Có nên mua và sử dụng xe nâng điện không ? xe nâng điện có tốt ?

Xe nâng điện là xe nâng được chạy bằng nguồn năng lượng điện ắc quy. Bình ắc quy xe nâng sẽ tích điện trong quá trình xạc thông qua một bộ xạc rời hoặc bộ xạc gắn trên xe nâng. Xe nâng điện có thể làm việc liên tục từ 5 đến 10 giờ tùy thuộc vào dung lượng chứa điện của bình ắc quy trên xe.

Có nên mua và sử dụng xe nâng điện không ? xe nâng điện có tốt ?
Có nên mua và sử dụng xe nâng điện không ? xe nâng điện có tốt ?

CẤU TẠO CHUNG XE NÂNG ĐIỆN

Xe nâng điện có cấu tạo chung không khác so với xe nâng gắn động cơ đốt trong (động cơ diezel, động cơ xăng, động cơ chạy khí gas), bao gồm các phần như sau.

  • PHẦN KHUNG XE (CHASSIS)
  • PHẦN DI CHUYỂN (BÁNH XE)
  • PHẦN ĐIỀU KHIỂN VẬN HÀNH (LÁI, NÂNG HẠ, TIẾN LÙI)
  • PHẦN CÔNG TÁC (TRỤ NÂNG, CÀNG NÂNG)
  • PHẦN THỦY LỰC
  • PHẦN ĐỘNG LỰC (NGUỒN NĂNG LƯỢNG CỦA XE, CÁC MÔ TƠ DI CHUYỂN, MÔ TƠ THỦY LỰC)

ƯU ĐIỂM XE NÂNG ĐIỆN

Với nguồn động lực của xe nâng điện ưu điểm lớn nhất đó là sạch sẽ, tiếng ồn khi làm việc của xe nâng hàng thấp giúp bảo vệ môi trường, bảo vệ người lao động không ô nhiễm không khí, ô nhiễm tiếng ồn, phù hợp với môi trường trong nhà máy thực phẩm, nhà máy linh kiện điện tử hoặc nhà kho đông lạnh,…

Ưu điểm tiếp theo của xe nâng điện các bạn sẽ thấy là kích thước xe nâng nhỏ hơn so với xe gắn động cơ đốt trong, giúp cho xe nâng điện có thể tạo ra các loại xe nâng điện cho giá kệ hẹp và cao như dòng Reach Truck, các dòng nâng tay nhỏ gọn như Pallet Truck,…

Khác với các loại xe sử dụng nhiên liệu khác, xe nâng điện hoàn toàn không có khí thải. Đây là một lợi ích lớn nếu bạn dự định sử dụng xe trong kho. Mặc dù xe nâng sử dụng các loại nhiên liệu khác vẫn có thể được vận hành trong kho, nhưng khu vực đó cầm phải có sự thông thoáng tốt. Do đó, các xe sử dụng nhiên liệu như dầu hay gas hầu như rất ít được sử dụng trong kho. Đây cũng là ưu điểm lớn mà người dùng thường lựa chọn, nhất là sử dụng xe trong các kho lạnh, kho lưu trữ, nhà sách, siêu thị.

Các dòng xe nâng điện này sử dụng nhiên liệu rẻ hơn rất nhiều so với các loại khác. Ngoài ra cũng không cần phải lưu trữ nhiên liệu giống các loại xe nâng sử dụng nhiên liệu khác, do đó cũng sẽ tiết kiệm diện tích kho dành cho việc lưu trữ nhiên liệu. Ngoài việc chi phí vận hành rẻ hơn. Nhiên liệu điện an toàn hơn xăng, dầu. Nhiên liệu điện sạch sẽ hơn.

Tuổi thọ vận hành cũng là một ưu điểm nổi bật của xe nâng điện. Do có ít chi tiết cơ khí vận hành hơn các loại xe khác, nên tuổi thọ của xe điện sẽ dài hơn. Ngoài ra, do việc được sử dụng và vận hành trong môi trường sạch hơn, tuổi thọ của xe nâng điện cũng lâu hơn.

Vấn đề bảo dưỡng đối với xe nâng điện cũng là một ưu điểm lớn. Như đã đề cập ở trên, do có ít chi tiết cơ khí vận hành, nên việc bảo dưỡng xe nâng điện cũng không yêu cầu thường xuyên như xe dầu. Các xe sử dụng khí đốt cũng cần yêu cầu việc bảo dưỡng phải thường xuyên.

NHƯỢC ĐIỂM XE NÂNG ĐIỆN

Nhược điểm đầu tiên của xe nâng điện đó là giá thành đầu tư mua mới, nó cao hơn nhiều so với một xe nâng diesel, xe nâng xăng hay xe nâng khí gas. Chi phí sửa chữa cũng tốn kém hơn so với xe động cơ đốt trong.

Nhược điểm thứ hai là khả năng làm việc quá tải, hoặc liên tục trong thời gian dài (3 hay 4 ca liên tục) là không bằng so với xe nâng động cơ đốt trong.

Nhược điểm thứ ba là kén môi trường làm việc, xe không thể làm việc trong môi trường ngoài trời, hoặc chỉ là một bãi tập kết vật liệu có đường đi gồ ghề khấp khểnh, nó có thể ảnh hưởng tới độ bền của xe trong quá trình sử dụng.

Nhược điểm thứ tư đó là khả năng mất giá khi bạn có ý định sang nhượng lại xe nâng hàng sau một thời gian sử dụng, xe nâng điện sẽ mất giá nhiều hơn so với xe nâng động cơ đốt trong khi bạn muốn thanh lý sau một thời gian sử dụng.

Hầu như không sinh ra trong quá trình vận hành, nhưng cũng có chút ít trong quá tình nạp acqui, thay acqui cần xử lý theo qui định

Thời gian nạp nhiên liệu lâu (mất khoảng 6 đến 8h), Sau thời gian khoảng 3-5 năm phải thay acqui, giá cũng tương đối cao.

Khi vận hành xe trong môi trường ẩm ướt, khí bụi, hóa chất liên tục sẽ không tốt cho các mạch điều khiển của xe.

Tạo biển cảnh báo, hệ thống còi khi xe hoạt động trong khu vực có người thường xuyên qua lại.

Có thể bạn quan tâm:

(function($) { $(document).ready(function() { $('header .ux-search-submit').click(function() { console.log('Moew'); $('header form.search_google').submit(); }); }); })(jQuery);