/2011/TT-BNV của Bộ Nội vụ, Quyết định của Thường trực Hội đồng nhân dân ban hành được ghi như thế nào:   

    a.Số:…/năm/QĐ-HĐND 

    b.Số: …/QĐ-HĐND 

    c.Số:…/QĐ-TTHĐND 

    d.Số:…/năm/QĐ-TTHĐND

187. Văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nào phải được niêm yết    

    a.Hội đồng nhân dân cấp tỉnh 

    b.Ủy ban nhân dân cấp tỉnh 

    c.Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã 

    d.Cả a, b,c

188. Chủ tịch UBND cấp tỉnh có quyền đình chỉ việc thi hành văn bản quy phạm pháp luật của ai    

    a.Quyết định của UBND cấp tỉnh 

    b.Nghị quyết của HĐND cấp huyện 

    c.Quyết định của UBND cấp huyện 

    d.Cả b,c.

189. Theo quy định tại Nghị Định 34/2016/NĐ-CP của Chính phủ, khi viện dẫn văn bản có liên quan, phải ghi đầy đủ những yếu tố nào của văn bản: 

    a.Tên loại văn bản, số, ký hiệu văn bản; ngày, tháng, năm thông qua hoặc ký ban hành văn bản; 

    b.Tên loại văn bản, số, ký hiệu văn bản; ngày, tháng, năm thông qua hoặc ký ban hành văn bản; tên cơ quan, người có thẩm quyền ban hành văn bản 

    c.Tên loại văn bản, số, ký hiệu văn bản; ngày, tháng, năm thông qua hoặc ký ban hành văn bản; tên cơ quan, người có thẩm quyền ban hành văn bản và tên gọi văn bản. 

    d.Tên loại văn bản, số, ký hiệu văn bản; ngày, tháng, năm thông qua hoặc ký ban hành văn bản; tên cơ quan, người có thẩm quyền ban hành văn bản và trích yếu văn bản.

190. Ngôn ngữ trong văn bản quy phạp pháp luật có  được sử dụng ngôn ngữ nước ngoài hay không.    

    a.Không được sử dụng 

    b.Được sử dụng khi không có từ ngữ tiếng Việt tương ứng để thay thế 

    c.Được sử dụng nếu là từ ngữ thông dụng, phổ biến 

    d.Được sử dụng nhưng phải phiên âm sang tiếng Việt.

191. Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 quy định: trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng như thế nào?    

    a.Áp dụng văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn. 

    b.Áp dụng văn bản ban hành sau. 

    c.Không áp dụng văn bản nào cả. 

    d.Áp dụng văn bản chuyên ngành điều chỉnh lĩnh vực đó.

192.Trong thời hạn bao nhiêu ngày, kể từ ngày nhận được văn bản, Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm đăng văn bản đó trên Công báo cấp tỉnh.    

    a.05 ngày 

    b.07 ngày 

    c.10 ngày 

    d.15 ngày

193.Công báo là ấn phẩm thông tin chính thức của Nhà nước, do cơ quan, tổ chức, cá nhân nào có trách nhiệm thống nhất quản lý?    

    a.Quốc hội 

    b.Văn phòng Quốc hội 

    c.Chính phủ 

    d.Bộ Tư pháp

194. Theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015, văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần trong trường hợp nào sau đây:    

    a.Không còn đối tượng thi hành; 

    b.Có văn bản mới ban hành về cùng nội dung; 

    c.Bị  đình chỉ bằng một văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; 

    d.Văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực thì văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết thi hành, văn bản đó cũng đồng thời hết hiệu lực.

195. Cơ quan nào có thẩm quyền giải thích Hiến pháp, Luật?    

    a.Quốc Hội 

    b.Uỷ ban thường vụ Quốc hội 

    c.Chính phủ 

    d.Bộ Tư pháp

196. Hành vi nào bị nghiêm cấm được quy định trong Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015?    

    a.Ban hành văn bản quy phạm pháp luật không đúng với Hiến pháp, với văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên. 

    b.Ban hành văn bản không thuộc hệ thống văn bản quy phạm pháp luật 

    c.Ban hành văn bản quy phạm pháp luật không đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định tại Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015. 

    d.cả a, b, c

197. Trong trường hợp luật không giao, văn bản nào không được quy định thủ tục hành chính:    

    a.Thông tư của Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ; 

    b.Nghị quyết của HĐND cấp tỉnh, quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh 

    c.Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp xã, quyết định của Ủy ban nhân dân cấp xã

    d.Cả a, b, c.

