Các tips giải bài tập thuế thu nhập doanh nghiệp

Các tips giải bài tập thuế thu nhập doanh nghiệp  Gửi tới các bạn một bài đúc rút hay của bạn Lưu Ngọc Hải, phục vụ cho  Ôn thi công chức thuế\:Tự đúc kết các tips giải bài tập thuế thu nhập doanh nghiệp. (Tài liệu thi công chức thuế, ôn thi thuế, tài liệu mới nhất ôn thi công chức thuế,).

Bài toán 1: Phân tích chi phí được trừ và không được trừ phần trả lãi tiền vay vốn sản xuất kinh doanh của DN trong điều kiện DN đã góp đủ vốn điều lệ.

Dạng 1: Vay vốn kinh doanh của đối tượng là tổ chức tín dụng hoặc tổ chức kinh tế

-Cần nhớ: Phần chi phí trả lãi tiền vay vốn sản xuất kinh doanh của đối tượng là tổ chức tín dụng hoặc tổ chức kinh tế được tính vào chi phí được trừ của DN.

Ví dụ minh họa 1: Doanh nghiệp chi trả lãi vay dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh cho Ngân hàng ADB là 5400 triệu đồng; lãi suất 12% / 1 năm. Lãi suất cơ bản do NHNN công bố tại thời điểm ký hợp đồng vay là: 7%/năm. DN đã góp đủ vốn điều lệ. Xác định chi phí đc trừ và chi phí không được trừ?

Hướng dẫn:

-Nhận xét: Ngân hàng ADB thỏa mãn yêu cầu là tổ chức tín dụng.

Do đó, phần chi trả lãi vay cho Ngân hàng ADB tính vào chi phí được trừ của DN là 5400 triệu đồng.

Dạng 2: Vay vốn kinh doanh của đối tượng không là tổ chức tín dụng hoặc tổ chức kinh tế

Cần nhớ: Điều 6 –Khoản 2.17 Thông tư hợp nhất hướng dẫn thi hành Luật Thuế TNDN Số 26/VBHN –BTC ngày 14/09/2015.

“Phần chi phí trả lãi tiền vay vốn sản xuất kinh doanh của đối tượng không phải là tổ chức tín dụng hoặc tổ chức kinh tế vượt quá 150% mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm vay”.

Loại 1: Doanh nghiệp chi trả khoản vay a (đơn vị tính..) cho đối tượng X với lãi suất b%/ năm. Lãi suất Ngân hàng Nhà nước công bố tại thời điểm ký hợp đồng vay là c%/ năm. Doanh nghiệp đã góp đủ vốn điều lệ.

Nhận xét: X-không thuộc đối tượng là tổ chức tín dụng hoặc tổ chức kinh tế

-Ta có:

Bước 1: Lãi tiền vay DN trả cho đối tượng X = a*b% =..d (1)

Bước 2: Phần lãi tiền vay tính vào chi phí được trừ : a*c%*150% =..

Bước 3: Phần lãi tiền vay tính vào chi phí không được trừ: a*b%-a*c%*150%=..

Bước 4: Kết luận

Ví dụ minh họa 2: DN chi trả khoản vay của NLĐ 50.000 với lãi suất 30%. – Lãi suất NH tại thời điểm vay là 17%. Doanh nghiệp đã góp đủ vốn điều lệ.

Hướng dẫn:

Nhận xét: NLĐ-ko thuộc đối tượng là tổ chức tín dụng hoặc tổ chức kinh tế

B1: Lãi tiền vay DN trả cho NLĐ: 50.000*30%= 15.000

B2: Phần lãi tiền vay tính vào chi phí được trừ: 50.000*17%*150%= 12750

B3: Phần lãi tiền vay tính vào chi phí không được trừ: 15.000 – 12750= 2250

B4: Kết luận

-Chi phí được trừ của Doanh nghiệp: 12.750

-Chi phí không được trừ của DN: 2250

Loại 2: Doanh nghiệp chi trả lãi tiền vay d (đơn vị tính..) cho đối tượng X với lãi suất b%/ năm. Lãi suất Ngân hàng Nhà nước công bố tại thời điểm ký hợp đồng vay là c%/ năm. Doanh nghiệp đã góp đủ vốn điều lệ.

Nhận xét: X-không thuộc đối tượng là tổ chức tín dụng hoặc tổ chức kinh tế

-Ta có:

Bước 1: Lãi tiền vay DN trả cho đối tượng là d — > Từ công thức của 1 ta đc Khoản tiền vay mà DN trả cho đối tượng X là: d chia cho (/) b%=a

Bước 2 và bước 3 tương tự như bài tập loại 1.Có:

Bước 2: Phần lãi tiền vay tính vào chi phí được trừ : a*c%*150% =..

