Hướng dẫn nâng cấp máy tính, cách thay ổ SSD ., Để nâng cấp máy tính chúng ta có mấy cách: Nâng cấp thêm RAM, Nâng cấp thêm ổ SSD, Lắp thêm card đồ họa , tối ưu hóa phần mềm phù hợp. Ví dụ thay vì dùng win 7 64 bit ultimate thì dùng win 7 home 64bit là đủ
Nội dung chính:
Nâng cấp thêm RAM
Đa số người sử dụng thường chọn phương pháp này, với ưu điểm rẻ, tốc độ cải thiện rõ rệt đối với những máy chuyên sử dụng các công việc văn phòng, việc lắp thêm thanh RAM 2 GB hay 4 GB vào máy tính giúp cho chiếc máy tính của bạn vận hành nhanh hơn. Chiếc máy tính của bạn đang chạy với 2 GB RAM thành 4 hay 8 GB RAM sẽ là một sự nâng cấp vô cùng lớn mang đến cho người dùng sự trải nghiệm mượt mà.
Nâng cấp thêm ổ SSD xóa bỏ tình trạng disk 100% ở win 10
Lắp ssd là giải pháp mạnh mẽ nhất. Sau khi lắp thêm RAM bạn vẫn muốn chiếc PC của mình nhanh hơn nữa, đây có lẽ là biện pháp tối ưu hơn tất cả. Nâng cấp ổ cứng SSD có tốc độ đọc lên tới 500MB/s. Với tốc độ này, bạn sẽ cảm giác chiếc PC cũ kỹ của mình trở nên “siêu tốc” hơn bao giờ hết. Việc chơi những trò chơi với độ họa tương đối đẹp 1 chút sẽ là việc vô cùng dễ dàng khi PC của bạn được trang bị thêm sản phẩm này.
Lắp thêm card đồ họa tăng khả năng xử lý đồ họa của PC
Sau khi lắp thêm RAM, nâng cấp thêm ổ SSD mà bạn vẫn chưa cảm thấy thỏa mãn, việc lắp thêm card đồ họa sẽ là giải pháp tối ưu dành cho bạn. Đối với những bạn sử dụng những nhu cầu như chơi game có cấu hình cao, các phần mềm thiết kế Autocad, …giúp cho máy vận hành tốt trong mọi trường hợp.
Nâng cấp thêm RAM, thêm ổ SSD hay lắp thêm card đồ họa, điều tuyệt vời nhất là khi quý khách thay máy tính, những linh kiện trên đều có thể tháo ra, lắp vào những case mới quý khách. Những thiết bị này không đi kèm với máy và có thể lắp vào những chiếc PC khác tùy theo mục đích sử dụng của quý khách.
Hướng dẫn nâng cấp SSD cho Laptop
Trước khi tự nâng cấp ổ cứng SSD cho máy tính, các bạn cần kiểm tra thông tin máy tính xem máy đó hỗ trợ SSD loại nào. Hiện nay trên thị trường ,có những loại SSD phổ biến như SSD 2,5 ich, SSD 3.5 ich, 1,8 ich, SSD mSATA, SSD M.2, SSD M.2 PCIe. Loại SSD phổ biến mà đa phần ráp được cho hầu hết các laptop hiện nay là SSD 2,5 ich, nhưng nếu máy tính của bạn có hỗ trợ PCIe thì nên ráp ổ có PCIe vì PCIe tốc độ nhanh hơn.
Nâng cấp SSD mang lại lợi ích gì
=>> Tốc độ truy xuất dữ liệu nhanh, tránh bị phân mảnh, đảm bảo hiệu suất tốt khi sử dụng các phần mềm đồ họa, thiết kế, chơi game.
=>> Độ bền và khả năng chống sốc tốt: Cấu tạo thể rắn với các chip nhớ được gắn trực tiếp lên bo mạch chủ giúp ổ SSD có độ bền tốt hơn (trung bình từ 10-15 năm), tránh hiện tượng mất ổn định giống như ổ HDD nếu có va chạm.
=>> Không gây ra tiếng ồn, khả năng tản nhiệt và tiết kiệm điện năng tốt cũng là các điểm vượt trội của SSD so với HDD
=>> Cấu tạo và thiết kế gọn nhẹ hơn so với HDD.