198. Cơ quan, tổ chức, cá nhân nào có thẩm quyền công bố Nghị quyết của Quốc hội?

    a.Chủ tịch nước 

    b.Chủ tịch Quốc hội 

    c.Tổng thư ký Quốc hội 

    d.Cả a, b, c đều đúng

199. Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội và  Ủy ban thường vụ Quốc hội được xây dựng:    

    a.Theo kỳ họp của Quốc hội và Ủy ban thường vụ Quốc hội 

    b.Hằng năm 

    c.Theo nhiệm kỳ Quốc hội và Ủy ban thường vụ Quốc hội 

    d.Cả a, b, c đều đúng

200. Bản dịch văn bản quy phạm pháp luật ra tiếng dân tộc thiểu số, tiếng nước ngoài có giá trị:    

    a.Như bản chính 

    b.Như bản sao y bản chính 

    c.Như bản sao lục 

    d.Tham khảo.

201. Đâu không phải là nguyên tắc xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật được quy định trong Luật ban hành VBQPPL năm 2015?   

    a.Bảo đảm tính hợp hiến, tính hợp pháp và tính thống nhất của văn bản quy phạm pháp luật trong hệ thống pháp luật. 

    b.Tuân thủ đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật. 

    c.Bảo đảm tính minh bạch trong quy định của văn bản quy phạm pháp luật. 

    d.Bảo đảm tính pháp quyền xã hội chủ nghĩa

202. Theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015, Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật bằng hình thức:    

    a.Quyết định, chỉ thị. 

    b.Nghị quyết, quyết định. 

    c.Quyết định. 

    d.Quyết định, Nghị quyết, chỉ thị.

203. Theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015, Hội đồng nhân dân các cấp có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật bằng hình thức:   

    a.Nghị quyết. 

    b.Nghị quyết, quyết định. 

    c. Nghị quyết, chỉ thị.

    d. a và b. 

204. Chủ tịch nước có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật bằng hình thức nào sau đây?    

    a.Lệnh,q định. 

    b.Lệnh, chỉ thị. 

    c.Quyết định, chỉ thị. 

    d.Cả a, b và c.

205. Theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015, hình thức văn bản nào sau đây không phải là văn bản quy phạm pháp luật:  

    a.Nghị  định của Chính phủ. 

    b.Lệnh của Chủ tịch nước. 

    c.Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. 

    d.Chỉ thị của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

206. Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 quy định: trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng như thế nào?    

    a.Áp dụng văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn. 

    b.Áp dụng văn bản ban hành sau. 

    c.Không áp dụng văn bản nào cả. 

    d.Áp dụng văn bản chuyên ngành điều chỉnh lĩnh vực đó.

207. Quyết định nào của UBND cấp tỉnh là văn bản quy phạm pháp luật?    

    a.Quyết định phê duyệt kế hoạch; 

    b.Quyết định giao chỉ tiêu cho từng cơ quan, đơn vị;

    c.Quyết định về chỉ tiêu biên chế cơ quan, đơn vị; quyết định về khoán biên chế, kinh phí quản lý hành chính cho từng cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân; 

    d.Quyết định về biện pháp thi hành Hiến pháp, luật, văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp về phát triển kinh tế – xã hội, ngân sách, quốc phòng, an ninh ở địa phương;

208. Nghị quyết nào của HĐND cấp tỉnh là văn bản quy phạm pháp luật ?

    a.Nghị quyết miễn nhiệm, bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân và các chức vụ khác; 

    b.Nghị quyết phê chuẩn kết quả bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân và bầu các chức vụ khác; 

    c.Nghị quyết giải tán Hội đồng nhân dân; 

    d.Nghị quyết về biện pháp có tính chất đặc thù phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế – xã hội của địa phương.

