So sánh máy xúc bánh xích và máy xúc bánh lốp, Ưu và nhược điểm là gì ? Máy xúc bánh lốp thường đắt hơn máy xúc bánh xích. Tuy nhiên, chi phí vận hành đối với máy xúc bánh lốp thường thấp hơn.
Máy xúc bánh lốp rất được ưa chuộng tại Châu Âu. Tuy nhiên, tại thị trường Bắc Mỹ, máy xúc bánh lốp không được may mắn như thế. Một phần nguyên nhân là do giá thành.
Nội dung chính:
So sánh máy xúc bánh xích và máy xúc bánh lốp, Ưu và nhược điểm là gì ?
Theo Joel Escalante, quản lý chất lượng sản phẩm của Volvo, máy xúc bánh lốp thường đắt hơn máy xúc bánh xích. Tuy nhiên, chi phí vận hành đối với máy xúc bánh lốp thường thấp hơn. Vì vậy, sẽ thật thiếu sáng suốt nếu chỉ nhìn vào lợi ích chi phí trước mắt mà bỏ qua lợi ích dài hạn của máy xúc bánh lốp.
Đồng quan điểm, Matt Hendry, cố vấn sản phẩm của John Deere cho rằng “máy xúc bánh lốp có những ưu điểm của bất kì một chiếc máy xúc bánh xích nào. Tuy nhiên, nó có lợi thế là có thể di chuyển linh hoạt từ nơi này đến nơi khác”.
Bài viết dưới đây sẽ so sánh ưu, nhược điểm của máy xúc bánh xích và bánh lốp dựa trên 5 tiêu chí: công suất đào, khả năng nâng, tính ổn định, tính linh hoạt và khả năng di chuyển. Từ đó, giúp quý khách có cái nhìn chính xác hơn khi lựa chọn máy xúc cho dự án của mình.
Công suất đào
Về công suất đào, máy xúc bánh lốp khó có thể đánh bại máy xúc bánh xích. Nói một cách đơn giản, máy xúc bánh lốp khó có thể đào mạnh mẽ và liên tục như máy xúc bánh xích. Lí do là máy xúc bánh lốp thường có phần gầm xe cao hơn. Tuy nhiên, nếu được trang bị bộ coupler nhanh, máy xúc bánh lốp có thể sử dụng nhiều bộ ghép nối khác nhau để hoạt động ở những nơi mà các loại máy công suất lớn khác không thể hoạt động được.
Khả năng nâng
Máy xúc bánh lốp có thể nâng gầu cao hơn bánh xích. Phần lớn máy xúc bánh lốp có cần điều chỉnh bằng hệ thống thủy lực 2 chiều. Khi thu lại cần (trọng tâm gần máy xúc hơn), độ nâng của máy xúc cũng tăng lên đáng kể.
Tính ổn định
Do gầm cao nên khi vận hành ở những địa hình phức tạp, trọng tâm của máy xúc bánh lốp dễ bị thay đổi. Thợ vận hành cần đặc biệt cẩn thận khi vận hành máy xúc bánh lốp ở những đoạn dốc. Lực kéo đường mòn (off-road) cũng hạn chế với thiết bị có bánh.
Ngược lại, bánh xe lớn của máy xúc bánh xích đem lại lợi thế đáng kể. Bề mặt tiếp xúc rộng sẽ giúp xe cố định hơn trên mặt đất so với bánh lốp.
Tuy nhiên, sự ổn định thường không hẳn là vấn đề đối với máy xúc bánh lốp. Nhiều thợ vận hành thường hiểu lầm rằng máy xúc bánh lốp không ổn định khi vận hành. Đối với máy xúc Volvo, điều này không phải là vấn đề nghiêm trọng nhờ nhiều cải tiến mới. Hầu hết máy xúc bánh lốp đều được trang bị chân chống, giúp thiết bị giữ ổn định trên mặt đất khi thực hiện nhiệm vụ.
Tính linh hoạt
Máy xúc bánh xích được thiết kế cho các công việc đào. Nó cũng có thể sủ dụng máy nghiền, búa hoặc máy cắt để thực hiện các công việc phá dỡ và khai thác đá.
Máy xúc bánh lốp cũng có thể dùng để làm những công việc tương tự. Ngoài ra, nó cũng có thể làm việc trên các bề mặt cứng mà máy xúc bánh xích không thể hoạt động. Do đó, môi trường vận hành lí tưởng của máy xúc bánh lốp là trong thành thị, bãi đậu xe, đường trải nhựa. Khi được trang bị các phụ kiện khác nhau, máy xúc bánh lốp có thể làm được nhiều việc hơn. Nó có thể di chuyển rào chắn bê tông, cắt nhựa đường, làm sạch rãnh khỏi bề mặt. Đối với các công việc quy mô nhỏ trong đô thị đông đúc dân cư, phần lớn thợ vận hành đều chọn máy xúc bánh lốp.
