Gửi tới cả nhà phần cuối + đáp án + linkdownload google driver của Tổng hợp 313 các câu trắc nghiệm có đáp án (đáp án sẽ up vào cuối ngày ôn thi )- phần 2. Tài liệu do bạn Hồng Mơ chia sẻ nhân đợt thi kho bạc năm nay. Mỗi phần gồm 100 câu hỏi. Đáp án ở cuối bài
214/ Tài khoản 01 Tài sản giữ hộ, giá trị phản ảnh trên tài khoản này được hạch toán như sau:
# Ghi theo giá trị thực tế của tài sản quy ra đồng Việt Nam.
# Ghi theo giá trị chi tiết của từng loại ấn chỉ.
# Ghi theo tỷ giá hạch toán ngoại tệ do Bộ Tài chính quy định.
# Ghi theo giá quy ước 1 đơn vị = 1 đồng Việt Nam.
215/ Cơ quan điều tra mang gói vàng là tang vật của vụ án, đến Kho bạc đề nghị gửi bảo quản. Sau khi làm thủ tục nhập kho, căn cứ vào chứng từ Phiếu nhập kho kế toán hạch toán:
# Nợ TK 514.01 / Có TK 921.90
# Nợ TK 503.01 / Có TK 921.90
# Nhập TK 04 Kim loại quý, đá quý trong kho
# Nhập TK 01 Tài sản giữ hộ
216/ Nhận được hồ sơ của đơn vị A là đơn vị dự toán thuộc ngân sách trung ương khối C đề nghị mở tài khoản để giao dịch về kinh phí do ngân sách cấp tỉnh hỗ trợ bằng hình thức Lệnh chi tiền.
# Tài khoản của đơn vị A có số hiệu tài khoản bậc 3 là 090.13
# Tài khoản của đơn vị A có số hiệu tài khoản bậc 3 là 931.01
# Tài khoản của đơn vị A có số hiệu tài khoản bậc 3 là 931.03
# Tài khoản của đơn vị A có số hiệu tài khoản bậc 3 là 932.90
217/ Nhận được hồ sơ của đơn vị A là đơn vị dự toán thuộc ngân sách tỉnh đề nghị mở tài khoản để giao dịch về kinh phí do ngân sách tỉnh cấp bằng hình thức DT kinh phí.
# Tài khoản của đơn vị A có số hiệu tài khoản bậc 3 là 060.19
# Tài khoản của đơn vị A có số hiệu tài khoản bậc 3 là 931.01
# Tài khoản của đơn vị A có số hiệu tài khoản bậc 3 là 933.01
# Tài khoản của đơn vị A có số hiệu tài khoản bậc 3 là 061.19
218/ Nhận được hồ sơ của Liên đoàn Lao động huyện đề nghị mở tài khoản để giao dịch về các hoạt động tài chính khác của đơn vị.
# Tài khoản của Liên đoàn Lao động huyện có số hiệu TK bậc 3 là 933.01
# Tài khoản của Liên đoàn Lao động huyện có số hiệu TK bậc 3 là 946.90
# Tài khoản của Liên đoàn Lao động huyện có số hiệu TK bậc 3 là 921.90
# Tài khoản của Liên đoàn Lao động huyện có số hiệu TK bậc 3 là 945.03
219/ Nhận được hồ sơ của đơn vị C là đơn vị dự toán thuộc ngân sách cấp huyện đề nghị mở tài khoản để giao dịch về các hoạt động tài chính khác của đơn vị.
# Tài khoản của đơn vị C có số hiệu tài khoản bậc 3 là 933.01
# Tài khoản của đơn vị C có số hiệu tài khoản bậc 3 là 945.90
# Tài khoản của đơn vị C có số hiệu tài khoản bậc 3 là 921.90
# Tài khoản của đơn vị C có số hiệu tài khoản bậc 3 là 934.03
220/ Tài khoản 40 Cân đối thu chi ngân sách, được sử dụng để:
# Tính toán số tồn quỹ của ngân sách các cấp tại mọi thời điểm.
# Phản ánh số thu chi ngân sách bằng hình thức ghi thu ghi chi.
# Phản ánh tình hình xử lý kết dư ngân sách hàng năm.
# Xác định kết quả hoạt động của quỹ NSNN trong niên độ ngân sách và phản ánh tình hình xử lý kết dư ngân sách hàng năm.
221/ Tài khoản 631 Thanh toán vốn giữa Kho bạc Nhà nước tỉnh và Kho bạc Nhà nước huyện, có kết cấu như sau:
# Bên Nợ phản ánh số vốn điều chuyển đến.
# Bên Có phản ánh số vốn điều chuyển đi.
# Số dư Nợ phản ánh số vốn nhận được chưa quyết toán.
# Số dư Nợ phản ánh số vốn điều chuyển đi chưa quyết toán.
222/ Tài khoản 920 Các khoản tạm thu, có kết cấu như sau:
# Bên Nợ phản ánh các khoản tiền tạm giữ đã được xử lý.
# Bên Nợ phản ánh các khoản tiền tạm thu chưa xử lý.
# Bên Có phản ánh các khoản tiền tạm thu.
# Số dư Nợ phản ánh các khoản tiền tạm thu chờ nộp ngân sách.
223/ Tài khoản 921 Các khoản tạm giữ, có kết cấu như sau:
# Bên Nợ phản ánh các khoản tiền tạm giữ đã được xử lý.
# Bên Nợ phản ánh các khoản tiền tạm thu đã nộp ngân sách.
# Bên Có phản ánh các khoản tiền tạm giữ đã xử lý, chờ thanh toán.
# Số dư Có phản ánh các khoản tiền tạm thu chờ nộp ngân sách.
224/ Tài khoản 922 Ngoại tệ tạm thu, có kết cấu như sau:
# Bên Nợ phản ánh số thanh toán các khoản tiền tạm giữ đã được xử lý.
# Bên Nợ phản ánh các khoản tiền tạm giữ chờ xử lý.
# Bên Có phản ánh các khoản tiền tạm giữ chưa có quyết định xử lý.
# Số dư Có phản ánh các khoản tạm thu chưa có quyết định xử lý.
225/ Tài khoản 502 – Tiền mặt đang chuyển, có kết cấu như sau:
# Bên Có phản ánh số tiền đang điều chuyển.
# Bên Nợ phản ánh số thu tiền mặt.
# Số dư Có phản ánh số tiền điều chuyển chưa thanh toán.
# Bên Có số tiền đã có biên bản giao nhận theo lệnh điều chuyển tiền.
226/ Chế độ điện báo được thực hiện trong các đơn vị Kho bạc Nhà nước bao gồm:
# Điện báo ngày và điện báo định kỳ.
# Điện báo định kỳ và điện báo đột xuất.
# Điện báo ngày và điện báo đột xuất.
# Điện báo ngày, điện báo định kỳ và điện báo đột xuất.
227/ Phương pháp tính chỉ tiêu điện báo 01 “Thu NSTW” là:
# PS Nợ TK 701 – PS Có TK 701
# PS Có TK 70 – PS Nợ TK 70
# PS Có TK 701.01 – PS Nợ TK 701.01
# PS Có TK 701 – PS Nợ TK 701
228/ Phương pháp tính chỉ tiêu điện báo 11 “Chênh lệch thu – chi NS huyện” là:
# PS Có TK 721 – PS Nợ TK 321
# Số dư Có TK 70 – Số dư Nợ TK 30
# Số dư Có TK 711 – Số dư Nợ TK 311
# Số dư Có TK 72 – Số dư Nợ TK 32
229/ Để tính đúng chỉ tiêu điện báo 13 “Tồn ngân KBNN bằng VNĐ”, chọn công thức nào dưới đây?
# Dư Nợ (TK 50 + TK 51)
# Dư Nợ (TK 50 + TK 511)
# Số dư Nợ TK 511 + Số dư Nợ TK 512
# Dư Nợ (TK 50 + TK 511 + TK 512)
230/ Phương pháp tính chỉ tiêu điện báo 05 “Chi ngân sách trung ương” là:
# PS Có TK 301 PS Nợ TK 301
# PS Nợ TK 30 PS Có TK 30
# PS Nợ TK 301.01 PS Có TK 301.01
# PS Nợ TK 301 PS Có TK 301
231/ Báo cáo quyết toán chi ngân sách nhà nước phản ánh các số liệu sau:
# Số lũy kế 12 tháng và số chỉnh lý.
# Số lũy kế 12 tháng và số quyết toán.
# Số lũy kế 12 tháng, số chỉnh lý và số quyết toán (đơn vị: triệu đồng).
# Số lũy kế 12 tháng, số chỉnh lý và số quyết toán (đơn vị: đồng).
232/ Trong các đối tượng sau đây, đối tượng nào được hưởng lãi tài khoản tiền gửi tại Kho bạc Nhà nước?