209. Đâu không phải là phương pháp quản lý hành chính nhà nước   

    a.Phương pháp giáo dục 

    b.Phương pháp tổ chức 

    c.Phương pháp hành chính 

    d.Phương pháp pháp luật

210. Đâu không phải là chức năng cơ bản của hoạt động quản lý?  

    a.Chức năng định hướng; 

    b.Chức năng tổ chức; 

    c.Chức năng phân phối; 

    d.Chức năng kiểm tra.

211.Đâu không phải là công cụ trong quản lý hành chính nhà nước? 

    a.Công cụ chính sách 

    b.Công cụ pháp luật 

    c.Công cụ kế hoạch 

    d.Công cụ là đội ngũ cán bộ, công chức hành chính.

212. Đâu không phải là nội dung của quản lý hành chính nhà nước?  

    a.Hoạt động ban hành văn bản quy phạm pháp luật 

    b.Hoạt động ban hành văn bản pháp luật

    c.Hoạt động lập quy 

    d.Hoạt động lập quy hành chính

213. Đâu là chủ thể của quản lý hành chính nhà nước? 

    a.Cơ quan nhà nước 

    b.Cơ quan trong hệ thống chính trị 

    c.Cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp

    d.Cơ quan hành chính nhà nước từ trung ương đến cơ sở

214. Đâu không phải là đặc điểm của quản lý hành chính nhà nước: 

    a.Quản lý hành chính nhà nước mang tính quyền lực nhà nước 

    b.Quản lý hành chính nhà nước có tính chủ động, sáng tạo và linh hoạt 

    c.Quản lý hành chính nhà nước có tính liên tục, tương đối ổn định và thích ứng

    d.Quản lý hành chính nhà nước vì lợi ích của cơ quan hành chính nhà nước

215. Quản lý hành chình nhà nước là hoạt động thực thi quyền nào? 

    a.Quyền lập pháp 

    b.Quyền hành pháp 

    c.Quyền tư pháp 

    d,Cả a, b, c.

216. Theo quyết định 225/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ năm 2016, phê duyệt kế hoạch cải cách hành chính giai đoạn 2016 – 2020, đâu là yêu cầu của cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2016- 2020.     

    a.Xác định rõ trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính nước tại cơ quan hành chính nhà nước. 

    b.Xác định rõ trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính nước tại các bộ, ngành và địa phương trong quá trình triển khai thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính. 

    c.Xác định rõ trách nhiệm của từng cán bộ, công chức, viên chức trong quá trình triển khai thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính. 

    d.Xác định rõ trách nhiệm của từng cán bộ, công chức, viên chức tại các cơ quan hành chính trong việc triển khai các kế hoạch cải cách hành chính.

217. Đâu là một trong 5 mục tiêu của chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011- 2020 của Chính phủ?    

    a.Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có cơ cấu hợp lý, có trình độ, năng lực cao.

    b.Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có đủ phẩm chất, năng lực và trình độ, đáp ứng yêu cầu phục vụ nhân dân và sự phát triển của đất nước. 

    c.Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có cơ cấu hợp lý, có đủ phẩm chất, năng lực và trình độ, đáp ứng yêu cầu phục vụ nhân dân và sự phát triển của đất nước. 

    d.Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, có đủ phẩm chất đạo đức, năng lực chuyên môn và trình độ, đáp ứng yêu cầu phục vụ nhân dân và sự phát triển của đất nước.

    218.Theo Nghị định 61/2018/NĐ-CP, ngày  23 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính, đâu không phải là nguyên tắc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông:

    a. Lấy sự hài lòng của tổ chức, cá nhân là thước đo chất lượng và hiệu quả phục vụ của cán bộ, công chức, viên chức và cơ quan có thẩm quyền.

    b. Việc giải quyết thủ tục hành chính cho tổ chức, cá nhân theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông được quản lý tập trung, thống nhất.

    c. Giảm thiểu phát sinh chi phí thực hiện thủ tục hành chính cho tổ chức, cá nhân ngoài quy định của pháp luật.

    d. Giải quyết thủ tục hành chính kịp thời, nhanh chóng, thuận tiện, đúng pháp luật, công bằng, bình đẳng, khách quan, công khai, minh bạch và có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan có thẩm quyền. 

