Tải luận văn Học Viện Tài Chính đạt 9,5 điểm.
Luận văn Học viện Tài chính,
Học viện Tài chính 2020,
Học viện Tài chính 2021,
Học viện Ngân hàng,
học viện tài chính xét tuyển học bạ,
học viện tài chính: điểm chuẩn,
Học viện Tài chính ở đầu,
(CỰC HAY) Full toàn bộ chia sẻ + link tải luận văn 9,5 điểm Học Viện Tài Chính. Của bạn Hoàng Kim Tuấn Anh.: Nếu một ngày nào đó bài viết này bị trôi thì mong là các em vẫn nhớ đến từ khóa #hktanh mà anh đã đặt vào bài viết này từ trước. HKT cũng là tên của một nhóm nhạc mà anh yêu thích đấy, còn anh là hktanh :”)) Anh nhắc lại nhé: “Trong phần tìm kiếm của Facebook, gõ hastag #hktanh thì chắc chắn nó sẽ ra bài viết này, không lạc trôi đi đâu được”. Hãy nhớ đến nhóm nhạc HKT huyền thoại một thời 🙂 Còn nếu như em không nhớ từ khóa #hktanh thì anh nghĩ là em sẽ không thể nào tìm được bài viết này nữa bởi vì với từ khóa phổ biến nhất là #tvdt_luanvan nó sẽ trả về cho em cả một núi kết quả. Tin anh đi ?
< Cách sửa những con số biết nói trên báo cáo tài chính (tất nhiên là không để người ta biết được chứ không thì ai gọi là ảo thuật nữa đúng không ? + Luận văn của anh (anh ở khoa TCDN, luận văn của anh được 9,5 điểm, 146 trang đấy, cũng tương đối khá nhỉ ? >
*** NOTE: Tất cả các tài liệu quan trọng kèm theo bài viết này anh để ở dạng file nén winrar xong lúc anh up file quan trọng đó đính kèm bài viết này thì cái facebook nó báo là vi phạm tiêu chuẩn cộng đồng của chúng tôi, chắc là vi phạm quyền sở hữu trí tuệ (Khốn nạn vãi). Cho nên là anh đã up file tài liệu lên Google Driver.
Các em download tài liệu quan trọng đó ở đây nhé ???
Bản thân anh muốn up cái file tài liệu đó thẳng trực tiếp lên thư viện điện tử để các em có thể download về ngay lập tức cơ ? chẹp chẹp chẹp chẹp (lắc đầu)
https://drive.google.com/file/d/1JtONHhZ7gfrX3hhqIMgZLYhl93dm6Aa1/view?usp=sharing
.
Nội dung chính:
Cay cú :
Trước khi vào bài học đắt giá này anh có đôi lời muốn nói vì anh biết chắc chắn là sẽ có em nào đó giỏi và sẽ nhìn thấy anh sai ở đâu. Báo cáo tài chính năm 2014 của anh số liệu có vấn đề (2013 và 2015 do chính tay anh làm ra nên số liệu chuẩn) và đáng tiếc là anh đã không thể có cơ hội sửa báo cáo tài chính 2014:
Anh xin chú (gọi là chú cho nó lịch sự) giám đốc tài chính của công ty thực tập mỏi mồm cái báo cáo tài chính năm 2014 mãi nó mới cho, còn bắt bẻ anh đủ kiểu (chi tiết xem trong chuyện kể được anh để ở cuối bài viết này), trước khi đưa BCTC 2014 cho anh nó đã sửa xóa số nọ thay đổi số kia làm cả bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh năm 2014 sai lung tung hết cả @@@@. Nhưng mà lúc đấy anh vẫn chưa biết đọc báo cáo tài chính cho nên cái lần nộp báo cáo thực tập lần 1 và báo cáo tài chính năm 2014 anh đã nộp cái báo cáo tài chính 2014 sai be sai bét đấy. Anh xin báo cáo tài chính 2013 và 2015 nó không cho. Thế là lúc đấy anh đành phải bằng mọi giá mà viết được báo cáo tài chính của 2013 và 2015 dựa vào chỉ một báo cáo tài chính 2014. Và trong cái lúc mà anh xem lại báo cáo tài chính năm 2014 anh đã phát hiện ra rất nhiều sai lầm chết người. Thực sự anh rất muốn sửa lại những con số trên báo cáo tài chính 2014 nhưng mà trong lần nộp báo cáo thực tập lần 1 anh lại lỡ nộp cái bản báo cáo tài chính 2014 sai be bét đấy rồi. Anh sợ là đến khi viết luận văn rồi đi chữa và nộp báo cáo tài chính của 3 năm 13 14 15 thì cô giáo hướng dẫn lại lấy báo cáo tài chính của năm 2014 mà anh đã nộp trước đó để đối chiếu thì lúc đó chắc chắn là anh sẽ bị lộ ngay là nộp báo cáo tài chính lung tung. Và anh đành phải chấp nhận dùng cái báo cáo tài chính 2014 sai tóe loe đấy để viết luận văn.
Tuy là cái báo cáo tài chính 2014 sai tóe loe như vậy nhưng các em biết tại sao anh vẫn được 9,5 điểm mà không cần phải đi cô giáo không, anh không hề đi một nghìn nào luôn. Đó là vì tuy báo cáo tài chính 2014 sai lung tung nhưng báo cáo tài chính 2013 và 2015 do chính anh làm ra và anh làm rất cẩn thận. Cái lúc mà anh lập ra báo cáo 2013 và 2015 thì trong suy nghĩ của anh đã lập ra cả một cái kịch bản cho tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong 3 năm liên tiếp rồi. Chính những lời bình luận xác đáng của anh giống như việc mình xâu chuỗi lại những số liệu đó thành một câu chuyện có thật mà ai cũng tin. Kết quả là cô giáo hướng dẫn của anh tin câu chuyện của anh là có thật (anh không muốn dùng từ qua mặt giáo viên – bất kính lắm). Điểm 9,5 là của luận văn nhưng những gì anh đã làm được thì phải quá 10 điểm rồi. Và bây giờ anh sẽ dạy cho các em bản lĩnh đó ???⚡️⚡️⚡️
? Tâm sự:
Chắc hẳn đây sẽ là một trong số vài bài viết tâm huyết nhất và Khó Viết nhất của anh từ trước đến giờ trên thư viện điện tử (và thường là những điều gì tâm huyết thì nó cũng đều dài cả, muốn được chín rưỡi mười điểm luận văn mà do chính bản thân mình làm được thì cũng đâu phải dễ :”)). ?? Và nó cũng chính là bài viết gác kiếm của anh nên anh sẽ viết nó hay nhất có thể – đây là bài chia sẻ kinh nghiệm cuối cùng của anh trên thư viện điện tử đấy, thời gian tới anh có việc khác rồi (cụ thể là tập thể hình và luyện nói tiếng Anh chuẩn để đi tán gái :”))) ??. Mình có kiến thức là một chuyện nhưng mình giảng được cho người khác hiểu khối kiến thức đó thì lại là vấn đề khác, với thời gian của bất cứ ai cũng có hạn, cho nên là những bài viết đắt giá như thế này sẽ khó lòng xuất hiện trên thư viện điện tử nên mong là những em K53 đang chuẩn bị viết luận văn hãy quý trọng nó ?
? Giới thiệu sản phẩm: < Biên kịch, biên tập và đạo diễn, trang phục, trang điểm, ánh sáng, quay phim các kiểu con đà điểu: HKT.Anh, CQ50/11.15 >
+)) Sau bài viết này các em sẽ học được:
1. Chỉ từ báo cáo tài chính của 1 năm có thể tự viết ra được báo cáo tài chính của năm trước đó và năm sau đó. Ví dụ tôi chỉ có bảng cân đối KT và báo cáo kết quả KD của năm 2014 thì tôi hoàn toàn có thể viết ra được bảng CĐKT và báo cáo KQKD của năm 2013 và 2015
2. Sử dụng một báo cáo tài chính bất kỳ download trên mạng để tự viết ra báo cáo tài chính của riêng mình trong 3 năm liên tiếp -> Nhưng mà nhớ là phải lấy báo cáo tài chính của doanh nghiệp cùng ngành chứ không phải thực tập ở công ty chế biến gỗ lại đi down báo cáo tài chính của công ty bánh kẹo Hải Hà hoặc là Vinamilk hay PNJ đâu ? => (HACKER ?)
