Chia sẻ kinh nghiệm Toeic 990 – review đề thi toeic IIG 2018

 
Chia sẻ kinh nghiệm Toeic 990 – review đề thi toeic IIG 2018 .Chào mọi người, đây là kết quả thi vào ngày 6.9 vừa rồi của mình, cũng là lần đầu tiên. Mình chỉ tìm hiểu về TOEIC vào những ngày đầu tháng 8, dự tính ban đầu là ôn nhanh gọn trong 1 tuần rồi thi do có liên quan đến công việc, nhưng mình không lường trước được mức đăng kí nên bị kín lịch và chuyển sang đầu tháng 9 như trên, thế nên bạn nào mà như mình thì xác định đăng kí sớm trước nửa tháng nhé, dù có điểm hơi lạ là theo như website của IIG thì điểm đăng kí chỉ ở Trung Hòa, nhưng trong group lại có nhiều người bảo ra HVAN để đăng kí và thi luôn sau đó mấy ngày, các bạn tìm hiểu thêm nhé.
Cách tự học tiếng anh từ con số 0 đến TOEIC 990 sau 4 năm
Cách tự học tiếng anh từ con số 0 đến TOEIC 990 sau 4 năm
 
Một chút background: mình học thêm tiếng Anh từ lớp 1, đến lớp 7 thì cảm thấy đủ nên từ đó đến giờ coi như là tự học. Quá trình tự học này thực chất là ngầm, qua nhạc – game – đọc linh tinh là chính.
 
Ôn thi: vì trước t8, mình mới chỉ nghe tên chứ chưa biết gì về TOEIC cả nên ban đầu cũng chỉ ôn theo cuốn Barron’s TOEIC Practice Exams có sẵn mà anh trai dùng để thi trước đó, mình làm đc 5 đề RC trong 5 tối thì có email báo đổi lịch thi. Trong thời gian hơn nửa tháng đấy thì thử gõ “toeic” vào facebook thì ra nhóm này. Ban đầu mình cũng chỉ định join chơi, nếu bắt gặp đc thông tin gì cần thiết thì ghi lại. Nhưng nhờ group thì mình mới biết đến ETS 2016, ban đầu chả hiểu ETS là cái gì, hóa ra là tên tổ chức tạo ra mấy bài thi này… ? Vì tính mình đôi lúc hơi nhởn nhơ, sát deadline mới sinh động lực nên khi biết được lùi lịch thì cũng lười hơn hẳn, cách mấy ngày mới làm một đề, cho đến ngày thi thì làm kịp được cả 10 RC. LC thì do lười như trên đã nói và mình cũng chán cảnh phải ngồi 45p nghe nên chỉ làm 4 đề trong ETS 2016. Trước 2 ngày đi thi thì nhìn được cmt của một bạn về bộ Economy 4,5 gì đó, nghe nói khó hơn ETS nên mình down về làm thử đề số 10 phần RC của ECO 4. Nhận xét cá nhân của mình:
– Thi thật giống hệt ETS 2016 cả 2 phần, nên các bạn không có nhiều thời gian thì cứ làm ETS 2016, tài liệu gg cái là ra cả đề lẫn đáp án. Tuy nhiên mình khuyên các bạn xem đáp án in ở trang cuối cùng, vì có một số nguồn giải bằng TV bị sai hẳn đáp án. Đã sai mà lại còn giải thích nữa mới dở… Nên câu nào bạn nghĩ đáp án sai thì cứ thử gõ câu đó vào google, khả năng bạn bắt gặp một người Việt khác cũng đem thắc mắc đó lên các forum nước ngoài nhờ dân native giải thích cũng khá cao đấy.
 
– Quyển Barrons kia ôn cũng đc, còn có giải rất chi tiết bằng tiếng Anh, mình làm quyển này còn sai nhiều hơn cả đề ETS, tuy nhiên lại thừa nhiều thời gian hơn hẳn, tầm 30-35p, đi thi khó mà được thế này nên các bạn dùng tham khảo cũng được.
 
– ECO 4 thì bài đọc dài hơn hẳn 2 cái trên nhưng không khó, tốt nhất các bạn nên có khả năng đọc hiểu thay vì skim tìm key; part 5 cũng làm mình phân vân khá nhiều câu hơn hẳn 2 nguồn trên. Bạn nào thích thử thách thì làm quyển này, mình thì chả khoái, ngồi làm đau cả cổ…
 