    219. Theo Nghị định 61/2018/NĐ-CP, ngày  23 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính, cơ chế một cửa trong giải quyết thủ tục hành chính được hiểu là:

    a. là cơ chế giải quyết công việc của tổ chức, cá nhân, thuộc trách nhiệm, thẩm quyền của một cơ quan hành chính nhà nước, hướng dẫn, tiếp nhận giấy tờ, hồ sơ, giải quyết đến trả kết quả được thực hiện tại một đầu mối là bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của cơ quan hành chính nhà nước.

    b. là phương thức tiếp nhận hồ sơ, giải quyết và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính, theo dõi, giám sát, đánh giá việc giải quyết thủ tục hành chính cho tổ chức, cá nhân của một cơ quan có thẩm quyền thông qua bộ phận một cửa

    c. là các thủ tục hành chính được thực hiện tại một đầu mối là bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của cơ quan hành chính nhà nước.

    d. cả a, b.

    220. Theo Nghị định 61/2018/NĐ-CP, ngày  23 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính, đâu không phải là quyền của tổ chức, cá nhân thực hiện thủ tục hành chính:

    a. Được hướng dẫn lập hồ sơ, tiếp nhận hồ sơ, nhận Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả;

    b. Từ chối thực hiện những yêu cầu về sửa đổi, bổ sung hồ sơ không hợp lý;

    c. Phản ánh, kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền về sự không cần thiết, tính không hợp lý và không hợp pháp của thủ tục hành chính;

    d. Phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo cán bộ, công chức, viên chức khi có căn cứ, chứng cứ chứng minh việc hướng dẫn, tiếp nhận, giải quyết, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính không đúng quy định của pháp luật và hành vi vi phạm pháp luật khác có liên quan;

    221 Trung tâm Dịch vụ hành chính công cấp tỉnh là đơn vị hành chính đặc thù thuộc:

  1. UBND tỉnh
  2. Sở Tư pháp
  3. Văn phòng UBND tỉnh
  4. Sở Nội vụ

    222. Theo Nghị định 61/2018/NĐ-CP, ngày  23 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính, đâu không phải là quyền của tổ chức, cá nhân thực hiện thủ tục hành chính:

    a. Được hướng dẫn lập hồ sơ, tiếp nhận hồ sơ, nhận Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả;

    b. Từ chối thực hiện những yêu cầu về sửa đổi, bổ sung hồ sơ không hợp lý;

    c. Phản ánh, kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền về sự không cần thiết, tính không hợp lý và không hợp pháp của thủ tục hành chính;

    d. Phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo cán bộ, công chức, viên chức khi có căn cứ, chứng cứ chứng minh việc hướng dẫn, tiếp nhận, giải quyết, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính không đúng quy định của pháp luật và hành vi vi phạm pháp luật khác có liên quan;

223. Đâu không phải là yêu cầu của công tác lập hồ sơ    

    a.Phản ánh đúng chức năng, nhiệm vụ của  cơ quan, đơn vị hình thành hồ sơ. 

    b.Đảm bảo mối liên hệ khách quan giữ các văn bản 

    c.Đảm bảo tập hợp tất cả các văn bản có những giá trị khác nhau. 

    d.Văn bản trong hồ sơ phải đảm bảo đúng thể thức văn bản.

224. Theo Nghị định 63/2010/NĐ-CP của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính, đâu là nguyên tắc quy định thực hiện hành chính    

    a.Đơn giản, dễ hiểu và dễ thực hiện. 

    b.Phù hợp với mục tiêu quản lý hành chính nhà nước. 

    c.Đề cao trách nhiệm của cán bộ, công chức trong giải quyết công việc cho cá nhân, tổ chức.

    d. Bảo đảm quyền bình đẳng của các đối tượng thực hiện thủ tục hành chính.