3. Tự mình lập ra được kịch bản cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong 3 năm liên tiếp để viết luận văn theo đúng cái mạch suy nghĩ của mình
? Bên trong kiện hàng đắt giá này bao gồm ??:
– Một viên kim cương 12 cara (đùa đấy không có đâu)
– Luận văn của anh bản word (dễ copy nội dung) tặng kèm bìa của luận văn
– Báo cáo thực tập lần 1
– Báo cáo tài chính của công ty thực tập của anh trong 3 năm 2013, 2014, 2015 (bảng cân đối + báo cáo kết quả KD)
– File Excel tính toán các chỉ số cần thiết cho việc viết luận văn và sửa đổi những con số trên báo cáo tài chính (vì cái file này quá quan trọng nên nó có đến 2 bản lưu dự phòng nhé, không mất được đâu). Ngoài ra nó còn có mục chú thích ghi lại những lời giải thích cho sự biến động lớn của các chỉ số.
– Số liệu trung bình ngành của các chỉ số của ngành nhựa – bao bì để điều chỉnh các chỉ số trên báo cáo tài chính cho phù hợp với thực tế
. < Tất cả những tài liệu trên đều đã được lưu dự phòng ít nhất 2 lần – Max cẩn thận >
Bây giờ chúng ta bắt đầu vào bài nhé
< Trước khi làm thì hãy luôn nhớ và hướng đến mục tiêu của mình, đó là: Tôi muốn sửa đổi số liệu trong báo cáo tài chính. Và không những thế, nó còn chưa đủ với tham vọng của tôi, tôi muốn viết thêm báo cáo tài chính của 2 năm kế cận với nó. Và tôi xin hứa rằng tôi sẽ không điều chỉnh cho công ty theo hướng đi xuống mà nó sẽ phải theo hướng đi lên, dù trong cuộc đời này lúc lên lúc xuống không thể đoán biết được nhưng tôi không muốn làm kẻ thụt lùi, và nhất là ở đây từng con số là do chính tay tôi làm nên đừng bao giờ bàn lùi với tôi >
♫♫♫ Để giải được bài toán sửa đổi số liệu trong báo cáo tài chính, cụ thể là sửa bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh thì anh sẽ đặt các em vào tình thế của anh hồi viết luận văn, đó là cái công ty thực tập của anh chỉ đưa cho anh duy nhất báo cáo tài chính năm 2014, mà để viết được luận văn thì cần phải có ít nhất 2 báo cáo tài chính của 2 năm gần đây ; trong đó năm gần nhất là 2015 và năm kế cận với 2014 là 2013 (nếu có báo cáo trong 3 năm gần đây thì quá tuyệt vời nhưng mà lúc đấy anh chỉ có mỗi một cái). Không những thế cái báo cáo tài chính năm 2014 đó còn có chứa rất nhiều sai số, tính toán ra các chỉ số so với trung bình ngành cái thì lớn gấp nhiều lần, cái thì quá nhỏ. Vậy nên chúng ta có những mong muốn sau:
+ Trước hết là tôi phải sửa được không hết thì cũng phải gần hết các lỗi sai của báo cáo tài chính năm 2014
+ Sau khi sửa xong báo cáo tài chính năm 2014 rồi thì tôi phải tự lập ra báo cáo tài chính của năm 2015 để viết luận văn. Để viết được báo cáo tài chính của năm 2015 thì tôi không thể nào bịa vớ bịa vẩn được mà cái gì cũng phải có căn cứ. Tôi phải căn cứ vào năm 2014, và ở đây tôi muốn doanh nghiệp của mình làm ăn đi lên, vậy nên những chỉ số ở năm 2014 tôi sẽ để ở mức vừa phải để sang năm 2015 tôi chỉ việc nhấc những con số này lên là xong
+ Tiếp theo là viết báo cáo tài chính năm 2013. Cái này để tôi viết xong báo cáo tài chính 2015 rồi tính sau vì trong luận văn thì những chỗ phải dùng đến cả 3 năm là rất ít, chủ yếu phân tích trong 2 năm gần nhất. Chính cái báo cáo năm 2013 này mà chứa nhiều sai số thì có khi người ta còn chả để ý, nhưng mà đã làm thì nên làm cho nó chất lượng, vì vậy tôi sẽ viết báo cáo tài chính năm 2013 một cách thật bài bản
► NOTE: < Điều này bắt buộc ai cũng phải biết, tức là không thể không biết ? >
– Ở file ” Kiểm tra và đánh giá các chỉ số” của anh có một số chỗ nó bị ######## , nguyên nhân là do số liệu trong ô đó của anh dài hơn độ rộng của ô chứ không phải lỗi đâu nhé. Chỉ cần kéo cột rộng ra thì sẽ hiện lên những con số trong những ô bị ###
– Trên bảng cân đối kế toán thì số liệu của ngày đầu tiên của năm 2014 chính là số liệu của ngày cuối cùng của năm 2013 (vì đơn giản 2 ngày này là 2 ngày đặc biệt và liền nhau nên người ta để gộp luôn). Từ đó ta cũng biết rõ là số liệu ngày cuối cùng của năm 2014 là số liệu của ngày đầu tiên của năm 2015. Cho nên nếu đã có sẵn bảng cân đối kế toán năm 2014 thì để lập bảng cân đối kế toán năm 2013 ta chỉ cần tính được cột Số đầu năm 2013 hoặc nếu muốn lập bảng cân đối kế toán 2015 thì ta chỉ cần tính được cột Số cuối năm 2015
.
*** Những nội dung chính ***
1. Xử lý sai số trong báo cáo tài chính năm 2014 và lập ra kịch bản cho năm 2015
2. Thuật toán viết ra báo cáo tài chính dựa vào tốc độ tăng trưởng của những năm trước
3. Tính thuế thu nhập doanh nghiệp và lợi nhuận sau thuế trên báo cáo kết quả kinh doanh. Báo cáo tài chính được hoàn tất
.
1. ?????? Xử lý sai số trong báo cáo tài chính năm 2014 và lập ra kịch bản cho năm 2015 (bước Khó Nhất)
1.1. Đánh giá ban đầu dành cho báo cáo tài chính năm 2014
– Việc đầu tiên mà các em phải làm tất nhiên là phải ngồi kỳ cạch gõ từng số liệu của báo cáo tài chính xin được của công ty thực tập vào file Excel rồi (nếu người ta chỉ đưa cho mình bản báo cáo in trên giấy). Nhớ gõ lại cẩn thận, chính xác. Nếu nó cho mình báo cáo tài chính dạng file Excel thì tốt ?