# Tiền gửi các đơn vị dự toán.
# Tiền gửi của đơn vị chủ đầu tư được ngân sách cấp kinh phí.
# Tiền tạm giữ chờ xử lý.
# Tiền gửi Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
233/ Trong các đối tượng sau đây, đối tượng nào không được hưởng lãi tài khoản tiền gửi tại Kho bạc Nhà nước?
# Tiền gửi các đơn vị dự toán.
# Tiền gửi Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
# Tiền gửi Quỹ Bảo hiểm y tế.
# Tiền gửi Quỹ hỗ trợ đầu tư Quốc gia.
234/ Kho bạc Nhà nước không thu phí dịch vụ thanh toán đối với những đơn vị nào?
# Tiền gửi các đơn vị dự toán.
# Tiền gửi Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
# Tiền gửi Quỹ Bảo hiểm y tế.
# Tiền gửi Quỹ hỗ trợ đầu tư Quốc gia.
235/ KBNN thực hiện thu phí dịch vụ thanh toán đối với những trường hợp nào?
# Các tài khoản không được Kho bạc Nhà nước trả lãi tiền gửi.
# Thanh toán giữa các khách hàng có tài khoản ở cùng 1 đơn vị Kho bạc Nhà nước.
# Khách hàng trích TK để thanh toán cho KB về tiền mua ấn chỉ, trả phí dịch vụ.
# Bảo hiểm xã hội chuyển số thu về Bảo hiểm xã hội cấp trên theo định kỳ.
236/ Tài khoản 511.02 – Tiền gửi không kỳ hạn của Kho bạc Nhà nước tại ngân hàng thương mại nhà nước, có kết cấu như sau:
# Bên Nợ phản ánh giá trị ngoại tệ nhập vào Kho bạc.
# Bên Có phản ánh số tiền đã gửi vào Ngân hàng.
# Số dư Nợ phản ánh số tiền Kho bạc Nhà nước còn gửi ở Ngân hàng.
# Cả 3 câu trên đều đúng.
237/ Khi mở tài khoản giao dịch tại Kho bạc, các đơn vị: Văn phòng Chính phủ, Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chủ tịch nước không cần phải gửi quyết định thành lập đơn vị.
# Sai
# Đúng
238/ Khi mở tài khoản giao dịch tại Kho bạc, các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp phải gửi bản sao quyết định bổ nhiệm thủ trưởng đơn vị.
# Sai
# Đúng
239/ Khi mở tài khoản giao dịch tại Kho bạc, các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp không cần phải gửi bản sao quyết định bổ nhiệm thủ trưởng đơn vị.
# Đúng
# Sai
240/ Trường hợp nào đơn vị dự toán mở tài khoản tại Kho bạc được phép mượn tài khoản của đơn vị dự toán khác?
# Khi có Hợp đồng kinh tế phù hợp.
# Khi được Kho bạc Nhà nước chấp thuận.
# Khi có ý kiến đồng ý của cơ quan chủ quản.
# Tất cả đều sai.
241/ Trường hợp nào thì Kho bạc Nhà nước được tự động trích tài khoản của đơn vị nộp ns mà không cần có ý kiến của Chủ tài khoản?
# Khi đơn vị bán hàng yêu cầu.
# Khi xử lý theo quyết định của cơ quan NN có thẩm quyền.
# Chủ tài khoản vi phạm kỷ luật thanh toán.
# Đơn vị cho thuê, cho mượn tài khoản .
242/ Theo quy định hiện hành, tài khoản nào trong các tài khoản sau đây mở tại Kho bạc Nhà nước không cần đăng ký chữ ký mẫu của kế toán trưởng?