225. Theo Nghị định 63/2010/NĐ-CP của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính, đâu là nguyên tắc quy định thủ tục hành chính    

    a.Bảo đảm công khai, minh bạch các thủ tục hành chính đang được thực hiện. 

    b.Bảo đảm khách quan, công bằng trong thực hiện thủ tục hành chính. 

    c.Bảo đảm tính liên thông, kịp thời, chính xác, không gây phiền hà trong thực hiện thủ tục hành chính. 

    d.Đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp, thống nhất, đồng bộ, hiệu quả của các quy định về thủ tục hành chính.

226. Theo quy định tại Nghị định 24/2010/NĐ-CP, ngày 15 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức, cơ quan nào không phải là cơ quan quản lý công chức:

a. Cơ quan có thẩm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam, tổ chức chính trị – xã hội;

b. Tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương;

c. Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội, Kiểm toán Nhà nước;

d. HĐND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

227. Theo Nghị định 61/2018/NĐ-CP, ngày  23 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính, cơ chế một cửa trong giải quyết thủ tục hành chính được hiểu là:

    a. là cơ chế giải quyết công việc của tổ chức, cá nhân, thuộc trách nhiệm, thẩm quyền của một cơ quan hành chính nhà nước,hướng dẫn, tiếp nhận giấy tờ, hồ sơ, giải quyết đến trả kết quả được thực hiện tại một đầu mối là bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của cơ quan hành chính nhà nước.

    b. là phương thức tiếp nhận hồ sơ, giải quyết và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính, theo dõi, giám sát, đánh giá việc giải quyết thủ tục hành chính cho tổ chức, cá nhân của một cơ quan có thẩm quyền thông qua Bộ phận Một cửa

    c. là các thủ tục hành chính được thực hiện tại một đầu mối là bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của cơ quan hành chính nhà nước.

    d. cả a, b.

228. Nội dung nào dưới đây là một trong các nhiệm vụ của Chương trình cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020 theo Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011?

    a.Hiện đại hóa nền hành chính. 

    b.Bảo đảm thực hiện trên thực tế quyền dân chủ của nhân dân, bảo vệ quyền con người, gắn quyền con người với quyền và lợi ích của dân tộc, của đất nước. 

    c.Đảm bảo tính cạnh tranh. 

    d.Tuyển chọn đúng người đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ và vị trí việc làm.

229. Theo Thông tư 09/2011/TT-BNV của Bộ Nội vụ, Hồ sơ hội nghị công chức, viên chức có thời hạn bảo quản là bao nhiêu năm:    

    a.10 năm 

    b.20 năm 

    c.30 năm 

    d.Vĩnh viễn

230. Theo Thông tư 09/2011/TT-BNV của Bộ Nội vụ, thông báo ý kiến, kết luận cuộc họp có thời hạn bảo quản là bao nhiêu năm:    

    a.05 năm 

    b.10 năm 

    c.Đến khi hết giá trị áp dụng 

    d.Vĩnh viễn

231. Theo Thông tư 09/2011/TT-BNV của Bộ Nội vụ, hồ sơ nguyên tắc có thời hạn bảo quản là bao nhiêu năm:   

    a.10 năm 

    b.20 năm 

    c.Đến khi văn bản hết hiệu lực thi hành 

    d.Vĩnh viễn

232. Theo Thông tư 09/2011/TT-BNV của Bộ Nội vụ, Hồ sơ hội nghị tổng kết năm công tác của ngành, cơ quan có thời hạn bảo quản là bao nhiêu  

    a.05 năm 

    b.10 năm 

    c.20 năm 

    d.Vĩnh viễn

233. Theo Luật Xử lý vi phạm hành năm 2012, đâu là những hình thức xử phạt vi phạm hành chính    

    a.Cảnh cáo; Phạt tiền; Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính; Trục xuất. 

    b.Nhắc nhở; Cảnh cáo; Phạt tiền; Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính. 

    c.Nhắc nhở; Cảnh cáo; Phạt tiền; Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính; Trục xuất. 

    d.Nhắc nhở; Cảnh cáo; khiển trách; Phạt tiền; Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính; Trục xuất.