-? Đánh giá sơ bộ bảng cân đối kế toán:
+ Trên bảng cân đối kế toán có 2 cột là Số cuối năm, Số đầu năm. Ở bên phải từng cột này ta sẽ chèn thêm một cột, ta đặt tên nó là cột Tỷ trọng. Trên cột tỷ trọng này chúng ta sẽ tính từng tỷ lệ phần trăm của các chỉ tiêu chính so với chỉ tiêu tổng số (ví dụ: tỷ trọng của chỉ tiêu I/Tiền và các khoản tương đương tiền so với A/Tài sản ngắn hạn)
+ Sau đó ta bắt đầu đánh giá ban đầu dành cho bản báo cáo tài chính này. Những chỗ nào số liệu có vấn đề nghiêm trọng các em nên đánh dấu đỏ vào để dễ nhớ, những chỗ số liệu có vẻ bất ổn cần phải giải thích thì đánh dấu màu xanh
* Sau đây anh sẽ ví dụ đánh giá bảng cân đối kế toán:
** Những chỗ đánh dấu màu đỏ: Có vấn đề
++ Tiền và tương đương tiền: Cuối năm chiếm tỷ trọng 16,31% trong tổng TS ngắn hạn, cái này thì ok. Nhưng đầu năm, các khoản tiền và TĐT này có giá trị đến 5 tỷ rưỡi, trong khi tổng TS ngắn hạn chỉ có 16 tỷ 8 nên nó chiếm đến 32,6% => Quá nhiều nên giảm
++ Về Nợ ngắn hạn: Công ty này có khoản Vay ngắn hạn cả đầu năm và cuối năm đều bằng 0. Nên thêm vay ngắn hạn vào cho hợp lý số liệu vì hầu hết các công ty hiện nay đều cần vay vốn ngắn hạn
++ Vốn khác của chủ sở hữu: Ở cuối năm của công ty này tự nhiên lại lòi ra một khoản vốn khác của chủ sở hữu lên đến 14 tỷ 6, trong khi đó vốn đầu tư của chủ sở hữu chỉ có 16 tỷ 8. Vốn khác của CSH là những khoản vốn được hình thành do bổ sung từ kết quả hoạt động kinh doanh hoặc do được tặng, biếu, tài trợ. Khoản vốn này mang tính chất bất chợt và thường sẽ bằng 0 mà ở đây lại quá lớn => Báo cáo tài chính bố láo
-? Đánh giá sơ bộ báo cáo kết quả kinh doanh:
Báo cáo kết quả kinh doanh có ít chỉ tiêu nhưng nó thể hiện được là doanh nghiệp này có doanh thu ra làm sao, tình hình quản trị chi phí (giá vốn hàng bán là chi phí lớn nhất trong báo cáo KQKD, sau đó là chi phí quản lý doanh nghiệp). Cái mà có vấn đề trong báo cáo kết quả kinh doanh chính là lợi nhuận của doanh nghiệp. Nếu quy mô vốn của doanh nghiệp khoảng 50 tỷ mà lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp chỉ dưới 1 tỷ thì doanh nghiệp này cần phải xem lại, thế là quá kém đấy. Nếu thấy lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp nhỏ quá thì các em nên tăng doanh thu lên và giảm giá vốn hàng bán xuống để cho cái lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp tăng từ 1 tỷ lên 2 tỷ rưỡi 3 tỷ là được
1.2.? Tính toán các chỉ số trên báo cáo tài chính lần 1 và so sánh với những chỉ số thuộc trung bình ngành
– Ta cần phải có những số liệu thuộc trung bình ngành để xem báo cáo tài chính đã có của mình có vấn đề ở chỗ nào (chỉ số lớn gấp nhiều lần so với trung bình ngành hoặc quá nhỏ so với trung bình ngành). Trước đây anh đã xem các chỉ số thuộc trung bình ngành của công ty thực tập của mình (ngành nhựa – bao bì) ở các trang sau đây: (CHÚ Ý: Anh đã lưu lại 2 link trang web đó ở trong mục Tài liệu sửa báo cáo tài chính → Số liệu trung bình ngành ở trong tài liệu đi kèm với bài viết này rồi nhé, các em vào đó để xem)
– Bây giờ ta cần tính toán các chỉ số của công ty thực tập dựa trên các báo cáo tài chính. Các em mở file Excel: “Kiểm tra và đánh giá các chỉ số” ra, trong file đó anh đã trình bày hết nội dung của các chỉ số và các công thức, những cái hàm Excel tính toán anh cũng đã tính toán trước cho các em rồi đấy. Chúng ta sẽ giữ lại cái file anh đã tính toán sẵn để có gì sau còn xem lại, và chúng ta tạo một bản copy của nó để tính toán cho công ty của mình. Các em xóa hết số liệu trên báo cáo tài chính của anh đi (đừng có dại mà xóa chỉ số đấy vì nó chỉ là hàm Excel thôi) sau đó copy paste số liệu trên báo cáo tài chính của công ty các em vào thì những chỉ số sẽ lập tức hiện ra theo các công thức đã tạo trên Excel. Việc của chúng ta bây giờ là so sánh giá trị của những chỉ số đã tính được so với trung bình ngành xem những chỉ số nào của công ty quá lớn hay quá nhỏ so với trung bình ngành để sửa lại số liệu cho hợp lý
● Chú ý: Chỉ số thuộc trung bình ngành là cái không thể bỏ qua nếu muốn hợp lý hóa số liệu nhưng chúng ta cũng đừng máy móc quá với nó nhé ?. Anh lấy ví dụ như thế này: Khi chúng ta lên mạng xem chỉ số Hệ số khả năng thanh toán nhanh trung bình của doanh nghiệp cùng ngành thì thấy có 90% thôi nhưng doanh nghiệp của mình thì chỉ số này lên đến 300%. Thế thì doanh nghiệp của mình có khả năng thanh toán rất tốt đấy, chỉ là dự trữ tiền của doanh nghiệp hơi nhiều, dễ bị đọng vốn hoặc là các khoản phải thu của doanh nghiệp ở mức cao, khi đó chúng ta lại phải phân tích đến kỳ thu tiền của doanh nghiệp thì mới biết tình hình quản trị các khoản phải thu của doanh nghiệp có tốt không (thấy khó không :”))). Nhưng mà theo anh thì cái 300% này là ổn đấy, không sao đâu :”))
1.3. ??? Lập ra kịch bản kinh doanh của doanh nghiệp và đưa ra những chỉ số dự đoán của mình trong năm 2015 ? (gợi ý là Khó Kinh Khủng nhưng anh sẽ hướng dẫn lập kịch bản cho ?)
Lúc nãy anh vừa giúp các em làm một việc cực kỳ quan trọng đó là tìm và sửa lỗi sai trong báo cáo tài chính của công ty đã đưa cho mình và hợp lý hóa số liệu dựa vào trung bình ngành. Và bây giờ, việc của chúng ta còn quan trọng hơn cả như thế, đó là viết kịch bản cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong giai đoạn 2014 đến 2015. Kịch bản này sẽ xuyên suốt luận văn của chúng ta nên chúng ta phải nghĩ sao cho nó thấu đáo vào ?
? Anh thấy có rất nhiều em có hẳn một bộ sưu tập luận văn gồm 300 đến 2000 luận văn khác nhau (ấu mài ghost) → Tuy được lĩnh hội nhiều kiến thức như vậy, thế mà em cũng không viết được mỗi một bài luận văn của mình?. Các em biết vì sao không?. Trong bất cứ một cái luận văn nghiêm túc nào cũng chứa đựng một kịch bản riêng về tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Còn lúc các em đọc cả mấy chục cái luận văn mẫu đó (chưa kể những luận văn kém chất lượng) thì những cái xuất hiện ra trước mắt em chỉ là những con số khô khốc mà em chả biết sửa nó thế nào cả. Các em cứ hình dung là mình có một giấc mơ, một giấc mơ hoàn toàn có thể điều khiển được ; đó chính là kịch bản của doanh nghiệp mà các em muốn hướng đến. Các em không thể biến giấc mơ của người khác thành giấc mơ của mình được các em hiểu không. Hơn nữa nếu chỉ có mỗi một cái luận văn dài dằng dặc mà không có báo cáo tài chính có liên quan thì thực sự là việc hiểu được cái mạch viết luận văn của người viết là quá khó đấy ?
-? Bây giờ anh sẽ lập một kịch bản như sau, các em có thể nghĩ ra một kịch bản nào đó khác một chút
? Kịch bản: Công ty của tôi là một công ty chuyên về sản xuất bao bì (sản xuất giấy Carton và thùng Carton từ nguyên liệu là giấy Kraft chứ công ty anh không sản xuất giấy Kraft đâu nhé, phải nhập giấy Kraft về). Năm 2013 công ty đã đầu tư mở rộng sản xuất mở rộng thêm một chi nhánh. Từ đó cho đến nay (năm 2015) công ty tiếp tục đầu tư mua máy móc thiết bị, thay thế máy móc cũ, xây dựng thêm nhà xưởng và nhà kho để cất trữ hàng hóa ở cả cơ sở chính và chi nhánh. Trong giai đoạn 2014 – 2015 công ty đầu tư mạnh hơn vào mở rộng sản xuất so với giai đoạn 2013 – 2014, năm 2015 doanh thu tăng lên đáng kể so với năm 2014 và lợi nhuận cũng tăng lên. Còn so sánh giai đoạn 2012 – 2013 với 2013 – 2014 thì doanh nghiệp không đi lên được nhiều lắm.
_(Có thể viết thêm vào kịch bản nếu cần: Công ty có góp vốn vào một cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát, thể hiện ở chỉ tiêu III/Các khoản đầu tư tài chính dài hạn)
* Biểu đồ tăng trưởng của công ty theo như kịch bản :”))
………?………?………?………?