# 931.01
# 944.01
# 946.90
# 931.02
243/ – Kỳ kế toán gồm: tháng, quí và năm.
a- Đúng
b- Sai
244/ – Nhân viên kế toán giao dịch có trách nhiệm bảo quản mẫu đăng ký chữ ký và mẫu dấu của khách hàng.
a- Đúng
b- Sai
245/ – KTT phải đảm đương công việc của KTV giao dịch với khách hàng khi người KTV này không có mặt.
a- Đúng
b- Sai
246/ – Tất cả các chứng từ kế toán:
a- Yếu tố ngày, tháng, năm phải viết bằng số ngoại trừ séc
b- Yếu tố ngày, tháng, năm phải viết bằng chữ
c- Yếu tố ngày, tháng phải viết bằng chữ, năm viết bằng số.
d- a và c
247/ – Trên giấy nộp tiền vào NSNN bằng tiền mặt và trên giấy nộp tiền vào tài khoản chức danh cao nhất của KB ký trên chứng từ là:
a- Kế toán trưởng
b- Giám đốc
248/ – Theo qui định dấu “ KBNN” do Giám đốc giữ, dấu “ Kế toán” do KTT giữ
a- Đúng
b- Sai
249/ – Thời hạn lưu trữ của tài liệu kế toán được qui định:
a- 5 năm, 15 năm và vĩnh viễn
b- 5 năm, 15 năm, 20 năm và vĩnh viễn
250/ – Phương pháp ghi chép các tài khoản kế toán trong hệ thống TKKT NSNN và hoạt động nghiệp vụ KBNN là:
a- Phương pháp ghi đơn
b- Phương pháp ghi kép
c- Cả a và b
251/ Phương pháp ghi kép áp dụng như sau:
a- Một Nợ và một Có hoặc nhiều Có
b- Một Nợ hoặc nhiều Nợ và một Có
c- Nhiều Nợ và nhiều Có
d- a và b
252/ – Việc bổ sung sử đổi đối với các tài khoản bậc I, II, III do:
a- Bộ trưởng BTC qui định
b- Tổng giám đốc KBNN qui định
c- Bộ trưởng BTC qui định các TK bậc I, Tổng GĐ KBNN qui định các tài khoản bậc II, III
d- Cả a, b, c đều sai
253/ – Khi có sai sót, nhầm lẫn trong quá trình ghi sổ kế toán thì phải sửa chữa theo
a- Một trong 3 cách: ghi cải chính, ghi số âm, ghi bổ sung
b- Ghi bằng số âm
c- Ghi cải chính
254/ – Báo cáo tài chính NSNN và hoạt động KBNN
a- Gồm báo cáo định kỳ tháng, quí, năm
b- Gồm 2 loại báo cáo định kỳ ( tháng, quí, năm ) và báo cáo quyết toán năm
c- Báo cáo quyết toán năm
255/ – Điện báo được thực hiện trong các đơn vị KBNN gồm:
a- Điện báo ngày và định kỳ
b- Điện báo đột xuất
c- Cả a và b
256/ Đơn vị tiền tệ sử dụng trong điện báo và trong báo cáo quản trị
a- Đồng
b- Nghìn đồng
c- Tại KBNN huyện là nghìn đồng, tại KBNN tỉnh là triệu đồng, tại KBNN là tỷ đồng.
257/ – Lệnh thu NSNN dưới bất cứ hình thức nào cũng là căn cứ chứng từ để KBNN hạch toán ghi thu NSNN
a- Đúng
b- Sai
258/ – Đối tượng nộp NSNN phải
a- Lập 3 liên GNT bằng TM hoặc 4 liên giấy nộp tiền bằng CK
b- Lập 4 liên giấy nộp tiền bằng TM hoặc 5 liên GNT bằng CK
c- Cả a và b đều sai
259/ – Luân chuyển chứng từ kế toán bằng phương thức Lệnh chi tiền 4 liên của cơ quan tài chính ( Phòng, Sở, Bộ)
a- 1 liên hạch toán chi NSNN, l liên báo Nợ cơ quan tài chính, l liên báo Có nếu đơn vị mở TKTG tại KBNN.
b- 1 liên hạch toán chi NSNN, l liên báo Nợ cơ quan tài chính, l hoặc 2 liên còn lại làm chứng từ thanh toán ( tùy theo phương thức thanh toán NH, LKB, bù trừ…) các liên còn lại không dùng đến phải xé bỏ để tránh nhầm lẫn, nếu đơn vị hưởng mở TK tại NH hoặc KBNN khác.
c- Cả a và b đều sai
d- Cả a và b đều đúng.
