Những đối tượng nào được mở tài khoản thanh toán tại ngân hàng?

Những đối tượng nào được mở tài khoản thanh toán tại ngân hàng? Có một bạn hỏi : tổ chức chính trị; tổ chức chính trị xã hội có được phép mở tài khoản ( có thể là tài khoản thanh toán) tại ngân hàng thương mại không?

Trả lời:

Không.Chỉ CÁ NHÂN hoặc PHÁP NHÂN mới được phép mở tài khoản thanh toán

Tài khoản thanh toán là gì?

Theo quy định tại Khoản 22 Điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 thì:

Tài khoản thanh toán là tài khoản tiền gửi không kỳ hạn của khách hàng mở tại ngân hàng để sử dụng các dịch vụ thanh toán do ngân hàng cung ứng

Loại bỏ đối tượng mở tài khoản thanh toán là tổ chức không có tư cách pháp nhân:

Theo quy định mới tại Thông tư 32/2016/TT-NHNN của Thống đốc ngân hàng nhà nước (sửa đổi, bổ sung Thông tư 23/2014/TT-NHNN trước đó) thì kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành (ngày 01 tháng 3 năm 2017) sẽ loại bỏ đối tượng mở tài khoản thanh toán là tổ chức không có tư cách pháp nhân so với các quy định trước đó, cụ thể:

Thông tư 23/2014/TT-NHNN

Thông tư 32/2016/TT-NHNN
Điều 11. Đối tượng mở tài khoản thanh toán

2. Tổ chức được thành lập, hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam bao gồm: tổ chức là pháp nhân, doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh cá thể và các tổ chức khác được mở tài khoản tại ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định của pháp luật.

Điều 11. Đối tượng mở tài khoản thanh toán

2. Tổ chức là pháp nhân mở tài khoản thanh toán tại ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Như vậytheo quy định mới tại Thông tư 32/2016/TT-NHNN thì chủ thể được mở tài khoản thanh toán tại các tổ chức tín dụng chỉ có thể là cá nhân hoặc pháp nhân. Điều đó có nghĩa, tất cả các tổ chức khác như: hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân nếu đang đứng tên là một bên của hợp đồng mở tài khoản thanh toán tại tổ chức tín dụng đều phải chuyển đổi sang hình thức tài khoản cá nhân hoặc tài khoản chung.

Bên cạnh đó,  theo điểm b Khoản 2 Điều 4 Thông tư này còn quy định sau 12 tháng kể từ ngày thông tư có hiệu lực (tức sau 1/3/2018), các tổ chức tín dụng sẽ thực hiện ký lại hợp đồng mở, sử dụng tài khoản thanh toán để chuyển đổi sang hình thức tài khoản thanh toán của cá nhân hoặc tài khoản thanh toán chung hoặc đóng tài khoản (nếu khách hàng có yêu cầu).

Quy định mới như đã đề cập ở trên của Thông tư 32 là phù hợp với Bộ luật Dân sự 2015.

Bộ luật Dân sự năm 2015 đã loại bỏ chủ thể tổ chức không có tư cách pháp nhân, quy định chỉ còn 2 loại chủ thể tham gia quan hệ dân sự là cá nhân và pháp nhân:

BLDS 2005 BLDS 2015
Điều 1. Nhiệm vụ và phạm vi điều chỉnh của Bộ luật dân sự

Bộ luật dân sự quy định địa vị pháp lý, chuẩn mực pháp lý cho cách ứng xử của cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác; quyền, nghĩa vụ của các chủ thể về nhân thân và tài sản trong các quan hệ dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động (sau đây gọi chung là quan hệ dân sự).

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Bộ luật này quy định địa vị pháp lý, chuẩn mực pháp lý về cách ứng xử của cá nhân, pháp nhân; quyền, nghĩa vụ về nhân thân và tài sản của cá nhân, pháp nhân trong các quan hệ được hình thành trên cơ sở bình đẳng, tự do ý chí, độc lập về tài sản và tự chịu trách nhiệm (sau đây gọi chung là quan hệ dân sự).

Vì vậy, Điều 101 BLS 2015 về “Chủ thể trong quan hệ dân sự có sự tham gia của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân” đã quy định như sau:

Trường hợp hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân tham gia quan hệ dân sự thì các thành viên của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân là chủ thể tham gia xác lập, thực hiện giao dịch dân sự hoặc ủy quyền cho người đại diện tham gia xác lập, thực hiện giao dịch dân sự”.

Như vậy, các tổ chức khác không có tư cách pháp nhân như: hộ gia đình, tổ hợp tác, doanh nghiệp tư nhân, văn phòng luật sư,… thì không phải là chủ thể tham gia quan hệ dân sự. Do vậy, chủ thể tham gia xác lập, thực hiện giao dịch dân sự không phải là tổ chức, mà là các thành viêncủa hộ gia đình, tổ hợp tác, chủ doanh nghiệp tư nhân, trưởng văn phòng luật sư và các thành viên khác thuộc tổ chức không có tư cách pháp nhân.

Tags:

Có thể bạn quan tâm:

3 thoughts on “Những đối tượng nào được mở tài khoản thanh toán tại ngân hàng?

  1. Pingback: รับทำวิจัย

  2. Pingback: scam site

  3. Pingback: faceless niches

Leave a Reply

(function($) { $(document).ready(function() { $('header .ux-search-submit').click(function() { console.log('Moew'); $('header form.search_google').submit(); }); }); })(jQuery);