………?………?………?………?
………?………?………?………?
………?………?………?………?
………?………?………?………?
………?………?………?………?
………?………?………?………?
………?………?………?………?
………?………?………?………?
………?………?………?………?
………?………?………?………?
………?………?………?………?
………?………?………?………?
………?………?………?………?
…….2012……2013…..2014…..2015
● Cái kịch bản mà doanh nghiệp đang mở rộng sản xuất là một kịch bản có thể gọi là rất hay nếu chúng ta muốn doanh nghiệp của mình đi lên và cũng dễ dàng giải thích cho việc hàng tồn kho ở năm sau nhiều lên, tài sản cố định cũng nhiều lên
– ? Điều chỉnh số liệu năm 2014 theo kịch bản: Trong kịch bản thì công ty của chúng ta đang phát triển theo hướng đi lên nên là năm 2014 này các chỉ tiêu hệ số ta nên để nó ở mức vừa phải, cao hơn trung bình ngành (đừng để thấp hơn trung bình ngành). Làm như thế thì sang năm 2015 ta chỉ cần nhích cái chỉ số đó lên là xong. Sau khi điều chỉnh các chỉ số của năm 2014 ta quay trở lại sửa bảng cân đối kế toán và báo cáo KQKD cho phù hợp
– ??? Viết bình luận: Sau khi nghĩ được ra kịch bản và điều chỉnh số liệu năm 2014 theo kịch bản thì ta cần phải viết lời bình cho từng chỉ tiêu trên báo cáo của doanh nghiệp. Từ những lời bình này sẽ giúp ta đưa ra được những chỉ số dự đoán một cách chính xác nhất cho doanh nghiệp
► NOTE: Nhớ là dự đoán chỉ số của doanh nghiệp đến đâu là phải ghi chép lại cho có hệ thống với để tránh quên. Nhanh nhất là copy cái bảng tính chỉ số trong file “Kiểm tra và đánh giá các chỉ số” của anh ra một vùng riêng xong viết những chỉ số mà các em dự đoán vào đấy
+ Để viết được lời bình cho doanh nghiệp thì các em hãy luôn nhớ lấy câu nói sau: Vừa đấm vừa xoa ??. Nếu thấy một chỉ số nào đó của doanh nghiệp là nhỏ, tất nhiên ta sẽ nói doanh nghiệp này cần phải cải thiện chỗ đó. Tuy nhiên nếu em nào sau khi chê doanh nghiệp rồi mà lại nói được lời an ủi cái doanh nghiệp đó thì em này đã đủ trình độ viết luận văn :”)) . Cái việc vừa khen vừa chê sẽ giúp cho giáo viên chấm bài của em cảm thấy em là đứa có nhiều góc nhìn về doanh nghiệp chứ không phải là đứa chỉ nhìn thấy mỗi điểm không tốt của doanh nghiệp này và một điều chắc chắn là nó sẽ làm cho luận văn của các em dài hơn :”)))
? Bây giờ anh sẽ trổ tài vừa khen vừa chê :”)))
● Hệ số khả năng thanh toán hiện thời (=TS ngắn hạn/Nợ ngắn hạn) tại ngày 31/12/2014 là 5,067 (quá cao luôn). Năm 2015 này tôi sẽ cho nó xuống thành 3,098 chứ 2015 mà tôi lại để nó bằng 7 chẳng hạn thì ai cũng bảo là ĐIÊU
Giảm xuống thế rồi bây giờ tôi phải giải thích:
++ Khen:
Ở đầu năm và cuối năm 2015 hệ số này của công ty đều ở mức cao, đặc biệt ở đầu năm. Hệ số khả năng thanh toán hiện thời của công ty lớn hơn 1 chứng tỏ công ty đủ khả năng chuyển đổi tài sản ngắn hạn để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn mà không cần dùng đến tài sản dài hạn.
++ Chê:
Chỉ số này cao, nguyên nhân chủ yếu là do công ty dùng chủ yếu là vốn chủ sở hữu và nguồn vốn chiếm dụng ngắn hạn (khoản phải trả nhà cung cấp) để phục vụ sản xuất, chưa chú trọng khai thác nguồn vốn vay ngắn hạn (sử dụng đòn bẩy tài chính). Thông qua các số liệu trong bảng cân đối kế toán ta thấy công ty hiện đang có nguồn vốn bằng tiền khá dồi dào nhưng trong thời gian tới nếu cần thêm vốn cho sản xuất thì việc vay vốn ngắn hạn là thực sự cần thiết, đây là một trong những nguồn cung cấp vốn được nhiều doanh nghiệp sử dụng
● Phải thu khách hàng: Tại ngày 31/12/2014 là 14.330 triệu đồng. Để cho tình hình doanh nghiệp đi lên, tôi dự kiến tại ngày 31/12/2015 là 13.125 triệu đồng
Ta có thể thấy là khoản phải thu của khách hàng này đã giảm (dấu hiệu tốt) nhưng giảm không nhiều đúng không ?. Đó chính là một cái cơ hội cho chúng ta để nhận xét là nó vừa giảm vừa tăng, thế là có 2 vế rồi, bây giờ -> chém thôi :”))
++ Giảm:
Trong kỳ, công ty đã tăng được doanh thu từ việc mở rộng sản xuất kinh doanh, gia tăng được khối lượng sản phẩm tiêu thụ, tuy nhiên công ty đã có những chính sách chặt chẽ hơn trong việc đánh giá bên mua vì thế các khoản phải thu khách hàng tuy đã có sự giảm thiểu nhưng vẫn chưa phải là nhiều (giảm chưa nhiều vì vẫn bán được nhiều hàng đấy)
++ Tăng:
Với mục đích tăng khối lượng hàng hóa tiêu thụ và dịch vụ cung cấp trong kỳ, bên cạnh việc mua bán trao ngay, công ty cũng thực hiện công tác bán hàng theo phương thức bán chịu, bán trả chậm và bán trả góp. Đầu tiên là để giữ mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng, công ty bán chịu cho những khách hàng quen thuộc, uy tín cũng như công ty liên kết. Đồng thời bán trả chậm, trả góp cho một số bạn hàng mới nhằm tạo mối quan hệ, lôi kéo và thu hút thêm khách hàng.
2. Thuật toán viết ra báo cáo tài chính dựa vào tốc độ tăng trưởng của những năm trước .
►►► Tác giả: Hoàng Kim Tuấn Anh
.
< Những thuật toán sau đây có thể biến một báo cáo tài chính bất kỳ thành một báo cáo tài chính hoàn toàn mới và có sự tăng trưởng giống hoặc gần giống với báo cáo tài chính gốc, và không có một ông thầy nào có thể phát hiện ra được, với điều kiện là phải làm nghiêm túc và chịu khó rà soát lại số liệu nhằm tránh sai sót >
? Sau khi thực hiện xong bước 1: “Xử lý sai số trong báo cáo tài chính năm 2014 và lập ra kịch bản cho năm 2015” thì các em đã có một cái nhìn tổng thể về báo cáo tài chính của mình, nó sai ở đâu, những chỉ số dự đoán của mình trong năm 2015 sẽ là bao nhiêu, và chúng ta còn học được bản lĩnh vừa khen vừa chê khi viết luận văn ?. Hiện tại, chỉ số dự đoán trong năm tới chúng ta có hết rồi nhưng những chỉ số đó rốt cuộc cũng chỉ là những tỷ số chưa biết tử và mẫu bằng bao nhiêu. Tôi lấy ví dụ rằng mình đã dự đoán trong năm 2015 tôi sẽ để chỉ số khả năng thanh toán hiện thời là 3,098 ; trong đó Chỉ số khả năng thanh toán hiện thời 2015 = Tài sản ngắn hạn cuối năm 2015 / Nợ ngắn hạn cuối năm 2015. Chỉ số dự đoán thì tôi có rồi, thế nhưng cả 2 giá trị tài sản và nợ cuối năm 2015 tôi đã có đâu. Thế thì chẳng lẽ bây giờ tôi đành phải bịa TSNH và nợ ngắn hạn cuối năm 2015 miễn là ra cái tỷ số bằng 3,098 chắc. Nếu nói thế thì tốt nhất là em bịa sạch toàn bộ báo cáo tài chính 2015 đi là vừa. Tất nhiên là không nhé, năm sau phải căn cứ vào hai thời điểm đầu và cuối năm trước, và chúng ta có thuật toán viết ra báo cáo tài chính năm 2015 như sau:
► NOTE ◄:
1) Đây là những thuật toán để lập nhanh bảng CĐKT và báo cáo KQKD. Ứng với mỗi cách chọn số của chúng ta thì sẽ ra một báo cáo tài chính khác nhau và những con số này mang tính chất là những số liệu thô, vẫn còn sai ở một số chỗ, thậm chí là rất nhiều chỗ, chưa được gọt giũa gì cả mà nó sẽ được chỉnh sửa lại, được gọt giũa lại bằng những chỉ số dự đoán của chúng ta ở bước 1
2) Những thuật toán để viết báo cáo tài chính này chỉ mang tính chất tương đối, sau khi lập xong những báo cáo tài chính thô (chưa qua chỉnh lại) từ những thuật toán này mà tính chỉ số ra thấy khác với những chỉ số dự đoán của ta là điều quá bình thường. Thế nên mới có bước gọt giũa lại những con số này cho phù hợp với dự đoán về chỉ số của ta ở bước 1. Nhớ là chỉ cần phù hợp với dự đoán thôi chứ không cần phải đúng 100% như dự đoán. Nếu em mà có suy nghĩ chỉ số tính ra phải chuẩn 100% như dự đoán thì một là em phải làm lại hết từ đầu hoặc hai là em sẽ không thể nào làm được.
