Lương, thưởng, môi trường làm việc tại Kho bạc nhà nước như thế nào?

Lương, thưởng, môi trường làm việc tại Kho bạc nhà nước như thế nào? Đây là câu hỏi mà rất nhiều bạn trẻ quan tâm khi chọn thi công chức kho bạc nhà nước. Hãy cùng tham khảo qua bài viết dưới đây để hiểu rõ về công chức kho bạc nhà nước nhé!

Lương, thưởng, môi trường làm việc tại Kho bạc nhà nước như thế nào?
Lương, thưởng, môi trường làm việc tại Kho bạc nhà nước như thế nào?

Công chức Kho bạc nhà nước là gì?

Kho bạc Nhà nước là cơ quan trực thuộc Bộ Tài chính, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính quản lý nhà nước về quỹ ngân sách nhà nước, các quỹ tài chính nhà nước; quản lý ngân quỹ nhà nước; tổng kế toán nhà nước; thực hiện việc huy động vốn cho ngân sách nhà nước và cho đầu tư phát triển thông qua hình thức phát hành trái phiếu Chính phủ theo quy định của pháp luật.

Công chức Kho bạc nhà nước là tên gọi chung của tất cả các ngạch công chức chuyên môn xử lý nghiệp vụ kho bạc. Công chức Kho bạc nhà nước sẽ trực tiếp hoặc gián tiếp thực hiện một phần hành công việc thuộc nghiệp vụ quản lý kho bạc theo sự phân công của đơn vị.

Lương thưởng môi trường làm việc tại Kho bạc nhà nước như thế nào?

1 Lương và thưởng công chức Kho bạc nhà nước

Về thu nhập, đối với các bạn nhân viên tập sự, lương sẽ lấy theo 85%, nhân viên chính thức lấy 100% lương. Hiện lương công chức Kho bạc được đánh giá rơi vào khoảng 6-8 triệu tùy vị trí. Nếu đi vùng cao có thể lên tới gần 10 triệu.

Tổng lương = { Hệ số lương + hệ số phụ cấp(chức vụ, khu vực, thu hút, ưu đãi….)} x lương tối thiểu.

Theo Quyết định, các nội dung chi thực hiện theo chế độ, tiêu chuẩn định mức đã được cơ quan có thẩm quyền ban hành. Bộ trưởng Bộ Tài chính phê duyệt, ban hành định mức chi nghiệp vụ KBNN trên cơ sở vận dụng các tiêu chuẩn, mức chi quy định hiện hành, phù hợp tình hình cụ thể và khả năng nguồn kinh phí.

Mức chi tiền lương, tiền công đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động bình quân toàn hệ thống KBNN áp dụng không vượt quá 1,8 lần và chi bổ sung thu nhập từ kinh phí tăng thu tiết kiệm chi không vượt quá 0,2 lần so với mức lương đối với cán bộ, công chức, viên chức do Nhà nước quy định; tiền lương tăng thêm và bổ sung thu nhập không bao gồm phụ cấp công vụ, phụ cấp làm đêm, làm thêm giờ.

Mức chi tiền lương, tiền công đối với cán bộ, công chức, viên chức của KBNN được điều chỉnh phù hợp với lộ trình cải cách chính sách tiền lương của Nhà nước và chấm dứt khi thực hiện chế độ tiền lương mới.

Nghị quyết về dự toán ngân sách Nhà nước năm 2019 được Quốc hội thông qua ngày 9/11 quy định từ ngày 1/7/2019, mức lương cơ sở sẽ tăng từ 1,39 triệu lên thành 1,49 triệu đồng/tháng.

Vì vậy, lương trung bình của công chức kho bạc có thể tính xấp xỉ như sau:

– Lương cơ bản 2,34x1490k =  3486k

– Phụ cấp kho bạc nhà nước- phụ cấp công vụ: 25% = 871k

– Phụ cấp đặc thù ngành: 1,8 x lương cơ bản = 1,8 x 2,34x 1490 = 6276k

– Tiền phụ cấp ăn trả mỗi quý = 2700k : 3 = 900k

– Tiền abc thưởng =2000k : 3= 667k

Trừ bảo hiểm xã hội 8% và bảo hiểm y tế 1,5 % thì còn khoảng 10 triệu.

Ngoài ra các các dịp lễ tết, tiền ăn chưa, thưởng cuối năm, nhân viên sẽ được phụ cấp thêm 1 khoản chi phí.

2 Review về môi trường làm việc Kho bạc nhà nước

Theo như đánh giá của nhiều công chức Kho bạc, công việc tại Kho bạc nhà nước không quá khó khăn và áp lực, thường được chia làm 2 nghiệp vụ chính là chi thường xuyên (chiếm số đông) và chi đầu tư (số ít). Nhân viên sẽ ngồi làm trong văn phòng thoáng mát hầu như không phải ra ngoài và di chuyển nhiều.

