Và đây sẽ chính là sự thú vị: ví dụ như bang California như đã nói ở trên với 40 triệu dân và 55 EV; trong khi đó có 8 bang khác tổng dân số khoảng 30 triệu với số EV như sau: Illinois (20), Pennsylvania (20), Alaska, Delaware, Montana, North Dakota, South Dakota, Vermont (6 bang này mỗi bang có 3 EV). Như thế nếu đem đối đầu dân số thì California sẽ thắng 8 bang kia do có dân số nhiều hơn (40 triệu>30 triệu).
Thế nhưng, nếu tính theo EV thì phe 8 bang kia lại thắng với 58 EV>55 EV của Cali. Như vậy bầu cử kiểu này sẽ ko có cơ hội cho các bang to dân số đông chèn ép các bang nhỏ, dân số ít. Thể hiện sự sáng suốt tuyệt đỉnh của các bậc thượng phụ Hoa Kỳ khi lập ra hệ thống bầu cử theo Electoral Vote cách đây hơn 300 năm.
Thể thức bầu cử sẽ là các ứng viên tổng thống như Clinton và Trump sẽ đi từng bang để tranh cử. Và vào ngày tranh cử 8-11 tới, nếu ai chiến thắng đa số phiếu phổ thông của ng dân ở bang nào, thì ng đó sẽ ăn trọn vẹn số EV của bang đó. Ví dụ Clinton chiến thắng Trump ở bang Cali bằng phiếu phổ thông thì Clinton sẽ ăn trọn 55 phiếu EV, Trump ko dc phiếu nào cả, cho dù xét theo tỉ lệ phiếu phổng thông thì Cliton 51% – Trump 49%; đây còn gọi là luật the winner takes it all (nhất ăn tất). Cứ như thế tổng cộng có 538 EV chia cho 50 bang theo nguyên tắc trên. Ai ăn đc quá bán số Electoral Vote là 270 – ng đó sẽ đắc cử tổng thống.
Chính do cách bầu cử thông qua mô hình Electoral Vote kiểu “nhất ăn tất” như thế, nên bầu cử Mỹ cực kì khó lường và vô cùng hồi hộp y như 1 bộ film trinh thám, hành động với vô vàn các twist khó lường vậy. Vì ko ai nắm rõ dc ng dân Mỹ ở từng bang sẽ suy nghĩ ra sao để vote cho ứng viên của mình. Do đó hiện tại ko có 1 ai dám chắc ai sẽ là ng đắc cử tổng thống sau khi kết thúc ngày 8-11 định mệnh.
Liệu ngày 8-11 tới Trump có thực hiện dc ước nguyện của mình ko ? hãy cùng chờ xem sao.
Tôi có cắt đi một đoạn vì trong blog tôi không muốn tạo chiến tranh và có thể đôi khi những chỉ trích quá lớn không thật sự tốt cho người đọc, đặc biệt các bạn nữ. Những người thường ưa sự dung hòa và nhẹ nhàng hơn. Chúc các bạn có thêm những kiến thức tốt cho việc kinh doanh của mình.
Giải thích khác
Bầu cử bằng Cử Tri Đoàn (EC) tuy có ý nghĩa nhất định (cân bằng quyền lực cho bang ít dân), nhưng có vẻ cũng cổ lỗ hết thời. Hồi 2007 có đến 78% cử tri DEM và 60% GOP ủng hộ phổ thông đầu phiếu.
Để tu chính hiến pháp thì cực khó, cần 2/3 mỗi viện và 3/4 các bang thông qua, trong lúc có đến gần 20 bang GOP đang hưởng lợi lớn từ nó.
Thế là nảy ra trò lách luật, một số bang cùng giao kèo sẽ yêu cầu Đại Cử Tri bầu cho người thắng phiếu phổ thông, khi có thể lật ngược kết quả. Tất nhiên toàn là bang DEM (10 bang + DC), nhưng cũng gom được 165 phiếu (61.1% của 270). Thú vị là có hai bang (MI, PA) đang xem xét luật này ở quốc hội, nếu nó được thông qua sớm thì Trump thay vì thắng +74 chỉ còn thắng 2.
— Nhược điểm chính của EC là chỉ các bang swing được quan tâm, 75% nguồn lực trong mùa cao điểm bầu cử được dồn cho 5 bang, thế nên các vấn đề của vài bang này được chú ý hơn hẳn nhiều vấn đề quan trọng hơn ở mấy chục bang còn lại. 18 bang thậm chí còn không được ghé đến và không chạy cả quảng cáo (2008), năm 2000 thì chỉ 573 cử tri ở Florida đánh bại 500,000 cử tri cả nước. Cuối cùng, EC khiến tỉ lệ đi bầu của các bang solid (kết quả biết trước) thấp hơn hẳn các bang swing.
Thứ nhất, các bang nhỏ (dân chỉ bằng 2-5% bang lớn) đã được hưởng lợi từ việc cố định 2 Senator rồi
Thứ hai, tuy mỗi bang vẫn có đặc trưng riêng, nhưng thế giới dần phẳng, biên giới mờ đi, biên giới bang lại càng mờ hơn nữa, nên EC không quá cần thiết (không tranh chấp lợi ích nhiều như hồi 1800s)
Thứ ba, lợi ích hỗ trợ bang nhỏ không bù đắp được sự lệch lạc swing states hưởng lợi hiện nay.
Thứ tư, lợi ích của EC giờ chỉ GOP hưởng lợi lớn, còn DEM bị thiệt nặng, DEM còn thiệt kép vì chuyện senator trên kia, mất khoảng 8-10 (20% số thượng nghị sĩ của họ)
Thứ năm, chuyện phổ thông đầu phiếu nhiều thời điểm, đại đa số dân muốn, nhưng lại không thể Chỉ vì vướng Hiến pháp mà thôi.