234. Theo Luật Xử lý vi phạm hành năm 2012, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được quy định như thế nào    

    a.Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 03 tháng, một số trường hợp khác là 06 tháng 

    b.Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 06 năm, một số trường hợp khác là 01 năm

    c.Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm, một số trường hợp khác là 02 năm

    d.Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 02 năm, một số trường hợp khác là 03 năm

    235. Theo Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, vi phạm hành chính được hiểu là: a. Là hành vi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính.

    b. Là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính. 

    c.Là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính.

    d.Là hành vi do tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính.

236. Nền công vụ Việt Nam thuộc  chế  độ công vụ nào dưới đây:  

    a.Chế  độ công vụ chức nghiệp 

    b.Chế  độ công vụ việc làm 

    c.Chế  độ công vụ hỗn hợp 

    d.Không thuộc chế độ công vụ nào.

237. Theo Nghị định 63/2010/NĐ-CP của Chính phủ về Kiểm soát thủ tục hành chính, cơ quan, tổ chức, cá nhân nào có thẩm quyền công bố thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của các cấp chính quyền trên địa bàn tỉnh  

    a.Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh 

    b.Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh 

    c.Chánh văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh 

    d.cả a, b,c.

238. Theo Nghị định 63/2010/NĐ-CP của Chính phủ về Kiểm soát thủ tục hành chính, đâu không phải là nguyên tắc thực hiện thủ tục hành chính  

    a.Bảo đảm công khai, minh bạch các thủ tục hành chính đang được thực hiện. 

    b.Bảo đảm khách quan, công bằng trong thực hiện thủ tục hành chính. 

    c.Bảo đảm quyền được khiếu nại, tố cáo của các cá nhân, tổ chức đối với người thực hiện thủ tục hành chính. 

    d.Đề cao trách nhiệm của cán bộ, công chức trong giải quyết công việc cho cá nhân, tổ chức.

239. Theo Nghị định 92/2017/NĐ-CP của Chính phủ, trên địa bàn tỉnh, cơ quan nào có trách nhiệm tổ chức thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính? 

    a.Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh 

    b.Sở Tư pháp 

    c.Sở Nội vụ 

    d.Ủy ban nhân dân tỉnh

240. Đâu không phải là vai trò của hồ sơ trong quản lý hành chính nhà nước? 

    a.Giúp cho việc tra tìm nhanh chóng các tài liệu 

    b.Giúp cho việc quản lý tài liệu được chặt chẽ, giữ gìn bí mật thông tin 

    c.Tạo điều kiện thuận lợi cho công tác lưu trữ, phục vụ tốt cho công tác nghiên cứu

    d.Giúp bảo quản được tài liệu lâu dài.

241. Một trong những trách nhiệm của cơ quan thực hiện thủ tục hành chính là: 

    a.Có thể tự đặt ra thủ tục hành chính, hồ sơ, giấy tờ ngoài quy định của pháp luật để thực hiện thuận lợi hơn. 

    b.Không tự đặt ra thủ tục hành chính, hồ sơ, giấy tờ ngoài quy định của pháp luật.

    c.Không tự đặt ra thủ tục hành chính, nhưng có thể yêu cầu tổ chức, cá nhân cung cấp thêm hồ sơ, giấy tờ ngoài quy định của pháp luật. 

    d.Được phép đặt ra thủ tục hành chính, hồ sơ, giấy tờ ngoài quy định của pháp luật.

242. Theo quy định của Nghị định 09/2010/NĐ-CP năm 2010 của Chính phủ, trường hợp nào phải đính chính bằng văn bản.    

    a.Văn bản đã phát hành nhưng có sai sót về nội dung. 

    b.Văn bản đã phát hành nhưng có sai sót về thể thức, kỹ thuật trình bày, thủ tục ban hành. 

    c.Văn bản đã phát hành nhưng có sai sót về thầm quyền 

    d.Cả a, b, c.