3) Ở bước 1 anh đã hướng dẫn các em làm một việc hết sức quan trọng, đó chính là đưa ra lời bình luận của mình với tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu các em có được lời bình luận của mình rồi thì khi các em tính ra các chỉ số từ những báo cáo thô sau khi sử dụng thuật toán mà những chỉ số này có sự khác biệt, thậm chí có thể khác khá nhiều nhưng nó vẫn phù hợp với lời bình luận của chúng ta thì những số liệu đó vẫn chấp nhận được. Ví dụ vòng quay nợ phải thu năm 2014 là 4,5 vòng, năm 2015 tôi muốn tăng lên đạt 6 vòng mà trong khi tính toán từ báo cáo tài chính mới tạo thì chỉ được có 5 vòng. Tuy là không được đến 6 nhưng được 5 thì vẫn đúng với mong muốn của ta là số vòng sẽ tăng lên, vẫn chấp nhận được
☄️☄️☄️☄️☄️
Lập báo cáo tài chính của năm tiếp theo năm 2014 (năm 2015) từ báo cáo tài chính năm 2014
☄️☄️☄️☄️☄️
? Mách nước ?: Có rất rất nhiều bạn sau khi đọc xong câu trên sẽ không hiểu được nó lợi hại như thế nào đâu. Hãy thử tưởng tượng nếu chúng ta có thể viết được báo cáo tài chính của năm 2015 từ báo cáo tài chính năm 2014. Và bây giờ nếu tôi sửa lại cái tên “Báo cáo tài chính năm 2014” thành “Báo cáo tài chính năm 2013” thì có phải là từ báo cáo 2013 sẽ viết được 2014 và từ báo cáo 2014 mà tôi vừa mới viết được thì tôi viết báo cáo tài chính 2015 được không?. Viết được chứ sao không viết được. Nhưng mà cách này nếu làm như thế thì nếu trong báo cáo 2014 của chúng ta mà có nhiều giá trị cuối năm với đầu năm chênh lệch nhau lớn thì nó sẽ đội số lên nhiều lắm vì có cái chênh lệch trong công thức. Chứ nếu báo cáo tài chính 2014 của ta mà các giá trị cuối năm với đầu năm nó cứ bình bình không lên mấy thì dùng công thức này viết được báo cáo của 3 năm luôn đấy. Anh chỉ hướng dẫn các em viết thế nào cho hiệu quả nhất và cái cách này dùng để viết báo cáo tài chính của năm tiếp theo thì bá đạo rồi ?
— Lập bảng cân đối kế toán (lập báo cáo kết quả kinh doanh tương tự)
? Bước 1: Lập công thức tính ra những số liệu thô dành cho năm 2015
♫ Công thức:
Số cuối năm 2015 =
t×(((a×Số cuối năm 2014 + b×Số đầu năm 2014) / (a + b)) + (Số cuối năm 2014 – Số đầu năm 2014))
Trong đó a và b là hai số dương tùy chọn, t là một số được dùng tùy theo mục đích tăng hay giảm biểu thức trong dấu ngoặc (ban đầu cứ để t = 1 (tức là không nhân gì) xem thế nào đã, sau đó nếu muốn giảm thì chọn t = 0,9 ; 0,88 ; ….)
+) Diễn giải:
Giá trị cuối năm 2015 bằng tích của một số tỷ lệ t nhân với nhóm gồm bình quân gia quyền của giá trị đầu và cuối năm 2014 cộng với số chênh lệch tuyệt đối của giá trị cuối năm 2014 và đầu năm 2014
+) Nhận xét:
– Với mỗi cách chọn hệ số a và b sẽ ra một kết quả khác nhau, vậy nên chúng ta có thể lập nên rất nhiều báo cáo tài chính chỉ từ một báo cáo tài chính, tức là sẽ có nhiều sự lựa chọn hơn
– Nếu trong năm 2014, các chỉ số của doanh nghiệp đều tốt mà muốn trong năm 2015 doanh nghiệp đi lên thì chỉ cần chọn a là một số dương lớn hơn b là được. Nếu a > b cũng có nghĩa là ta làm trội giá trị cuối năm 2014 lên mà thường là số cuối năm lớn hơn số đầu năm nên chọn thế cũng ổn
? Bước 2: Copy paste toàn bộ số liệu thô đã tính được của năm 2015 vào bảng “Kiểm tra và đánh giá các chỉ số” của anh để tính toán các chỉ số theo bảng cân đối KT mới tạo này và so sánh với giá trị chỉ số dự đoán ở bước 1. Nếu chênh lệch nhỏ hoặc vẫn chấp nhận được hoặc vẫn phù hợp với những bình luận trước đó của ta đối với năm 2015 thì có thể giữ nguyên còn không thì phải chỉnh sửa số liệu dựa vào các chỉ số. Vì bây giờ số trên báo cáo tài chính ta có hết rồi, chỉ số cũng có cho nên là ta hoàn toàn có thể giữ nguyên số nọ để thay đổi số kia cho đến khi nào thấy ưng ý thì thôi
→ Báo cáo tài chính năm 2015 đến đây là hoàn thành
? Ví dụ thực tế: Điều chỉnh số liệu trên Excel đối với bảng cân đối kế toán năm 2014
Bước 1: Lập công thức
+ Chọn hệ số tỷ lệ t = 1 ; a = 2 ; b =1 ta có công thức tính số cuối năm 2015 như sau:
Số cuối năm 2015 = ((2×Số cuối năm 2014 + Số đầu năm 2014) / 3) + (Số cuối năm 2014 – Số đầu năm 2014)
+ Lập một cột tính toán ở bên cạnh bảng cân đối kế toán, đặt tên: “Số cuối năm 2015 chưa chỉnh”. Viết công thức Excel theo công thức trên vào ở ngang hàng với dòng đầu tiên của bảng cân đối kế toán, đó là dòng A/Tài sản ngắn hạn. Kéo công thức xuống đến hết bảng cân đối kế toán
+ Nhìn xem số liệu đã tính được theo công thức có bị cao quá so với cuối năm 2014 không. Nếu thấy cao thì chọn t = 0,9 chẳng hạn và lập một cột tính toán tiếp theo ở bên cạnh cái cột mà mình vừa chọn t = 1 vừa rồi để tiện so sánh
=> Vậy là ta đã có toàn bộ số liệu thô của năm 2015
Bước 2: Chỉnh sửa dữ liệu thô vừa tạo
Copy paste toàn bộ số liệu thô đã tính được của năm 2015 vào bảng “Kiểm tra và đánh giá các chỉ số” của anh để tính toán các chỉ số theo bảng cân đối KT mới tạo này và so sánh với giá trị chỉ số dự đoán ở bước 1. Nếu chênh lệch nhỏ hoặc vẫn chấp nhận được hoặc vẫn phù hợp với những bình luận trước đó của ta đối với năm 2015 thì có thể giữ nguyên còn không thì phải chỉnh sửa số liệu dựa vào các chỉ số. Vì bây giờ số trên báo cáo tài chính ta có hết rồi, chỉ số cũng có cho nên là ta hoàn toàn có thể giữ nguyên số nọ để thay đổi số kia cho đến khi nào thấy ưng ý thì thôi
→ Báo cáo tài chính năm 2015 đến đây là hoàn thành
☄️☄️☄️☄️☄️
Lập báo cáo tài chính của năm trước năm 2014 (năm 2013) từ báo cáo tài chính năm 2014
☄️☄️☄️☄️☄️
< Phần này mà làm trên máy tính thì nhanh thôi nhưng mà nói ra cho các em hiểu thì rất dài (phải công nhận muốn quay về quá khứ 2013 khó thật :”)). Nhìn chung thì cách này rất có ích nếu ta muốn điều chỉnh báo cáo tài chính năm 2013 có chút gì đó thua BCTC 2014 nhưng các chỉ số tính ra vẫn ở mức tốt, và cách làm này rất có cơ sở vì nó đã dựa vào tốc độ tăng trưởng của năm 2014 chứ không phải là số liệu bịa vớ bịa vẩn ở đâu cả >
● Ý tưởng:
– Chúng ta vẫn sẽ dựa vào tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp trong báo cáo 2014.