Vất vả nhất sẽ vào mùa quyết toán tháng 12 và 1. Giai đoạn trước 28 Tết Âm Lịch, công việc và lượng hồ sơ quá tải. Để đảm bảo thanh toán kịp thời cho đơn vị, hầu như cả cơ quan sẽ làm thêm đến 9-10h tối, làm cả thứ 7 và Chủ nhật để kịp kế toán. Bù lại công chức Kho bạc sẽ được thưởng làm thêm giờ với hệ số lương x1.5 lần ngày thường và x2 nếu là thứ 7, CN. 

So với vị trí làm việc Thuế, lương và thưởng của Kho bạc sẽ nhỉnh hơn một chút.

Quy trình tuyển dụng công chức Kho bạc nhà nước

Thí sinh đăng ký dự thi tuyển vào các ngạch Chuyên viên nghiệp vụ, Kế toán viên, Chuyên viên tin học và Chuyên viên văn thư, lưu trữ được thực hiện theo 02 vòng thi như sau:

Vòng 1: Thi kiểm tra kiến thức, năng lực chung

– Hình thức thi: Thi trắc nghiệm trên máy vi tính.

– Nội dung thi và thời gian thi: gồm 2 phần

Phần I: Kiến thức chung, 60 câu hỏi hiểu biết chung về hệ thống chính trị, tổ chức bộ máy của Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị – xã hội; quản lý hành chính nhà nước; công chức, công vụ và các kiến thức khác để đánh giá năng lực. Thời gian thi là 60 phút.

+ Phần II: Ngoại ngữ, 30 câu hỏi theo yêu cầu của vị trí việc làm về một trong năm thứ tiếng Anh, Nga, Pháp, Đức, Trung Quốc. Thời gian thi là 30 phút.

Kết quả thi vòng 1 được xác định theo số câu trả lời đúng cho từng phần thi, nếu trả lời đúng từ 50% số câu hỏi trở lên cho từng phần thi thì người dự tuyển được thi tiếp vòng 2.

Không thực hiện việc phúc khảo đối với kết quả thi vòng 1 trên máy vi tính.

Vòng 2: Thi môn nghiệp vụ chuyên ngành:

– Hình thức thi: Thi viết.

– Thời gian thi: 180 phút.

– Thang điểm: Bài thi viết được chấm theo thang điểm

– Nội dung thi: Kiểm tra kiến thức về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật về ngành, lĩnh vực tuyển dụng; kỹ năng thực thi công vụ của người dự tuyển theo yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển, cụ thể:

Đối với vị trí chuyên viên nghiệp vụ: nội dung liên quan đến lĩnh vực ngân sách và đầu tư công;

Đối với vị trí kế toán viên: nội dung liên quan đến lĩnh vực kế toán;

Đối với vị trí chuyên viên tin học: nội dung liên quan đến lĩnh vực về công nghệ thông tin (kỹ thuật máy tính; khoa học máy tính; kỹ thuật phần mềm – mạng máy tính và truyền thông); hệ điều hành Window; quản trị Cơ sở dữ liệu; ứng dụng của Office 2010 (chủ yếu là Microsoft Excel và Microsoft Word);

Đối với vị trí văn thư, lưu trữ: nội dung về văn thư – lưu trữ; lưu trữ học và quản trị văn phòng; hành chính văn thư.

Xác định, thông báo thí sinh trúng tuyển công chức Kho bạc nhà nước

Người trúng tuyển kỳ thi tuyển công chức KBNN phải có đủ các điều kiện sau đây:

– Có kết quả điểm thi tại vòng 2 đạt từ 50 điểm trở lên;

– Có kết quả điểm thi tại vòng 2 cộng với điểm ưu tiên (nếu có) cao hơn lấy theo thứ tự điểm từ cao xuống thấp trong chỉ tiêu được tuyển dụng của từng vị trí việc làm;

– Trường hợp có từ 02 người trở lên có kết quả điểm thi vòng 2 cộng với điểm ưu tiên (nếu có) bằng nhau ở chỉ tiêu cuối cùng của vị trí việc làm cần tuyển thì người có kết quả điểm thi vòng 2 cao hơn là người trúng tuyển; nếu vẫn không xác định được người trúng tuyển thì Tổng Giám đốc KBNN quyết định người trúng tuyển.

– Người không trúng tuyển trong kỳ thi tuyển công chức không được bảo lưu kết quả thi tuyển cho các kỳ thi tuyển lần

Vừa rồi là toàn bộ thông tin tổng quát về kỳ thi công chức kho bạc nhà nước. Hy vọng bạn đọc đã có đầy đủ thông tin cần thiết để trang bị đầy đủ nhất trong kỳ thi công chức sắp tới.

Có thể bạn quan tâm:

(function($) { $(document).ready(function() { $('header .ux-search-submit').click(function() { console.log('Moew'); $('header form.search_google').submit(); }); }); })(jQuery);