Task manager – Trình quản lý tác vụ là gì ?. Trình quản lý tác vụ – Task Manager là một trong các công cụ hữu ích và có sẵn trên hệ điều hành Windows, nhờ nó mà bạn có thể kiểm tra những chương trinh chạy ẩn không mong muốn khiến cho RAM và CPU của máy tốn một lượng tài nguyên đáng kể
Nội dung chính:
Tác dụng của Task manager
Bằng cách sử dụng Trình quản lý tác vụ – Task Manager bạn có thể kiểm tra các chương trình nền, xung nhịp CPU, bộ nhớ RAM đã dùng, người dùng, lịch sử ứng dụng, chương trình nền và các chương trình khởi động cùng Windows như mình đã nói ở bài trước
Cách để vào nhanh Trình quản lý tác vụ – Task Manager các bạn có thể nhấn tổ hợp các phim Ctrl+Shift+Esc hoặc Ctrl+Alt+Delete rồi chọn Task Manager sau đó sẽ tab Task manger sẽ hiện lên như hình
Theo mặc định, thẻ Processes (Tiến trình) được hiển thị.
Trong thẻ này danh sách các tiến trình được chia thành ba loại chính: Apps, Background apps and Window processes. Thẻ Processessẽ cung cấp cho bạn danh sách tất cả các chương trinh hệ thống hiện đang chạy trên máy tính của bạn. Đây là những cái hiển thị trên thanh tác vụ của bạn hoặc trong khay hệ thống. Phần tiến trình Windows bao gồm tất cả các quy trình cốt lõi cần thiết để Windows chạy được. Nó chủ yếu bao gồm nhiều tiến trình Máy chủ dịch vụ (svchost.exe). Đôi khi (svchost.exe) có thể gây việc sử dụng cpu cao. Bạn có thể sử dụng tab này để nhận biết thông tin, sử dụng tài nguyên chi tiết cho từng quy trình đang chạy trên hệ thống của bạn. Đó là một cách nhanh chóng để chẩn đoán máy tính chậm, nếu một tiến trình trình chiếm hơn 90% CPU của bạn.Và tìm cách xử lý chúng
Thẻ Performance (Hiệu năng)
Performance có lẽ là mục yêu thích của mình trong trình quản lý tác vụ. Nó cho phép bạn xem trong thời gian thực các thông số xử lí của các thành phần khác nhau trong máy tính của bạn như RAM, CPU, WIFI, ổ đĩa, … Trên cùng là CPU, đây sẽ là lựa chọn mặc định khi bạn nhấp vào tab. Trong khung bên phải, bạn sẽ thấy biểu đồ sử dụng và rất nhiều thông tin hữu ích về bộ xử lý của bạn. Ở đó, nó sẽ cung cấp cho bạn tên của CPU, của mình là Intel Core i7-6600U. Ở phía dưới và bên phải, bạn sẽ thấy tốc độ xung nhịp cơ bản 2.8 GHZ, số lõi (cores), v.v…
Nếu bạn nhấp vào Bộ nhớ (memory) hay được hiểu là bộ nhớ RAM , bạn sẽ xem được các thông số RAM như tổng số bộ nhớ (trong trường hợp của mình là 16GB), số thanh, bus của ram, v.v….
Đối với đĩa, bạn sẽ thấy một biểu đồ cho mỗi ổ cứng bạn đã cài đặt trên hệ thống của mình. Trong trường hợp của mình, mình có ba ổ đĩa cứng, vì vậy mình có ba biểu đồ (C, D, E). Nó sẽ cho bạn cái nhìn sơ bộ về ổ cứng của bạn, dung lượng ổ (bao nhiêu GB), tốc độ đọc, ghi, v.v…..
Tiếp đến là WIFI cho các bạn dùng laptop và Ethernet cho các bạn dùng PC
Cuối cùng, nếu bạn có một card đồ họa, bạn cũng sẽ thấy biểu đồ GPU. Nếu bạn có nhiều card đồ họa, bạn sẽ nhận được nhiều biểu đồ.
Thẻ App history (Lịch sử ứng dụng)
Hiển thị chi tiết thơi gian đã dùng ứng dụng.
Thẻ Starup (Khởi động)
Phần này minh đã nói ở bài trước nên lần này sẽ nói sơ qua.
Đây là một trong những thẻ quan trọng nhất trong trình quản lý tác vụ. Trong các phiên bản cũ hơn của Windows, tab khởi động được đặt trong hộp thoại MSCONFIG, nhưng nó đã được di chuyển trên Windows 10. Ở trên cùng và bên phải, bạn sẽ thấy Thời gian BIOS cuối cùng(Last Bios Time) sẽ cho bạn biết chính xác hệ thống của bạn đã ở trong giai đoạn BIOS bao lâu trước khi Windows được load. Về cơ bản, đây là lượng thời gian mà hệ thống của bạn cần để khởi tạo tất cả phần cứng. Để vô hiệu hóa một mục khởi động, chỉ cần nhấp chuột phải vào nó và chọn Disable
Thẻ Users (Người dùng).
Nó thực sự chỉ hữu ích nếu bạn có nhiều tài khoản người dùng trên máy tính của mình. Mặt khác, nó chỉ liệt kê tài khoản của bạn và hiển thị cho bạn cùng như thông tin mà bạn sẽ thấy trên thẻ Hiệu năng (performance). Tuy nhiên, nếu bạn có nhiều người dùng đăng nhập và một người dùng khác không thoát khỏi chương trình, bạn sẽ có thể xem nhanh nếu chương trình đó sử dụng hết tài nguyên trên máy tính của bạn.
Các thẻ còn lại là Chi tiết (Details) và Dịch vụ (Servisces) dành cho hệ thống nên mình khuyên các bạn không nên can thiệp vào chúng
Bài viết trên hi vọng các bạn sẽ hiểu rõ hơn phần nào về trình Task Manager, và giúp các bạn có thể theo dõi và xử lí củng như tối ưu hơn khi bạn sử dụng Windows. Chúc các bạn có trải nghiệm tốt nhất trên hệ điều hanh Windows
Xem thêm :
Tổ hợp phím tắt bàn phím giúp bạn tiết kiệm thời gian gấp 2 lần
Tổng hợp một số cấu hình máy tính chơi game làm đồ họa nhẹ 2020
Quản lý tác vụ là gì,
trong windows 7 phím tắt để gọi trình quản lý tác vụ (task manager) là gì,
trong windows 10 phím tắt để gọi trình quản lý tác vụ (task manager) là gì,
Trình quản lý tác vụ Windows 10,
Quản lý tác vụ trên Samsung ở đầu,
Tác vụ là gì,
Phương tiện truyền thông Media là gì,
Mở quản lý tác vụ