260/ Số tiền trên chứng từ Giấy nộp tiền vào tài khoản tiền gửi là 539 đồng, kế toán đã hạch toán Nợ TK 501.01 / Có TK 945.01 số tiền là 593 đồng. Khi phát hiện sai lầm kế toán lập chứng từ điều chỉnh và hạch toán:
# Nợ TK 945.01 / Có TK 501.01: số tiền là 54 đồng.
# Nợ TK 501.01 / Có TK 945.01: số tiền là 54 đồng.
# Đỏ (Nợ TK 501.01 / Có TK 945.01): số tiền -54 đồng.
# Đỏ (Nợ TK 501.01 / Có TK 945.01= -593), đồng thời Đen (Nợ TK 501.01 / Có TK 945.01= 539)
261/ Kế toán phát hiện sai lầm trong quá trình hạch toán kế toán: bút toán đúng là Nợ TK 501.01 / Có TK 921.01; bút toán đã hạch toán sai là Nợ TK 501.01 / Có TK 921.02, kế toán điều chỉnh như sau:
# Đỏ (Nợ TK 50 / Có TK 921.01), đồng thời Đen (Nợ TK 50 / Có TK 921.02)
# Nợ TK 921.01 / Có TK 501.01, đồng thời Nợ TK 501.01 / Có TK 921.01
# Nợ TK 921.02 / Có TK 921.01
# Đỏ Có TK 921.02 / Đen Có TK 921.01
262/ Đối với các khỏan thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm ( % ) giữa NS xã và NS cấp trên, tỷ lệ NS xã được hưởng :
# 70%
# 70% = > 100%
# < = 70%
263/ Thu bổ sung để cân đối NS xã từ nguồn:
# NS cấp huyện
# NS cấp Tỉnh
# NS cấp Tỉnh và huyện
264/ Số bổ sung cân đối NS xã được xác định :
# Từng tháng, qúy căn cứ vào số chênh lệch giữa DT chi và DT thu
# Hàng năm
# Từ năm đầu của thời kỳ ổn định NS và được giao ổn định từ 3 đến 5 năm.
265/ Hàng năm trong các năm của thời kỳ ổn định NS, Phòng Tài chính huyện phải chủ động làm việc với UBND xã về cân đối thu, chi NS:
# Đúng
# Sai
266/ Định mức tồn qũy tiền mặt tại xã, do cơ quan nào quy định:
# UBND Huyện
# Phòng Tài chính Huyện
# KBNN Huyện
267 Định mức tồn qũy tiền mặt tại xã , gồm:
# Để chi thanh tóan các khỏan chi có gía trị nhỏ
# Tiền thu của xã phải nộp vào KBNN đối với các xã xa xôi, không có điều kiện giao dịch thường xuyên với KBNN
# Cả 2
268/ Đối với tất cả các khỏan thu NS xã, KBNN chuyển 01 liên Giấy nộp tiền cho Ban Tài chính xã:
# Đúng
# Sai
269/ Báo cáo thu-chi NS xã, do cơ quan nào lập:
# KBNN Huyện
# Ban Tài chính xã
270/ Thời gian chỉnh lý quyết tóan của NS xã:
# 28 tháng 2 năm sau
# 31 tháng 01 năm sau
# 15 tháng 2 năm sau.
271/ Luật ngân sách nhà nước định nghĩa: “Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước trong dự toán đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm…”
# Sai.
# Đúng.
272/ Luật ngân sách nhà nước định nghĩa: “Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm…”
# Sai.
# Đúng.
273/ Thu ngân sách nhà nước “Mục thu 014, tiểu mục 02 thuế VAT hàng nhập khẩu” được phân chia theo tỷ lệ nào?
#100% Ngân sách trung ương
#100% Ngân sách địa phương.
# Phân chia cho NSTW và NSTP
274/ Thu ngân sách nhà nước “Mục thu 015 Thuế tiêu thụ đặc biệt hàng SX trong nước” trừ thu từ hàng hóa nhập khẩu và từ hoạt động XSKT,được phân chia như thế nào?
# 100% Ngân sách trung ương.
# 100% Ngân sách địa phương.
# Phân chia cho Ngân sách trung ương và Ngân sách địa phương.
275/ Các khoản thu đã nộp ngân sách nhà nước, phải xét để trả lại cho đối tượng nộp thì cơ quan nào có quyền quyết định ra lệnh thoái thu?
# Kho bạc Nhà nước cấp trên.
# Cơ quan Thu.
# Cơ quan tài chính.
# Cả 3 đều đúng.
276/ Nhóm nào được gọi là “các cơ quan thu” trong các nhóm sau?