Lúc làm đề ở nhà, LC mình bật cỡ 50-60% (tính vốn không thích nghe to), nghe bằng loa ngoài. Thấy có nhiều bạn bảo chỉnh tốc độ băng lên cho thử thách mà mình nghĩ không cần, part 1-2 còn được chứ 3-4 nghe thì vẫn ok thôi mà dài dài xong có mấy phần thừa mứa khó tập trung bỏ xừ… Tốt nhất cứ theo tự nhiên mà làm, giống như chơi nhạc thì cứ chơi chậm chậm, đánh nhanh luôn chả được gì – chậm mà chắc. RC thì mình căn thời gian như thi thật, khi làm ETS dao động thừa ra khoảng 15-20p. Cá nhân mình làm kiểu câu nào chắc câu đấy, thấy có tip là không nên dành quá 30s cho một câu, cá nhân mình thì dành 1p 1p30s cũng đc, miễn là về sau đỡ phải quay lại ngẫm. Part 7 mình luôn đọc hiểu cả bài chứ không skim, đến lúc đọc câu hỏi nếu không lắt léo thì chọn được luôn dựa theo trí nhớ, nếu không thì chỉ việc check lại nhanh gọn vì đã biết nó ở phần nào.
 
Đi thi: LC: Các bạn nên tranh thủ lúc đĩa bật phần Direction p1 p2 3 và cả vd của 2 phần đầu thì nghía qua p3 4 sẵn đi, cái này mình nhờ đọc tips của cô bạn nên mới biết, hôm đi thi lúc đọc Direction như trên, toàn bộ những người khác trong tầm nhìn của mình đều ngồi không, rất phí nếu như khả năng nghe còn có hạn. Còn có cả trò đặt 3 ngón tay vào đáp án của p3 4, nghe được chắc chắn đến đâu thì chỉnh ngón theo đáp án phù hợp, trò này giúp ích cho ai dễ mất tập trung như mình. Có cái này ngoài lề nhưng có lẽ các bạn không nên nghe nhạc nhiều gần ngày đi thi: 1-2 ngày trước thi mình nghe một bài nhạc nhiều quá, vào phòng thi lúc LC đang câu 25-30 tự dưng đầu bật nhạc om tỏi?!? Thế là mất tập trung may mà vớt vát được tí ý còn lại nên khoanh không dám chắc chắn 100%… ?? Đến p3-4 mình phải tập trung tối đa bằng cách đọc ra miệng câu hỏi lẫn đáp án thay vì nghĩ trong đầu, nếu không nhạc lại bật… ? Miễn các bạn nói chỉ bản thân nghe được thì chắc không ai nhắc vi phạm đâu. Và nếu không nghe được rõ thì tốt nhất là chọn luôn cái nào bạn cho là đúng nhất, dành thời gian để đọc trước nội dung p3,4. Và chuyện không nghe rõ là điều bình thường, bản thân mình là người nói nhanh + quen nhiều người nói nhanh, hàng ngày trong giao tiếp tiếng Việt còn phải yêu cầu nhắc lại nên chuyện không bắt kịp cũng không quá tệ đâu.
 
RC: Mình ko có tip gì đặc biệt, nhưng có điều thay đổi so với làm ở nhà là lúc ở nhà mình làm xong là mở đáp án ra luôn và y rằng sai mấy câu vớ vẩn, thế nên hôm đi thi dù thừa 18p và mỏi người lắm rồi nhưng vẫn cố dùng 18p đấy ngồi đọc lại một thể và lòi ra 2 chỗ dù trước đó nghĩ kĩ lắm nhưng do tâm lý + mệt nên khoanh sai. Thế là vớt đc 2 câu trông thấy hê hê. Tốt nhất là làm chắc mục 5,6, còn thời gian thừa thì dùng để đọc lại các đoạn p7 rồi đối chiếu.
 