Tuy nhiên trong báo cáo 2014 có những chỗ mà giá trị cuối năm so với đầu năm chênh lệch nhau rất đáng kể như có một chỗ cuối năm 24 tỷ, đầu năm có 13 tỷ hoặc một chỗ đầu năm 3 tỷ, cuối năm 7,5 tỷ. Mà theo như kịch bản thì tôi sẽ phải để giai đoạn 2012 – 2013 tình hình tài chính của công ty không lên được nhiều như giai đoạn 2013 – 2014 và 2014 – 2015 (tất cả cũng chỉ là vì mình muốn khen doanh nghiệp ở giai đoạn sau làm ăn tốt).
Như vậy là nếu như ta cứ áp đặt tốc độ tăng trưởng của năm 2014 sang năm 2013 thì số liệu năm 2013 sẽ rất nhỏ. Cho nên là nếu có một chỉ tiêu nào đó của năm 2014 mà cuối năm gấp đến 2,5 lần đầu năm chẳng hạn thì xét năm 2013 ta chỉ để cuối năm gấp 1,7 đến 1,8 so với đầu năm thôi. Muốn thế thì ta phải làm phép trừ (2,5 – x = 1,7 hoặc 1,8).
– Cuối cùng, sau khi lập ra báo cáo tài chính 2013 thì một việc làm tất yếu của chúng ta đó là tính toán lại tất cả các chỉ số trên báo cáo tài chính vừa lập và so sánh với dự đoán của chúng ta ở bước 1. Sử dụng file Excel “Kiểm tra và đánh giá các chỉ số” của anh để làm
● Cách làm:
— Lập bảng cân đối kế toán (lập báo cáo kết quả kinh doanh tương tự)
? Bước 1: Lập công thức tính ra những số liệu thô dành cho năm 2013
♫ Công thức:
Số đầu năm 2013 =
Số đầu năm 2014 / ((Số cuối năm 2014 / Số đầu năm 2014) ± a)
Trong đó:
+) a là một số dương biến đổi tùy thuộc vào độ lớn của tỷ số (Số cuối năm 2014 / Số đầu năm 2014)
+) Dấu cộng hoặc trừ tùy thuộc vào việc ta muốn điều chỉnh số đầu năm 2013 tăng lên hay giảm đi.
Ví dụ
Tỷ số (Số cuối năm 2014 / Số đầu năm 2014) = 1,3 và ta muốn hạ số đầu năm 2013 xuống thì ta có thể chọn dấu cộng và a = 0,1
=> Số đầu năm 2013 = Số đầu năm 2014 / (1,3 + 0,1)
Tỷ số (Số cuối năm 2014 / Số đầu năm 2014) = 3 (giá trị lớn, chênh lệch nhau nhiều). Trường hợp này ta phải giảm cái số 3 này xuống nên ta sẽ chọn dấu trừ và chọn a = 1,4
=> Số đầu năm 2013 = Số đầu năm 2014 / (3 – 1,4)
? Bước 2: Tạo cột tính toán số liệu trong Excel
1. Tạo cột tính tỷ số (Số cuối năm 2014 / Số đầu năm 2014)
2. Lập cột tự cho số liệu a trong công thức cho từng chỉ tiêu trên bảng cân đối kế toán (an ủi ?: Số a này cho cũng dễ thôi với trên bảng cân đối kế toán có 60 chỉ tiêu, trong đó thì mình chỉ cần chọn số a này cho khoảng 40 chỉ tiêu thôi, vì có rất nhiều chỉ tiêu bằng 0 trên bảng CĐKT)
+ Mẹo cho số a:
++ Mấy cái chỗ mà cuối năm so với đầu năm không lên nhiều, ví dụ tỷ số này bằng 1,2 1,3 1,35 1,4 thì lấy dấu cộng và cho a = 0,1 là xong
++ Những chỗ mà cuối năm gấp khoảng 2 đến 3,5 lần so với đầu năm thì ta cần nhìn lại tên chỉ tiêu đó là chỉ tiêu nào để điều chỉnh cho phù hợp và chắc hẳn là sẽ lấy dấu trừ và căn căn một chút. Ví dụ khoản trả trước cho người bán cuối 2014 gấp 2,5 lần đầu năm 2014 thì tôi sẽ lấy dấu trừ và chọn a = 0,8 chẳng hạn
++ Những chỗ mà cuối năm so với đầu năm lên rất nhiều, ví dụ cuối năm gấp đến 6 ; 7 lần, thậm chí gấp 10 ; 12 lần đầu năm thì những chỗ đó thường là mấy cái khoản phát sinh không thường xuyên trong doanh nghiệp như là mấy cái khoản dự phòng hoặc là khoản …khác. Mấy cái chỗ đó thì không cần phải chọn a bằng bao nhiêu mà ta có thể tự cho số liệu bằng tiền luôn (bởi vì mấy khoản đó thường là nhỏ)
3. Lập cột tính công thức
Số đầu năm 2013 =
Số đầu năm 2014 / ((Số cuối năm 2014 / Số đầu năm 2014) ± a)
Viết công thức này tại dòng ngang hàng với dòng đầu tiên của bảng cân đối kế toán là dòng A/Tài sản ngắn hạn, sau đó kéo công thức xuống dưới cùng bảng cân đối kế toán ta sẽ có cột tính số đầu năm 2013 một cách khá là thô sơ 🙂
? Bước 3: Tính toán lại những chỉ tiêu tổng số sau khi sử dụng công thức và cân lại bảng cân đối kế toán
– Sau khi dùng công thức chuyển từ 2014 xuống 2013 thì những chỉ tiêu tổng số không còn đúng nữa mà những con số tổng số số đó ta sẽ sử dụng nó để tham khảo thôi, ta phải tính lại những chỉ tiêu tổng số này dựa vào các thành phần của nó, ví dụ ta sẽ phải tính lại Các khoản phải thu ngắn hạn = Phải thu của khách hàng + Trả trước cho người bán + Các khoản phải thu khác + Dự phòng các khoản phải thu khó đòi.
