Các bệnh thường gặp ở hồ thủy sinh

Các bệnh thường gặp ở hồ thủy sinh. Cũng giống như những loại cá thông thường bệnh trên cá thủy sinh cũng thường mắt phải những loại bệnh thông thường về cá cảnh, nguyên nhân hầu hết là do môi trường sống thay đổi, tác động chính môi trường sống và tác động từ ngay bênh ngoài.

Hồ thủy sinh không đủ ánh sáng

Việc bốc trí vị trí hồ thuỷ sinh tại nơi có ánh sáng thiếu sẽ gây nhiều vấn đề cho cây thủy sinh trong hồ. Điểm nhận biết rõ nhất là màu sắc của cây thủy sinh có màu nhợt nhạt hơn so với vị trí ở môi trường đủ ánh sáng, lá cây sẽ có hình dạng nhọn ở ngọn và phần gốc thưa dần.

Nếu hồ thuỷ sinh để tại vị trí thiếu ánh sáng trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển của cây, các chồi non có xu hướng yếu và mục.

Đối với trường hợp như này, người sử dụng hồ thuỷ sinh cần thêm sáng từ môi trường tự nhiên bên ngoài, trong trường hợp vị trí đặt hồ không thể có thêm ánh sáng từ bên ngoài, người chơi có thể sử dụng hệ thống chiếu sáng hoặc tăng sáng lên 12 tiếng/ ngày.

Hồ thủy sinh thiếu oxy

Đối với việc thiếu oxy tại hồ thuỷ sinh , người sử dụng có thể nhận biết rất rõ ràng thông qua cây thủy sinh trong hồ. Tình trạng bị èo ụt, phát triển kém, các loại cá bạn nuôi có xu hướng thoi thóp và ngoi lên mặt nước để thở. Lúc này, bạn cần chú ý tới vấn đề oxy cho hồ.

Việc để hồ thuỷ sinh bị thiếu oxy trong thời gian dài có thể dẫn đến rủi ro cá chết. Để giải quyết vấn đề thiếu oxy, người sử dụng hồ cần kiểm tra lại toàn bộ hồ và tăng khả năng chiếu sáng, giảm CO2 nếu cần thiết.

Giải pháp chiếu ánh sáng vào hồ sẽ giúp cây thủy sinh quan hợp tốt hơn, đồng thời giải phóng oxy đủ trong môi trường nước. Đồng thời, bổ sung thêm các chất dinh dưỡng trong nước giúp cây thủy sinh phát triển bình thường.

Ngoài việc chiếu thêm ánh sáng, người dùng hồ thuỷ sinh cũng cần kiểm tra lại hệ thống lọc và bơm nước, sử dụng máy lọc trong thời gian dài có thể gây nên tình trạng tắc nghẽn và khó điều hòa được dòng chảy trong hồ.

Nền hồ thủy sinh bị tắc nghẽn

Triệu chứng: Bọt khí thoát ra từ nền khi bạn dùng que chọc xuống nền; các loại ốc chuyên đào nền (ốc trumpet mã Lai…) không chui xuống nền mà trồi đầu lên; khi nhổ thử vài cây lên thấy hệ rễ kém phát triển hoặc chuyển qua màu đen và rữa.

Nguyên nhân: Do nền bị nén quá chặt, bị nghẽn do chất thải cặn lắng đọng, len lỏi vào giữa những khe hở của hạt nền.

Biện pháp xử lý: Trong quá trình thay nước, xới nền lên nhè nhẹ và dùng ống xi lanh hút cặn thải ra.

Hồ thủy sinh thiếu potassium

Triệu chứng: Rìa lá non bị vàng, có vết ố vàng như rỉ sắt (bệnh uá vàng), lá già bị vàng và nhăn.