Khả năng di chuyển
Hầu hết các máy xúc bánh xích di chuyển với tốc độ 6-9km/h. Đối với khoảng cách xa hơn, máy xúc bánh xích cần được đặt trên một xe kéo đặc biệt. Ngược lại, máy xúc bánh lốp có thể di chuyển với tốc độ 35km/h. Cơ động và nhanh chóng, máy xúc bánh lốp cải thiện năng suất trên công trường khi cần hoàn thành nhiệm vụ trong một ngày.
Tóm lại, máy xúc bánh xích và máy xúc bánh lốp đều có những ưu nhược điểm riêng. Nếu máy xúc bánh xích hoạt động với công suất cao hơn ở những môi trường phức tạp như bùn lầy, mỏ than hoặc bề mặt ẩm ướt thì máy xúc bánh lốp lại có ưu thế trong thành phố và những công trình nhỏ. Máy xúc bánh xích thường rẻ hơn nhưng chi phí bảo dưỡng và thay thế bánh lại đắt và khó hơn. Một nhược điểm nữa của máy xúc bánh xích là vận tốc nhỏ, tính cơ động kém so với máy xúc bánh lốp.
Máy xúc bánh xích và máy xúc bánh lốp là gì?
Máy xúc bánh xích và máy xúc bánh lốp đều là những dòng máy hoạt động trên các công trình xây dựng có tác dụng phục vụ con người nhằm giảm thiểu sức lao động và tiết kiệm thời gian công sức. Hai dòng máy này có hiệu suất hoạt động mạnh mẽ, ổn định mang lại tính hiệu quả cao trong công việc. Cấu tạo của máy xúc bánh xích và máy xúc bánh lốp tương đối giống nhau bao gồm một máy kéo được trang bị thêm hệ gầu xúc lật đặt ở phía trước máy kéo.
So sánh máy xúc bánh xích và máy xúc bánh lốp
Máy xúc bánh xích
Máy xúc bánh xích được di chuyển bằng xích, máy xích được yêu thích bởi sự tiện lợi và khả năng hoạt động ổn định.
Ưu điểm
– Máy xúc bánh xích dễ dàng di chuyển và làm việc trên nhiều dạng địa hình khác nhau như phá dỡ công trình, san lấp mặt bằng, làm việc trên nền đất yếu
– Máy xúc bánh xích có thể di chuyển với vận tốc 9km/h.
– Thiết kế gọn nhẹ.
– Khả năng làm việc ổn định, bánh xe của máy xúc bánh xích lớn, mang lại lợi thế cao, giúp xe cố định hơn trên mặt đất so với máy xúc bánh lốp
– Tuổi thọ cao và máy có thể làm việc trong thời gian dài.
– Dễ dàng sửa chữa, thay thế linh kiện đồng thời không tốn chi phí cho việc đăng ký, đăng điểm
– Giá thành rẻ, đủ khả năng sở hữu.
– Máy xúc bánh xích có tính linh hoạt cao, có thể sử dụng để thực hiện các công việc phá dỡ và khai thác đá.
– Đa dạng kích thước thích hợp với nhiều nhu cầu khác nhau.
Nhược điểm
– Khả năng di chuyển trong quãng đường dài kém, thường mất nhiều thời gian, chi phí để vận hành máy.
Máy xúc bánh lốp
Cũng giống như máy bánh xích đào, em này được đánh giá cao bởi sự tiện lợi, linh hoạt và khả năng vận hành tốt.
Ưu điểm
– Máy xúc bánh lốp có tính động cơ cao, có thể di chuyển một quãng đường dài dễ dàng, nhanh chóng với tốc độ đạt 30 – 40 km/h, máy xúc bánh lốp có thể hoàn thành nhiệm vụ chỉ trong một ngày
– Máy xúc bánh lốp có khả năng nâng gầu cao hơn bánh xích, độ nâng tăng đáng kể
– Khả năng vận hành êm ái, không phát ra bất kỳ tiếng kêu hay điều gì rủi ro.
– Nhờ khả năng chi chuyển tốt mà quá trình vận chuyển cũng như chi phí gần như là không có.