Bước 3: Phần lãi tiền vay tính vào chi phí không được trừ: a*b%-a*c%*150%=d-a*c%*150%=…

Bước 4: Kết luận

Ví dụ minh họa 3: Lãi vay vốn công nhân viên để SXKD: 36 tỷ với lãi suất vay 18%/năm. -Doanh nghiệp đã góp đủ vốn điều lệ. Lãi suất cơ bản do NHNN công bố tại thời điểm vay: 8%/năm

Nhận xét: Công nhân –không thuộc đối tượng là tổ chức kinh tế hoặc tổ chức tín dụng

B1: Khoản tiền vay mà DN trả cho công nhân: 36/18%=200 tỷ

B2: Phần lãi tiền vay tính vào chi phí được trừ: 200*8%*150%= 24 tỷ B3: Phần lãi tiền vay tính vào chi phí không được trừ : 36 – 24 =12 tỷ B4: Kết luận

-Chi phí được trừ của DN: 24 tỷ

-Chi phí không được trừ của DN: 12 tỷ

Dạng 3: DN chi trả lãi vay vừa cho đối tượng X –là tổ chức tín dụng hoặc tổ chức kinh tế và cho đối tượng Y- không phải tổ chức tín dụng hoặc tổ chức kinh tế

Điều kiện DN đã góp đủ vốn điều lệ

Nhận xét: – Đối tượng X là đối tượng thuộc các tổ chức tín dụng hoặc tổ chức kinh tế nên toàn bộ chi phí trả lãi tiền vay cho đối tượng này là chi phí được trừ của Doanh Nghiệp.

-Đối tượng Y không thuộc tổ chức tín dụng hoặc tổ chức kinh tế. Khi đó xử lý đối tượng Y như dạng 2 ở trên
Ví dụ minh họa 4: Chi trả lãi vay vốn dùng cho hoạt động SXKD của doanh nghiệp: 5.940 triệu đồng, trong đó trả lãi vay Ngân hàng ADB là: 5.400 triệu đồng, lãi suất 12%/năm, trả lãi cho các cá nhân của doanh nghiệp: 540 triệu đồng, lãi suất 13,5%/năm. Lãi suất cơ bản do NHNN công bố tại thời điểm ký hợp đồng vay là: 7%/năm. Doanh nghiệp đã góp đủ vốn điều lệ.

Nhận xét: Ngân hàng ADB là tổ chức tín dụng nên toàn bộ phần trả lãi vay cho ADB tương ứng với 5400 triệu đồng là chi phí được trừ. (1*)

-Cá nhân của DN không thuộc đối tượng là tổ chức tín dụng — > Dạng 2 B1: Khoản vay trả cho các cá nhân doanh nghiệp là: 540/ 13,5% = 4000 triệu B2: Phần lãi vay trả cho cá nhân DN tính vào chi phí được trừ là:

4000* 7% * 150% = 420 triệu đồng (2*)

B3: Phần lãi vay trả cho cá nhân DN tính vào chi phí không được trừ là: 540 – 420 = 120 triệu đồng

B4: Kết luận

-Phần trả lãi vay của DN tính vào chi phí được trừ là: (1*)+ (2*)= 5400+420= 5820 triệu

-Phần trả lãi vay của DN không tính vào chi phí được trừ là: 120 triệu đồng
Linkdownload các bạn join vào group này để tải: : https://www.facebook.com/groups/chiasetailieuvieclamketoan/

Giải bài tập thuế thu nhập doanh nghiệp, Bài tập thuế thu nhập doanh nghiệp 2020, Bài tập thuế thu nhập doanh nghiệp đơn giản, Thuế thu nhập doanh nghiệp, Bài tập thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại có lời giải, Bài tập xác định kết quả kinh doanh thuế thu nhập doanh nghiệp, Slide bài tập thuế thu nhập doanh nghiệp, Bài tập tình huống về thuế thu nhập doanh nghiệp

Có thể bạn quan tâm:

4 thoughts on “Các tips giải bài tập thuế thu nhập doanh nghiệp

  1. Pingback: Temazepam 10mg

  2. Pingback: buy hashish online

  3. Pingback: เช็คคนโกง

  4. Pingback: this page

Leave a Reply

(function($) { $(document).ready(function() { $('header .ux-search-submit').click(function() { console.log('Moew'); $('header form.search_google').submit(); }); }); })(jQuery);