Hướng dẫn nâng cấp SSD 2.5
Lưu ý: Dữ liệu là quan trọng nhất, chính vì thế trước khi làm gì chúng ta nên sao lưu dữ liệu ra 1 bản trước tránh trường hợp bị mất dữ liệu
1. Việc nâng cấp ổ SSD 2.5 khá đơn giản, đối với các dòng laptop thông thường bạn chỉ cần xem đít máy sẽ thấy biểu tượng nơi để ổ cứng. Dùng vít mở 4 con ốc, rồi gỡ nhẹ ổ HDD ra là xong phần tháo ổ cứng
2. Sau khi tháo ổ cứng thường ổ HDD sẽ được bao quanh bởi 1 khung đỡ, bạn gắn khung cho ổ SSD sau đó ráp lại máy tiến hành di chuyển Windows hoặc cài mới lại là xong.
Trường hợp máy tính của bạn có ổ DVD, nhưng không sử dụng bạn có thể tận dụng lại bằng cách gắn thêm Caddy bay cho máy tính. Từ đó có thể tận dụng lại HDD cũ tháo ra. Giá caddy hiện nay trên thị trường loại tốt giao dịch trong khoảng 190k, còn loại thường ( không đảm bảo tốc độ truyền tải hoặc hay gặp sự cố) tầm 60k
Hướng dẫn lắp đặt ổ cứng SSD M.2
Lưu ý: Cũng như ổ SSD 2.5 bạn cần sao lưu dữ liệu tránh sự cố không mong muốn
1. Tháo nắp đáy của máy. Bạn nên tham khảo trên mạng cách tháo đối với thiết bị của mình bởi mỗi máy sẽ có cách khác nhau, tránh làm gãy các lẫy, chốt, chuyện mà không ai mong muốn.
2. Sử dụng tua-vít có từ tính, cẩn thận tháo ốc vít dùng để cố định ổ cứng vào máy. Nếu để ốc rơi vào trong máy có thể gây hỏng hóc và phải tháo toàn bộ để tìm hoặc sửa chữa.
3. Khu vực chứa ổ ssd khá nhỏ. Ổ M.2 sẽ có phần đỉnh nằm phía bên trái hoặc phải của module, dùng để chỉ thị cho ổ B hoặc M. Ký tự A B chỉ thị 2 khe PCIe hoặc SATA, trong khi M có nghĩa 4 khe.
4. Khe cắm ổ M.2 có thể nằm gần RAM và góc cắm vào khá hẹp. Sau khi cắm xong cần chỉnh lại cho ổ nằm thẳng rồi sử dụng tua-vit từ tính để vặn lại các ốc cố định, đồng thời dùng tay giữ cho ổ nằm ngang trong quá trình siết ốc.
5. Lắp lại vỏ bảo vệ như cũ rồi tiến hành khôi phục dữ liệu từ ổ cứng ngoài (dữ liệu đã sao lưu từ bước đầu tiên).
Khi nào cần thay ổ cứng SSD cho máy tính
Đây cũng là một trong số nhiều câu hỏi được người dùng quan tâm khá nhiều. Vậy khi nào nên nâng cấp ổ cứng SSD cho laptop?
– Bạn muốn cải thiện tốc độ máy tính thì không thể bỏ qua SSD, tốc độ SSD so với HDD nhanh hơn gấp nhiều lần chính vì thế giúp ích rất nhiều cho các bạn trong công việc, học tập, giải trí.
– Máy tính báo lỗi: “Non-system disk or disk error…” lỗi này xảy ra khi ổ đĩa của bạn gặp sự cố, một số ít do hệ điều hành
– Máy tính báo lỗi ổ cứng Bad sector, tức lúc này ổ cứng của bạn đang gặp sự cố nếu có điều kiện hãy thay hoặc nâng cấp ổ cứng SSD mới
– Ổ cứng cũ thường xuyên phát ra tiếng ồn lớn, chạy đơ, nóng máy hãy thay ổ cứng khác để tăng tốc độ cũng như an toàn dữ liệu
– Ổ cứng không nhận việc này là hiển nhiên vì nếu muốn sử dụng lại máy tính bạn phải thay một ổ cứng khác nhưng nếu bạn muốn cải thiện thêm về tốc độ thì đừng quên ổ SSD
Cách nâng cấp máy tính lên Win 10, Nâng cấp máy tính chơi game, Cách nâng cấp máy tính laptop, Cách nâng cấp máy tính Win 7, Giá nâng cấp máy tính, Có nên nâng cấp máy tính, Cách nâng cấp máy tính mạnh hơn, Nâng cấp máy tính cần nâng cấp gì