Nhược điểm
– Máy xúc bánh lốp được di chuyển bằng bánh xe nên chỉ di chuyển được trên những địa hình bằng phẳng, khó di chuyển trên nền đất mềm, gồ ghề, nhiều đất đá, bùn lầy.
– Chi phí thuê máy, bảo dưỡng hay sửa chữa khá cao.
– Độ ổn định của máy xúc bánh lốp kém
– Chủ máy phải tiến hành đăng kiểm vì máy xúc bánh lốp thường di chuyển trên đường phố để máy có thể lưu thông.
Ứng dụng của máy xúc công trình
Với những đặc điểm, cấu tạo và tính năng đặc biệt, máy xúc đào được ứng dụng phổ biến trong lĩnh vực xây dựng như vận chuyển các hàng hóa bê tông, cọc, sắt,.. có trọng tải lớn, hay những hàng hóa nặng mà sức nâng con người không thể can thiệp. Ngoài việc nâng vật nặng thì máy xúc công trình còn được ứng dụng trong việc khai thác mỏ, nạo vét sống, phá dỡ công trình.
Đồng thời máy xúc công trình còn được ứng dụng trong nhiều ngành lĩnh vực như xây dựng nhà cửa, đập thủy điện, kênh rạch, lắp đặt các thiết bị,..
Các cách để kéo dài tuổi thọ máy xúc đào
Cũng giống như các loại máy móc khác, máy xúc cũng cần được bảo trì để đảm bảo được hiệu suất hoạt động và đảm bảo kéo dài tuổi thọ của nó. Dưới đây, chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn những cách giúp kéo dài tuổi thọ của máy xúc đào.
– Luôn giữ bộ lọc máy xúc đào sạch sẽ: Bộ lọc không khí là bộ phận quan trọng của máy xúc đào thường xuyên kiểm tra hoặc làm sạch bộ lọc dầu thủy lực. Tránh để bị bẩn hay mảnh vụn nhỏ rơi vào bộ lọc.
– Bảo trì và tổng vệ sinh thường xuyên: Để máy xúc được hoạt động lâu hơn thì việc làm sạch và bảo trì các bộ phận máy xúc là yếu tố thiết yếu nhất. Cabin phải luôn sạch sẽ để người vận hành có thể nhìn tốt và đừng quên lau dọn cửa sổ bởi vị trí này có rất nhiều gió, các hạt mịn, rất dễ khiến các cửa sổ bị bám bụi bẩn.
– Chăm sóc các bộ phận khác: Vì máy xúc luôn được vận hành trên các địa hình bùn đất, đá cứng nên có thể mài mòn và đọng lại xung quanh đường ray, gầm xe, ổ đỡ xích đu,.. nên vì vậy bạn cần thường xuyên làm sạch các vị trí đó bởi nếu bùn đất tích tụ lâu ngày sẽ cứng lại và làm tăng tốc độ mài mòn của gầm và đường ray. Có thể dẫn đến làm hư hỏng các bộ phận khác.
– Sửa chữa ngay khi máy xúc có dấu hiệu hư hỏng: Khi thấy máy xúc có dấu hiệu hư hỏng, bạn cần nên kiểm tra và sửa ngay lập tức nếu nếu để càng lâu quá trình sửa chữa sẽ không đạt hiệu quả cao, sự hao mòn và hư hỏng của máy càng lớn. Ngay cả các thành phần không bị hư hại khác. Sửa chữa hư hỏng ngay lập tức giúp giảm chi phí bảo trì bổ sung mà bạn có thể phải chịu.
– Kiểm tra nguồn điện: Mạch điện trong máy xúc ảnh hưởng rất nhiều tới năng suất làm việc của máy xúc, nếu sự cố điện năng thấp hãy vệ sinh các bộ lọc không khí, bộ lọc nhiên liệu hoặc điều chỉnh van để nguồn điện năng hoạt động tốt hơn.
– Đừng quên bảo dưỡng hộp số: Hộp số là vị trí thường bị bỏ qua nhưng lại là một thành phần rất quan trọng trong hoạt động của máy xúc đào. nên thay dầu hộp số sau khoảng 1.000 giờ để tránh rủi ro cao và giúp máy vẫn luôn hoạt động mạnh mẽ.
– Kiểm tra bình chữa cháy và bể chứa nước: Đảm bảo các bình chữa cháy và bình chứa nước có thể hoạt động được và dễ dàng tiếp cận. Kiểm tra áp lực nước của các bồn chứa. Bạn muốn đảm bảo sự an toàn của mình và phúc lợi của đồng nghiệp.