# Quản lý thị trường, Tài chính
# Thuế, Hải quan, Tài chính và các cơ quan được ủy quyền của CP và Bộ Tài chính.
# Tài chính, Cục dự trữ
# Kho bạc, Ngân hàng nhà nước
277/ Để hoàn trả một khoản thu thuộc ngân sách năm trước đã được quyết toán, Kho bạc Nhà nước căn cứ vào chứng từ gì để hoàn trả cho đối tượng?
# Lệnh thu của cơ quan tài chính.
# Lệnh chi của cơ quan tài chính.
# Trích từ tài khoản tiền gửi của cơ quan tài chính.
# Văn bản phê duyệt của Ủy ban nhân dân cùng cấp.
278/ Thu thuế môn bài được phân chia cho các cấp ngân sách:
# Ngân sách địa phương: 100%
# Phân chia giữa Ngân sách trung ương và Ngân sách địa phương.
#Ngân sách trung ương: 100%
279/ Tài khoản nào được sử dụng để hạch toán khoản thực thu ngân sách của niên độ ngân sách năm nay?
# Tài khoản 741.01
# Tài khoản 742.01
# Tài khoản 741.11
# Tài khoản 742.11
280/ Tài khoản nào được sử dụng để hạch toán khoản tạm thu ngân sách của niên độ ngân sách năm sau?
# Tài khoản 741.01
# Tài khoản 742.01
# Tài khoản 743.11
# Tài khoản 741.11
281/ Cơ quan Thuế phát hiện nội dung khoản thu trên chứng từ nộp thuế không phù hợp với MLNSNN, sử dụng tài liệu gì để phối hợp với KBNN cùng xử lý?
# Phiếu báo điều chỉnh.
# Lệnh thoái thu.
# Ủy nhiệm thu.
# Bảng đối chiếu số liệu hàng tháng.
282/ Liên 2 Giấy nộp tiền vào ngân sách bằng tiền mặt được xử lý như sau:
# Gửi cho cơ quan tài chính.
# Lưu tại Kho bạc Nhà nước.
# Gửi cho cơ quan thu.
# Trả lại đối tượng nộp.
283/ Kết dư ngân sách huyện được chuyển vào thu ngân sách năm sau theo tỷ lệ phân chia là:
# Ngân sách huyện: 50%; Quỹ dự trữ tài chính: 50%
# Ngân sách tỉnh: 50%; ngân sách huyện: 50%
# Ngân sách tỉnh: 100%
# Ngân sách Huyện: 100%
284/ Thuế thu nhập doanh nghiệp của các đơn vị hạch toán toàn ngành được phân chia cho các cấp ngân sách :
# Ngân sách tỉnh:100%
# Ngân sách trung ương :100%
# NS trung ương: 76%; NS tỉnh: 24%
# NS tỉnh: 50%; NS trung ương:50%
285/ Tài khoản 74-điều tiết thu ngân sách nhà nước, có kết cấu như sau:
# Số dư nợ phản ánh số điều tiết cho ngân sách các cấp.
# Số dư có phản ánh số thu ngân sách nhà nước.
3 Cuối ngày không còn số dư
# Cả 3 câu trên đều đúng.
286/ Số dư có tài khoản 71-Thu ngân sách tỉnh phản ánh nội dung:
# Số thực thu ngân sách trung ương năm nay
# Số thực thu ngân sách huyện năm trước
# Số thu ngân sách tỉnh chưa quyết toán.
# Cả 3 đều đúng.
287/ Căn cứ vào chứng từ Giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước bằng tiền mặt, kế toán định khoản lên chứng từ:
# Nợ TK 511.01/ Có TK 741.01 (Chi tiết theo MLNS)
# Nợ TK 501.01/ Có TK 741.01 (Chi tiết theo MLNS)
# Nợ TK 501.01/ Có TK 701.01 (Chi tiết theo MLNS)
# Nợ TK 501.01/ Có TK 711.01 (Chi tiết theo MLNS)
288/ Trường hợp hoàn trả khoản thu đã quyết toán vào niên độ ngân sách Huyện năm trước bằng TM , căn cứ vào chứng từ hoàn trả kế toán hạch toán:
# Nợ TK 321.01 / Có TK 511.01
# Nợ TK 321.04 / Có TK 501.01
# Nợ TK 321.05 / Có TK 511.01
# Nợ TK 321.11 / Có TK 501.01
289/ Trường hợp thu thuế bằng tiền mặt tại các điểm thu cuối ngày chưa kiểm đếm kịp để nhập kho phải gửi túi niêm phong, căn cứ vào chứng từ nộp thuế kế toán hạch toán:
# Nợ TK 501.01 / Có TK 741.01
# Nợ TK 502.01 / Có TK 741.01
# Nợ TK 503.01 / Có TK 920.03
# Nợ TK 503.01 / Có TK 741.01
290/ Tài khoản nào được sử dụng để hạch toán các khoản tạm thu chờ nộp ngân sách đối với phí, lệ phí:
# Tài khoản 920.90
# Tài khoản 920.02
# Tài khoản 921.90
# Tài khoản 920.01
291/ Nhận được Giấy nộp tiền vào ngân sách bằng chuyển khoản thanh toán qua tài khoản tiền gửi Ngân hàng. Đơn vị nộp không ghi số tiền bằng chữ, kế toán xử lý như thế nào?