243.Theo quy định tại nghị định 110/2004/NĐ-CP năm 2004 của Chính phủ, đâu không phải là trình tự quản lý văn bản đi?    

    a.Soạn thảo và trình ký văn bản. 

    b.Kiểm tra thể thức, hình thức và kỹ thuật trình bày; ghi số, ký hiệu và ngày, tháng của văn bản. 

    c.Đóng dấu cơ quan và dấu mức độ khẩn, mật (nếu có); 

    d.Đăng ký văn bản đi; Làm thủ tục, chuyển phát và theo dõi việc chuyển phát văn bản đi; Lưu văn bản đi.

244. Theo quy định của Nghị định 09/2010/NĐ-CP năm 2010 của Chính phủ, mỗi văn bản đi phải lưu mấy bản ?    

    a.Một bản gốc lưu tại văn thư. 

    b.Phải lưu ít nhất hai bản chính; một bản lưu tại văn thư cơ quan, tổ chức và một bản lưu trong hồ sơ. 

    c. Phải lưu hai bản: bản gốc lưu tại Văn thư cơ quan, tổ chức và bản chính lưu trong hồ sơ.

    d.Tùy theo chế độ văn thư của từng cơ quan.

245. PCI là chỉ số gì trong nền hành chính?     

    a.Chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước 

    b.Chỉ số cải cách hành chính 

    c.Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, là chỉ số đánh giá và xếp hạng chính quyền cấp tỉnh về chất lượng điều hành kinh tế và xây dựng môi trường kinh doanh thuận lợi cho việc phát triển doanh nghiệp dân doanh

    d.Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh

    246. PAR INDEX là chỉ số gì?    

    a.Chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước 

    c.Chỉ số cải cách hành chính, là công cụ quan trọng để theo dõi, đánh giá hoạt động cải cách hành chính

    d.Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh 

    d.Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh

247. PAPI là chỉ số gì?    

    a.Chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước 

    b.Chỉ số cải cách hành chính 

    c.Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh 

    d.Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam

248 Việc nào không được làm khi công khai các thủ tục hành chính:   

    a.Niêm yết tại công sở; 

    b.Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng; 

    c.Khi thực hiện các chương trình phổ biến pháp luật; 

    d.Thay đổi hoặc bổ sung các thủ tục chưa rõ căn cứ;

249. Đâu không phải là nguyên tắc quản lý hành chính nhà nước      

    a.Nguyên tắc thẩm quyền; 

    b.Nguyên tắc chính xác, khách quan, công minh;

    c.Nguyên tắc công khai hóa thủ tục hành chính; 

    d.Nguyên tắc không bình đẳng các bên tham gia thủ tục hành chính .

250. Theo Quy chế văn hóa công sở tại cơ quan hành chính nhà nước, ban hành theo quyết định số 129/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, cơ quan có thu phí gửi phương tiện giao thông của người đến giao dịch, làm việc hay không    

    a.Có thu phí 

    b.Có thu phí nhưng giá theo quy định 

    c.Không thu phí 

    d.Tùy từng cơ quan.

Có thể bạn quan tâm:

Giới thiệu Blog

Cuộc sống - cho đi là còn mãi- chia sẻ và yêu thương!

Chào các bạn- Mình là Ngô Hải Long - Ceo công ty Giải pháp số LBK- Chuyên seo web, quảng cáo Google , Facebook, Zalo và lập trình web wordpress, App (ứng dụng) IOS, Android. Các blog lập ra với mục đích chia sẻ kiến thức cuộc sống, thủ thuật máy tính, việc làm, tài liệu miễn phí. Trong quá trình đội ngũ biên soạn không tránh khỏi thiếu sót hoặc trùng lặp nội dung với các quý blog khác, thành thật xin lỗi nếu có sự cố đó xảy ra - Vậy bạn Vui lòng liên hệ giúp tới ngolonglbk@gmail.com nếu có bất cứ ý kiến, thắc mắc , yêu cầu xóa bài nào! Trân trọng cám ơn các bạn!

Chào mừng các bạn đến với  ngolongnd.net - Blog thư giãn và chia sẻ kiến thức, tài liệu miễn phí! 

Liên hệ quảng cáo- mua back link tại đây

(function($) { $(document).ready(function() { $('header .ux-search-submit').click(function() { console.log('Moew'); $('header form.search_google').submit(); }); }); })(jQuery);