Chiến thuật trả lời một số câu hỏi phỏng vấn phổ biến

Chiến thuật trả lời một số câu hỏi phỏng vấn phổ biến. Gần đây ‘chỉ bài’ cho em gái đi phỏng vấn, mình muốn chia sẻ một số kinh nghiệm chuẩn bị cho nột số câu hỏi phỏng vấn phổ biến mọi người đều gặp.

Không nên: Liệt kệ danh sách TẤT CẢ những công ty và công việc bạn làm trong quá khứ.
Hãy: Vẫn giới thiệu bản thân theo thứ tự thời gian từ đại học đến công việc gần nhất, nhưng nhấn mạnh những kinh nghiệm LIÊN QUAN và NỔI BẬT thuyết phục bạn có thể làm được việc nhanh chóng. Hoàn hảo là từ 2-3 phút.
Format cụ thể
– Tên, tuổi
– Tốt nghiệp đại học… (nếu loại ưu thì khoe luôn)
– Các kinh nghiệm làm việc LIÊN QUAN theo thứ tự thời gian: tên công ty, trách nhiệm, thành tích
– Mục tiêu nghề nghiệp (ngắn gọn)
– Nguyên nhân số 1 apply vào công việc này

2. Điểm mạnh của bạn là gì?

Không nên: Liệt kê BẤT KÌ điểm mạnh nào (bao gồm cá nhân: vui vẻ, vô tư,… )
Hãy: Đưa ra những điểm mạnh chứng minh lại tại sao bạn ĐƯỢC VIỆC và ĐƯỢC LÒNG trong CÔNG VIỆC.
– Luôn chuẩn bị sẵn 3 điểm mạnh
– Dành 2 điểm mạnh cho ĐƯỢC VIỆC : những kĩ năng cứng (thành thạo các công cụ thiết kế Photoshop, Adobe Premiere, Google Adwords, Facebook Ad, Python, C++, kĩ năng bán hàng B2B,…) hoặc các tố chất cá nhân (kiên trì, sáng tạo, chủ động,…)
– Dành 1 điểm mạnh còn lại cho ĐƯỢC LÒNG: linh hoạt làm việc liên phòng ban, khả năng lãnh đạo nhóm, coaching team member,…
– Theo ngay sau mỗi điểm mạnh là 1 ví dụ ngắn 1-3 câu để chứng minh điểm đó.
Lưu ý: Khi apply các vị trí cao từ quản lý trở lên, điểm mạnh ĐƯỢC VIỆC chuyển dần tư kĩ năng kỹ thuật (sử dụng công cụ) sang về kỹ năng chiến lược (lên kế hoạch, quản lí dự án, trao quyền). Điểm mạnh ĐƯỢC LÒNG chuyển từ ‘nhân viên tốt’ dần sang ‘quản lí tốt’, ‘lãnh đạo tốt’.

3. Điểm yếu của bạn là gì?

Không nên: CHỈ LIỆT KÊ điểm yếu hay liệt yếu các điểm yếu CHẾT NGƯỜI (vô trách nhiệm, không quản lí thời gian tốt,…)
Hãy: Đưa ra những điểm yếu và BẠN ĐÃ VÀ ĐANG CẢI THIỆN NÓ ra sao
– Chuẩn bị sẵn 3 điểm yếu
– Với mỗi điểm yếu là 1 ví dụ/ diễn giải 1 câu nhanh chúng có nghĩa là gì
– Bạn đã và đang làm gì để cải thiện nó

4. Bạn có câu hỏi gì không?

Không nên:
– KHÔNG HỎI GÌ
– Hỏi vô thưởng vô phạt: Dạ khi nào có kết quả? Lương ở đây bao nhiêu?
– Hỏi những điều có yếu tố tiêu cực: Điều gì không tốt về công ty mình? Công ty mình năm rồi có scandal, không biết mọi người cảm thấy thế nào?
Hãy:
– Hỏi để tiếp tục thể hiện những tố chất của của bạn: “Những nhân viên tốt nhất của công việc này có những đặc tính gì?” => cầu tiến, “Con đường sự nghiệp của công việc này?” => muốn gắn kết
– Hỏi để khơi gợi những cảm xúc tích cực của người phỏng vấn: “Anh chị thích nhất những điều gì trong công việc này?”, “Điều gì khiến anh chị gắn bó ở đây xx năm?”, “Em được biết công ty vừa đạt giải XX, anh chị có thể giải thích thêm những gì công ty đã làm để đạt được điều đó?”
Nguồn: Le Minh Dao

Có thể bạn quan tâm:

Giới thiệu Blog

Cuộc sống - cho đi là còn mãi- chia sẻ và yêu thương!

Chào các bạn- Mình là Ngô Hải Long - Ceo công ty Giải pháp số LBK- Chuyên seo web, quảng cáo Google , Facebook, Zalo và lập trình web wordpress, App (ứng dụng) IOS, Android. Các blog lập ra với mục đích chia sẻ kiến thức cuộc sống, thủ thuật máy tính, việc làm, tài liệu miễn phí. Trong quá trình đội ngũ biên soạn không tránh khỏi thiếu sót hoặc trùng lặp nội dung với các quý blog khác, thành thật xin lỗi nếu có sự cố đó xảy ra - Vậy bạn Vui lòng liên hệ giúp tới ngolonglbk@gmail.com nếu có bất cứ ý kiến, thắc mắc , yêu cầu xóa bài nào! Trân trọng cám ơn các bạn!

Chào mừng các bạn đến với  ngolongnd.net - Blog thư giãn và chia sẻ kiến thức, tài liệu miễn phí! 

Liên hệ quảng cáo- mua back link tại đây

(function($) { $(document).ready(function() { $('header .ux-search-submit').click(function() { console.log('Moew'); $('header form.search_google').submit(); }); }); })(jQuery);