# Hạch toán sai lầm tài khoản 674 để trả lại Ngân hàng.
# Kế toán tự ghi số tiền bằng chữ vào chứng từ.
# Tra soát cơ quan thu để xác minh.
# Nếu số tiền bằng số khớp đúng với số tiền Ngân hàng đã báo Có cho Kho bạc thì coi như hợp lệ.
291/ Trong các khoản thu sau đây, loại nào được phân chia giữa ngân sách trung ương và ngân sách cấp địa phương:
# Thuế môn bài.
# Tiền thuê đất.
# Thuế chuyển quyền sử dụng đất.
# Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao.
292/ Thuế giá trị gia tăng (không kể thuế giá trị gia tăng hàng hoá nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng thu từ hoạt động xổ số kiến thiết) là khoản thu được phân chia:
# Ngân sách cấp trung ương và ngân sách cấp tỉnh.
# Ngân sách trung ương hưởng 100%.
# Ngân sách cấp tỉnh hưởng 100%.
# Ngân sách trung ương và ngân sách cấp địa phương.
293/ Mục thu “ Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên” theo theo Mục lục ngân sách hiện hành là:
# Mục 055.
# Mục 056.
# Mục 057.
# Mục 054.
294/ Mục thu “Thu kết dư ngân sách năm trước” theo Mục lục ngân sách nhà nước hiện hành là:
# Mục 054.
# Mục 055.
# Mục 056.
# Mục 057.
295/ NSNN là:
# Tổng các khoản thu, chi của Nhà nước trong dự toán đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định
# Tổng các khoản thu, chi của Nhà nước đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định
# Được thực hiện trong 1 năm để đảm bảo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước
# Cả a + c : đúng
# Cả b+ c : đúng
296/ Các khoản thu NSNN và thu có tính chất NSNN được quản lý:
# Phương thức riêng ( khác nhau)
# Giống nhau.
297/ Thu NSNN bao gồm các khoản vay do Nhà nước vay để bù đắp bội chi được đưa vào cân đối NSNN
# Đúng
# Sai
298/ NSNN bao gồm: NSTW, NSĐP. NSĐP bao gồm:
# NStỉnh, NS huyện, xã
# NS của các đơn vị hành chính các cấp có HĐND và UBND
299/ % phân chia các khoản thu và số bổ sung cân đối từ NS cấp trên cho NS cấp dưới, được:
# On định từ 3 đến 5 năm
# Được thay đổi khi có thay đổi về nguồn thu
# On định từ 2 đến 4 năm.
300/ Cấp có thẩm quyền được quyết định % phân chia giữa NSTW và NSĐP.
# Quốc hội
# UBTV Quốc hội
# Thủ tướng chính phủ
# Bộ tài chính
301/ Cấp có thẩm quyền quyết định % phân chia giữa các cấp chính quyền địa phương đối với NS địa phương
# Bộ tài chính
# UBND các cấp trình HĐND các cấp quyết định
# HĐND tỉnh
# UBND tỉnh
302/ Phát biểu sau đây: “ Ngoài việc ủy quyền thực hiện nhiệm vụ chi và bổ sung nguồn thu ( cân đối NS), còn được dùng NS cấp này để chi nhiệm vụ cho NS cấp khác”
# Đúng
# Sai
303/ Năm ngân sách:
# Bắt đầu từ 01-01 và kết thúc vào ngày 31/12 dương lịch
# Bắt đầu từ 01-01 và kết thúc vào ngày cuối của thời kỳ chỉnh lý quyết toán(tương ứng với từng cấp NS)
# Bắt đầu từ ngày cuối của thời kỳ chỉnh lý quyết toán năm nay đến ngày mới của thời kỳ chỉnh lý quyết toán năm sau.
304/ Quỹ dự trữ TC
# Được chính phủ và UBND cấp tỉnh lập từ các nguồn theo qui định
# Được chính phủ và UBND các cấp lập từ cácnguồn theo qui định
# Không khống chế mức tối đa
# Chỉ được sử dụng khi đã sử dụng hết dự phòng NS, tối đa không quá 30% của quỹ.
# Mức tối đa của mỗi cấp do chỉnh phủ qui định.
# a + d + e đúng
# b + c + d đúng.
305/ Chứng từ thu – chi NSNN:
# Do Bộ tài chính phát hành và quản lý
# Được phát hành, sử dụng và quản lý theo qui định của Bộ tài chính
# Được phát hành, sử dụng và quản lý theo qui định của thủ tướng Chính phủ
306/ Cơ quan có thẩm quyền ban hành định mức, chế độ chi NSNN
# Quốc hội, UBTV QH
# Chính phủ, Bộ tài chính
# HĐND tỉnh
# Bộ chủ quản chuyên ngành
# A +B đúng
# B + C đúng
# B + C + D đúng
307/ Nếu các khoản chi không có định mức của cấp có thẩm quyền quyết định, thì:
# Chi theo quyết định của UBND huyện
# Chi theo quyết định của cơ quan tài chính
# Chi theo dự toán được duyệt
308/ Thời gian tối đa ( theo luật định) các đơn vị sử dụng NS phải được giao dự toán NS:
# 20-12 năm trước
# 31-12 năm trước
# 15-01 năm nay
309/ Đối với dự toán NS bổ sung nếu cơ quan tài chính có thể cân đối được từ nguồn thu tăng thêm trong năm có thể phê duyệt dự toán NS bổ sung cho đơn vị:
# Đúng
# Sai
310/ Các cơ quan nào dưới đây có thẩm quyền yêu cầu Ngân hàng, KBNN trích tài khoản của các tổ chức, cá nhân chậm nộp thuế, phí, lệ phí mà không được phép để nộp vào NSNN:
# Cơ quan thuế, cơ quan hải quan
# Cơ quan tài chính
# Cơ quan KBNN
# A + B đúng
# Cả A + B + C đúng
311/ Tất cả các khoản chi NSNN nếu đủ 3 điều kiện sau đều được chi:
– Đã có trong dự toán NSNN được giao
– Đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cấp có thẩm quyền quyết định
– Đã được thủ trưởng đơn vị sử dụng NS hoặc người được ủy quyền quyết định chi
# Đúng
# Sai
312/ Đơn vị dự toán có mấy cấp:
# Ba ( I, II, III )
# Bốn ( I, II, III, cấp dưới cấp III)
313/ Trường hợp địa phương có nhu cầu đầu tư xây dựng công trình kết cấp hạn tầng thuộc phạm vi NSĐP thuộc danh mục đầu trong kế hoạch 5 năm đã được HĐND quyết định, nhưng vượt quá khả năng cân đối NS năm dự toán, thì được phép huy động vốn trong nước và phải chủ động cân đối trả nợ hàng năm. Mức dự nợ không vượt quá 30% tổng chi đầu tư cả địa phương trong năm. Các cấp NS được vay:
# NS cấp tỉnh
# NS cấp tỉnh, huyện
# NS cấp tỉnh, cấp xã
Đáp án
214.4/215.4/216.4/217.4/218.2/219.4/220.4/221.4/222.3/223.1/224.4/225.4/226.4/227.4/228.4/229.4/230.4/231.4/232.4/233.1/234.1/235.4/236.3/237.2/238.1/239.1/240.4/241.2/242.4/243.1/244.1/245.2/246.4/247.1/248.2/249.1/250.3/251.4/252.3/253.1/254.2/255.3/256.3/257..2/258.1/259.4/
260.4/261.4/262.2/263.1/264..3/265.2/266.3/267.3/268.2/269.1/270.2/271.1/272.2/273.1/274.3/275.3/276.2/277.2/278.1/279.1/280.3/281.3/282.4/283.4/283.4/284.2/285.3/286.3/287.2/288.2/289.4/290.4/291.1/292.4/293.1/294.4/295.5/296.2/297.2/298.2/299.1/300.2/301.3/302..2/303.1/304.6/305.2/
306.6/307.3/308.2/309.2/310.4/311.2/312.2/313.1.