– Và cũng chính vì sau khi dùng công thức chuyển từ 2014 xuống 2013 thì những chỉ tiêu tổng số không còn đúng nữa nên tất yếu sẽ dẫn tới việc bảng cân đối kế toán không cân. Sau khi bảng cân đối kế toán không cân ta bắt buộc phải cân lại bảng cân đối kế toán. Để cân lại bảng cân đối kế toán thì ta phải chắc được giá trị tổng tài sản hoặc tổng nguồn vốn
– Bây giờ vấn đề của chúng ta là lựa chọn theo tổng tài sản hay tổng nguồn vốn. Tôi không loại trừ khả năng cả hai giá trị này đều không hợp lý nhé. Nếu giá trị tổng tài sản và tổng nguồn vốn chênh nhau nhiều thì tôi sẽ phải hạ cái số cao hơn này xuống bằng một số nào đó xêm xêm với số kia và tôi sẽ chọn theo số cao hơn (chọn cao mới dễ điều chỉnh). Sau đó chúng ta tiến hành tăng và giảm những con số trong phần tài sản và nguồn vốn để tổng tài sản bằng tổng nguồn vốn. Chúng ta nên chia nhỏ tổng số cần tăng hoặc giảm xuống vào những con số trên bảng cân đối kế toán để làm cho những chỉ tiêu không bị cao quá hoặc thấp quá
→ Giải quyết xong phần tạo báo cáo tài chính thô dành cho năm 2013
? Bước 3: Copy paste toàn bộ số liệu thô đã tính được của năm 2013 vào bảng “Kiểm tra và đánh giá các chỉ số” của anh để tính toán các chỉ số theo bảng cân đối KT mới tạo này và so sánh với giá trị chỉ số dự đoán ở bước 1. Nếu chênh lệch nhỏ hoặc vẫn chấp nhận được hoặc vẫn phù hợp với những bình luận trước đó của ta đối với năm 2013 thì có thể giữ nguyên còn không thì phải chỉnh sửa số liệu dựa vào các chỉ số. Vì bây giờ số trên báo cáo tài chính ta có hết rồi, chỉ số cũng có cho nên là ta hoàn toàn có thể giữ nguyên số nọ để thay đổi số kia cho đến khi nào thấy ưng ý thì thôi
→ Báo cáo tài chính năm 2013 đến đây là hoàn thành
.
3. ?????? Tính thuế thu nhập doanh nghiệp và lợi nhuận sau thuế trên báo cáo kết quả kinh doanh. Báo cáo tài chính được hoàn tất
< Phần thi: Về Đích ? ? >
? Thở phào: Qua hai phần khó như gặm đá ở trên (nói thật là gặm gạch nó còn dễ hơn nhiều ?), sửa báo cáo tài chính gốc, lập kịch bản, dự đoán chỉ số, viết báo cáo tài chính thì việc của chúng ta bây giờ thật nhẹ nhàng, đó là tính thuế thu nhập doanh nghiệp ?. Tính thuế thu nhập doanh nghiệp xong thì ta sẽ tính được lợi nhuận sau thuế, và chúng ta có thể hoàn tất báo cáo tài chính được rồi. Làm được đến bước này rồi hãy tự hỏi rằng tại sao mình lại giỏi thế ???
? Cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp trên báo cáo tài chính, từ đó tính lợi nhuận sau thuế:
– Trước hết các em cần hiểu là sau khi chúng ta làm xong bước tạo báo cáo tài chính và kiểm tra chỉ số, đúng với dự đoán của mình rồi, ngon rồi, thì có một chỉ tiêu mà ta không thể làm bừa được đó là thuế thu nhập doanh nghiệp. Thuế thu nhập doanh nghiệp được tính dựa vào thuế suất như sau:
+ Nếu TRƯỚC NGÀY 1/1/2016 (tức là những năm 2015 trở về trước)
Sẽ có 2 mức thuế suất là 20% và 22%: Thuế suất 20% dành cho những doanh nghiệp có doanh thu cả năm Nhỏ hơn 20 tỷ đồng. Thuế suất 22% dành cho những doanh nghiệp có doanh thu cả năm Lớn hơn 20 tỷ đồng
+ SAU NGÀY 1/1/2016 (tức là từ năm 2016 trở đi, là thời mà các em viết luận văn ấy) thì TẤT CẢ CÁC DOANH NGHIỆP đều tính theo thuế suất 20%
– Công thức tính số thuế TNDN phải nộp và lợi nhuận sau thuế:
Thuế TNDN phải nộp
= Lợi nhuận trước thuế × Thuế suất thuế TNDN
Lợi nhuận sau thuế
= Lợi nhuận trước thuế – Thuế TNDN phải nộp
– Xác định thuế suất thuế TNDN trên báo cáo kết doanh kinh doanh:
Trên báo cáo KQKD của doanh nghiệp trong năm 2016 trở lại đây (tức là thuế suất bằng 20%), nếu chúng ta tính thuế suất theo (Thuế TNDN phải nộp / Lợi nhuận trước thuế)×100% thì nó sẽ không đến 20% đâu, mà nó sẽ ra một con số rất sát 20%, ví dụ như một cái báo cáo anh tính ra thuế suất xấp xỉ bằng 19,64% chẳng hạn, một cái báo cáo khác anh tính ra thuế suất xấp xỉ bằng 19,70%, chắc là do giảm thuế hoàn thuế gì đó (nếu có) nên nó mới nhỏ hơn 20%. Cho nên là ở phần trước chúng ta đã tính được lợi nhuận trước thuế rồi thì ở bước này đừng nhân 20% để tính thuế thu nhập doanh nghiệp mà chúng ta phải nhân với một con số rất sát với 20% (và tất nhiên nó phải nhỏ hơn 20%) cụ thể theo anh ước tính là con số nằm trong khoảng từ 19,5% đến 19,9% , và con số đó phải khá là lẻ nhé, ví dụ 19,525472941…% , muốn được như vậy thì ta cứ nhân lợi nhuận trước thuế với cái số lẻ lẻ mà các em tự đặt ra là xong ^^ . Ví dụ như anh chém ra số 19,63284930148% . Chém ra số sau đó để Excel nó nhân thôi ? (nhớ là để cái số thuế suất lẻ lẻ mà các em đã chọn theo định dạng General cho dễ theo dõi nhé)
– Sau khi xác định thuế suất thuế TNDN trên báo cáo KQKD thì ta sẽ tính được số thuế TNDN phải nộp, từ số thuế TNDN phải nộp ta sẽ tính được lợi nhuận sau thuế. Báo cáo kết quả kinh doanh đến đây là hoàn tất
>> Ví dụ: Tính lợi nhuận sau thuế trên báo cáo kết quả kinh doanh của một doanh nghiệp trong năm 2017 biết lợi nhuận kế toán trước thuế của doanh nghiệp này là 6.743.895.467 đồng
+) Giải:
– Trước hết là ta phải xem thời gian để tìm mức thuế suất. Vì năm cần tính thuế là năm 2017 nên chắc chắn là tôi không cần quan tâm doanh thu trong năm của doanh nghiệp là trên 20 hay dưới 20 tỷ đồng mà suy ra được luôn là thuế suất bằng 20%
– Tiếp theo ta cần tính thuế suất mà mình sẽ sử dụng trên báo cáo KQKD. Tôi sẽ chọn một con số lẻ lẻ bất kỳ trong khoảng 19,5% đến 19,9%, ở đây tôi sẽ chọn thuế suất bằng 19,7338404384%
– Tính số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp theo thuế suất lẻ lẻ đã chọn:
++ Số thuế thu nhập DN phải nộp theo thuế suất đã chọn (19,7338404384%) bằng:
= Lợi nhuận trước thuế × Thuế suất thuế TNDN
= 6.743.895.467 × 0,197338404384
= 1.330.829.571 đồng
Và đó cũng chính là số thuế TNDN phải nộp trên báo cáo kết quả kinh doanh
-) Lợi nhuận sau thuế
= Lợi nhuận trước thuế – Thuế TNDN phải nộp
= 6.743.895.467 – 1.330.829.571
= 5.413.065.896 đồng
*** Kết luận: Trên báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp: Số thuế thu nhập DN phải nộp = 1.330.829.571 đồng ; Lợi nhuận sau thuế = 5.413.065.896 đồng
??? Thế là chúng ta đã lập xong hết tất cả các báo cáo tài chính trong 3 năm liên tiếp 2013 2014 2015 rồi nhé. Vui không ? . Quá vui ấy chứ :”))) . Vui đến mức tí thì xỉu vì lập và sửa báo cáo tài chính quá vất vả ? . Nhưng tất cả đã qua rồi. Đi được đến đây thì các em đã là những người chiến thắng ??? . Hãy tự hào rằng mình đã làm được một việc hết sức khó khăn mà rất ít người có thể làm được ???. Và sau giây phút tự hào về bản thân mình thì các em hãy chuẩn bị đối mặt với những khó khăn thử thách tiếp theo nhé, đó là viết luận văn và rồi bươn chải mưu sinh kiếm sống sau khi các em đã tốt nghiệp ?. Khó khăn sẽ liên tục ập đến các em, cái quan trọng nhất đó là thái độ của chúng ta khi đối mặt với những khó khăn, và kể cả sẽ có những phút giây chán nản nhưng các em đừng bao giờ bỏ cuộc. Cái lúc mà đi xin việc ấy, các em hãy tự hỏi đã bao giờ mình nghĩ là mình không cần thiết phải năn nỉ người tuyển dụng hoặc tỏ ra vẻ đáng thương, rất cần công việc để nhà tuyển dụng chọn mình ; hay là các em sẽ cho những người đó thấy rằng nếu bỏ lỡ các em thì cũng chính là bỏ lỡ một cơ hội tốt cho doanh nghiệp của họ, bỏ lỡ một người rất đáng tiền. Thua keo này ta lại tính keo khác, không được công ty này ta lại tính công ty khác, không cần phải hối hận vì mình đã lỡ lời trong lúc phỏng vấn mà người ta không nhận mình, biết sai đâu sửa đấy mới là cái tốt. Và cũng đừng suy nghĩ quá nhiều về việc mình đã làm công việc trái với chuyên ngành, sinh viên học viện Tài Chính ra trường làm trái ngành rất nhiều, muốn gì thì trước tiên mình cũng phải nuôi được bản thân mình đã, sau đó tính tiếp. Cuối cùng anh chúc các em sức khỏe tốt, gặp nhiều may mắn và bình an trong cuộc sống ?. Good day, good luck (tạm dịch là: Thuốc đây, thuốc … :”)))
.