Tips học tiếng Anh cho bạn nào cần: quan trọng nhất là mục tiêu học của bạn là để làm gì, không thích hay không có định hướng sử dụng lâu dài thì hơi khó điểm cao, cá nhân mình hiểu vì hồi ĐH mình học một ngôn ngữ khác và giờ trình độ mình cũng chả khác mặt bằng chung tiếng Anh của nước mình hay một số nước khác là mấy, vì mình không cần nó trong cuộc sống hiện tại. Mình thì không thích tiếng Anh, chẳng qua nó chỉ là công cụ để phục vụ những thứ khác mình thích thôi, VD như bạn thích nghe nhạc rồi tìm lyrics, hoặc để hiểu cốt truyện game đang chơi là gì thì vẫn học được thôi.
– Để cải thiện khả năng nghe, mình thấy nhiều nơi bảo mở VOA, xem TED, CNN, BBC,… 2 cái đầu mình chưa bao giờ làm và cũng chẳng có ý định; 2 cái còn lại hình như VTVCab cắt từ đời tám hoánh và mình cũng chẳng có ý định xem nốt… ? Vẫn như trên, làm cái gì mà mình thích xem, thích nghe, trong đấy chẳng qua vô tình nó dùng tiếng Anh là tốt nhất… Cụ thể ở đây hồi l8-9 mình cũng mới chỉ áp dụng được nghe qua nhạc thôi, hồi đấy nhà chưa có mạng. Đến năm lớp 10-11 thì nghiện game, đầu óc suốt ngày chỉ vào youtube tìm tips and tricks để chơi cho giỏi, thỏa máu ăn thua ?. Lúc đấy mình xem rất nhiều video khác nhau với mục đích là chơi cho giỏi chứ không có học để nghe làm gì, cứ thế rồi nó ngấm. Hồi đó mình subscribe cả đống thằng gamer từ US, UK, Canada, Hà Lan nói tiếng Anh, cả những ông nói giọng vùng miền lẫn cả dân da màu nữa, nên về sau mình không gặp vấn đề về accent. Không game thì thiếu gì chủ đề, thỉnh thoảng thích diễn viên/ model xinh xinh nào đấy thì search interview để ngắm, kiểu vậy… ?Bằng cách này thì các bạn còn có thể luyện chuẩn được luôn cả speaking của mình nếu bạn học bắt chước cách họ nói. Có một channel các bạn có thể tham khảo là WatchMojo, trang này tuy xuống chất lượng lâu nay rồi và thành meme với bọn nc ngoài rồi, nhưng về cơ bản, nó làm rất nhiều video Top 10 abcxyz dựa trên ý kiến đóng góp được upvotes nhiều nhất trên website của mình, không giới hạn chủ đề và nhiều cái bá láp nên xem cũng giải trí. Và vì trang này có hơn 18tr subscriber nên tỉ lệ được làm sub cho vid, ít nhất bằng Eng cũng lớn, các nngu khác cũng được youtuber khắp nơi contribute. Ngay cả khi video không có sub chuẩn thì các bạn dùng tính năng auto generated của Youtube chính xác cũng phải 95% trở lên vì giọng đọc bình thường, dễ nghe.
 
– Đọc cũng như nghe, mình cũng chẳng có ý định mò đến mấy trang báo chính thống. Áp dụng nốt cái trên, thích làm gì thì tìm hiểu về nó nhưng bằng tiếng Anh, mình có thói quen nếu thích một cái gì đó thì lên en.wikipedia.org tìm rồi đọc. Wiki còn có rất nhiều hyperlink trong bài (kiểu đang đọc giới thiệu về một nhạc sĩ, nó giới thiệu đại loại “abcxyz was a pianist” thì mình không biết/ muốn tìm hiểu thì click vào cụm đấy lại biết được thêm “pianist” là như thế nào). Đương nhiên wiki không phải là nguồn duy nhất mà mình sẽ đọc thêm nhiều chỗ khác nữa, cứ như thế thì dần quen với việc đọc tự nhiên. Một nguồn nữa mà vài năm gần đây mình mới sử dụng là Reddit, vào đây có lẽ đủ thứ trên đời cho bạn khám phá, nó còn là một forum để mọi người dùng luôn writing nữa.
 
– Cuối cùng là một tính năng cho ai đang dùng thiết bị của Apple: nếu bạn muốn tra từ với đầy đủ ý nghĩa nhất có thể; phrases/ phrasal verb chứa từ đó cùng với giải nghĩa; cách phát âm + trọng âm; các từ phái sinh; nguồn gốc từ đó,… thì chỉ cần bôi đen từ cần tra chọn Look up. Hình như mặc định là có sẵn Apple Dictionary, vốn giống với Oxford, bạn có thể download thêm từ điển ở mục Manage Dictionaries khi Look up – mình down cả US UK cùng Apple để tra khác biệt. Ngoài từ điển tiếng Anh thì ở đây còn có cả ngôn ngữ thông dụng khác sang Anh hoặc ngược lại như Nhật, Trung, TBN,… các kiểu nhé. Mình ưu tiên tra ở đây rồi nghiệm ra nghĩa TV, vì từ điển AV hiện nay đa số dựa theo từ điển cũ rồi, không đầy đủ nghĩa như kia.
 
Xàm đến đây là quá dài rồi, các bạn thi sớm đi không năm sau đổi đề khó hơn thì sml… ?Chúc các bạn may mắn và đạt được target, quan trọng nhất là có mục đích trong việc sử dụng ngoại ngữ, không chỉ là tiếng Anh nói riêng.

Có thể bạn quan tâm:

2 thoughts on “Chia sẻ kinh nghiệm Toeic 990 – review đề thi toeic IIG 2018

  1. Pingback: casinos not on gamstop

  2. Pingback: kikurage mushrooms

Leave a Reply

(function($) { $(document).ready(function() { $('header .ux-search-submit').click(function() { console.log('Moew'); $('header form.search_google').submit(); }); }); })(jQuery);