Biện pháp xử lý: Bổ sung potassium (có thể xài Balance K và Aquatilizer của hãng Ferka chẳng hạn)

Thiếu phosphore ( lân)

  • Triệu chứng: Cây rụng lá sớm, tuột lá
  • Biện pháp xử lý: Bổ sung phân nước tổng hợp NPK có thành phần phosphate (có thể xài Aquatilizer cuả Ferka)

Thừa phosphore

  • Triệu chứng: Tảo hại bộc phát, nước dơ, váng…
  • Biện pháp xử lý: Thay nước thường xuyên hơn, vệ sinh nền (dùng xi phông hút cặn thừa lắng đọng dưới nền), không cho cá ăn quá nhiều, ngưng hoặc giảm bổ sung phân bón các loại cho cây.

Thiếu calci

  • Triệu chứng: Lá mới bị hư và rụng sớm, cuống lá vàng uá.
  • Biện pháp xử lý: Bổ sung calci! Coi chừng nhiều quá sẽ gây cứng nước!

Thiếu magnesium

  • Triệu chứng: Lá già bị đốm vàng, khi tình trạng kéo dài, cây thuỷ sinh trở nên bị còi cọc, gân lá vẫn xanh, nhưng những phần còn lại chuyển vàng. Đốm nâu xuất huyện và cây khô héo dần. Nếu cây đang ra hoa, hoa sẽ chậm phát triển hoặc thui luôn.
  • Biện pháp xử lý: Bổ sung magnesium!

Thiếu đạm (nitơ)

  • Triệu chứng: Lá già chuyển vàng. Cây còi cọc nhưng bộ rễ lại rất to. Lá nhỏ đi và màu sắc nhợt nhạt, cây chậm lớn. Màu sắc nhợt nhạt bắt đầu từ chỏm (đầu) những lá bên dưới (lá già). Nếu tình trạng thiếu hụt kéo dài, tán lá vẫn tiếp tục phát triển, nhưng thân cây trở nên khẳng khiu, mềm oặt, quá trình ra hoa sẽ chậm lại, cây dễ nhiễm bệnh.
  • Biện pháp xử lý: Bổ sung nitrate (N)!

Bệnh úa lá cây thủy sinh

Cây thuỷ sinh bị úa lá thường là những trường hợp bị thiếu dinh dưỡng hoặc môi trường nước không ổn định.

Triệu chứng: Lá vàng uá, dòn – dễ dứt, nát

Nguyên nhân: Thiếu sắt, thiếu potassium, nuớc quá cứng.

Biện pháp xử lý: Bổ sung sắt, potassium, làm mềm nuớc.

Trên đây là những bệnh thường gặp ở hồ thủy sinh và kinh nghiệm chữa bệnh đối với các vấn đề ở hồ thuỷ sinh. Hy vọng bài viết đã giúp ích cho bạn.

Có thể bạn quan tâm:

Giới thiệu Blog

Cuộc sống - cho đi là còn mãi- chia sẻ và yêu thương!

Chào các bạn- Mình là Ngô Hải Long - Ceo công ty Giải pháp số LBK- Chuyên seo web, quảng cáo Google , Facebook, Zalo và lập trình web wordpress, App (ứng dụng) IOS, Android. Các blog lập ra với mục đích chia sẻ kiến thức cuộc sống, thủ thuật máy tính, việc làm, tài liệu miễn phí. Trong quá trình đội ngũ biên soạn không tránh khỏi thiếu sót hoặc trùng lặp nội dung với các quý blog khác, thành thật xin lỗi nếu có sự cố đó xảy ra - Vậy bạn Vui lòng liên hệ giúp tới ngolonglbk@gmail.com nếu có bất cứ ý kiến, thắc mắc , yêu cầu xóa bài nào! Trân trọng cám ơn các bạn!

Chào mừng các bạn đến với  ngolongnd.net - Blog thư giãn và chia sẻ kiến thức, tài liệu miễn phí! 

Liên hệ quảng cáo- mua back link tại đây

(function($) { $(document).ready(function() { $('header .ux-search-submit').click(function() { console.log('Moew'); $('header form.search_google').submit(); }); }); })(jQuery);