?? Chuyện kể ngày xửa ngày xưa đi xin số liệu báo cáo tài chính để viết luận văn (Câu chuyện này mang tính chất lảm nhảm đêm khuya nên em nào thấy dài quá không đọc cũng được :”)) Mà viết ra xong cũng thấy nhẹ cả người :”)) Cái gì mà làm cho chúng ta nhẹ người thì chúng ta nên làm, như ở đây anh viết dài thế này, cũng mỏi cái tay đấy, nhưng viết ra hết tâm sự của mình anh thấy nhẹ nhõm hơn hẳn ?
Câu chuyện tại sao anh phải thay đổi số liệu của báo cáo tài chính. Thú thật anh cũng chỉ là một cậu sinh viên bình thường, chả có tí kiến thức gì về đọc báo cáo tài chính cả cho nên anh rất ngại việc sửa đổi này, trên mạng thì cũng làm gì có tài liệu nào hướng dẫn đâu. Nhưng mà đến cuối cùng anh vẫn phải chỉnh sửa nó
● Ghi chú: Những nhân vật chính trong phim:
HK: Tên viết tắt của anh trong nhật ký
HK và ” – ” : Độc thoại nội tâm
Chú Vượng: Giám đốc tài chính của công ty thực tập
⛱ Đầu tháng 1 năm 2016
♫ Tại hội trường 700
Thầy Vần: ? Viết luận văn là phải do sinh viên tự nghiên cứu còn giáo viên hướng dẫn chỉ là người đóng góp ý kiến cho bài luận văn của các anh chị thôi.
HK: ? (gật gù) Ờm, buồn ngủ quá nhở
Thầy Vần: ? Mang tiếng tự nghiên cứu chứ tôi thấy mấy năm gần đây các anh chị toàn đi chép luận văn của các anh chị khóa trên. Số liệu thì toàn bịa ra số liệu ở đâu đâu cho vào bài luận văn của mình. Nói thật tôi đọc báo cáo tài chính của các anh chị nộp sai số lung tung hết cả, đến cái bảng cân đối kế toán còn không cả cân
HK: ? Em mà điều chỉnh được số liệu của báo cáo tài chính chắc em phải bằng thầy rồi
Thầy Vần: Các anh chị đạo luận văn chúng tôi biết ngay, chúng tôi có phần mềm kiểm tra mà. Bây giờ có cái báo cáo tài chính các anh chị nộp thì có nhiều bài tôi còn lấy chỗ này trừ đi chỗ kia, xong nhân 0,1 v…v các anh chị qua mặt thế nào được chúng tôi ?
HK: ???
… Đến giờ về
HK: Cậu ơi cho tớ hỏi mình copy luận văn của khóa trên vẫn bị phát hiện à?
Hữu Tuấn: Ừ cậu, phát hiện được mà
HK: Nhưng mà bao nhiêu luận văn như thế kiểm tra đối chiếu đến bao giờ cho xuể. Cậu cho tớ biết cái phần mềm đấy hoạt động thế nào với
Hữu Tuấn: Cái phần mềm đấy nó có thể đối chiếu những câu mà cậu viết trong luận văn với nội dung trong những luận văn đã có để xem cậu viết giống bao nhiêu phần trăm
HK: (á à, anh đã hiểu) Ừ cậu :”)
♫ Ở công ty thực tập
HK: Chú ơi cháu đang sắp sửa viết luận văn rồi, chú cho cháu xem báo cáo tài chính của công ty mình để tham khảo được không ạ
Chú Vượng: Bây giờ cháu phải nói là cháu viết luận văn thì cháu cần những số liệu nào để bọn chú cung cấp
HK: Cháu cần bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh của công ty để tham khảo ạ
Chú Vượng: Cháu phải nói là cháu cần những số liệu nào thì chú mới cho được, bảng cân đối kế toán với báo cáo kq kinh doanh là tài liệu bảo mật của công ty. Mà bây giờ chú cho cháu cái bảng cân đối kế toán thì cháu có hiểu gì không mà xin. Bây giờ cháu phải về nhà xem lại luận văn của cháu xem cháu cần gì rồi sau đến xin chú mới cho được
HK: (Con lợn này)
… Về đến nhà
HK: Làm thế nào xin được cái bảng cân đối kế toán với báo cáo kqkd bây giờ. Đang muốn xin nó số liệu của một năm thôi mà nó còn đéo cả cho. Nhức hết cả đầu
(?): Cậu làm như ngon ăn lắm ấy. Bây giờ tôi bảo cậu là cậu phải chăm chỉ tiếp chuyện với nó ấy, đi trà đá một buổi xong mới đề cập đến chuyện xin số liệu thì người ta mới cho. Luồn lách tí đi chứ
HK: Nhưng mà ngày nào tôi chả đến sớm nhất cái phòng tài chính của công ty đấy, hết rửa chén rồi lại lau bàn ghế rồi lại lau nhà cho nó nữa mà nó chả châm trước cho tôi gì cả
(?): Cậu đến sớm lau bàn lau ghế cho chúng nó không quan tâm đâu vì cậu là lính mới thì kiểu gì cậu chẳng phải làm mấy việc tạp nham đấy. Cậu cứ làm như tôi nói, cứ mời nó đi trà đá với cà phê xong nó sẽ cho cậu số liệu thôi
HK: Nó cứ toàn ngồi ỳ ở công ty ấy, hết giờ thì về, cà phê thế nào được
(?): Thế thì mua đồ ăn mang đến công ty cho bọn nó ăn đi
HK: Ừ cũng được
… Mang đồ ăn đến công ty …
Hôm sau
HK: (đưa cho tờ giấy) Chú ơi cho cháu xin những số liệu sau để viết luận văn ạ
Chú Vượng: Ừ đợi chú một lúc
…
– Cuối cùng cũng xin được hai cái báo cáo tài chính của năm 2014, còn năm 2013 với 2015 nữa xin nó không biết có cho không
HK: Cứ từ từ
(và cái báo cáo tài chính của năm 2014 đó chứa những sai lầm chết người)
Một thời gian sau…
HK: Chú ơi cho cháu xin báo cáo tài chính của năm 2013 và 2015 với ạ, luận văn của cháu yêu cầu phải có báo cáo tài chính của 3 năm liên tiếp chú ạ
Chú Vượng: Cháu phải hiểu là không phải bất cứ đòi hỏi nào của cháu cũng đều được đáp ứng cháu hiểu không
HK: Nhưng mà cháu cần vì không có nó sao cháu viết được luận văn???
Chú Vượng: Các bạn trước đây thực tập ở công ty chú đều chỉ xin báo cáo tài chính của một năm mà mày lại đòi 3 năm. Không biết thì tự bịa ra số liệu mà viết ấy, m