Trong một số lần trước mình có gửi tới các bạn các mẫu CV. Trong bài này hôm nay gửi tơi các bạn Hướng dẫn viết một CV xin việc tiếng Anh cơ bản, Mẫu CV xin việc bằng tiếng Anh, Mẫu CV tiếng Anh cho sinh viên mới ra trường, Tải mẫu CV tiếng Anh miễn phí, Mẫu CV tiếng Anh chuyên nghiệp, Cách viết CV tiếng Anh hoàn hảo, Sở thích trong CV tiếng Anh, Cách viết profile cá nhân bằng tiếng Anh, Tạo CV tiếng Anh online,
Nội dung chính:
Các lưu ý chung:
6 bí quyết
Cấu trúc CV nhất quản, súc tích
Sử dụng từ ngữ nổi bật
Câu văn ngắn gọn
Sử dụng tiếng Anh đơn giản
Tránh dùng đại từ danh xưng ngôi thứ nhất
Sử dụng phương pháp liệt kê hiệu quả
Hướng dẫn viết một CV xin việc tiếng Anh cơ bản
1. Thông tin cá nhân: Personal Information
Thông tin bao gồm: Name, Address, Email Address, Mobile Phone
Trong các thông tin cơ bản trên, bạn cần để ý đến mục “email”. Hãy tránh những email mang tính cá nhân và không chuyên nghiệp như littleprincess12@gmail.com hay “Iruletheworld hay breakmyheart@gmail.com
Lưu ý rằng: có một số công việc đòi hỏi ảnh cá nhân (công việc liên quan đến đối ngoại, chăm sóc khách hàng…), các bạn hãy chuẩn bị cho mình một bức ảnh thật chuyên nghiệp và nhớ là hãy khoe nụ cười của mình cho nhà tuyển dụng các bạn nhé!
2. Định hướng nghề nghiệp- Personal statement (Objective)
Phần này được hiểu là phần nêu rõ định hướng nghề nghiệp của ứng viên. Muốn ấn tượng, thay vì dùng những từ mang tính “chung chung” như bao ứng viên khác, bạn hãy nêu rõ 2 ý: mục tiêu ngắn hạn (short term) và mục tiêu dài hạn (long term).
Các bạn có thể nói:
Short term: assistant to high level management
Long term: key player in Sales or Marketing
3. Qualification/Education
Về mục trình độ học vấn, hãy cố gắng “show off – khoe ra” những bằng cấp (degrees), chứng chỉ (certificates); chuyên ngành (major) hoặc GPA (điểm bình quân- nếu cao) của bạn trong quá trình học Đại học (University).
Bạn có thể viết:
Hanoi University
Bachelor of English
GPA: 4.8/5 (very good)
Lưu ý:
Những chứng chỉ ngôn ngữ (ví dụ: Ielts 6.0 hoặc Ielts 5.5) chẳng hạn, không phải là một chứng chỉ sáng và có độ hấp dẫn vì mức điểm thấp. Vì vậy, đừng “show” ra nhé! Hãy chỉ đề cập nếu Certificate đó ấn tượng và đáng ngạc nhiên. Ví dụ “Toeic 900” hay “Ielts 8.0)
4. Work experience (Kinh nghiệm làm việc)
Phần nêu đến kinh nghiệm làm việc, hãy liệt kê những yếu tố sau: Previous employer – công ty trước đây, Job title – vị trí công việc; Job description – mô tả công việc
Lưu ý:
Liệt kê theo thứ tự thời gian, lưu ý khi sử dụng động từ, các bạn sử dụng ở Thì Quá khứ đơn (Past simple)
Khi mô tả công việc, hãy mô tả vai trò của bạn tương ứng với mô tả công việc mà bạn đang ứng tuyển;
Với những “fresh graduates- sinh viên mới ra trường”, các em chưa có kinh nghiệm làm việc toàn thời gian (full time jobs), vậy hãy list ra những kinh nghiệm hoạt động trong “Voluntary activities”; “university projects – dự án của trường đại học” hay “Personal business- dự án kinh doanh” của riêng em.
5. Skills (Kĩ năng)
Kĩ năng là phần quan trọng thể hiện bạn là ứng viên có đủ tố chất để làm việc hay không.
Không nhất thiết phải liệt kê hết những kĩ năng như “presentation skills”, “communication skills”…mà bạn nên liệt kê và nhấn mạnh kĩ năng cần thiết mà bạn nghĩ phù hợp với vị trí bạn đang theo đuổi.
Ví dụ, bạn đang ứng tuyển cho vị trí Accountant (kế toán) chẳng hạn, việc bạn list kĩ năng “presentation skill” vào CV sẽ chẳng mang lại ấn tượng gì cho nhà tuyển dụng cả. Thay vì thế, bạn nên đưa kĩ năng “computer skill” vào và nhấn mạnh việc bạn giỏi tính toán các con số à điều này sẽ tốt hơn cho bạn rất nhiều.
6. Personal interests (Sở thích cá nhân)
Nhiều ứng viên nghĩ đây là mục mình thoải mái chia sẻ vì là “personal” mà ^^ Tuy nhiên, lại một lần nữa, đây là phần để bạn tiếp tục gây ấn tượng với nhà tuyển dụng và dẫn dắt nhà tuyển dụng đi đến quyết định phỏng vấn bạn hay không.
Ví dụ: nếu bạn ứng tuyển vị trí “ IT engineer” mà bạn để “listen to music” thì sở thích này sẽ không khiến bạn đặc biệt. Thay vào đó, bạn hãy viết “Enjoy developing new softwares in free time” à sở thích này sẽ mang lại cơ hội phỏng vấn cao hơn cho bạn đó.
Và lưu ý, đừng chỉ liệt kê ra rằng:
Personal interests: Travelling, movie…
Mà hãy làm cho nó chi tiết hơn bằng cách:
“Travel: travelled through the North Vietnam by motorbike in a group of four”
“Movie: member of the University Film- Maker Club”
7. Preference (Thông tin tham khảo)
Phần này được hiểu là phần để nhà tuyển dụng muốn kiểm tra sự xác thực những thông tin bạn đưa ra hoặc muốn hỏi ý kiến về năng lực ở công ty trước của ứng viên.
Vì vậy, nó yêu cầu bạn phải trung thực.
Bạn hãy ghi thông tin người có mối quan hệ tốt nhất với bạn. Có thể là Sếp trước của bạn ở công ty trước.
Thông tin ghi bao gồm:
Organization (Tên tổ chức/công ty)
Name (Tên)
Job title (Nghề nghiệp)
Email address & phone number (Địa chỉ email và số điện thoại)
Nếu bạn là sinh viên mới ra trường hoặc không có nguồn tham khảo đáng tin cậy, bạn hoàn toàn có thể ghi là: UPON REQUEST (Sẽ cung cấp khi có yêu cầu)
Nguồn Careerlink và anhngumshoa